Giáo trình Thuế tài sản và thu khác
lượt xem 4
download
Mục tiêu chính của môn học "Thuế tài sản và thu khác" này là giúp người học nắm được các nội dung lý luận và thực tiễn về thuế tài sản ở Việt Nam, thực hiện được các công việc thực tế liên quan như hoạch định chính sách, tổ chức quản lý thu, tuân thủ các quy định của các chính sách pháp luật về thuế tài sản và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thuế tài sản và thu khác
- LỜI NÓI ĐẦU Môn học “Thuế tài sản và thu khác” thuộc kiến thức chuyên ngành đối với sinh viên chuyên ngành thuế tại Học viện Tài chính. Mục tiêu chính của môn học này là giúp người học nắm được các nội dung lý luận và thực tiễn về thuế tài sản ở Việt Nam, thực hiện được các công việc thực tế liên quan như hoạch định chính sách, tổ chức quản lý thu, tuân thủ các quy định của các chính sách pháp luật về thuế tài sản và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước. Cùng với Giáo trình Thuế tài sản và thu khác, cuốn sách “Hướng dẫn thực hành môn học Thuế tài sản và thu khác” được biên soạn để làm tài liệu học tập, nghiên cứu giúp việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập môn học này đạt được mục tiêu nói trên. Cuốn sách sẽ hệ thống lại những nội dung chủ yếu của môn học, đưa ra các câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm và các bài tập tình huống nhằm giúp cho người học nắm bắt lại những nội dung cốt lõi của môn học, hiểu và vận dụng kién thức môn học để trả lời các câu hỏi, xử lý các bài tập tình huống phát sinh trong thực tế liên quan đến chính sách thuế tài sản và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Ngoài ra, cuốn sách này cũng là tài liệu tham khảo cho học viên các lớp bồi dưỡng của Học viện và những người làm công tác quản lý thuế. Cuốn sách gồm có 4 phần: - Phần 1: Tóm tắt nội dung môn học - Phần 2: Câu hỏi tự luận - Phần 3: Câu hỏi trắc nghiệm - Phần 4: Bài tập tình huống Cuốn sách được biên soạnh bởi các giảng viên Bộ môn Thuế, Học viện Tài chính. Bao gồm: - TS Nguyễn Đình Chiến, Phó Trưởng bộ môn Thuế, Chủ biên và trực tiếp biên soạn phần Tóm tắt nội dung môn học và các câu hỏi, bài tập, tình huống liên quan đến Phần Lý thuyết thuế Tài sản và Thuế Tài nguyên. - TS Nguyễn Thị Minh Hằng, Giảng viên chính Bộ môn Thuế, đồng Chủ biên và trực tiếp biên soạn các câu hỏi, bài tập, tình huống liên quan đến Thuế Sử dụng đất nông nghiệp và Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. - PGS, TS Nguyễn Thị Thanh Hoài, Trưởng bộ môn Thuế, biên soạn các câu hỏi, bài tập, tình huống liên quan đến Phí, Lệ phí và các khoản thu khác. 1
- Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã cố gắng đưa ra đầy đủ các câu hỏi, bài tập và tình huống liên quan đến những vấn đề lý thuyết và thực tiễn để giúp người học bao quát và nắm bắt đầy đủ nhất nội dung môn học Thuế tài sản và thu khác. Tuy nhiên, do chính sách thuế Việt Nam đang trong quá trình cải cách, thường xuyên được sửa đổi, bổ sung và sự đa dạng, phong phú của những tình huống trong thực tế nên cuốn sách không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tập thể tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 6 năm 2019 2
- PHẦN 1 TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC “THUẾ TÀI SẢN VÀ THU KHÁC” 3
- CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT VỀ THUẾ TÀI SẢN 1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM THUẾ TÀI SẢN 1.1. Khái niệm, đặc điểm của tài sản Khái niệm tài sản: Tài sản là tất cả các nguồn lực có thực, hữu hình hoặc vô hình gồm các vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản của một chủ thể tại một thời điểm nhất định, có khả năng mang lại lợi ích cho chủ thể đó. Đặc điểm của tài sản: - Tài sản là các nguồn lực có thực, được con người chiếm giữ và sử dụng. - Tài sản luôn có giá trị, tài sản phải mang lại một lợi ích nhất định cho người nắm giữ nó. - Tài sản luôn gắn với một chủ sở hữu nhất định, nếu một thứ vật chất nào đó không có chủ sở hữu thì đó là vật vô chủ, không được coi là tài sản. - Tài sản luôn có tính thời điểm, thể hiện một lượng của cải có thực của chủ thể tại một thời điểm nào đó. - Tài sản có thể trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao được trong giao dịch dân sự. Phân loại tài sản: - Theo nguồn hình thành tài sản: Tài sản do thiên nhiên tạo ra và Tài sản do con người tạo ra. - Theo chủ thể sở hữu tài sản: Tài sản quốc gia; Tài sản tập thể