intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Xây dựng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Xây dựng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên tổng hợp được các kiến thức đã học và so sánh với thực tế công việc tại công trình; trình bày báo cáo thực tập cuối khóa đúng yêu cầu;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Xây dựng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

  1. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Sau khi học xong các môn học/module của chương trình đào tạo, sinh viên cần ra thực tế tại các công trường xây dựng để tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của một công trường, tìm hiểu phần kiến trúc, kết cấu và thi công của công trình tại công trường nơi thực tập. So sánh với lý thuyết các môn đã học có nhận xét gì? Qua đó làm quen, hòa nhập vào các công việc trong tổ chức thi công tại một công trường để thực tập với vai trò là cán bộ kỹ thuật hoặc cán bộ tổ chức - chỉ đạo thi công; tích lũy kinh nghiệm để sau khi tốt nghiệp được về các đơn vị xây lắp công tác có thể đảm đương được các công việc được giao. Sinh viên sẽ thu thập sơ lược tài liệu, vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học trong trường để thực hành tổ chức chỉ đạo thi công, chuẩn bị cho việc làm sau khi tốt nghiệp được dễ dàng hơn. Đề cương hướng dẫn thực tập được biên soạn dựa trên những công việc thực tế và có tham khảo ý kiến của cán bộ kỹ thuật công trình, đồng nghiệp và một số tài liệu khác. Tuy nhiên cũng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của quí đồng nghiệp cũng như các bạn sinh viên. Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Tác giả 1.Nguyễn Trung Quang 2. Ngô Thanh 1
  2. MỤC LỤC TT Tên chương/bài Trang 1 Lời giới thiệu 1 2 Chương trình module 3 3 Chương 1.Thời gian và các bước thực hiện 4 4 Chương 2. Giới thiệu chung về về đơn vị và công trình nơi thực tập 5 5 Chương 3. Thực trang quá trình thi công 6 6 Chương 4. Nhận xét – đánh giá thực trạng 7 7 Chương 5. Phương pháp và nội dung đánh giá 10 8 Tài liệu tham khảo 11 9 Phụ lục: báo cáo thực tập 12 2
  3. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Thực tập tốt nghiệp. Mã số mô đun : MĐ 28 Thời gian thực hiện: 225 giờ (Lý thuyết 15 giờ, Thực hành: 209 giờ; kiểm tra: 01 giờ) I. Vị trí tính chất mô đun : - Vị trí mô đun: Được bố trí học sau khi người học học xong các môn học chung và mô đun nghề. - Tính chất mô đun: Là mô đun nghề cuối cùng trong chương trình đào tạo, có nội dung, kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của sự thay đổi công nghệ hoặc đặc thù về sử dụng lao động của ngành, vùng, miền. II. Mục tiêu của mô-đun * Về kiến thức: Tổng hợp được các kiến thức đã học và so sánh với thực tế công việc tại công trình; Trình bày báo cáo thực tập cuối khóa đúng yêu cầu; * Về kỹ năng: Thực hiện được các công việc được cán bộ kỹ thuật và giáo viên hướng dẫn phân công; * Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Cẩn thận , chính xác, trong quá trình thực hiện công việc tại công trình; - Hợp tác tốt theo nhóm, tổ để thực hiện công việc. - Tuân thủ các quy định về nội quy an toàn trên công trình. III. Nội dung mô đun 3
