intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Ngành: Điện dân dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực tập tốt nghiệp (Ngành: Điện dân dụng - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các yêu cầu về an toàn điện; các loại bản vẽ điện trong mạng điện dân dụng; cấu tạo, công dụng, phương pháp điều khiển, đảo chiều quay động cơ không đồng bộ 1 pha, 3 pha;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Ngành: Điện dân dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MĐ: THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH/NGHỀ: ĐIỆN DÂN DỤNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kem theo Quyết định số: 389ĐT/QĐ-CĐXD, ngày 30 tháng 9 năm 2021 Của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1 Hà nội, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Tài liệu Thực tập tốt nghiệp được xây dựng trên cơ sở chương trình khung đào tạo, trường Cao đẳng Xây dựng số 1, cùng với các trường trong điểm trên toàn quốc, các giáo viên có nhiều kinh nghiệm thực hiện biên soạn tài liệu Thực tập tốt nghiệp phục vụ cho công tác dạy nghề Tài liệu này được thiết kế theo mô đun thuộc hệ thống mô đun/ môn học của chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp ở cấp trình độ Cao đẳng nghề và được dùng làm giáo trình cho học viên trong các khóa đào tạo Tài liệu được kết cấu theo 6 nội dung: 1. Nội quy, quy định và công tác chuẩn bị cho học sinh thực tập 2. Đọc bản vẽ điện công trình dân dụng 3. Triển khai bản vẽ thi công điện 4. Triển công tác lắp đặt điện 5. Lắp đặt, sửa chữa mạch điện điều khiển động cơ không đồng bộ 1 pha, 3 pha 6. Báo cáo kết quả thực tập Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả do Th.s Nguyễn Trường Sinh làm chủ biên dựa theo đề cương của chương trình đào tạo Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 ban hành để xây dựng lên Giáo trình Thực tập tốt nghiệp. Tài liệu này được xây dựng giúp cho người học tích lũy được những kiến thức cần thiết nhất trong từng công việc triển khai bản vẽ, lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện và dùng làm tài liệu giảng dạy, học tập cho giáo viên và sinh viên Cao đẳng chuyên ngành Điện dân dụng. Lần đầu được biên soạn và ban hành, tài liệu này chắc chắn sẽ còn khiếm khuyết, rất mong các thầy cô giáo và người đọc quan tâm đóng góp để tài liệu hướng dẫn này ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng được mục tiêu đào tạo của môn học nói riêng và chuyên ngành Điện dân dụng nói chung. Xin chân thành cảm ơn BGH và các thầy cô giáo TT THCN&ĐTN trường Cao đẳng Xây dựng số 1 và một số giáo viên có kinh nghiệm đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tác giả hoàn thành tài liệu này.
  4. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Mã môn học: MH33 Thời gian thực hiện môn học: 315 giờ (Trong đó: Lý thuyết: 0 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bải tập: 285 giờ; Kiểm tra: 30 giờ). I. Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: Môn học này được bố trí sau khi học xong các môn học chung, các môn học/ môn học: An toàn điện; Điện kỹ thuật; Vẽ điện; Vật liệu và Khí cụ điện; Đo lường điện; Máy điện 1; Máy điện 2; Thiết bị nhiệt gia dụng. - Tính chất: Là môn học chuyên môn nghề. II.Mục tiêu môn học II.1. Kiến thức - Trình bày các yêu cầu về an toàn điện - Trình bày được các loại bản vẽ điện trong mạng điện dân dụng. - Trình bày được cấu tạo, công dụng, phương pháp điều khiển, đảo chiều quay động cơ không đồng bộ 1 pha, 3 pha. - Trình bày được quy trình lắp đặt các mạch điện dân dụng, mạch điều khiển động cơ không đồng bộ 1 pha, 3 pha. - Trình bày được các sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục. II.2. Kỹ năng - Lựa chọn và sử dụng đúng chức năng của dụng cụ, đồ nghề thợ điện - Đấu lắp, kiểm tra và vận hành các mạch điện dân dụng đúng quy trình. - Đấu lắp, kiểm tra và vận hành các mạch điện điều khiển động cơ 1 pha, 3 pha. - Khắc phục được các sai hỏng trong mạng điện dân dụng, điều khiển động cơ dân dụng. II.