intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thuế (Nghề: Quản trị bán hàng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:139

22
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Thuế được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên phân biệt được các quy định của các loại thuế như: Thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân; Mô tả được đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế của các loại thuế như: Thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thuế (Nghề: Quản trị bán hàng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: THUẾ NGÀNH, NGHỀ: QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định Số: /QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày tháng năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nƣớc mà còn là công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng và hiệu quả của nền kinh tế. Thông qua chính sách Thuế, Nhà nƣớc đã khuyến khích đầu tƣ sản xuất và tiêu dùng đối với tất cả các mặt hàng, ngành nghề thuộc các lĩnh vực trọng điểm trong nền kinh tế, đồng thời hạn chế đầu tƣ đối với những ngành nghề mà Nhà nƣớc chủ trƣơng thu hẹp trong từng giai đoạn. Chính sách thuế ảnh hƣởng sâu sắc đến các quyết định về đầu tƣ, tiết kiệm và tiêu dùng của các tầng lớp dân cƣ. Có thể nói kiến thức về thuế là cần thiết và hữu ích cho tất cả các chủ thế trong nền kinh tế vá cho toàn Xã hội. Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy của nhà trƣờng, tập thể giảng viên bộ môn Kế toán - Tài chính, khoa Kinh tế xã hội và Nhân văn của trƣờng Cao Đẳng Cộng Đồng - Đồng Tháp đã tổ chức biên soạn bài giảng môn THUẾ trên cơ sở tham khảo nhiều tài liệu về thuế, các văn bản pháp luật mới nhất vừa đƣợc Nhà nƣớc ban hành nhằm giúp các em SV rèn luyện kỹ năng thực hành công tác tính, nắm rõ các quy định cũng nhƣ tìm hiều về lĩnh vực thuế. Nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thuế cũng nhƣ đáp ứng yêu cầu về giảng dạy, học tập và nghiên cứu của SV thuộc khối ngành Nghiệp vụ bán hàng. Tập thể tác giả xin trân trọng giới thiệu đến HSSV bài giảng THUẾ toàn phần với bố cục nhƣ sau:  Chƣơng 1: Khái quát chung về thuế  Chƣơng 2: Thuế Xuất Khẩu, Nhập Khẩu  Chƣơng 3: Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt  Chƣơng 4: Thuế giá Trị Gia Tăng  Chƣơng 5: Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp  Chƣơng 6: Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tác giả đã có nhiều cố gắng trong biên soạn, song không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình biên soạn, rất mong sự góp ý chân thành của bạn đọc để lần tái bản sau bài giảng sẽ đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn. TP Cao Lãnh, ngày tháng năm 2017 Chủ biên: Quách Kiều Trang 1
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BTC : Bộ Tài Chính DN : Doanh Nghiệp XK - NK : Xuất khẩu - Nhập Khẩu TTĐB : Tiêu Thụ Đặc Biệt GTGT : Giá Trị Gia Tăng TNDN : Thu Nhập Doanh Nghiệp TNCN : Thu Nhập Cá Nhân KTXH : Kinh Tế Xã Hội SXKD : Sản Xuất Kinh Doanh TT : Thông Tƣ VN : Việt Nam DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Định mức hành lý miễn thuế đối với ngƣời nhập cảnh (áp dụng cho từng ngƣời và cho từng lần nhập cảnh) Bảng 2: Biểu thuế suất thuế Tiều Thụ Đặc Biệt Bảng 3: Biểu thuế lũy tiến từng phần Bảng 4: Biểu thuế suất toàn phần 2
  5. MỤC LỤC  TRANG Catalog LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. 2 MỤC LỤC ............................................................................................................. 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC .................................................................................... 6 CHƢƠNG 1........................................................................................................... 8 Mã chƣơng: MH 33-01.......................................................................................... 8 1. Sự ra đời và phát triển của thuế......................................................................... 8 2. Khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò của thuế .......................................... 10 2.1. Khái niệm về thuế ........................................................................................ 10 2.2. Đặc điểm về thuế .......................................................................................... 11 2.3. Chức năng của thuế ...................................................................................... 12 2.4. Vai trò của thuế ............................................................................................ 13 3. Hệ thống và phân loại thuế............................................................................. 14 3.1. Hệ thống thuế Việt Nam hiện hành .............................................................. 14 3.2. Phân loại thuế ............................................................................................... 