  4. Chương 1. THỜI GIAN VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN Thời gian thực tập cuối khóa là 8 tuần; Trong đó sinh viên đăng ký đơn vị thực tập hoặc giáo viên giới thiệu công trình trước thời gian thực tập 1 tuần; Sau khi đăng ký công trình, sinh viên tiến hành đến đơn vị thực tập và thực tập theo sự điều động của cán bộ kỹ thuật và GVHD. Kế hoạch thực tập được chia làm 5 bước như sau: Bước 1. Lựa chọn hạng mục. Căn cứ vào công trình và thời gian thực tập tại đơn vị thực tập, sinh viên có thể tham gia vào một hoặc một số hạng mục công trình phù hợp nhưng phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn. Bước 2. Viết đề cương sơ bộ. Sinh viên thực hiện khi kết thúc tuần thực tập đầu tiên và nộp đề cương sơ bộ về cho giáo vên hướng dẫn (GCHD) trong tuần thứ 2 để GVHD duyệt hay không duyệt đề cương và góp ý. Công việc này thực hiện trong tuần 1 và 2. Bước 3. Viết đề cương chi tiết. Viết khoảng 4 – 5 trang để GVHD góp ý, duyệt và gửi lại. Sinh viên phải thực hiện theo đề cương đã được GVHD duyệt và góp ý. Nếu có sự thay đổi thì thay đổi đó phải được sự đồng ý của GVHD. Công việc này thực hiện trong tuần thứ 3-4. Bước 4. Viết bản thảo báo cáo thực tập. Sinh viên thực hiện công việc này từ tuần 6 đến tuần 7 của thời gian thực tập, sau đó gửi về GVHD để được góp ý, chỉnh sửa. Bước 5. Hoàn chỉnh báo cáo. Sinh viên thực hiện hoàn chỉnh báo cáo thực tập cuối khóa, in ấn, gửi đơn vị thực tập nhận xét và đóng dấu. Sau đó nộp bản hoàn chỉnh (đã đóng quyển) về cho GVHD nhận xét, ký tên. Cuối cùng sinh viên nộp báo cáo về khoa theo lịch thông báo. * Kết cấu và hình thức trình bài một bài báo cáo thực tập tốt nghiệp Kết cấu bài báo cáo thực tập tốt nghiệp được trình bày tối thiểu là 20 trang, bao gồm 3 chương, sinh viên có thể đánh máy hoặc viết tay trên 1 mặt, khổ giấy A4. 4
  5. Chương 2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty, đội xây dựng tại nơi đến thực tập: + Sơ lược về sự hình thành và phát triển của đơn vị; + Tổ chức và các lĩnh vực hoạt động của đơn vị; + Tổ chức quản lý và sử dụng các nguồn lực của đơn vị; Tìm hiểu về công trình nơi sinh viên thực tập” + Giới thiệu chung về công trình: tên, địa điểm, chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công, đơn vị giám sát… + Đặc điểm công trình và yêu cầu kỹ thuật; + Cơ cấu tổ chức của đơn vi thi công và nhiệm vụ của các bên liên quan; + Giải pháp công nghệ - kỹ thuật thi công, trang thiết bị phục vụ thi công. + Các yêu cầu về an toàn. Tìm hiểu những mối liên hệ giữa các đơn vị liên quan: Chủ đầu tư (bên A), đơn vị thi công (bên B), đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, đơn vị kiểm định hồ sơ thiết kế và quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình. Tìm hiều các thủ tục, nguyên tắc, các điều kiện kỹ thuật và phương pháp tổ chức thực hiện các giai đoạn thi công xây dựng cho một công trình (từ khâu chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng, tiến hành xây dựng, nghiệm thu bàn giao, đưa vào sử dụng và bảo hành, bảo trì công trình) Tìm hiểu vai trò và nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật trong việc tổ chức quản lý, chỉ đạo thi công công trình. Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ dự toán, các biện pháp kỹ thuật thi công, kế hoạch, tiến độ thi công, tổng mặt bằng thi công công trình tham gia thực tập. 5
  6. Chương 3. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH THI CÔNG Nội dung bao gồm: Tiến độ thực hiện công trình (các mốc thời gian thực hiện công trình) Quá trình thi công các hạng mục công trình (công tác chuẩn bị, nhân sự, kỹ thuật thi công, tiến độ thi công, xử lý sự cố…) Hình chụp quá trình thi công thực tế tại công trình (làm đến khân nào ghi hình khân đó, in màu hoặc in trắng đen). Công tác vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động. Lưu ý: Thời điểm sinh viên đến thực tập ở khoảng thời gian nào thì đi sâu vào nội dung đó. 6