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm - Tuân thủ các quy tắc an toàn lao động và an toàn điện; - Có đầy đủ năng lực, tinh thần trách nhiệm và tác phong công nghiệp. - Rèn luyện tính nghiêm túc trong học tập và trong thực hiện công việc. - Rèn luyện khả năng làm việc độc lập và theo nhóm. III. Nội dung môn học
  5. Nhiệm vụ 1: Nội quy, quy định và công tác chuẩn bị cho học sinh thực tập * Mục tiêu: - Thực hiện đúng nội quy, quy định an toàn lao động cho quá trình thực tập. - Thực hiện đúng nội quy, quy định về bảo quản dụng cụ và vệ sinh công nghiệp. * Nội dung: 1.1. Phổ biến nội quy thực tập, quy định an toàn lao động 1.1.1. Nội quy thực tập 1.1.2. Quy định an toàn lao động 1.2. Sử dụng, bảo quản dụng cụ và vệ sinh môi trường lao động 1.2.1. Sử dụng, bảo quản dụng cụ và vệ sinh môi trường lao động 1.2.1.1. Sử dụng, bảo quản dụng cụ - Dụng cụ cơ khí cầm tay - Dụng cụ, trang bị điện 1.2.1.2. Vệ sinh môi trường lao động - Phòng chống nhiễm độc - Phòng chống bụi - Thông gió công nghiệp 1.2.2. Sơ cứu nạn nhân tai nạn lao động và điện giật 1.2.2.1. Sơ cứu nạn nhân tai nạn lao động - Để nạn nhân nơi thoáng mát - Hô hấp nhân tạo - Sơ cứu vết thương 1.2.2.2. Sơ cứu nạn nhân tai nạn do điện giật - Tách nạn nhân ra khỏi lưới điện - Để nạn nhân nơi thoáng mát - Hô hấp nhân tạo - Xoa bóp tim ngoài lồng ngực 1.2.3. Sinh viên tự tìm hiểu khái quát về hệ thống tổ chức quản lý trong doanh nghiệp công nghiệp nơi mà sinh viên được phép đến thực tập 1.2.3.1. Hệ thống tổ chức quản lý trong doanh nghiệp 1.2.3.1.1. Chế độ quản lý doanh nghệp công nghiệp - Sự lãnh đạo của tổ chức cơ sơ Đảng - Thi hành chế độ một thủ trưởng - Thực hiện quyền làm chủ tập thể của người lao động trong doanh nghệp 1.2.3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất trong doanh nghiệp - Các tổ chức quản lý sản xuất + Quản lý tiến độ
  6. + Quản lý năng lực dôi dư + Quản lý sản phẩm hiện có + Quản lý tài liệu về kết quả thực tế
  7. + Quản lý thông tin + Quản lý thời điểm sản xuất - Các mối liên hệ trong cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất 1.2.3.1.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp - Các bộ phận của cơ cấu sản xuất - Các cấp sản xuất trong doanh nghiệp - Các kiếu cơ cấu sản xuất - Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất 1.2.3.2. Công tác kế hoach hoá trong doanh nghiệp - Kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm - Kế hoạch khoa học- kỹ thuật - Kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn - Kế hoạch cung ứng vật tư - Kế hoạch lao động tiền lương - Kế hoạch tài chính 1.2.3.3. Biện pháp chủ yếu để tăng năng suất lao động - Định mức lao động - Tăng cường kỷ luật lao động + Kỷ luật về thời gian + Kỷ luật về công nghệ + Kỷ luật sản xuất + Kỷ luật về an toàn lao động 1.2.3.4. Công tác quản lý kỹ thuật - Quản lý chất lượng sản phẩm - Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm 1.2.3.5. Giá thành sản phẩm và biện pháp hạ giá thành sản phẩm - Cấu tạo giá thành sản phẩm - Tính biến động của giá thành - Những biện pháp chủ yếu hạ giá thành sản phẩm