và Tài sản cá nhân. - Theo tính chất vận động của tài sản: Bất động sản và Động sản. - Theo hình thái biểu hiện: Tài sản hữu hình và Tài sản vô hình; Tài sản là vật tiêu hao và Tài sản là vật không tiêu hao; Tài sản cố định và Tài sản lưu động. - Theo yêu cầu quản lý của Nhà nước: Tài sản thuộc diện quản lý của Nhà nước và Tài sản không thuộc diện quản lý của Nhà nước. 1.2. Thuế tài sản Khái niệm thuế tài sản: Thuế tài sản là tên gọi chung chỉ các sắc thuế đánh vào giá trị tài sản. Cơ sở của việc đánh thuế vào tài sản Thứ nhất, đánh thuế tài sản nhằm bao quát, quản lý được các khả năng đánh thuế trong xã hội và và huy động được nguồn thu cho NSNN. 4
- Thứ hai, đánh thuế tài sản nhằm đảm bảo sự công bằng trong thuế khóa giữa những người có tài sản. Thứ ba, đánh thuế tài sản đảm bảo thực hiện được các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước trong quản lý, kiểm soát, điều tiết đối với tài sản, đối với các hành vi sở hữu, sử dụng hay chuyển nhượng tài sản của các chủ thể trong nền kinh tế - xã hội. 1.3. Đặc điểm của thuế tài sản Ngoài các đặc điểm chung của thuế mà bất kỳ một loại thuế nào đều có, mỗi loại thuế còn có các đặc điểm riêng của mình. - Thuế tài sản là thuế trực thu, đánh trực tiếp vào giá trị tài sản của chủ sở hữu tài sản (đồng thời là người chịu thuế tài sản). - Thuế tài sản luôn có mối liên hệ chặt chẽ với khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của người chịu thuế. - Thuế tài sản, nhất là thuế đánh vào bất động sản thường dễ thực hiện. 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐÁNH THUẾ TÀI SẢN 2.1. Phương pháp đánh thuế tài sản - Đánh thuế vào tất cả các tài sản: thuế đánh vào tất cả các loại tài sản mà một chủ sở hữu có được. - Đánh thuế vào một bộ phận tài sản: thuế chỉ đánh vào một bộ phận trong toàn bộ tài sản của chủ sở hữu như: đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc trên đất, ô tô, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, tàu, thuyền, cổ phiếu, trái phiếu... - Đánh thuế một lần: thuế chỉ đánh một lần vào tài sản chịu thuế tại thời điểm tạo dựng và đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản. - Đánh thuế hàng năm: thuế đánh hàng năm trên cùng một tài sản chịu thuế trong quá trình sở hữu, sử dụng tài sản của các chủ thể sở hữu, sử dụng tài sản chịu thuế. 2.2. Các hình thức thuế tài sản - Thuế tạo dựng và đăng ký tài sản: Thuế đánh một lần vào giá trị tài sản chịu thuế tại thời điểm tài sản đó được tạo dựng và chủ sở hữu tài sản thực hiện đăng ký quyền sở hữu với cơ quan quản lý nhà nước. - Thuế đánh vào giá trị tài sản chịu thuế của cá nhân: Thuế đánh hàng năm vào toàn bộ giá trị tài sản chịu thuế của cá nhân trong năm tính thuế. Có thể thiết kế một sắc thuế đánh tổng hợp vào toàn bộ các tài sản chịu thuế hoặc sử dụng các sắc thuế khác nhau đánh vào giá trị của các tài sản chịu thuế khác nhau. 5
- - Thuế đánh vào giá trị tài sản ròng của cá nhân: Tương tự như thuế tài sản đánh trên giá trị tài sản chịu thuế của cá nhân nhưng giá trị tài sản tính thuế của sắc thuế này là giá trị tài sản ròng, tức là tổng giá trị tài sản trừ đi các khoản nợ vay liên quan đến việc hình thành tài sản. - Thuế đánh vào đất (quyền sử dụng đất): Ở những nước coi đất là hàng hoá và đất có thể được mua bán, trao đổi quyền sở hữu trên thị trường thì thuế đánh vào tài sản này có tên gọi là thuế đất. Những nước coi đất đai thuộc sở hữu quốc gia, Nhà nước giao quyền sử dụng cho các đối tượng trong xã hội để sử dụng đất và người sử dụng đất được phép mua bán trao đổi quyền sử dụng đất trên thị trường thì thuế này sẽ đánh vào quyền sử dụng đất và thường có tên gọi là thuế sử dụng đất. - Thuế đánh vào nhà và vật kiến trúc trên đất: Thuế đánh vào giá trị của nhà, công trình kiến trúc chịu thuế nhằm động viên một phần thu nhập của những người sở hữu các ngôi nhà, biệt thự to lớn, sang trọng thể hiện sự giàu có của họ. 3. NGUYÊN TẮC ĐÁNH THUẾ TÀI SẢN 3.1. Mức động viên của thuế tài sản phải được thiết kế phù hợp với khả năng sinh lời và khả năng mang lại thu nhập của tài sản Tài sản luôn có giá trị và mang lại những lợi ích nhất định cho các chủ sở hữu tài sản. Thuế tài sản huy động một phần thu nhập hoặc lợi ích có được từ tài sản của các chủ sở hữu tài sản vào NSNN. Tuy nhiên, không phải tài sản nào cũng mang lại thu nhập cho tài sản. Rất nhiều loại tài sản được sử dụng để phục vụ cho cuộc sống của chủ sở hữu tài sản, đảm bảo các