  7. Chương 4. NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG. Nội dung bao gồm: Đánh giá, nhận xét thực trạng quá trình thi công; Các kiến nghị (nếu có); KẾT LUẬN: Tóm tắt kết quả báo cáo thực tập; PHỤ LỤC. Các bản vẽ: Kiến trúc; kết cấu; chi tiết… Trong thời gian thực tập, tuỳ theo tiến độ thi công công trình mà sinh viên cần tìm hiểu những nội dung, biện pháp kỹ thuật thi công các bộ phận công trình sau: a./ Thi công móng. Tìm hiểu phương pháp giác móng công trình (mốc chuẩn trắc đạt, truyền cao độ, định vị trục – móng) Phương pháp đào đất hố móng, các biện pháp chống sạt lở, biện pháp tháot nước ngầm của hố đào; Các biện pháp gia cố nền móng: cọc BTCT, cọc tram, cọc khoan nhồi … Gia công, lắp đặt ván khuôn, cốt thép và bê tong móng như thế nào? So sánh giữa tiêu hao vật liệu, nhân công thực tế với dự toán; Công tác an toàn lao động trong thi công móng; b./ Thi công đà kiềng, cột. Phương pháp gia công, lắp đặt ván khuôn, cốt thép đà kiềng, cột; Cách định vị tim cột và truyền cao độ lên các tầng và cách xác định độ thẳng đứng của cột theo 2 phương; Tổ chức trộn, đổ, đầm và bảo dưỡng bê tông đà kiềng, cột như thế nào? Cách chừa thép chờ liên kết cột với tường, cách đi ống thoát nước mái trong cột; So sánh giữa tiêu hao vật liệu, nhân công thực tế với dự toán; Công tác an toàn lao động trong thi công đà kiềng, cột. c./ Thi công hệ dầm – sàn. Phương pháp định vị cao độ mặt sàn; Trình tự lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn, cây chống, hệ sườn đỡ; Cách nối ván khuôn, cây chống, chống dính cho ván khuôn, xử lý khe hở; Xử lý độ võng khi thi công ván khuôn dầm, sàn và kết cấu consol; Gia công, lắp đặt cốt thép, các vị trí tăng cường, nối buộc – nối hàn, trình tự lắp đặt cốt thép, chiều dài nối buộc, cắt thép và chừa thép sặn cho các kết cấu tiếp theo; 7
  8. Cách chừa để thi công các hệ ngầm, hệ âm tường – sàn như: điện, nước, hộp đèn, quạt, ống kỹ thuật khác; Tổ chức trộn, đổ, đầm và bảo dưỡng bê tông dầm sàn, sàn; vị trí chừa mạch ngừng thi công, cấu tạo mạch ngừng và xử lý mạch ngừng khi thi công trở lại; hình dáng và cấu tạo của con kê; cầu công tác; So sánh giữa tiêu hao vật liệu, nhân công thực tế với dự toán; Công tác an toàn lao động trong thi công dầm sàn - sàn. d./ Thi công cầu thang. Phương pháp thi công hệ ván khuôn, cây chống cầu thang; Truyền cao độ chiếu nghỉ, chiếu tới, chia bậc; Phương pháp lắp đặt cốt thép, thi công bê tông bản thang; phương pháp thi công các dạng cầu thang khác như: lượn, xoắn, xương cá… Thi công xây bậc cho các loại cầu thang; An toàn trong thi công cầu thang. e./ Thi công mái. Cách gia công, lắp đặt vì kèo, xà gồ, cầu phong, li tô… bằng gỗ, thép hình; Tổ chức vận chuyển, chuẩn bị nhân lực, vật lực và đưa vật liệu lên lợp mái; Phương pháp lợp mái tol, mái ngói; Cách chống thấm, chống dột mái nhà; An toàn trong thi công mái. f./ Thi công trần. Cách thi công hệ sườn đỡ trần: bằng gỗ, kẽm, thép… Cách thi công đóng trần: thạch cao, tấm prima, nhựa, gỗ… g./ Thi công xây gạch. Cách tổ chức nhân lực, vật liệu, phân đoạn, phân đợt khi xây; Cách lặp đặt các loại cấu kiện như: lanh tô, ô văng, lanh tô kiêm ô văn, cửa (có khuôn và không khuôn), lam gió… Phương pháp kiểm tra khối xây, đánh giá chất lượng khối xây, sai số cho phép. Phương pháp xây: xây cuốn vòm, thu hồi, rãnh thoát nước, tam cấp… So sánh giữa tiêu hao vật liệu, nhân công thực tế với dự toán; Công tác an toàn lao động trong thi công khối xây. h./ Thi công trát, láng, lát, ốp. Cách tổ chức nhân lực, vật liệu; Phương pháp thi công trát, láng, lát, ốp; So sánh giữa tiêu hao vật liệu, nhân công thực tế với dự toán; Công tác an toàn lao động trong thi công. 8