  8. Nhiệm vụ 2: Đọc bản vẽ điện công trình dân dụng * Mục tiêu: - Đọc được các bản vẽ điện trong mạng điện dân dụng. - Bóc tách được khối lượng thiết bị, khí cụ điện trong bản vẽ. - Rèn luyện được tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, chủ động và sáng tạo trong công việc. * Nội dung: 2.1. Bản vẽ ký hiệu Các hình vẽ ký hiệu điện sử dụng trong bản vẽ thiết kế mạch điện được dùng để thay thế cho tên các thiết bị điện hoặc nhóm các thiết bị điện có chức năng giống nhau. Việc sử dụng các ký hiệu trong bản vẽ điện sẽ giúp đơn giản hoá việc thiết kế và tăng tính chuyên nghiệp của quá trình thi công hệ thống điện. Đây là bảng quy định về cách ký hiệu các thiết bị như đèn, ổ cắm, máy lạnh,.. của bên thiết kế. Tùy từng bản vẽ, tùy người thiết kế sẽ có bảng ghi chú ký hiệu riêng. 2.2. Bản vẽ nguyên lý Để vận hành và sửa chữa thiết bị điện được an toàn chính xác ta phải hiểu rõ nguyên lý làm việc của nó khi làm việc đơn lẻ hay khi làm việc liên động: Bản vẽ nguyên lý là loại bản vẽ trình bày nguyên lý vận hành của thiết bị, mạch điện, mạng điện. Nó giải thích, giúp chúng ta hiểu biết sự vận hành của thiết bị, mạch điện, mạng điện. Nói cách khác, bản vẽ nguyên lý là dùng các ký hiệu điện để biểu thị các mối liên quan trong việc kết nối, vận hành một hệ thống điện hay một phần nào đó của hệ thống điện. Bản vẽ nguyên lý được phép bố trí
  9. theo một phương cách nào đó để có thể dễ dàng vẽ mạch, dễ đọc, dễ phân tích nhất. Bản vẽ nguyên lý sẽ được vẽ đầu tiên khi tiến hành thiết kế một mạch điện, mạng điện. Từ sơ đồ này sẽ tiếp tục vẽ thêm các bản vẽ khác (sơ đồ nối dây, sơ đồ đơn tuyến, ...) nếu cần. Bản vẽ nguyên lý có thể được biểu
  10. diễn theo hàng ngang hoặc cột dọc. Khi biểu diễn theo hàng ngang thì các thành phần liên tiếp của mạch sẽ được vẽ theo thứ tự từ trên xuống dưới. Còn nếu biểu diễn theo cột dọc thì theo thứ tự từ trái sang phải. Các điểm mà bạn cần lưu ý khi thực hiện bước này gồm: + Thông số của các thiết bị đóng cắt, điều khiển. + Thông số của cáp nguồn, dây tải điện. + Thiết bị đóng cắt nào sẽ điều khiển loại tải nào. + Vị trí của tủ điện trong sơ đồ nguyên lý và cách đi dây của từng loại tải (chiếu sáng, ổ cắm, điều hòa không khí) đến tủ. Bản vẽ nguyên lý cấp điện căn hộ. Theo như bản vẽ sơ đồ nguyên lý ở ví dụ trên, ta sẽ có các thông tin sau: + Thông số của các thiết bị đóng cắt: MCB 2p 63A 6kA MCB 1p 16A 6kA MCB 1p 20A 6kA RCBO 2p 20A 30mmA + Thông số của cáp nguồn: chúng ta có các loại dây, cáp trong bản vẽ này, gồm CXV 2x16mm2 CV 1.5mm2 CV 2.5mm2
  11. CV 4.0mm2 CV 6.0mm2 + Thiết bị đóng cắt nào sẽ điều khiển loại tải nào:
  12. 2.3. Bản vẽ mặt bằng Phân biệt được các loại bản vẽ mặt bằng; lựa chọn được bản vẽ mặt bằng cho từng công việc thích hợp. Bản vẽ mặt bằng bao gồm các bản vẽ sau: - Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ qui hoạch tổng thể của công trình, bản vẽ mặt bằng bố trí cấp nguồn, mặt bằng bố trí chiếu sáng. Trong bản vẽ mặt bằng thể hiện các cụm thiết bị được lắp đặt trong mặt bằng chung theo tỉ lệ của bản vẽ. - Bản vẽ mặt bằng lắp đặt cho thiết bị điện thể hiện chi tiết kích thước, vị trí từng thiết bị trong mặt bằng chung qua đó chúng ta có thể lắp đặt chính xác từng thiết bị vào vị trí công tác của chúng trong công trình. Những điểm cần lưu ý khi đọc bản vẽ mặt bằng gồm: + Vị trí của các ổ cắm + Các ổ cắm nào chung nguồn cấp vào + Ký hiệu nguồn cấp cho các ổ cắm đó. + Đèn được điều khiển bởi công tắc nào, thuộc cụm công tắc nào, vị trí ở đâu. + Nguồn cấp cho cụm công tắc đó ký hiệu là gì