15 4. Các yếu tố cấu thành một sắc thuế .................................................................. 16 CÂU HỎI ÔN CUỐI CHƢƠNG ........................................................................ 19 ---***--- ............................................................................................................... 19 CHƢƠNG 2:........................................................................................................ 20 Mã chƣơng: MH 33-02........................................................................................ 20 1. Khái niệm, vai trò của thuế xuất khẩu, nhập khẩu .......................................... 20 1.1 Khái niệm thuế xuất khẩu, nhập khẩu: .......................................................... 20 1.2 Vai trò của thuế xuất khẩu, nhập khẩu .......................................................... 21 2. Nội dung của thuế xuất khẩu, nhập khẩu ........................................................ 21 2.1 Đối tƣợng nộp thuế........................................................................................ 21 2.2 Đối tƣợng chịu thuế ....................................................................................... 21 2.3 Đối tƣợng không thuộc diện chịu thuế .......................................................... 22 3. Căn cứ tính thuế .............................................................................................. 22 3.1 Số lƣợng hàng hóa xuất khẩu- nhập khẩu ..................................................... 22 3.2 Giá tính thuế .................................................................................................. 22 3.3 Thuế suất ....................................................................................................... 25 3.4 Phƣơng pháp tính thuế .................................................................................. 26 4. Chế độ miễn, giảm, hoàn thuế xuất khẩu- nhập khẩu ..................................... 27 4.1 Miễn thuế, giảm thuế..................................................................................... 27 Bảng 1: Định mức hành lý miễn thuế đối với ngƣời nhập cảnh (áp dụng cho từng ngƣời và cho từng lần nhập cảnh) ............................................................... 28 4.2 Hoàn thuế ...................................................................................................... 30 5. Khai thuế, truy thu thuế ................................................................................... 32 3
  6. 5.1 Khai thuế ....................................................................................................... 32 5.2 Truy thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:..................................................... 32 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI CHƢƠNG ........................................................ 33 CHƢƠNG 3......................................................................................................... 35 Mã chƣơng: MH 33-03........................................................................................ 35 1. Khái niệm, vai trò của thuế TTĐB .................................................................. 36 1.1 Khái niệm: ..................................................................................................... 36 1.2 Vai trò của thuế TTĐB .................................................................................. 36 2. Nội dung của thuế TTĐB ................................................................................ 36 2.1 Đối tƣợng nộp thuế........................................................................................ 36 2.2 Đối tƣợng chịu thuế ....................................................................................... 36 2.3 Các trƣờng hợp không thuộc diện chịu thuế ................................................. 37 3. Căn cứ tính thuế .............................................................................................. 39 3.1 Giá tính thuế .................................................................................................. 39 3.2 Thuế suất ....................................................................................................... 42 Bảng 2: BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ................................................... 42 4. Những quy định đặc biệt của thuế TTĐB ....................................................... 44 5. Đăng ký, kê khai, quyết toán thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế TTĐB ......... 45 5.1 Đăng ký thuế ................................................................................................. 45 5.2 Kê khai thuế, nôp thuế .................................................................................. 