  9. i./ Thi công vôi, sơn. Tìm hiểu về kỹ thuật trát bã, tỉ lệ và thành phần pha trộn; Kỹ thuật thi công sơn; Tìm hiểu các loại sơn trên thị trường, tính năng, phạm vi sử dụng của từng loại; Xử lý bề mặt trước khi thi công sơn; Kinh nghiệm khi thi công sơn, vôi; So sánh giữa tiêu hao vật liệu, nhân công thực tế với dự toán; Công tác an toàn lao động trong thi công. j./ Một số vấn đề khác. Phương pháp bảo dưỡng và thời gian bảo dưỡng bê tông; Xử lý một số sai sót như: sai lệch kích thước, bê tông nứt, nứt tường… Cách sử dụng những máy dung để thi công, công dụng và phạm vi sử dụng, điểm mạnh và hạn chế của những máy này; Các loại hoá chất sử dụng ở công trình; Cách lấy mẫu để kiểm nghiệm chất lượng; Tìm hiểu các loại văn bản hiện hành có liên quan đến xây dựng cơ bản, định mức dự toán, kinh phí xây dựng… 9
  10. Chương 5. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá: - Đánh giá thông qua kết quả đánh giá của cán bộ kỹ thuật tại đơn vị thực tập; Tự đánh giá của sinh viên và nhận xét của GVHD; 2. Nội dung đánh giá: - Về kiến thức: Được đánh giá qua cuốn báo cáo thực tập cuối khóa; - Về kỹ năng: Được đánh giá thông qua kết quả nhận xét của đơn vị thực tập, theo mẫu; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Được đánh giá thông qua phiếu nhận xét của đơn vị thực tập, phiếu sinh viên tự đánh giá và phiêu đánh giá của GVHD. 3. Biểu mẫu nhận xét – đánh giá. TRƯỜNG CĐN CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA XÂY DỰNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên: ………………………………………………………………… Mã số sinh viên: ……………………………………………………………………. Tên công ty/cơ sở sinh viên đến thực tập: …………………………………………. ……………………………………………………………………………………… Địa chỉ công ty: ……………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………… Thời gian thực tập: từ ngày …………………. Đến ngày ………………………… Bộ phận thực tập: ………………………………………………………………….. Tinh thần trách nhiệm và ý thức trong công việc được giao: ……………………… ……………………………………………………………………………………… Kết quả thực tập: …………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Nhận xét chung: ……………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………… GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ 10
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sổ tay Kỹ thuật thi công, Ths Lương Thanh Dũng, trường Đại học Kiến trúc tp Hồ Chí Minh. 2. Đề cương thực tập tốt nghiệp, Trường Đại học xây dựng Miền Trung. 3. Hướng dẫn thực tập và viết báo cáo thực tập, khoa Cao đẳng thực hành, trường Đại học Công nghệ TP HCM. 11
  12. Phụ lục: báo cáo thực tập TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ KHOA XÂY DỰNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGHỀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Giáo viên hướng dẫn: …………………………… Sinh viên thực hiện: ……………………. Lớp: Khóa: Cần Thơ, tháng ….. năm ……… 12
  13. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập cuối khóa, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian thực tập. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy ………………………. người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành bài báo cáo này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa xây dựng đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện bài báo cáo này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Công Ty ……………………………… đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian thực tập. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho em rất nhiều trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và thực hiện bài báo cáo thực tập cuối khóa một cách hoàn chỉnh. Cần Thơ, tháng ….. năm …… Học viên thực hiện: 13