  13. Bản vẽ mặt bằng cấp điện căn hộ.
  14. Những điểm mà bạn cần phải lưu ý gồm : Vị trí của các ổ cắm Các ổ cắm nào chung nguồn cấp vào Ký hiệu nguồn cấp cho các ổ cắm đó. Bản vẽ mặt bằng chiếu sáng căn hộ. Các điểm mà bạn cần lưu ý gồm: Đèn được điều khiển bởi công tắc nào, thuộc cụm công tắc nào, vị trí ở đâu. Nguồn cấp cho cụm công tắc đó ký hiệu là gì
  15. Bản vẽ chi tiết lắp đặt: Khi thi công lắp đặt thiết bị điện, mỗi loại hình công việc đều có các bản lắp đặt chi tiết, từ số lượng thiết bị, mã thiết bị, chủng loại vật tư đến kích thước thiết bị, vị trí lắp đặt. Đường tuyến, tầng của các loại máng cáp v.v… Các loại bản vẽ lắp đặt tiêu biểu sau: Bản vẽ lắp đặt thiết bị điện: bao gồm lắp đặt các loại đèn, ổ cắm, công tắc, các động cơ điện, … - Bản vẽ gia công chế tạo: để gia công chế tạo các phần còn thiếu trong lắp đặt như giá đỡ, đường ống bảo vệ cáp, đường máng và các chi tiết khác. - Bản vẽ lắp đặt máng cáp: máng cáp có nhiều tầng nhiều tuyến khác nhau kích thước và loại máng có nhiều chủng loại. Bản vẽ chi tiết lắp đặt thiết bị. 2.4. Đọc và bóc tách khối lượng bản vẽ điện dân dụng. Để bóc tách được khối lượng bản vẽ điện phải đọc bản vẽ điện cho đúng trước vì giữa chúng có mối quan hệ móc xích với nhau. Bước 1: Chuẩn bị tất cả các bản vẽ thiết kế cần thiết. Bản vẽ thiết kế điện là bản vẽ thể hiện các thông tin về cách bố trí các thiết bị điện.
  16. Bước 2: Đọc bảng ghi chú để hiểu các ký hiệu. Để bản vẽ điện được rõ ràng cũng như để cách bóc tách khối lượng bản vẽ điện được triển khai thuận lợi hơn thì các thiết bị điện sẽ được thể hiện dưới dạng các ký hiệu chuẩn. Những ký hiệu này sẽ được quy định theo cách riêng của người lập ra bản vẽ điện. Do đó, cần đọc kỹ bản ghi chú để hiểu rõ các ký hiệu được quy định trong bản vẽ điện. Bước 3: Đọc bản vẽ thật kỹ về cách bố trí các thiết bị. Trên thực tế, việc đọc cách bố trí các thiết bị chính là việc cần làm khi đọc bản vẽ điện. Công việc ở bước này chính là xác định các yếu tố được nêu dưới đây: Vị trí lắp đặt các thiết bị; Cách lắp đặt (trên sàn, tường, trần) và cao độ (nếu có); Kích thước và hình dạng trên thực tế (có thể tìm thấy thông qua internet); Các thông số được kèm theo. Bước 4: Đọc cách thức đi dây. Ở bước này, chúng ta sẽ chia chúng thành các phần sau đây: Phần nguồn cho ổ cắm và một số thiết bị đặc biệt khác(máy nước nóng, máy bơm,.…). Phần chiếu sáng. Phần dành cho điều hòa không khí (máy lạnh, quạt hút,….) Bước 5: Đọc sơ đồ nguyên lý là bước cuối giúp cán bộ kỹ thuật biết cách bóc tách khối lượng bản vẽ điện. Ở bước này, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau đây: Thông số của các thiết bị điều khiển, đóng cắt. Loại tải nào sẽ được điều khiển bởi thiết bị đóng cắt nào. Thông số của dây tải điện, cáp nguồn. Cách đi dây của từng loại tải (chiếu sáng, điều hòa không khí, ổ cắm,...) đến tủ. Vị trí của tủ điện trong sơ đồ nguyên lý.