điều kiện vật chất cần thiết cho cuộc sống đó chứ không trực tiếp tạo ra thu nhập cho chủ sở hữu tài sản đó. Do vậy, đối với các sắc thuế tài sản điều tiết hàng năm trên giá trị tài sản cần phải được xác định và quy định mức điều tiết hợp lý. 3.2. Nguyên tắc đánh thuế trên cơ sở các tài sản chịu thuế hiện hữu Tài sản chịu thuế phải là các tài sản có thật, xác định được, quản lý và điều tiết được. Không phải tất cả các tài sản đều thuộc diện chịu thuế tài sản, chỉ những tài sản nào đáp ứng được các yêu cầu nói trên mới đưa vào diện chịu thuế. Nguyên tắc này đảm bảo cho chính sách thuế tài sản có tính hiệu quả và phù hợp với khả năng quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế. 3.3. Nguyên tắc đánh thuế theo tình trạng cư trú Theo nguyên tắc này, một chủ thể được coi là cư trú tại một nước phải nộp thuế tại nước đó cho các tài sản thuộc sở hữu của mình hiện đang có ở tất cả các 6
- nước khác. Một chủ thể không phải là đối tượng cư trú của một quốc gia nhưng có tài sản sở hữu ở trên lãnh thổ quốc gia đó phải có nghĩa vụ nộp thuế tài sản cho quốc gia đó. 4. CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT TRONG XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH THUẾ TÀI SẢN 4.1. Tên gọi của sắc thuế tài sản Tên gọi của một sắc thuế thường thể hiện đối tượng chịu thuế của sắc thuế đó. Thuế đánh vào việc tạo dựng, đăng ký tài sản có thể được gọi là thuế đăng ký tài sản; thuế đánh vào giá trị tài sản có thể được gọi là thuế tài sản, thuế của cải; thuế đánh vào một số tài sản đặc biệt có tên gọi liên quan đến tài sản đó như thuế bất động sản, thuế nhà, thuế đất... 4.2. Phạm vi áp dụng 4.2.1. Xác định đối tượng chịu thuế: Là các tài sản thuộc diện điều chỉnh của sắc thuế và được gọi là tài sản chịu thuế. Cơ cấu tài sản chịu thuế được lựa chọn tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội nói chung, mục tiêu, quan điểm quản lý, điều tiết tài sản trong dân cư của Nhà nước và khả năng thực hiện của bộ máy quản lý thu thuế cũng như tùy thuộc vào chủ sở hữu tài sản, mục đích sử dụng tài sản. 4.2.2. Xác định đối tượng không chịu thuế: Là các tài sản không thuộc diện chịu thuế. Các tài sản này không được quy định trong nhóm các tài sản chịu thuế và các tài sản khác nằm trong cơ cấu tài sản chịu thuế nhưng vì những lý do nhất định không thuộc phạm vi điều chỉnh của sắc thuế. 4.2.3. Xác định đối tượng nộp thuế: Là các chủ thể có quyền sở hữu tài sản chịu thuế, bao gồm chủ thể đã xác lập hay bắt đầu xác lập quyền sở hữu đối với tài sản của mình. 4.2.4. Xác định đối tượng không phải nộp thuế: Là các chủ thể không sở hữu, sử dụng các tài sản chịu thuế và các chủ thể khác có sở hữu các tài sản chịu thuế nhưng do các lý do về điều kiện, hoàn cảnh, mục đích hoặc thông lệ chung sẽ không phải nộp khoản thuế này. 4.3. Căn cứ tính thuế 4.3.1. Xác định cơ sở tính thuế tài sản: Cơ sở tính thuế tài sản được xác định là giá trị tài sản chịu thuế hay giá trị quyền sử dụng tài sản chịu thuế. Đối với một số tài sản đặc thù, cơ sở tính thuế có thể là một đơn vị vật lý (số lượng, trọng lượng, kích thước) của tài sản chịu thuế. Trong đó, phổ biến là lấy giá trị tài sản làm cơ sở tính thuế. 7
- Thực tế ở các quốc gia, giá trị tài sản có thể được xác định dựa trên các yếu tố như: Giá thị trường của tài sản tại thời điểm tính thuế; Giá trị ấn định; Giá trị ròng của tài sản; Giá trị quyền sử dụng tài sản. 4.3.2. Xác định mức thuế tài sản: - Thuế đánh hàng năm nên xây dựng mức thuế suất thấp. - Thuế đánh trên giá trị tài sản ròng của cá nhân hàng năm nên xây dựng biểu thuế suất luỹ tiến để đảm bảo tính công bằng. - Thuế đánh một lần khi tạo dựng, đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản nên xây dựng mức thuế suất cao hơn thuế suất của thuế đánh hàng năm. - Việc xây dựng thuế suất còn tuỳ thuộc vào các mục tiêu đánh thuế của Nhà nước. 4.4. Miễn thuế, giảm thuế Các chủ thể nộp thuế nếu có những điều kiện, hoàn cảnh nhất định mà việc nộp đủ thuế sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sẽ được xem xét miễn, giảm số thuế phải nộp. Bên cạnh đó, việc miễn thuế, giảm thuế có thể được thực hiện trong một số trường hợp nếu việc miễn, giảm đó sẽ thực hiện được những chính sách kinh tế - xã hội khác của Nhà nước với lợi ích chung mang lại cho xã hội sẽ lớn hơn việc bắt buộc đối tượng nộp thuế phải nộp đủ thuế. Các trường hợp miễn thuế, giảm thuế cũng được áp dụng nếu chúng thuộc những thông lệ chung mà các quốc gia đã chấp nhận. 4.5. Các thủ tục thực hiện đối với các chủ thể liên quan Đây là các nội dung mang tính thủ tục hành chính quy định trách nhiệm, quyền hạn, các công việc mà các chủ thể liên quan trong việc thực thi chính sách thuế phải thực hiện và trình tự, cách thức thực hiện cũng như những vấn đề liên quan đến việc thực hiện các nội dung công việc đó. 8