  14. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY Công ty ………………………………/// được thành lập …………., mục tiêu chiến lược là phát triển bền vững trong tương lai và đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty …………………………………… phấn đấu phát triển thành công ty mạnh và chuyên nghiệp trên thị trường xây dựng đầu tư và địa ốc của Việt Nam. Sự ra đời của công ty với tư cách là một pháp nhân độc lập sẽ củng cố cho kế hoạch mở sản xuất kinh doanh trên cơ sở kiến thức, kỹ năng quản lí, nguồn nhân lực, kỹ thuật và kinh nghiệm thi công nhằm khẳng định vị thế là nhà thầu xây dựng hàng đầu tại Việt Nam. Phương châm của công ty là mang lại những sản phẩm và dịch vụ an toàn, chất lượng cao, đúng tiến độ, giá cả hợp lý. Dựa trên nền tảng vững chắc là đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư nhiều kinh nghiệm sẽ nổ lực không ngừng nâng cao vị thế của mình trên thương trường vì lợi ích của quý khách hàng, các đối tác, toàn thể các cổ đông, các bộ công nhân viên công ty. GIÁM ĐỐC: ……………. KỸ THUẬT HIỆN TRƯỜNG: …………………………… CÔNG TRƯỜNG: ……………………………… 14
  15. 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH Công trình : NHÀ PHỐ HAI TẦNG Địa điểm xây dựng : Số 80 đường số 3, khu nhà cán bộ giáo viên đại học Cần Thơ. Qui mô công trình : Công trình qui mô hai tầng, kết cấu BTCT kiên cố, diện tích sử dụng 166 m2 Chủ đầu tư : …………………………………………………. Đơn vị thi công : ………………………………………………………. Địa chỉ : ……………………………………………………………….. 15
  16. 2. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH THI CÔNG 2.1. Các công việc được giao trong quá trình thực tập - Tham gia trực tiếp vào một số công việc như: xây, ván khuôn, cốt thép… để hiểu rõ hơn về các thao tác trong thi công. - Chỉnh sửa, thiết kế bản vẽ khu phụ, bóc tách, tính khối lượng, lên phương án cung cấp vật tư cho một số công việc. - Tìm hiểu, nghiên cứu, hướng dẫn bản vẽ. - Lập biện pháp thi công, tiến độ theo tuần, đảm nhận giao việc cho tổ, đội. 2.2. Những yêu cầu kỹ thuật Trước khi thi công bất kỳ một công trình nào, người cán bộ kỹ thuật phải luôn nhớ những yêu cầu, những quy định đặt ra đối với việc thi công: ván khuôn, cốt thép, đổ bê tông, xây để khi thi công công trình đạt được kết quả cao. 2.2.1. Ván khuôn: Gỗ dùng làm ván khuôn phải bằng phẳng, không cong vênh, không mắc tật, mục nát. Có độ ẩm thích hợp để đỡ biến dạng trong quá trình sử dụng. Đảm bảo vững chắc, không bị biến hình khi chịu lực của khối bê tông cốt thép và những tài trọng khác trong quá trình thi công. Đảm bảo đúng hình dạng kích thước theo yêu cần thiết kế. Đảm bảo lắp dựng nhanh, tháo dỡ dễ dàng, không làm hư ván khuôn và không tác động đến bê tông cốt thép. Không gây khó khăn khi lắp đặt cót thép và khi đổ, đầm bê tông. Bề mặt ván khuôn phải đảm bảo theo yêu cầu thiết kế của bề mặt bê tông. Ván khuôn dùng lại lần sau phải cọ sạch lớp bê tông cũ, đất bùn… bề mặt và cnahj ván phải sạch, sửa chữa lại cho phẳng nhẵn mới được sử dụng. Ván khuôn sau khi gia công xong cần được bảo vệ cẩn thận, tránh cong vênh, nứt nẻ, mối mọt bằng cách che mưa, nắng hoặc xếp vào lán nới khô thoáng và xếp cao hơn mặt đất ít nhất là 40cm. Trên những thanh gỗ kê ở giữa và hai đầu, xếp