intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tiêm chủng mở rộng

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

419
lượt xem
87
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng quan về vaccine: Chẳng ai thích chích cả! Chích gây đau, và thậm chí có người dù đã lớn rồi mà mỗi khi thấy nhân viên y tế cầm ống chích đến là khóc òa lên. Tuy nhiên, có bệnh & để phòng bệnh mới cần đến chích (kể cả những người nghiện chất kích thích).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tiêm chủng mở rộng

  1. Chương trình tiêm chủng mở rộng I. Tổng quan về vaccine: Chẳng ai thích chích cả! Chích gây đau, và thậm chí có người dù đã lớn rồi mà mỗi khi thấy nhân viên y tế cầm ống chích đến là khóc òa lên. Tuy nhiên, có bệnh & để phòng bệnh mới cần đến chích (kể cả những người nghiện chất kích thích). Bài viết này đề cập đến các mũi tiêm chủng đề phòng bệnh (vaccine). Vaccine là một loại thuốc được dùng để phòng bệnh (không phải để chữa bệnh). Vaccine là dung dịch được bào chế một cách nghiêm ngặt và chính xác để đưa vào cơ thể. Vaccine có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật tương ứng cho cơ thể trong suốt quảng đời còn lại hoặc một khi bệnh dịch có thể xảy ra. Khi trẻ được sanh ra, trẻ đã được thừa hưởng một số chất miễn dịch từ mẹ (trong thời gian ở trong tử cung) để có thể chống chọi lại với một số bệnh tật. Kế tiếp, lượng miễn dịch tiếp tục được cung cấp cho trẻ trong thời gian bú mẹ (miễn dịch từ mẹ truyền qua sữa mẹ cho con). Cả hai trường hợp này đều là những miễn dịch tạm thời và sẽ cạn dần khi trẻ không còn bú mẹ nữa- đó là một lý do về tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ. Song song với khoảng thời gian đó, hệ miễn dịch tự thân của trẻ bắt đầu hoạt động & phát triển. Chủ động miễn dịch (tiêm chủng vaccine) là cách tạo miễn dịch nhân tạo cho một số bệnh lý đặc biệt nguy hiểm hoặc chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bằng cách đưa vào cơ thể các tác nhân gây bệnh (hoặc các mầm bệnh đã làm yếu liệt hoặc làm chết đi, hoặc các tác nhân có cấu trúc tương tự với mầm bệnh), mũi tiêm vaccine tạo một tình trạng nhiễm bệnh giả tạo để kích thích cơ thể tập dượt và hình thành các kiểu đánh trận để cơ thể có nhiều kinh nghiệm hơn. Quá trình tập dượt này làm cho cơ thể nhận biết trước hình dạng & bản chất của các yếu tố gây bệnh. Từ đó, cơ thể sản xuất ra các kháng thể dự phòng trước để sau này cần dùng đến khi cơ thể thật sự nhiễm mầm bệnh tương tự.
  2. Một số bậc cha mẹ có thể ngại ngùng không cho trẻ đi tiêm chủng vaccine vì họ cho rằng bệnh khó có thể xảy ra cho trẻ hoặc trẻ có thể bị nhiễm bệnh do chính vaccine gây ra. Mặc dù thực tế cho thấy có một vài biểu hiện giống như bệnh thật xảy ra sau khi tiêm vaccine, song các triệu chứng đó rất nhẹ & không phải là bệnh thật sự. Ngược lại, việc không tiêm chủng có thể dẫn đến bệnh thật, với các triệu chứng thật, tốn tiền thật & có thể mất mạng thật. II. Tiêm chủng- một nội dung chính của công tác phòng bệnh cộng đồng: Tiêm chủng là rất cần thiết và là một nội dung chính trong công tác phòng bệnh cộng đồng. Như Bạn cũng biết, một số bệnh vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để hoặc chi phí khi điều trị cao hơn rất nhiều khi bệnh khởi phát hoặc bệnh gây ra quá nhiều phiền toái & các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tánh mạng hoặc chí ít để lại những hậu quả không mong muốn. Do vậy, phòng bệnh bằng cách tiêm chủng được xem là phương pháp khôn ngoan, kinh tế & hiệu quả. Một khi cơ thể có khả năng phòng được một bệnh nào đó, khi ấy được gọi là cơ thể đã được miễn dịch và bệnh lý đã được phòng khó có cơ hội gây bệnh ở cơ thể Bạn. Điều này có