- CHƯƠNG 2 THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) Khái niệm: Thuế SDĐNN là thuế thu vào các chủ thể có quyền sở hữu hoặc sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp. Đối với những quốc gia coi đất đai là tài sản có giá trị và được phép trao đổi mua bán trên thị trường thì thuế SDĐNN được đánh vào giá trị của đất đai sử dụng trong nông nghiệp và người chủ sở hữu nó phải nộp thuế này. Ở các quốc gia coi đất đai thuộc sở hữu chung của Nhà nước, các cá nhân chỉ được phép sử dụng khả năng sinh lời và chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường, thuế chủ yếu dựa vào khả năng sinh lời của đất và thường có tên là thuế SDĐNN. Đặc điểm: Thứ nhất, thuế SDĐNN mang tính chất trực thu điều tiết trực tiếp vào thu nhập của các đối tượng có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất nông nghiệp. Thứ hai, thuế SDĐNN có tính chất như một khoản địa tô chênh lệch, dựa vào những lợi thế do khách quan tạo ra như vị trí, độ màu mỡ của đất, điều kiện khí hậu, thời tiết… để đánh thuế, không phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng sở hữu hay sử dụng đất. Thứ ba, thuế SDĐNN thường được điều tiết và tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương. 1.2. Nguyên tắc thiết lập thuế SDĐNN Thứ nhất, thuế SDĐNN phải đảm bảo việc quản lý quỹ đất nông nghiệp, khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Thứ hai, phải coi thuế SDĐNN vừa là loại thuế tài sản vừa là loại địa tô chênh lệch để thiết kế căn cứ tính thuế và mức thu. Thứ ba, thuế SDĐNN phải phân biệt giữa đất trồng cây hàng năm với đất trồng cây lâu năm. Thứ tư, chính sách thuế SDĐNN phải đảm bảo tính ổn định lâu dài trên cơ sở khuyến khích thâm canh tăng vụ. Thứ năm, chính sách thuế SDĐNN phải đảm bảo hạn chế điều tiết việc tập trung hoá quá cao diện tích đất đai với cá nhân. 9
- 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HIỆN HÀNH Ở VIỆT NAM 2.1. Phạm vi áp dụng 2.1.1. Đối tượng nộp thuế: là các tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp. 2.1.2. Đối tượng chịu thuế: đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, bao gồm: đất trồng trọt, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và đất rừng trồng. Đất trồng trọt: được chia thành đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và đất trồng cỏ. Đất có mặt nước nuôi trông thuỷ sản: đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt mà không sử dụng vào mục đích khác. Đất rừng trồng: đất đã được trồng rừng và đã được giao cho các tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc và khai thác. 2.1.3. Đối tượng không chịu thuế bao gồm: Đất rừng tự nhiên; Đất đồng cỏ tự nhiên chưa giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng; Đất để ở, đất xây dựng công trình thuộc diện chịu thuế nhà đất; Đất làm giao thông, thuỷ lợi dùng chung cho cả cánh đồng; Đất chuyên dùng: là đất được xác định sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và làm nhà ở theo quy định; Đất do Chính phủ, UBND các cấp thực hiện việc cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuê theo quy định của Luật đất đai. 2.2. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế SDĐNN là diện tích, hạng đất, định suất thuế của từng hạng đất và giá thóc tính thuế. Công thức xác định số thuế SDĐNN phải nộp: Số thuế SDĐNN ghi thu Diện tích tính thuế Định suất thuế = x từng hạng đất đối với từng hạng đất của từng hạng đất 2.2.1. Diện tích tính thuế: Là diện tích thực tế sử dụng được ghi trong sổ địa chính Nhà nước hoặc theo kết quả đo đạc gần nhất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc theo kê khai của hộ nộp thuế. 2.2.2. Hạng đất tính thuế: được xác định dựa trên 5 yếu tố là chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện khí hậu, thời tiết và điều kiện tưới tiêu. Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản được chia thành 6 hạng, đất trồng cây lâu năm được chia thành 5 hạng. 10