theo thứ tự, theo bộ phận công trình, trình tự và thời gian sử dụng. Khi vận chuyển lên, xuống phải thật nhẹ nhàng, tránh và chạm xô đẩy làm ván khuôn bị biến dạng, khi lắp dựng vá khuôn phải căn cứ vào mốc trắc đạc để kết cấu say khi đổ đúng vị trí thiết kế. Khi ghép ván khuôn để thừa một số lỗ làm vệ sin, trước khi đổ bê tông phải bịt kín các lỗ đó lại bằng những tấm ván đã gia công sẵn. Khi gai cố ván khuôn bằng cây chống, dây chằng và móc neo thì phải đảm bảo không bị trượt và căng để chịu lực ván khuôn không bị biến dạng. Khi lắp dựng ván khuôn phải để chừa lỗ để đặt trước những bộ phận như bu long, móc hay bàn thép chờ sẵn. Trong quá trình đổ bê tông phải thường xuyên kiểm tra hình dạng kích thước và vị trí ván khuôn, mới có biến dạng do chuyển dịch thì phải có biện pháp xử lý ngay. 16
  17. 2.2.2. Cốt thép Cốt thép sử dụng phải phù hợp với những quy định thiết kế về các loại thép, số liệu đường kính… Khi thay thế loại, số hiệu của cốt thép này bởi số hiệu của cốt thép khác phải dựa vào cường độ tính toán của tài liệu thiết kế và cường độ cốt thép thực tế để thay đổi diện tích mặt cắt cốt thép một cách thích hợp. Khi thay đổi đường kính nhưng cùng số hiệu, thì phạm vi thay đường kính không vướt quá 4mm, tổng diện tích măt cắt ngang cửa thép không nhỏ hơn 2% và lớn hơn 3% so với thiết kế. Trước khi sử dụng cốt thép phải kiểm nghiệm kéo, uốc mối hàn nếu cốt thép không rõ hiệu thì phải qua thí nghiệm xác định các giới hạn bền, giới hạn chảy mới được sủ dụng. Cốt thép dùng trog kết cấu bê tông cốt thép trước khi gai công đảm bảo phải sạch, không có vay sắt hay rỉ rơi ra khi gõ búa. Các thanh sắt phải được kéo, uốn phẳng trước khi gia công theo hình dạng thiết kế, độ cong vênh còn lại không vượt quá độ sai lệch cho phép của chiều dày lớp bảo vệ. Chiều dài các mối nối của cốt thép phải đảm bảo, mối nối dây buộc L>=30d và mói nối hàn L>=10d. Dảm bảo việc vận chuyển cốt thép không bị biến dạng, hư hỏng phải đánh số hiệu sắt để khỏi nhằm lẫn với cốt thép cùng loại nhưng khác số hiệu. Côt thép trước khi lắp dựng vào ván khuôn phái được làm sạch lần cuối. Phái lắp đặt cốt thép đúng vị trí, số lượng và quy cách thiết kế. Đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ cốt thép, muốn vậy phải dùng những con kê bằng vữa xi măng cát vnagf để đệp vào giữa lớp cốt thép ngoài và ván khuôn. Đảm bảo khoảng cách giữa hai lớp cốt thep bằng cách dùng các trụ đỡ bằng bê tông đúc sẵn hoặc cốt thép đuôi cá. 17
  18. 2.2.3. Bê tông Để đảm bảo chất lượng cong trình bê tông trước khi thi công cần phải làm theo các công tác sau: Chuẩn bị vật liệu trước khi tiến hành đổ bê tông, vật liệu cần được chuẩn bị đầy đủ về số lượng và chất lượng để đảm bảo thi công được liên tục. Vệ sinh ô đổ: trường hợp đổ bê tông trực tiếp vào ô đổ, như móng nền thì trước hết cần kiểm tra lại tìm cốt, đối chiếu lại kích thước, các bộ phận và dọn sạch rác thải và đất bùn. Kiểm tra ván khuôn, vị trí tim, cốt, kích thước hình dạng, dàn giáo chống đỡ, độ kín khít của ván khuôn để tránh hiện tượng mất nước xi măng trong quá trình đổ. Kiểm tra cốt thép” kiểm tra số lượng, quy cách đặt cót thép, cạo sạch bẩn bám trên cốt thép, các con kê phải đặt đúng nơi quy định, chuẩn bị đầy đủ máy móc nhân lực và phương tiện vận chuyển. Tính toán tỉ lệ pha trộn: tỉ lệ thành phần hỗn hợp bê tông gồm đá, cát, xi măng đã được xác định. Nếu thay đổi tỉ lệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ bê tông, khống chế nước trong quá trình đổ bê tông. Vữa bê tông phải trộn đều, đảm