  17. Nhiệm vụ 3. Triển khai bản vẽ thi công điện * Mục tiêu: - Trình bày được các bước thực hiện bản vẽ thi công điện. - Rèn luyện được tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, chủ động và sáng tạo trong công việc. * Nội dung: 3.1. Triển khai bản vẽ đi ống ghen Shop drawing phần ống đi cho dây cấp nguồn cho đèn chiếu sáng và ổ cắm, các bạn cần lưu tâm đặt box chia ngả đối với ngã rẽ 3 và 4 của ống. Khi số lượng ống đi về và ống đi ra nhiều hơn 4 thì các bạn cần phải lắp thêm hộp nối. 3.2. Triển khai bản vẽ kéo dây điện Trong phần triển khai shop drawing phần đi dây, cần thể hiện số lượng dây đi trong ống là bao nhiêu? 3.3. Triển khai bản vẽ lắp đặt thiết bị.
  18. Nhiệm vụ 4. Triển công tác lắp đặt điện * Mục tiêu: - Trình bày được các bước thực hiện công tác lắp đặt ống ghen, kéo dây, lắp đặt thiết bị. - Lắp đặt mạng điện đúng sơ đồ, đúng kỹ thuật, mỹ thuật và an toàn điện. - Phân tích được một số sai hỏng thường gặp và cách xử lý. - Rèn luyện được tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, chủ động và sáng tạo trong công việc. * Nội dung: 4.1. Lắp đặt ống ghen, 4.1.1 Công tác chuẩn bị – Kiểm tra các công tác xây dựng liên quan đến công tác lắp đặt ống điện đã được thực hiện xong. – Chuẩn bị biện pháp an toàn: – Giàn giáo, chống, cùm, sàn thao tác, lan can, dây chằng – Dây đai an toàn/ Đai toàn thân (nếu có yêu cầu) – Bình chữa cháy, quạt thông gió, khay hứng xỉ hàn hoặc tấm chắn xỉ – nếu có yêu cầu – Kính đeo mắt an toàn cho công tác khoan và mặt nạ hàn – Kiểm tra an toàn thiết bị điện, đèn chiếu sáng cầm tay (nếu có yêu cầu), dây nguồn và thiết bị cấp nguồn điện thi công – Giày, nón bảo hộ, găng tay và găng tay hàn – Biển báo khu vực làm việc, băng cảnh báo an toàn (nếu có yêu cầu). – Bản vẽ thi công về chi tiết lắp đặt đã được phê duyệt, phiên bản mới nhất, bản vẽ thể hiện đầy đủ các chi tiết: – Định vị tuyến ống trên mặt bằng, cao độ lắp, thứ tự ống – Loại ống và chi tiết giá đỡ, nẹp ống, phụ kiện… -Các yêu cầu kỹ thuật điển hình rẽ nhánh, bẻ góc ống, nối ống, bịt đầu… (nếu có) -Chuẩn bị vật tư: Theo danh mục vật tư liên quan, gồm: Vị trí lắp đặt công tắc, ổ cắm điện, nguồn đầu chờ theo tiêu chuẩn hiện hành – Ống điện (nhựa, thép mạ kẽm), hộp nối dây, phụ kiện ống (bẻ góc, rẽ nhánh, nối ống, bịt đầu…) – Keo dán ống/ que hàn, sơn, giẻ lau – Vít và neo nhựa (tắc-kê)/ bu-lông neo, đinh – Kẹp giữ ống & kẽm định vị ống/ giá đỡ ống & dây mồi – Kiểm tra dụng cụ thi công và thiết bị đo đảm bảo hoạt động tốt và an toàn. – Máy hàn điện, máy cắt, máy mài, máy khoan cầm tay,… – Máy uốn ống thép/ máy uốn nhiệt, máy ren đầu ống, cưa sắt… – Dụng cụ thi công 4.1.2 Lắp đặt ống