- 2.2.3. Định suất thuế: được tính bằng kilogram thóc trên một hecta đất và được quy định cụ thể theo từng hạng đất. Hạng đất 1 2 3 4 5 6 Định Đất trồng cây hàng suất năm và đất có mặt nước 550 460 370 280 180 50 (kg nuôi trồng thuỷ sản thóc/ha) Đất trồng cây lâu năm 650 550 400 200 80 - - Đối với cây ăn quả lâu năm trồng trên đất trồng cây hàng năm, định suất thuế bằng 1,3 lần thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 1, hạng 2 và hạng 3; bằng thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 4, hạng 5 và hạng 6. - Đối với cây lấy gỗ và các loại cây lâu năm thu hoạch một lần chịu mức thuế bằng 4% giá trị sản lượng khai thác thực tế khi có thu hoạch. 2.2.4. Giá thóc tính thuế: do Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quy định, được xác định không thấp hơn 10% so với giá thị trường tại địa phương trong vụ thu thuế. Riêng đối với cây lâu năm thu hoạch một lần thì giá trị sản lượng tính thuế được tính theo giá bán thực tế của từng loại cây. Sản lượng tính thuế là sản lượng thu hoạch thực tế của từng loại cây đó. 2.2.5. Thuế sử dụng đất nông nghiệp bổ sung: Hộ gia đình SDĐNN vượt quá hạn mức diện tích quy định phải nộp thuế SDĐNN bổ sung. Hạn mức đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình được quy định: - Đối với đất trồng cây hàng năm ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long không quá 3 ha; ở các tỉnh, thành phố còn lại không quá 2 ha/hộ. - Đối với đất trồng cây lâu năm: vùng đồng bằng có hạn mức là 10 ha, các xã trung du, miền núi: 30 ha/một hộ. Thuế SDĐNN bổ sung bằng 20% tính trên số thuế của phần diện tích vượt quá hạn mức, được xác định theo công thức sau: Diện tích Số thuế ghi thu Thuế SDĐNN bổ sung = vượt hạn x bình quân 1 x 20% (kg) mức (ha) ha(kg/ha) Trong đó: Tổng số thuế ghi thu của hộ nộp thuế (kg) không bao Số thuế ghi thu gồm thuế bổ sung trên diện tích vượt hạn mức bình quân 1 ha = Tổng diện tích đất kê khai lập sổ thuế SDĐNN của hộ của hộ nộp thuế nộp thuế (ha) 11
- Khi đó: Số thuế ghi thu đối với Diện tích Số thuế ghi thu diện tích vượt hạn mức = vượt hạn x bình quân 1 x 1,2 (kg) mức (ha) ha(kg/ha) 2.3. Miễn thuế, giảm thuế 2.3.1. Miễn thuế theo quy định của Luật thuế SDĐNN: - Đất đồi núi trọc dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. - Đất trồng cây lâu năm chuyển sang trồng lại mới và đất trồng cây hàng năm chuyển sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả được miễn thuế trong thời gian xây dựng cơ bản cộng thêm 3 năm kể từ khi có thu hoạch - Đất khai hoang dùng vào sản xuất, thời gian miễn thuế được quy định cụ thể cho từng loại đất và tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng. - Đất khai hoang bằng nguồn vốn cấp phát của Ngân sách Nhà nước dùng vào sản xuất nông nghiệp cũng được miễn thuế SDĐNN như đối với đất khai hoang nêu trên nhưng thời gian ít hơn. - Các hộ gia đình di chuyển đến vùng kinh tế mới được giao đất sản xuất nông nghiệp cũng được miễn thuế với thời gian tuỳ thuộc vào tính chất và mục đích sử dụng đất. 2.3.2. Giảm thuế Những hộ nông dân bị thiệt hại mùa màng do thiên tai, địch hoạ thì được miễn hoặc giảm thuế SDĐNN. Việc xét miễn hay giảm thuế được thực hiện dựa trên tỷ lệ thiệt hại theo vụ hoặc theo năm của từng hộ nộp thuế. Tỷ lệ thiệt hại được xác định theo công thức sau: Sản lượng tính theo năng suất tham Sản lượng thực tế Tỷ lệ khảo của hạng đất tính thuế của hộ - của hộ nộp thuế thiệt nộp thuế x 100% hại = Sản lượng tính theo năng suất tham khảo của hạng đất tính thuế của hộ nộp thuế Căn cứ vào tỷ lệ thiệt hại xác định được, tỷ lệ miễn giảm được quy định như sau: Tỷ lệ thiệt hại Tỷ lệ số thuế được giảm Từ 10% đến dưới 20% Tương ứng tỷ lệ thiệt hại Từ 20% đến dưới 30% 60% Từ 30% đến dưới 40% 80% Từ 40% trở lên 100% 12
- 2.3.3. Miễn thuế SDĐNN theo Nghị quyết số 55/2010/QH12, Nghị quyết số 28/2016/QH14 của Quốc hội - Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối. - Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ nghèo. - Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp cho các đối tượng sau đây: + Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả đất được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển quyền sử dụng đất; + Hộ gia đình, cá nhân là thành viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật; + Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp góp quyền sử dụng đất nông nghiệp của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật hợp tác xã. - Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp. 13