bảo đồng nhất về thành phần. Thời gian vận chuyển bê tông phải được rút ngắn. Vữa bê tông phải có độ sụt thích hợp để có thể lắp kín các thanh cố thép vào ván khuôn. Trộn bê tông có hai cách: - Trộn bằng thủ công: trộn khô át với xi măng, sau khi cát đã đong lại thành lớp mỏng rồi dải đều xi măng lên và trộn đều. Khi trộn hai người đứng đối diện nhau dùng xẻng vuông xúc đỗ sang hai bên, chú ý đổ nghiêng xẻng thành đống để xi măng và cát chảy xuống trộn lẫn vào nhau, trộn như vậy ít nhất 3 lần, khi thấy xi măng và cát một màu là được. 18
  19. Trộn hỗn hợp cát xi măng với đá và một phần nước nhất định, vừa rải đá vừa rải ỗn hợp xi măng cát lên trên và trộn hai lần như cách trộn cát với xi măng. Cuối cùng cào hỗn hợp xi măng cát đá để đổ nước vào hỗn hợp, sau đó trộn hỗn hợp như cách trộn xi măng cát thông thường, trộn 3 lần là vừa, khi trộn vừa có thể kết hợp cào răng để trộn đều. Thời gian trộn 1 khối bê tông không quá 10 phút, vì vậy cần phải bố trí đủ người để đảm bảo thời gian. Trộn bê tông bằng tay thường năng suất thấp và cường độ bê tông không cao, vì vậy chỉ trộn bằng tay ở những nơi không có máy hoặc trộn với khối lượng ít. - Trộn bằng máy: máy trộn bê tông thường có hai loại: có thùng trộn đổ nghiêng (dung tích 100 -205 lit) và loại thùng trộn không tự đổ nghiêng dung tích 300 lít, 400 lít, 1200 lít. Thể tích vật liệu đổ và khối trộn phải phù hợp với dung tích quy định của máy thể tích chênh lệch không quá 10%. Cho máy chạy trước khi cho vật liệu vào thùng trộn, không được ngừng máy trước khi đổ bê tông ra, khi thi công, cho thùng trộn quay liên tục. Trước hết đổ 10-15% lượng nước sau đó đổ xi măng cốt liệu cùng một lúc đồng thời đổ dần và liên tục lượng nước còn lại, khi đổ chú ý cho xi măng nằm giữa cát và đá,, không để cho bê tông dính trực tiếp vào thùng vật liệu. Thời gian trộn bê tông không quá 3-5 phút. Trong quá trình trộn để tránh vữa xi măng đông kết bám vào thùng trộn thì sau khoảng 2h phải đỗ vào thùng trộn các cốt liệu và nước đúng liều lượng quy định, quay thùng trộn trong 5 phút, sau đó cho tiếp cát và xi măng trộn như nước. Có nhiều cách vận chuyển hỗn hợp bê tông, tùy từng công trình cụ thể mà tìm cách vận chuyển cho phù hợp. Khi vận chuyển phải chọn dụng cụ và phương tiện vận chuyển sao cho khi vận chuyển bê tông không bị phân tầng và không làm thay đổi tỷ lệ nước xi. Dụng cụ vận chuyển phải kín khít tránh làm mất nước xi khi vận chuyển. Đổ bê tông: không đặt các vật khác lên cốt thép, muốn đi lại trên vùng đổ bê tông phải bắc cầu, không được chạm vào cốt thép. Tránh đổ bê tông chạm vào ván khuôn và cốt thép, nếu đổ bê tông lên bê tông cũ thì phải cạo sạch các vất bển rồi tưới nước xi măng, tưới đến đâu đổ đến đó. Khi cốt thép dày đặc hoặc mặt cắt chật hẹp cần làm cửa sổ mặt bên để tiện cho việc đổ bê tông, khi đổ đến nơi sẽ bịt lại. Chiều dày đổ bê tông phải đảm bảo cho khâu đầm bê tông làm cho bê tông đặc chắc. nếu chiều dày lớn hơn thì phải đổ thành nhiều lớp, xong lớp nào dầm lớp đó. Khi đổ bê tông các kết cấu xây dựng, người ta khống chế chiều cao bê tông không quá 2,5m vì bê tông rơi ở tự do quá lớn, vừa bê tông rơi sẽ bị phân tầng. Do trọng lượng của cốt liệu khác nhau, tốc độ rơi tự do khác nhau, hạt to rơi trước hạt nhỏ rơi sau. Để đảm bảo nguyên tắc này, khi đổ bê tông có chiều cao >2,5m người ta dùng biện pháp sau: dùng ống vòi voi, máng nghiêng, để lỗ chờ sẵn. Khi đổ bê tông các kết cấu phải đổ từ trên xuống. Hệ thống sàn thao tác cũng phải bắc cao hơn bề mặt kết cấu bê tông cần phải đổ. Khdodorddoor bê tông phải đổ từ xa về gần so với nơi tiếp nhận vừa bê tông đảm bảo không đi lại trên bề mặt bê tông vừa đổ xong. Trong thi công bê tông toàn khối, một trong những yêu cầu quan trọng phải thi công liên tục. Nhưng không phải lúc nào cũng đổ bê tông liên tục được, điều kiện đổ bê tông liên tục là rải lớ vữa sau lên lớp vữa trước chưa đông kết, khi đầm hai lớp sẽ xâm nhập vào nhau, khoảng cách giữa hai lần đổ không quá 2,5h. VÌ lý do kỹ thuật kết cấu không cho phép đổ liên tục hay do tổ chức không đủ điều kiện tổ chức đổ liên tục người ta phải đổ bê tông có mạch ngừng. Có nghiwax là đổ bê tông lớp sau khi lớp trước đã đông cứng. Thời gian ngừng giữa hai lớp dài ảnh hưởng đến chất lượng tại điểm ngừng, thời gian ngừng tốt nhất là 20-24h, vị trí các mạch 19
  20. ngừng phải để ở nững nơi có lực cắt nhỏ, những nới có tiết diện thay đổi ranh giới giữa các kết cấu nawfmm ngang và thẳng đứng. Dầm bê tông đảm bảo cho bê tông đông nhất, đặc chắc, không bị rỗng trong, rỗng ngoài tạo điều kiện cho bê tông bám chắc vào cốt thép. Có hai phương án đầm: đầm thủ công và đầm máy: - Đầm thủ công: sau khi bê tông đã đổ vào ván khuôn song dùng các dụng cụ như thép tròn, xà beng, đầm gang, đầm sắt nặng từ 6-10kg để đầm. Đầm kỹ hết chỗ này đến chỗ khác không để bỏ sót. Đối với bê tông đổ làm nhiều lớp thì phải thọc sâu xuống lớp dưới từ 3-5cm để tạo sự kết dính tót giữa các lớp bê tông với nhau. Đối với kết cấu mỏng hoặc dài như đầm hoặc cột thì khi đầm phải kết hợp việc dùng bùa gõ xung quanh thành. Khi nào thấy vữa bê tông không lún dược nữa, nước bê tông nổi trên bề mặt là được. Phương pháp đầm thủ công có năng suất và chất lượng kém chỉ áp dụng khi khối lượng bê tông đầm ít hoặc không có máy đầm. - Đầm bằng máy được áp dụng khi công trường có điện và có máy đầm. Đầm bê tông bằng máy tiết kiệm 10-15% xi măng so với đầm bằng phương pháp thủ cống, giảm công lao động, năng suất lao động tăng, chất lượng bê tông đảm bảo. Có hai loại đầm máy thường dùng là đầm dùi và đầm mặt. + Đầm dùi: đầm luôn luôn phải vuông góc với mặt bê tông. Nếu cấu kiện nằm nghiêng thì mới để đầm nằm nghiêng nếu bê tông đổ thành nhiều lớp thì đầm phái cắm được từ 5-10cm vào lớp bê tông đã đổ trước. Chiều dày của bê tông không quá chiều dài của đầm, thời gian đầm từ 15-16 giây. Khi đầm xong vị trí này thì chuyển sang vị trí khác phải nhẹ nhàng, rút lên hoặc cho đầm xuống phải từ từ. + Đầm mặt: dùng để đầm bê tông các kết cấu xây dựng đổ liền khối, hoặc cấu kết cấu lắp ghép có bề mặt lớn, chiều dày tối ưu của kết cấu để sử dụng đầm mặt ;à 3-20cm, khống chế thời gian đầm cho từng loại cấu kiện và từng loại đầm. Khoảng cách giữa hai vị trí đầm liền nhau, phải đượm chồng lên nhau một khoản cách 3-5cm. Bảo dưỡng bê tông: để đảm bảo bê tông có điều kiện đông cứng thích hợp làm cho cường độ của nó tăng không ngừng, thì phải tiến hành bảo dưỡng bê tông. Sau khi đổ bê tông xong khoảng 2-3h (đối với khí hậu nóng), có gió 10-20h (đối với thời gian lạnh 200c) phải che đậy bề mặt bê tông và tưới nước khi che đậy mặt bê tông có thể dùng bao tải hoặc cát… tưới nước tốt nhất dùng cách phun mưa, không tưới trực tiếp lên bề mặt bê tông vừa mới đông cứng, đảm bảo bê tông không bị trắng mặt. Các mặt bê tông có diện tích nằm ngang lớn thì lên xây các hàng gạch bao xung quanh để giữ nước ở đó, Trong quá trình bảo dưỡng không được va chạm mạnh vào ván khuôn ahy giàn giáo. Tấc cả ván khuôn, sắt thép, bê tông dùng trong công trình đều phải đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2