45 5.3 Quyết toán thuế ............................................................................................. 45 5.4 Hoàn thuế ...................................................................................................... 45 5.5 Chế độ miễn giảm thuế TTĐB ...................................................................... 47 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI CHƢƠNG ....................................................... 47 1) DN A: sản xuất thuốc lá điếu: ......................................................................... 47 2) Cty B kinh doanh thuốc lá điếu ...................................................................... 47 CHƢƠNG 4:........................................................................................................ 48 Mã chƣơng: MH 33-04........................................................................................ 48 1. Khái niệm, vai trò của thuế GTGT.................................................................. 49 2. Nội dung của thuế giá trị gia tăng ................................................................... 49 3. Căn cứ tính thuế GTGT ................................................................................... 54 4. Phƣơng pháp tính GTGT ................................................................................. 63 5. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế GTGT ....................................... 74 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI CHƢƠNG ........................................................ 79 2) Tính các mức thuế phải nộp của từng đối tƣợng ............................................ 81 CHƢƠNG 5:........................................................................................................ 81 Mã chƣơng: MH 33-05........................................................................................ 82 1. Khái niệm, vai trò của thuế TNDN ................................................................. 82 2. Nội dung của thuế TNDN ............................................................................... 83 3. Căn cứ tính thuế TNDN .................................................................................. 83 4. Đăng ký, kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế TNDN ............................. 102 5. Chế độ ƣu đãi thuế TNDN ............................................................................ 102 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI CHƢƠNG ...................................................... 107 A. Số liệu hàng hóa tồn kho và mua vào .......................................................... 108 C. Chi phí kinh doanh ....................................................................................... 109 4
  7. CHƢƠNG 6....................................................................................................... 110 Mã chƣơng: MH 33-06...................................................................................... 110 1. Khái niệm, vai trò của thuế TNCN ............................................................... 110 2. Nội dung của thuế TNCN ............................................................................. 111 3. Căn cứ tính thuế ............................................................................................ 115 Bảng 3: Biểu thuế lũy tiến từng phần................................................................ 121 Bảng 4: Biểu thuế suất toàn phần ...................................................................... 124 B. Đối với cá nhân không cƣ trú ...................................................................... 125 4. Đăng ký, kê khai, hoàn thuế và giảm thuế TNCN ........................................ 126 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI CHƢƠNG ...................................................... 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 129 PHỤ LỤC 1: Quy định về ký hiệu trên hóa đơn điện tử................................... 130 PHỤ LỤC 2: HÓA ĐƠN GTGT ....................................................................... 132 PHỤ LỤC 3: TỜ KHAI THUẾ GTGT ............................................................. 133 PHỤ LỤC 4: TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP .................... 134 PHỤ LỤC 5: TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ................................ 136 5