- CHƯƠNG 3 THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN) Khái niệm: Thuế SDĐPNN là thuế đánh vào việc nắm giữ hoặc sử dụng đất dùng vào mục đích phi nông nghiệp. Đặc điểm: Thuế SDĐPNN thuộc loại thuế tài sản nên ngoài các đặc điểm chung của thuế tài sản như trực thu và mang tính chất cá nhân (phụ thuộc vào khả năng, hoàn cảnh của người nộp thuế), nó còn có một số đặc điểm riêng như sau: Thứ nhất, thuế SDĐPNN được thu thường xuyên hàng năm trong suốt quá trình chiếm giữ hay sử dụng tài sản của các chủ thể nộp thuế chứ không phải vào thời điểm mua, bán hay chuyển nhượng sử dụng đất phi nông nghiệp. Thứ hai, thuế SDĐPNN gắn liền với việc quản lý đất đai và xây dựng của chính quyền địa phương. 1.2. Nguyên tắc thiết lập thuế SDĐPNN Thứ nhất, chỉ đánh thuế đối với đất thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng cho mục đích cá nhân, không đánh vào đất sử dụng vì mục đích công cộng. Thứ hai, thuế suất thuế SDĐPNN cần quy định ở mức thấp và có các quy định miễn giảm phù hợp với từng đối tượng nộp thuế. Thứ ba, thuế suất thuế SDĐPNN cần được phân biệt đối với từng loại đất có mục đích sử dụng khác nhau. Thứ tư, đánh thuế trên cơ sở đất hiện hữu. 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP HIỆN HÀNH Ở VIỆT NAM 2.1. Phạm vi áp dụng 2.1.1. Người nộp thuế: là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất hoặc đang sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế SDĐNN. 2.1.2. Đối tượng chịu thuế: bao gồm đất ở; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và đất phi nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định nhưng được các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích kinh doanh. 2.1.3. Đối tượng không chịu thuế: bao gồm: Đất sử dụng vào mục đích công cộng; Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng; Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; Đất 14
- sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; Đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình phục vụ trong lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất xây dựng nhà, kho của hộ gia đình, cá nhân chỉ để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp. 2.2. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế SDĐPNN là diện tích đất tính thuế, giá 1m2 đất tính thuế và thuế suất 2.2.1. Diện tích đất tính thuế: là diện tích đất phi nông nghiệp thực tế sử dụng hoặc diện tích đất được phân bổ trong trường hợp người nộp thuế ở trên đất ở xây dựng nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở. (1). Đối với đất ở, bao gồm cả trường hợp đất ở sử dụng vào mục đích kinh doanh: - Trường hợp người nộp thuế có nhiều thửa đất ở trong phạm vi một tỉnh, thành phố thì diện tích đất tính thuế là tổng diện tích các thửa đất ở thuộc diện chịu thuế trong tỉnh. - Đối với đất ở nhà nhiều tầng có nhiều hộ gia đình ở, nhà chung cư, bao gồm cả trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh: Diện tích = Hệ số x Diện tích nhà (công trình) mà đất tính thuế phân bổ người nộp thuế đó sử dụng Trong đó, hệ số phân bổ được xác định trong từng trường hợp như sau: + Trường hợp không có tầng hầm: Hệ số Diện tích đất xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư phân bổ = Tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng + Trường hợp có tầng hầm: Diện tích đất xây dựng nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở, nhà Hệ số chung cư = phân bổ Tổng diện tích nhà của 50% diện tích tầng hầm các TC, HGĐ, CN sử + của các tổ chức, hộ gia dụng (phần trên mặt đất) đình, cá nhân sử dụng + Trường hợp chỉ có công trình xây dựng dưới mặt đất: 15
- Diện tích đất trên bề mặt tương ứng với 0,5 x công trình xây dựng dưới mặt đất Hệ số phân bổ = Tổng diện tích công trình của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng dưới mặt đất Đối với đất phi nông nghiệp thuộc diện không chịu thuế sử dụng vào mục đích kinh doanh, diện tích tính thuế là toàn bộ diện tích đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh. Nếu không xác định được cụ thể diện tích sử dụng vào SXKD tính thuế thì xác định theo phương pháp phân bổ theo tỷ lệ doanh số, cụ thể: Diện tích đất sử dụng Tổng diện Doanh thu hoạt động kinh doanh vào kinh doanh = tích đất sử x (m2) dụng Tổng doanh thu cả năm Đất sử dụng không đúng mục đích, đất lấn, chiếm và đất chưa sử dụng theo đúng quy định: xác định theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2.2.2. Giá của 1 m2 đất tính thuế: là giá do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm, kể từ ngày 01/01/2012. 