  19. Định vị và đánh dấu vị trí các hộp nối dây và ra dây. Định tuyến ống giữa các hộp nối dây theo bản vẽ thi công. Với trường hợp ống thép, đánh dấu vị trí các điểm treo/ lắp giá đỡ ống bằng phương pháp hàn hoặc khoan vào kết cấu. – Khoét lỗ trên tường/ trần hoặc khoan/hàn để gắn các hộp nối dây có số đầu nối và chiều nối ống tương ứng bản vẽ. Hộp nối phải được bảo vệ thích hợp tuỳ theo công tác gắn âm sàn hay gắn nổi để chống các sự phá hoại vô ý hoặc làm bẩn hộp ở bên trong như che đậy hộp bằng tấm gỗ hoặc tấm xốp, bao bằng tấm nhựa… Các lỗ chờ thân hộp và nắp hộp sẽ được bịt lại hoặc không tháo các tấm che ra để giữ vệ sinh bên trong hộp. Với ống đi nổi: Khoan lỗ/ hàn/ đóng đinh … để lắp giá đỡ ống/ kẹp giữ ống theo tuyến ống đã định. – Uốn ống theo tuyến ống đã được định vị, phải uốn nhẹ nhàng, các ống bị bẹp, nứt phải được thay thế. – Lắp nối ống, dán keo chắc chắn/ ren đầu ống để lắp ống nối cho các điểm nối và định vị ống vào các hộp nối ống. Luồn dây mồi vào trong ống trước khi lắp bịt đầu ống hoặc cổ ống (bushing) . Khi phải ren đầu ống, toàn bộ đường ren phải được quét sơn để chống rỉ trước khi lắp cổ ống. – Đối với ống âm sàn, sau khi lắp ống và luồn dây mồi phải bịt tạm đầu ống để tránh bê tông hoặc các tạp chất có thể chui vào làm tắc ống và neo cố định ống vào kết cấu để tránh làm cho tuyến ống bị dịch chuyển hoặc đứt gãy trong quá trình đổ bê tông. Theo dõi công tác đổ bê-tông để tránh cho việc các tấm bịt bị hở ra làm bê tông chui vào ống và tuyến ống có thể bị lệch do bê tông chèn. – Đối với ống âm tường, sau khi tường xây xong và chưa tô mới có thể thực hiện được: Vạch dấu tuyến ống trên tường, cắt và đục rãnh trên tường để lắp ống và hộp nối, nếu có nhiều ống đi trên một tuyến thì các ống phải được lắp cách nhau bằng một khoảng ống, khoảng cách từ ống ngoài cùng đến mép tường cắt sẽ bằng một khoảng ống, các ống sẽ được cố định chắc chắn, dùng vữa chèn chặt và tô trác phủ áo tuyến ống. Trước khi tô hoàn thiện bề mặt tường, dùng lới mắc cáo bao phủ tuyến ống để tránh tình trạng rạng nứt tường. Kiểm tra, đánh dấu tuyến ống hoàn thành vào bản vẽ thi công. Làm yêu cầu tư vấn kiểm tra và nghiệm thu bằng mẫu nghiệm thu thi công. – Vệ sinh toàn bộ vật liệu thừa, giữ khu vực thi công sạch và gọn gàng
  20. 4.1.3 Công tác lắp đặt – Xác định vị trí lắp đặt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2