  8. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: THUẾ Mã môn học: MH33 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Là môn khoa học tự chọn trong nội dung chƣơng trình đào tạo của trung cấp nghiệp vụ bán hàng, đƣợc bố trí giảng dạy sau các môn học đại cƣơng. - Tính chất: Học phần này sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức về quy định các loại thuế đang hiện hành nhƣ: thuế Xuất Nhập Khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN... Qua đó thấy đƣợc sự quan trọng của nghiệp vụ bán hàng và nghiệp vụ thuế liên quan chặt chẽ vời nhau trong quá trình kinh doanh hiện nay. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Là môn học khoa học, giúp hoàn thiện kiến thức chung cho khối chuyên ngành trung cấp nghiệp vụ bán hàng. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Phân biệt đƣợc các quy định của các loại thuế nhƣ: Thuế XNK, thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN. + Mô tả đƣợc đối tƣợng nộp thuế, đối tƣợng chịu thuế của các loại thuế nhƣ: Thuế XNK, thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN. + Liệt kê đƣợc trƣờng hợp chịu thuế, không chịu thuế, miễn thuế của Thuế XNK, thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN + Phân biệt đƣợc căn cứ tính thuế của từng loại thuế Thuế XNK, thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN + Phân biệt đƣợc phƣơng pháp tính thuế của từng loại thuế Thuế XNK, thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN + Trình bày đƣợc các trƣờng hợp hoàn thuế của thuế NK, thuế TTĐB, thuế GTGT. - Về kỹ năng: + Tính toán đƣợc số tiền nộp thuế của từng loại thuế XNK, thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN + Vận dụng quy định lập đƣợc hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT + Vận dụng đƣợc hóa đơn chứng từ trong việc kê khai nộp thuế 6
  9. + Làm đƣợc phƣơng pháp tính của từng loại thuế XNK, thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN + Tính toán đƣợc doanh thu chịu thuế, chi phí hợp lý và chi phí không hợp lý để tính thuế TNDN nộp. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có thái độ nghiêm túc trong học tập, xác định đúng đắn động cơ và mục đích học tập. + Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và tinh thần, trách nhiệm, thái độ cao trong công việc. + Tuân thủ các quy định của nhà nƣớc về lĩnh vực Thuế. + Rèn luyện tính cẩn thận và trung thực trong công tác thực hiện hóa đơn chúng từ. Nội dung của môn học: 7
  10. CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ Mã chƣơng: MH 33-01 Giới thiệu: Khái quát chung về sự ra đời và nguồn gốc hình thành Thuế Mục tiêu: - Về kiến thức: + Trình bày đƣợc quá trình ra đời và phát triển của thuế + Định nghĩa đƣợc các khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò của thuế + Mô tả đƣợc các yếu tố cấu thành nên sắc thuế + Phân biệt đƣợc các hình thức hóa đơn - Về kỹ năng: + Xác định đƣợc đối tƣợng nộp thuế và chịu thuế. + Phân tích đƣợc các yếu tố cấu thành nên một sắc thuế Nội dung chính: 1. Sự ra đời và phát triển của thuế Lịch sử phát triển của thế giới loài ngƣời đã chứng minh rằng, thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn liền với sự ra đời tồn tại và phát triển của Nhà nƣớc. Mỗi Nhà nƣớc ở mỗi giai đoạn lịch sử có bản chất, chức năng và nhiệm vụ cụ thể khác nhau. Nhƣng để duy trì sự tồn tại của mình, Nhà nƣớc cần có những nguồn tài chính để chi tiêu, trƣớc hết là chi tiêu để duy trì và củng cố bộ máy cai trị từ trung ƣơng đến địa phƣơng thuộc phạm vi lãnh thổ mà Nhà nƣớc đó cai quản, chi cho các công việc thuộc chức năng của Nhà nƣớc nhƣ: quốc phòng, an ninh, chi cho xây dựng và phát triển các cơ sở vật chất hạ tầng, chi cho các vấn đề về phúc lợi công cộng, về sự nghiệp, về xã hội trƣớc mắt và lâu dài. Để có nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu, Nhà nƣớc thƣờng sử dụng ba hình thức động viên, đó là: quyên góp của dân, vay của dân và dùng quyền lực Nhà nƣớc bắt buộc dân phải đóng góp. Trong đó hình thức góp tiền và tài sản của dân và hình thức vay của dân là hình thức không mang tính ổn định và lâu dài, thƣờng đƣợc Nhà nƣớc sử dụng có giới hạn trong một số trƣờng hợp đặc biệt. Hình thức Nhà nƣớc dùng quyền lực chính trị buộc dân đóng góp để đáp ứng nhu cầu chi tiêu vì mục đích công cộng phục vụ nhu cầu chung cho toàn xã hội – đó chính là Thuế. 1.1. Quá trình phát triển chung của thuế trên thế giới 8
  11. Trong khoảng thời gian dài từ thời kỳ đầu chế độ nô lệ đến đầu chế độ tƣ bản, Nhà nƣớc thu thuế và sử dụng số thuế đã thu chủ yếu cho mục đích phi kinh tế. Thuế sử dụng chủ yếu để nuôi bộ máy thống trị và chi cho việc phòng thủ và chiến tranh. Trong thời kỳ này Nhà nƣớc ít quan tâm đến chi tiêu cho mục đích phát triển kinh tế. Sang hình thái xã hội tƣ bản, sức lao động đƣợc giải phóng, phân công lao động trở nên sâu sắc hơn, lực lƣợng sản xuất phát triển của cải vật chất dồi dào hơn. Ngày nay ở hầu hết các quốc gia, hệ thống thuế đƣợc Nhà nƣớc quan tâm, hoàn thiện không ngừng. Thuế trở nên tinh xảo, linh hoạt vừa mang lại nguồn thu dồi dảo cho Nhà nƣớc vừa kích thích kinh tế phát triển. Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của mình trong việc điều hành nền kinh tế, Nhà nƣớc bằng chính sách thuế can thiệp nhiều hơn, mạnh mẽ hơn vào phát triển kinh tế. Tại nhiều quốc gia với chế độ dân chủ, Nhà nƣớc còn quan tâm đến sự phát triển toàn diện của xã hội, đến sự công bằng xã hội. 1.2. Quá trình phát triển của thuế tại Việt Nam - Thời kỳ đầu dựng nƣớc và thời kỳ Bắc thuộc: Từ cuối thời kỳ Hùng Vƣơng đến giữa thế kỷ thú X, thuế đƣợc Nhà nƣớc thu dƣới hình thức hiện vật, chủ yếu là lƣơng thực thực phẩm, thú vật săn bắn. Đến thời kỳ Bắc thuộc, dƣới sự thống trị của phong kiến phƣơng Bắc, kinh tế tự nhiên gần nhƣ bao trùm, kinh tế hàng hóa còn rất yếu. Trong thời kỳ này, hai hình thức tô và thuế cùng tồn tại. Tô là sản phẩm thặng dƣ của nông dân phải nộp cho chủ đất khi sử dụng đất của họ. Thuế là khoản đóng góp của mỗi ngƣời dân đối với Nhà nƣớc để giai cấp thống trị duy trì quyền lực công cộng. - Thời kỳ chế độ phong kiến dân tộc: Trong thời kỳ này, Nhà nƣớc phong kiến chủ yếu đánh thuế trực thu, đó là thuế thân và thuế điền. - Thời kỳ Pháp thuộc từ năm 1858 – 1945: Trong thời kỳ này, thuế trực thu chủ yếu là thuế thân và thuế điền; thuế gián thu nộp vào ngân sách chung Đông Dƣơng gồm các loại thuế chủ yếu sau: thuế rƣợu, thuế muối, thuế thuốc phiện. Ba loại thuế này đƣợc gọi là “ba con bò kéo cày” của ngân sách Đông Dƣơng. - Giai đoạn từ năm 1945 – đến 1954 Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, để tạo điều kiện cho nhân dân an tâm sản xuất, Chính Phủ nƣớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã bãi bỏ các loại thuế bất công, 9
  12. vô lý nhƣ: thuế thân, thuế muối, thuế rƣợu... Ngày 10/09/1945 Chính Phủ đã ban hành sắc lệnh số 27/SL, đặt ra Sở thuế quan và thuế gián thu. Ngày 25/03/1946 thành lập Nha thuế trực thu Việt Nam (trực thuộc Bộ tài chính) - Từ năm 1954 – 1975: Hệ thống thuế miền Bắc chuyển từ hệ thống thuế tƣơng đối ít thuế suất sang hệ thống thuế nhiều mức thuế suất (cả về thuế suất tỷ lệ và thuế suất lũy tiến). Ở miền Nam, cũng tồn tại song song hai chế độ: Chính quyền cách mạng và chính quyền Sài Gòn. Nguồn thu quan trọng của chính quyền cách mạng thời kỳ này chủ yếu là sự quyên góp của quần chúng ủng hộ cách mạng, sự chi viện của trung ƣơng, thu chiến lợi phẩm và thu từ sản xuất tự túc. Nguồn thu của chính quyền Sài Gòn chủ yếu dựa vào viện trợ của Mỹ, khoản thu này chiếm khoản 20% ngân sách hàng năm. - Từ sau ngày thống nhất đất nƣớc: Từ 1975 - 1980, miền Bắc vẫn giữ nguyên hệ thống thuế nhƣ trƣớc năm 1975, ở miền Nam tạm thời áp dụng một số mức thuế cũ có chỉnh sửa để đi đến thống nhất trong cả nƣớc Kể từ 1980, thống nhất hệ thống thuế trên cả nƣớc. Từ giữa những năm 1980 nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trƣờng, có sự quản lý của Nhà nƣớc. Từ năm 1990 bắt đầu đƣợc cải cách với mục tiêu thuế phải trở thành công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, hệ thống thuế đƣợc hình thành với các luật và các pháp lệnh thuế áp dụng chung cho các thành phần kinh tế. Các sắc thuế từng bƣớc đƣợc hoàn thiện, bao quát đƣợc nhiều nguồn thu phát sinh trong nền kinh tế, đảm bảo nguồn thu tập trung, ổn định và ngày càng tăng vào NSNN, tăng cƣờng chế độ hạch toán kinh tế và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, thực hiện công bằng xã hội. 2. Khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò của thuế 2.1. Khái niệm về thuế Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nƣớc và là một công cụ quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình. Tùy thuộc vào bản chất của Nhà nƣớc và cách thức Nhà nƣớc sử dụng, các nhà kinh tế có nhiều quan điểm về thuế khác nhau: Adam Smith (1723 – 1790):“Các công dân 10
  13. của mỗi nước phải đóng góp cho Chính phủ theo tỷ lệ khả năng của mỗi người, nghĩa là tỷ lệ với lợi tức mà họ được hưởng do sự bảo vệ của Nhà nước”. Karl Marx (1818 – 1883): “Khoản đóng góp nghĩa vụ cần thiết để nuôi dưỡng Nhà nước pháp quyền, thuế là nguồn sông ... đối với Nhà nước hành pháp. Chính phủ mạnh và thuế cao là hai khái niệm đồng nhất”. Có nhiều quan điểm khác nhau về thuế, tuy nhiên chúng ta có thể đƣa ra một định nghĩa tổng quát về thuế nhƣ sau: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các pháp nhân, thể nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội. Ngoài khoản thu về thuế, NSNN còn những khoản thu về phí và lệ phí. Đây là những khoản thu mà một tổ chức hay cá nhân phải trả khi đƣợc cơ quan Nhà nƣớc hoặc tổ chức, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc ủy quyền cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng. - Phí: là một khoản thu của NSNN nhằm bù đắp một phần những chi phí đã bỏ ra trong việc xây dựng, mua sắm công sản và công sản này mang lại cho ngƣời dân các tiện ích, đây là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi sử dụng các dịch vụ công cộng. Ví dụ: phí giao thông, phí thủy lợi… và cũng có thể do khu vực tƣ nhân đầu tƣ cung cấp nhƣ: kiểm dịch động vật thực vật; đo đạc và lập bản đồ địa chính… - Lệ phí: là một khoản thu của NSNN nhằm bù đắp một phần những chi phí trong việc cung cấp một số dịch vụ hành chính pháp lý cho ngƣời dân. Ví dụ: đăng ký quốc tịch, hộ khẩu, bảo hộ quyền tác giả, cấp giấy phép kinh doanh, công chứng, làm giấy CMND… Vì vậy chỉ có cơ quan Nhà nƣớc hoặc tổ chức đƣợc ủy quyền phục vụ công việc quản lý Nhà nƣớc theo quy định của luật pháp mới đƣợc thu lệ phí. Phí thuộc NSNN và lệ phí là khoản thu bắt buộc và phát sinh thƣờng xuyên của NSNN. Song, khác với thuế, phí và lệ phí là khoản thu mang tính chất hoàn trả gắn trực tiếp với việc hƣởng thụ các dịch vụ do Nhà nƣớc đầu tƣ cung cấp có thu phí và lệ phí theo quy định của pháp luật. 2.2. Đặc điểm về thuế - Thuế do Quốc hội lập ra dƣới hình thức một đạo luật – là hình thức văn bản có tính pháp lý cao nhất do cơ quan quyền lực cao nhất, cơ quan lập pháp đặt ra. 11
  14. - Thuế luôn mang tính chất bắt buộc: Thuế đƣợc thu để tạo quỹ NSNN chi dùng cho việc chung, mọi công dân đủ điều kiện phải đóng thuế. Việc bỏ ra một khoản tiền để đóng thuế không mang lại lợi ích trực tiếp cho ngƣời nộp thuế nhƣng họ vẫn phải nộp bởi nguồn thu từ thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, thiếu nguồn thu này Nhà nƣớc không thể tồn tại. Vì vậy, Nhà nƣớc sẽ áp dụng các biện pháp cƣỡng chế đối với công dân không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. - Thuế mang tính chất không hoàn trả trực tiếp. Công dân phải đóng thuế khi đủ điều kiện và họ không nhận đƣợc bất cứ lợi ích trực tiếp gì từ việc đóng thuế, tuy nhiên có sự hoàn trả gián tiếp thông qua việc Nhà nƣớc sử dụng thuế cho các nhu cầu chung của toàn xã hội. Đặc điểm này của Thuế giúp ta phân biệt với phí và lệ phí, vì phí và lệ phí có sự bù đắp, ngƣời đóng phí và lệ phí sẽ nhận đƣợc lợi ích trực tiếp từ việc đóng phí và lệ phí. - Thuế luôn gắn với quyền lực nhà nƣớc, là hai phạm trù không thể tách rời: Nhà nƣớc là chủ thể duy nhất đặt ra các khoản thuế và ngƣợc lại thuế là phƣơng tiện vật chất chủ yếu để duy trì quyền lực nhà nƣớc. 2.3. Chức năng của thuế 2.3.1. Chức năng phân phối và phân phối lại Thông qua chức năng phân phối và phân phối lại các quỹ bằng tiền của Nhà nƣớc đƣợc hình thành, tạo cơ sở vật chất cho sự tồn tại và duy trì hoạt động của Nhà nƣớc, cụ thể là: + Nguồn thu của thuế là từ tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong nƣớc tạo ra, đó là nguồn thu có đƣợc xuất phát từ thực lực nội tại của nền kinh tế, là nguồn thu có tính chất lâu dài, bền vững. + Sự kết hợp giữa tính cƣỡng chế bằng pháp luật với kích thích vật chất của thuế tạo ra sự quan tâm của đối tƣợng nộp thuế đến hiệu quả kinh doanh, qua đó kích thích kinh tế phát triển. Thông qua chức năng này, các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc đƣợc hình thành để đảm bảo cơ sở vật chất cho sự hoạt động thƣờng xuyên và tồn tại của Nhà nƣớc, là sự huy động một bộ phận thu nhập quốc dân dƣới hình thức tiền tệ vào NSNN. Phần lớn thuế đánh trên hàng hóa và thu nhập. Ngƣời có thu nhập cao và sử dụng nhiều hàng hóa, dịch vụ là ngƣời nộp thuế nhiều hơn. Số tiền này sau đó lại đƣợc 12
  15. Nhà nƣớc chi nhằm thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, tạo ra tính công bằng tƣơng đối cho xã hội. 2.3.2. Chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế Chức năng điều tiết của thuế gắn liền với vai trò điều chỉnh của Nhà nƣớc đối với nền kinh tế, thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tƣợng chịu thuế và đối tƣợng nộp thuế; xây dựng chính xác, hợp lý các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của ngƣời nộp thuế. Trên cơ sở đó Nhà nƣớc kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung của nền kinh tế quốc dân, phù hợp với lợi ích của toàn xã hội. Trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trƣờng, vai trò kích thích kinh tế thông qua thuế ngày càng đƣợc nâng cao. Nhà nƣớc sử dụng thuế để tác động lên lợi ích kinh tế của các chủ thể vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân. Giữa hai chức năng trên của thuế có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Chức năng phân phối và phân phối lại của thuế là nguyên nhân ảnh hƣởng đến sự vận động và phát triển của chức năng điểu tiết. Nhƣng chức năng điều tiết của thuế cũng có tác động ngƣợc lại đến chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập. Nguồn tài chính mà Nhà nƣớc tập trung đƣợc dƣới dạng thuế là tiền đề của sự can thiệp của Nhà nƣớc trên diện rộng và theo chiều sâu tới quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngƣợc lại, việc điều tiết sản xuất của Nhà nƣớc nhằm vào việc thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế lại tạo điều kiện để tăng thu nhập của các tầng lớp nhân dân và đây chính là cơ sở quan trọng để mở rộng phạm vi tác động của chức năng phân phối và phân phối lại. 2.4. Vai trò của thuế 2.4.1 Thuế là công cụ chủ yếu của Nhà nƣớc nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào Ngân sách Nhà nƣớc. Sử dụng công cụ thuế để huy động tiền thuế cho Nhà nƣớc có ƣu điểm:  Phạm vi thu thuế rộng, đối tƣợng nộp thuế bao gồm toàn bộ thể nhân và pháp nhân hoạt động kinh tế và phát sinh nguồn thu nhập phải nộp thuế  Nguồn huy động tập trung thông qua thuế là tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong nƣớc tạo ra. Dƣới sực lãnh đạo của Nhà nƣớc để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu và các biện pháp kinh tế xã hội. Mặt khác, nguồn thu từ thuế đƣợc đảm bảo tập trung một cách nhanh chóng, thƣờng xuyên và ổn định. 13
  16. Chính vì vậy, thuế luôn đƣợc coi là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Nguồn thu của NSNN có thể gia tăng khi và chỉ khi nền kinh tế có sự tăng trƣởng và đạt năng suất hiệu quả cao. 2.4.2 Thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trƣờng. Trong nền kinh tế thị trƣờng, Nhà nƣớc có khả năng sử dụng chính sách thuế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Điều đó xuất phát từ chức năng điều chỉnh của thuế. Vì lợi ích xã hội, Nhà nƣớc có thể tăng thuế hoặc giảm thuế đối với thu nhập của các tầng lớp dân cƣ và với doanh nghiệp để kích thích hoặc hạn chế sự phát triển các lĩnh vực, các nghành nghề khác nhau của nền kinh tế. Thông qua các quy định của pháp luật thuế, Nhà nƣớc chủ động can thiệp đến cung - cầu của nền kinh tế trong tất cả các giai đoạn từ sản xuất, lƣu thông đến tiêu dùng. Trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trƣờng tất yếu dẫn đến tình trạng suy thoái về tài chính ở một số doanh nghiệp. Ðối với những ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cần khuyến khích, ngoài các quy định chung, pháp luật thuế còn có các quy định ƣu đãi, miễn, giảm thuế nhằm khắc phục sự suy thoái về tài chính, tạo sự ổn định và phát triển của các doanh nghiệp. 2.4.3 Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội Hệ thống pháp luật thuế mới đƣợc áp dụng thống nhất chung cho các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cƣ nhằm đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi thế nhân và pháp nhân. Sự bình đẳng và công bằng đƣợc thể hiện thông qua chính sách động viên giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có những điều kiện hoạt động giống nhau, đảm bảo sự bình đẳng và công bằng. Khi các tổ chức, cá nhân có điều kiện kinh doanh và có thu nhập giống nhau đều phải nộp thuế nhƣ nhau (bình đẳng theo chiều ngang). Ngƣời có thu nhập quá thấp không đủ bảo đảm đời sống thì không phải nộp thuế (bình đẳng theo chiều dọc). 3. Hệ thống và phân loại thuế 3.1. Hệ thống thuế Việt Nam hiện hành Hệ thống thuế là tổng hợp các sắc thuế khác nhau với cơ chế hoạt động, đối tƣợng điều chỉnh, phƣơng pháp tính thuế, mức độ điều tiết và phƣơng pháp thu nộp khác nhau. Các hình thức thuế có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau nhằm đảm 14
  17. bảo thu cho ngân sách và thực hiện mục tiêu điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nƣớc. Hệ thống thuế Việt Nam hiện hành bao gồm các loại thuế:  Thuế Xuất nhập khẩu  Thuế Tiêu thụ đặc biệt  Thuế Giá trị gia tăng  Thuế Thu nhập doanh nghiệp  Thuế Thu nhập cá nhân  Thuế tài nguyên  Thuế Sử dụng đất nông nghiệp  Thuế Nhà đất  Thuế Môn bài  Thuế Bảo vệ môi trƣờng.  Phí và lệ phí 3.2. Phân loại thuế 3.2.1 Phân loại theo phƣơng thức thuế - Thuế trực thu: Là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của các đối tƣợng nộp thuế. Thuế trực thu có đặc điểm là ngƣời nộp thuế cũng chính là ngƣời chịu thuế. Ví dụ: Thuế TNCN, thuế TNDN, thuế Nhà đất, thuế Sử dụng đất nông nghiệp… Thuế trực thu có tính điều tiết thu nhập cao hơn thuế gián thu. Xét về tính công bằng, thuế trực thu thƣờng đáp ứng đƣợc nguyên tắc: đánh thuế theo khả năng chi trả vì phần đóng góp về thuế thƣờng phù hợp với khả năng từng đối tƣợng. Do đó có tác dụng rất lớn trong việc điều hòa thu nhập, giảm bớt chênh lệch đáng kể về mức sống giữa các tầng lớp dân cƣ. - Thuế gián thu: Là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập hay tài sản của ngƣời nộp thuế mà điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa hay dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trƣờng. Thuế gián thu có đặc điểm là ngƣời nộp thuế không phải là ngƣời chịu thuế. Thuế này do ngƣời sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nộp cho Nhà nƣớc, nhƣng ngƣời chịu thuế là ngƣời tiêu dùng cuối cùng hàng hóa đó. Ví dụ: thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB… 15
  18. Thuế gián thu có đối tƣợng chịu thuế rất rộng. Bên cạnh đó, thuế gián thu còn là công cụ điều tiết, bảo hộ sản xuất kinh doanh trong nƣớc, hƣớng dẫn tiêu dùng và điều tiết những ngƣời có thu nhập cao thông qua tiêu dùng hàng hóa. Thuế gián thu đem lại nguồn thu thƣờng xuyên và ổn định cho NSNN. Đối tƣợng quản lý thu thuế là các cơ sở sản xuất kinh doanh, có tính chất tập trung hơn, nghiệp vụ tính thuế và thu thuế đơn giản, nên chi phí quản lý thấp hơn thuế trực thu mà kết quả thu thuế lại lớn hơn. 3.2.2 Phân loại theo đối tƣợng chịu thuế - Thuế thu nhập đánh vào thu nhập hình thành từ các nguồn nhƣ: từ lao động dƣới dạng tiền công, từ hoạt động sản xuất kinh doanh dƣới dạng lợi nhuận, lợi tức. Thuế thu nhập thƣờng có các sắc thuế nhƣ: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân... - Thuế tiêu dùng là loại thuế đánh vào hàng hóa tiêu thụ và dịch vụ cung ứng. Thuế tiêu dùng thƣờng có các sắc thuế nhƣ: thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế nhập khẩu - Thuế tài sản là loại thuế đánh vào việc sở hữu, sử dụng hay chuyển nhƣợng tài sản. Tại Việt Nam thuế tài sản gồm có: thuế nhà đất, lệ phí trƣớc bạ, thuế tài nguyên. 4. Các yếu tố cấu thành một sắc thuế Hệ thống thuế của bất kỳ quốc gia nào cũng gồm nhiều loại thuế hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, nhằm những mục tiêu khác nhau và có phƣơng pháp tính riêng biệt. Tuy nhiên chúng thống nhất ở những yếu tố cơ bản cấu thành một sắc thuế nhƣ sau: 4.1 Tên gọi Tên gọi của một sắc thuế thƣờng phản ảnh nội dung chính của nó và để phân biệt với những loại thuế khác. Vì vậy, các nhà làm luật thƣờng chọn tên ngắn, gọn, dễ hiểu để đặt cho một sắc thuế và sau khi đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, sắc thuế đó sẽ đƣợc ban hành và công bố ra toàn xã hội. Đặt tên cho một loại thuế, ngoài mục đích quản lý còn nhằm bảo vệ dân chúng không nộp thuế trùng lắp. 4.2 Đối tƣợng nộp thuế Là những pháp nhân và cá nhân đƣợc Nhà nƣớc công nhận về mặt pháp lý, có các hoạt động, tài sản, thu nhập chịu thuế theo luật định trong phạm vi điều tiết của thuế. 16
  19. 4.3 Đối tƣợng chịu thuế Đối tƣợng chịu thuế hay còn gọi là cơ sở của thuế, mỗi luật thuế có một đối tƣợng chịu thuế riêng. Đối tƣợng chịu thuế là một yếu tố cần thiết của luật thuế và phải quán triệt nhiều mặt của chính sách động viên đối với luật thuế đó. 4.4 Biểu thuế - thuế suất Biểu thuế quy định các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản... thuộc diện chịu thuế. Là bảng tổng hợp các thuế suất hoặc các mức thuế nhất định trong một luật thuế. Mỗi đơn vị của các đối tƣợng tính thuế đƣợc ấn định một mức thuế gọi là thuế suất. Trong luật thuế, thuế suất là linh hồn của sắc thuế, là mối quan tâm hàng đầu của ngƣời nộp thuế. Do đó, việc ấn định thuế suất phải đảm bảo tính khoa học, phù hợp với tình hình thu nhập và khả năng đóng góp của tổ chúc, dân cƣ, đồng thời phát huy tác dụng của thuế suất trong việc khuyến khích sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo phân phối công bằng. Thuế suất có hai loại cơ bản sau: 4.4.1 Thuế suất tuyệt đối: Là mức thuế suất tính bằng số tuyệt đối cho đối tƣợng tính thuế. Loại thuế suất này có ƣu điểm là minh bạch và cố định, nên Nhà nƣớc dự toán trƣớc số thu, còn đối tƣợng nộp thuế biết số thuế phải nộp hàng năm, từ đó họ có thể phấn đấu gia tăng doanh thu, gia tăng năng suất và hƣởng trọn vẹn phần tăng thêm mà không bị điều tiết bởi thuế 4.4.2 Thuế suất tỷ lệ (tƣơng đối) Là loại thuế suất đƣợc ấn định bằng tỷ lệ phần trăm (%) quy định cho mỗi đối tƣợng tính thuế. Loại thuế suất này rất linh hoạt và phù hợp với nền kinh tế nhiều biến động. Có hai loại thuế suất tƣơng đối. - Thuế suất tỷ lệ cố định: là thuế đƣợc quy định theo một tỷ lệ nhất định nhƣ nhau trên cơ sở tính thuế. Dù cho cơ sở tính thuế cao thấp khác nhau thì ngƣời nộp thuế cũng chỉ phải nộp mức thuế theo tỷ lệ ổn định, ví dụ: thuế Thu nhập doanh nghiệp đƣợc quy định bằng tỷ lệ ổn định 20% trên thu nhập chịu thuế. - Thuế suất tỷ lệ lũy tiến: là loại thuế suất đƣợc ấn định bằng tỷ lệ phần trăm trên đối tƣợng tính thuế và tỷ lệ này tăng dần theo mức độ tăng của cơ sở tính thuế. Có 2 loại: 17
  20. + Thuế suất lũy tiến từng phần: đƣợc biểu hiện bằng biểu thuế, chia cơ sở tính thuế thành nhiều bậc chịu thuế khác nhau, ứng với mỗi bậc thuế có quy định các mức thuế suất tăng dần tƣơng ứng. Số thuế phải nộp là tổng số thuế tính theo từng bậc thuế với thuế suất tƣơng ứng. Biểu thuế này thƣờng đƣợc các quốc gia áp dụng trong thuế thu nhập cá nhân. + Thuế suất lũy tiến toàn phần: đƣợc tính chung cho toàn bộ đối tƣợng tính thuế theo từng mức thuế suất tƣơng ứng. 4.5 Chế độ miễn, giảm thuế Miễn giảm thuế là yếu tố ngoại lệ đƣợc quy định trong một số sắc thuế. Thực chất đó là số tiền thuế mà ngƣời nộp thuế phải nộp cho Nhà nƣớc, song vì những lý do kinh tế, xã hội mà Nhà nƣớc quy định cho phép không phải nộp toàn bộ (miễn thuế) hoặc chỉ một phần (giảm thuế) số tiền thuế đó. Việc quy định miễn giảm thuế là nhằm mục đích: - Tạo điều kiện giúp đỡ ngƣời nộp thuế khắc phục hoàn cảnh khó khăn do nguyên nhân khách quan làm giảm thu nhập hoặc ảnh hƣởng đến các hoạt động kinh tế của mình. - Thực hiện một số chủ trƣơng chính sách kinh tế - xã hội nhằm khuyến khích hoạt động của ngƣời nộp thuế. Ngoài những yếu tố cấu thành cơ bản nói trên, tùy từng sắc thuế cơ bản cụ thể mà các sắc thuế còn có thể có những yếu tố cấu thành cần thiết khác nhƣ: giá tính thuế, chế độ ƣu đãi... 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1