2.2.3. Thuế suất thuế SDĐPNN - Đối với đất ở, bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh: áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần sau: Bậc thuế Diện tích đất tính thuế (m²) Thuế suất (%) 1 Diện tích trong hạn mức 0,03 2 Phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức 0,07 3 Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức 0,15 Hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần được xác định như sau: + Trường hợp được giao đất ở mới từ ngày 01/01/2012 trở đi thì áp dụng hạn mức giao đất ở do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm được giao đất ở mới. + Trường hợp đất ở đang sử dụng trước ngày 01/01/2012 thì hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế được dựa vào các quy định về hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và mức giao đất ở hiện hành để xác định theo từng trường hợp cụ thể. - Đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư, công trình xây dựng dưới mặt đất: áp dụng mức thuế suất 0,03%. 16
- - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không chịu thuế nhưng sử dụng vào mục đích kinh doanh: áp dụng mức thuế suất 0,03%. - Đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định: áp dụng mức thuế suất 0,15%. - Đất của dự án đầu tư phân kỳ theo đăng ký của nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt: áp dụng mức thuế suất 0,03%. - Đất lấn, chiếm: áp dụng mức thuế suất 0,2%. 2.3. Phương pháp tính thuế 2.3.1. Nguyên tắc tính thuế - Số thuế phải nộp của mỗi người nộp thuế được xác định trong phạm vi một (01) tỉnh. - Nếu người nộp thuế có đất thuộc diện chịu thuế tại nhiều quận, huyện trong phạm vi một (01) tỉnh, số thuế phải nộp được xác định cho từng thửa đất tại cơ quan thuế nơi có đất chịu thuế; Nếu người nộp thuế có thửa đất có diện tích vượt hạn mức hoặc tổng diện tích đất chịu thuế vượt hạn mức tại nơi có quyền sử dụng đất thì phải kê khai tổng hợp tại cơ quan Thuế do người nộp thuế lựa chọn theo quy định . 2.3.2. Công thức xác định số thuế phải nộp đối với mỗi thửa đất Số thuế Số thuế Số thuế được phải nộp = phát sinh - miễn, giảm (nếu có) (đồng) (đồng) (đồng) Số thuế Diện tích Giá của Thuế suất phát sinh = đất tính thuế x 1 m2 đất x (%) (đồng) (m2) (đồng/m2) 2.3.3. Các trường hợp tính thuế cụ thể - Các trường hợp tính thuế, khai thuế cho từng thửa đất, không phải lập tờ khai tổng hợp: + Người nộp thuế có quyền sử dụng đối với một (01) thửa đất hoặc nhiều thửa đất tại cùng một quận, huyện nhưng tổng diện tích đất chịu thuế không vượt hạn mức đất ở tại nơi có quyền sử dụng đất . + Người nộp thuế có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện khác nhau nhưng không có thửa đất nào vượt hạn mức và tổng diện 17
- tích các thửa đất chịu thuế không vượt quá hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất. - Các trường hợp người nộp thuế phải tính thuế, khai thuế cho từng thửa đất và thực hiện lập tờ khai tổng hợp: + Người nộp thuế có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện và không có thửa đất nào vượt hạn mức nhưng tổng diện tích các thửa đất chịu thuế vượt quá hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất. + Người nộp thuế có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện khác nhau và chỉ có một (01) thửa đất vượt hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất. + Người nộp thuế có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện và có hơn một (01) thửa đất vượt hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất. 18
- CHƯƠNG 4 THUẾ TÀI NGUYÊN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THUẾ TÀI NGUYÊN 1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế tài nguyên Khái niệm: Thuế tài nguyên là thuế đánh vào tài nguyên thiên nhiên khai thác được. Đặc điểm: - Thuế tài nguyên là khoản thu mang tính chất tô nhượng. Những cơ sở khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên phải trả cho Nhà nước một khoản tiền giống như việc trả tiền mua tài sản cho chủ sở hữu tài sản. - Thuế tài nguyên chủ yếu mang tính chất thuế trực thu. Người nộp thuế tài nguyên là các tổ chức khai thác, sử dụng tài nguyên, không phân biệt tài nguyên đã được tiêu thụ hay chưa. - Trong nhiều trường hợp, thuế tài nguyên mang tính chất của một loại phí sử dụng để bù đắp các khoản chi phí có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và tái tạo nguồn tài nguyên. 