nghĩa là không hẳn 100% số người đã được miễn dịch đều không bị bệnh. Tuy nhiên, chỉ có một số nhỏ vẫn mắc bệnh & tình trạng bệnh sẽ không trầm trọng như trong trường hợp không được tiêm chủng trước. Hiện nay, có 4 dạng vaccine khác nhau đang được lưu hành: - Loại vaccine chứa các virus đã được làm yếu đi trước khi đưa vào cơ thể, ví dụ MMR - Loại vaccine chứa xác virus, ví dụ IPV - Vaccine chứa các độc tố của vi khuẩn, ví dụ vaccine phòng bạch hầu & uốn ván - Vaccine chứa các chất sinh học tổng hợp, ví dụ như HiB chứa các phân tử liên kết tổng hợp giống như vi khuẩn Haemophilus influenza nhóm B nhằm đánh lừa cơ thể sản xuất ra kháng thể để chống lại các vi khuẩn thật tấn công sau này.
  3. III. Thời gian tiêm chủng vaccine & thời gian hiệu quả phòng bệnh: Những khuyến cáo về thời gian tiêm chủng cho từng loại vaccine là khác nhau. Tuy nhiên, các vaccine được tiêm chủng theo lịch định sẵn, bắt đầu khi trẻ được 2 tháng tuổi cho đến khi trẻ được 6 tuối. Hầu hết các mũi tiêm chủng đều được chích vào cơ thể trước khi Bạn được 2 tuổi. Một số vaccine có thể phòng bệnh cả đời sau một hoặc một chuỗi mũi tiêm theo lịch, một số loại khác chỉ có thời gian bảo vệ cơ thể theo từng năm (ví dụ như vaccine phòng cúm chẳng hạn). Một số mũi tiêm chủng thực hiện trễ hơn hoặc khi tai nạn xảy ra mới tiêm chủng (ví dụ như tiêm chủng tetanus- phong đòn gánh- khi trẻ được 12 tuổi hoặc ngay sau khi bị chấn thương rách da bởi các vật dơ bẩn). Các mũi tiêm chủng thường được chích vào bắp tay, nơi gần với khớp vai, thỉnh thoảng thấy tiêm ở bắp đùi. Việc tiêm chủng có thể gây ra một vài triệu chứng không mong muốn. Tuy nhiên các triệu chứng này vẫn nhẹ hơn nhiều so với các triệu chứng thật của bệnh. Các triệu chứng thường thấy sau khi tiêm chủng như đau tại chổ chích, đau đầu, sốt nhẹ, buồn nôn, ... Tuy nhiên, rất hiếm thấy báo cáo các trường hợp tai biến nghiêm trọng sau khi tiêm chủng. IV. Các tác dụng ngoại ý của vaccine: Vaccine, cũng như tất cả các loại thuốc khác, đều có thể gây ra các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng (sốc do dị ứng với thuốc). Nhìn chung, tiêm chủng vaccine tương đối an toàn. Sau khi tiêm chủng vaccine, thường thấy xuất hiện các triệu chứng đau & sưng đỏ ở vùng chích, có thể kèm theo sốt nhẹ, hơi đầu đầu hoặc cảm giác buồn nôn. Tuy nhiên các triệu chứng này sẽ biến mất sau vài ngày thậm chí không cần điều trị gì. Có một số trường hợp tuyệt đối không được tiêm chủng hoặc phải rất thận trọng khi tiêm chủng. Ví dụ như người bị dị ứng với trứng thì không nên tiêm ngừa cúm. Lý do là virus cúm tiêm vào cơ thể được nuôi dưỡng trong lòng đỏ trứng gà và gây ra sốc cho người được tiêm chủng. Nói chung, nếu người nào bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của liều tiêm chủng đều phải báo trước cho BS trước khi quyết định mũi tiêm.
  4. Trong thời gian sau khi tiêm chủng, nếu cơ thể trẻ phản ứng quá mức với bất kỳ mũi tiêm nào trước đó thì không nên cho trẻ tiêm chủng tiếp mũi tiếp theo (cùng loại). Đừng ngần ngại chất vấn BS của Bạn nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào. V. Theo dõi & xử trí sau khi tiêm chủng: Sau khi trẻ được tiêm chủng, Bạn nên theo dõi trẻ trong vòng vài giờ tiếp theo xem có những phản ứng bất thường nào như sốt cao hoặc các triệu chứng của dị ứng. Các biểu hiện khác dưới đây được cho là các tình trạng phản ứng mạnh của cơ thể đối với mũi tiêm chích: - Khó thở - Thở khò khè, nghe như tiếng sáo hoặc tiếng thở ở bệnh nhân khi đang trong cơn hen suyễn - Phát ban - Nhợt nhạt, xanh xao - Yếu mệt, lừ đừ - Tim đập nhanh - Hoa mắt, choáng váng - Sưng tấy cổ họng VI. Lịch tiêm chủng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2