1.2. Nguyên tắc thiết lập thuế tài nguyên Thứ nhất, Cơ sở xác định thuế tài nguyên là tài nguyên nguyên khai: sản lượng tính thuế là sản lượng tài nguyên nguyên khai thực tế khai thác; giá tính thuế tài nguyên là giá trị tài nguyên tại nơi khai thác, không bao gồm các chi phí khai thác, phân loại, sàng tuyển, vận chuyển… Thứ hai, Đánh thuế tài nguyên phải căn cứ vào tính chất, đặc điểm, điều kiện khai thác của từng loại tài nguyên. Thứ ba, Mức thuế suất thuế tài nguyên cần được xác định dựa trên lợi thế so sánh giữa tài nguyên thiên nhiên khai thác và sử dụng với các nguồn vật liệu sẵn có khác. Thứ tư, Chính sách thuế tài nguyên được thiết lập gắn chặt với yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái. 2. NỘI DUNG CƠ BẢN THUẾ TÀI NGUYÊN HIỆN HÀNH Ở VIỆT NAM 2.1. Phạm vi áp dụng 2.1.1. Đối tượng chịu thuế tài nguyên là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định, bao gồm: Khoáng sản kim loại; 19
- Khoáng sản không kim loại; Dầu thô; Khí thiên nhiên, khí than; Sản phẩm của rừng tự nhiên được phép khai thác, trừ động vật; Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển; Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất; Yến sào thiên nhiên; Tài nguyên khác. 2.1.2. Người nộp thuế là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên. 2.2. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên. Xác định thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ Thuế tài Giá tính thuế Thuế suất Sản lượng tài nguyên phải = x đơn vị tài x thuế tài nguyên tính thuế nộp trong kỳ nguyên nguyên Trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định như sau: Thuế tài Sản lượng tài Mức thuế tài nguyên ấn nguyên phải = nguyên tính x định trên một đơn vị tài nộp trong kỳ thuế nguyên khai thác 2.2.1. Sản lượng tài nguyên tính thuế: - Đối với loại tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế. - Đối với tài nguyên không xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế của tài nguyên khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau và được bán ra sau khi sàng tuyển, phân loại: + Nếu sau khi sàng tuyển, phân loại thu được từng chất riêng: sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng loại tài nguyên hoặc từng chất có trong tài nguyên thu được sau khi sàng tuyển, phân loại . + Nếu tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau (quặng đa kim) qua sàng, tuyển, phân loại mà không xác định được sản lượng từng chất có trong tài nguyên khai thác (quặng): sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định đối với từng chất căn cứ sản lượng tài nguyên thực tế khai thác (quặng) và tỷ lệ của từng chất có trong tài nguyên. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích trình tự ghi chép và xử lý thông tin trong kế toán doanh nghiệp p4
5 p | 110 | 32
-
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH - BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - TÀI SẢN NGẮN HẠN
0 p | 184 | 19
-
giáo trình hình thành quy trình kế toán tổng hợp tài sản cá nhân p3
10 p | 88 | 13
-
Giáo trình Kế toán thuế (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
75 p | 28 | 9
-
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT 2008 - CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG 620 CHÂU THỚI
0 p | 125 | 9
-
Công ty cổ phần 482 - Bảng cân đối kế toán quý 2 năm 2009
4 p | 107 | 8
-
Giáo trình phân tích ảnh hưởng về thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập phân loại của một giao dịch p6
5 p | 97 | 7
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng quy trình thuế nhập siêu của một giao dịch trong kết toán p1
5 p | 60 | 6
-
Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên 2009 Công ty CP Cát Lợi
0 p | 77 | 5
-
Giáo trình phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến giá trị cổ phiếu và chi phí vốn p3
5 p | 82 | 5
-
Cơ chế, chính sách tài chính liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai: Phần 2
242 p | 10 | 5
-
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT TP.HCM - BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
0 p | 105 | 4
-
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT QUÝ 4 NĂM 2009 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SX KD THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT MỸ
2 p | 83 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn