intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tiện ren vuông (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:47

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Tiện ren vuông (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được các các thông số hình học của dao tiện ren vuông ngoài và ren vuông trong; Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao tiện ren vuông ngoài và trong;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tiện ren vuông (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: TIỆN REN VUÔNG NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: / QĐ-CĐCG ngày … tháng.... năm…… của Trường cao đẳng Cơ giới Quảng Ngãi, năm 2022 (Lưu hành nội bộ) TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
  2. Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU 2
  3. Trong chiến lược phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa nhất là trong lĩnh vực cơ khí – Nghề cắt gọt kim loại là một nghề đào tạo ra nguồn nhân lực tham gia chế tạo các chi tiết máy móc đòi hỏi các sinh viên học trong trường cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm chủ các công nghệ sau khi ra trường tiếp cận được các điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Khoa Cơ khí Trường Cao đẳng cơ giới Quảng Ngãi đã biên soạn cuốn giáo trình mô đun Tiện ren vuông. Nội dung của mô đun để cập đến các công việc, bài tập cụ thể về phương pháp và trình tự gia công các chi tiết. Căn cứ vào trang thiết bị của các trường và khả năng tổ chức học sinh thực tập ở các công ty, doanh nghiệp bên ngoài mà nhà trường xây dựng các bài tập thực hành áp dụng cụ thể phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện tại. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, song không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các bạn và đồng nghiệp để cuốn giáo trình hoàn thiện hơn. Quảng Ngãi, ngày tháng năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Trương Thị Ngọc Thư Chủ biên 2. …………........................ 3. …………........................ MỤC LỤC 3
  4. STT NỘI DUNG TRANG 1 Lời giới thiệu 2 2 Mục lục 3 3 Bài 1: khái niệm chung về ren vuông 13 4 Bài 2: dao tiện ren vuông, mài dao tiện ren 21 5 Bài 3: tiện ren vuông ngoài 27 6 Bài 4: tiện ren vuông trong 35 7 Tài liệu tham khảo 44 TÊN MÔ ĐUN: TIỆN REN TAM GIÁC Mã mô đun: MĐ 31 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: 4
  5. - Vị trí: Mô đun tiện ren vuông được bố trí sau khi sinh vên đã học MH07, MH09, MH10, MH11, MH12, MH15, MĐ22; MĐ23; MĐ31. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề thuộc các môn học, mô đun đào tạo nghề. - Ý nghĩa và vai trò: Là mô đun có ý nghĩa và vai trò quan trọng, người học được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về tiện ren vuông, sử dụng dụng cụ thiết bị và thực hiện tiện ren vuông ngoài và trong đúng qui trình, đạt yêu cầu kỹ thuật. Mục tiêu của mô đun: - Kiến thức: A1. Trình bày được các các thông số hình học của dao tiện ren vuông ngoài và ren vuông trong A2. Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao tiện ren vuông ngoài và trong; A3. Xác định được các thông số cơ bản của ren vuông A4. Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi tiện ren vuông ngoài và trong; A5. Tra được bảng chọn chế độ cắt khi tiện ren vuông A6. Phân tích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa; - Kỹ năng: B1. Vận hành được máy tiện để tiện ren vuông ngoài và trong đúng qui trình qui phạm, ren đạt cấp chính xác 7-6, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: 5
  6. C1. Tích cực, tự giác, hợp tác trong học tập. Đảm bảo được an toàn lao động và vệ sinh môi trường C2. Vệ sinh nhà xưởng 1.Chương trình khung nghề cắt gọt kim loại Tên môn Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ) Mã MH, học, mô Trong đó MĐ Tổng số đun Lý thuyết Thực hành Kiểm tra I Các môn học chung 18 435 157 255 23 MH 01 Chính trị 3 75 41 29 5 MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 2 MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4 MH 04 Giáo dục quốc phòng - An ninh 3 75 36 35 4 MH 05 Tin học 3 75 15 58 2 MH 06 Ngoại ngữ (Anh văn) 5 120 42 72 6 Các môn học, mô II đun đào 106 2370 860 1411 99 tạo nghề bắt buộc Vẽ kỹ 3 MH 07 60 33 24 3 thuật MH 08 Autocad 3 60 20 38 2 MH 09 Cơ lý 4 60 46 12 2 6
  7. thuyết Sức bền 3 MH 10 45 34 8 3 vật liệu Dung sai – 3 MH 11 Đo lường 45 34 8 3 kỹ thuật Vật liệu 3 MH 12 45 41 2 2 cơ khí Nguyên lý 4 MH 13 – Chi tiết 60 50 7 3 máy Kỹ thuật 2 an toàn và MH 14 30 28 0 2 Bảo hộ lao động Tổ chức 2 MH 15 quản lý 30 19 9 2 sản xuất Nguyên lý 3 MH 16 45 34 8 3 cắt Máy cắt 4 và máy điều khiển MH 17 60 50 5 5 theo chương trình số MH 18 Đồ gá 2 45 39 4 2 MH 19 Công 3 75 64 7 4 nghệ chế tạo máy và Thiết kế quy trình công 7
  8. nghệ Nguội cơ 2 MĐ 20 60 14 43 3 bản Kỹ thuật 3 điện – MĐ 21 Điện tử 45 37 5 3 công nghiệp Tiện trụ ngắn, trụ MĐ 22 bậc, tiện 3 90 16 71 3 trụ dài l 10d Tiện rãnh, 1 MĐ 23 30 5 24 1 cắt đứt Gia công 3 MĐ 24 lỗ trên 75 16 56 3 máy tiện Phay, bào 3 mặt phẳng ngang, MĐ 25 song song, 90 15 72 3 vuông góc, nghiêng Phay, bào 2 MĐ 26 mặt phẳng 45 8 35 2 bậc Phay, bào 2 MĐ 27 rãnh, cắt 45 8 35 2 đứt MĐ 28 Tiện côn 2 45 10 33 2 MĐ 29 Phay, bào 3 75 20 52 3 8
  9. rãnh chốt đuôi én - chữ T Tiện ren 2 MĐ 30 60 13 45 2 tam giác Tiên ren 3 MĐ 31 60 11 47 2 vuông Tiện ren 3 MĐ 32 60 11 47 2 thang Phay đa 2 MĐ 33 45 7 36 2 giác Phay bánh 2 MĐ 34 răng trụ 60 8 50 2 răng thẳng Phay bánh 2 răng trụ MĐ 35 răng 45 15 28 2 nghiêng, rãnh xoắn Tiện CNC 3 MĐ 36 75 7 65 3 cơ bản Phay CNC 3 MĐ 37 75 7 65 3 cơ bản Tiện lệch 3 15 57 3 MĐ 38 tâm, tiện định hình 75 Tiện chi 2 8 50 2 tiết có gá MĐ 39 lắp phức tạp 60 MĐ 40 Doa lỗ 2 45 5 38 2 trên máy doa vạn 9
  10. năng Thực hành 2 12 46 2 MĐ 41 hàn 60 Mài mặt 2 MĐ 42 phẳng 45 12 31 2 Mài trụ 2 MĐ 43 ngoài, mài côn ngoài 45 12 31 2 Lập chương 3 trình gia công sử dụng chu MĐ 44 trình tự 60 18 39 3 động, bù dao tự động trên máy phay CNC Ngoại ngữ 4 MĐ 45 chuyên ngành 60 40 16 4 Thực tập 5 MĐ 46 180 18 162 0 sản xuất Tổng cộng 126 2805 1017 1666 122 2. Chương trình chi tiết mô đun Tên các Thời gian đào tạo (giờ) Số TT bài trong Tổng Lý Thực Kiểm mô đun số thuyết hành tra* 1 Khái niệm chung về ren tam giác 4 4 0 0 10
  11. 2 Dao tiện ren tam giác – Mài dao tiện ren 8 3 4 1 3 Tiện ren tam giác ngoài 28 3 25 0 4 Tiện ren tam giác trong 35 3 31 1 Cộng 75 13 60 2 3. Điều kiện thực hiện môn học: 3.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 3.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn, tranh vẽ.... 3.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, máy tính,… 3.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về tiện ren vuông 4. Nội dung và phương pháp đánh giá: 4.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 4.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 4.2.1. Cách đánh giá 11
  12. - Áp dụng quy chế đào tạo Trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Cơ giới như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 4.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột điểm kiểm tra Thường Viết/ Tự luận/ A1, C1 1 Sau 10 xuyên Thuyết trình Trắc nghiệm/ giờ. Báo cáo Định kỳ Viết và Tự luận/ A1, A2, A3, A4, 3 Sau 20 thực hành Trắc nghiệm/ A5, A6, B1, C1 giờ thực hành Kết thúc môn Vấn đáp và Vấn đáp và A1, A2, A3, A4, 1 Sau 60 học thực hành thực hành A5, A6, B1, C1, C2 giờ trên mô hình 4.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. 12
  13. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 5. Hướng dẫn thực hiện môn học 5.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng cao đẳng cắt gọt kim loại 5.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 5.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: Trình chiếu, thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập cụ thể, câu hỏi thảo luận nhóm…. * Thực hành: - Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập thực hành theo nội dung đề ra. - Khi giải bài tập, làm các bài Thực hành, bài tập:... Giáo viên hướng dẫn, thao tác mẫu và sửa sai tại chỗ cho nguời học. - Sử dụng các học cụ mô phỏng để minh họa các bài tập ứng dụng về autocad * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 5.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) 13
  14. - Sinh viên trao đổi với nhau, thực hiện bài thực hành và báo cáo kết quả - Tham dự tối thiểu 70% các giờ giảng tích hợp. Nếu người học vắng >30% số giờ tích hợp phải học lại mô đun mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: Là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 2-3 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 6. Tài liệu tham khảo: 1. PGS.TS. TRẦN VĂN ĐICH - Kỹ thuật tiện - Nxb Khoa học kỹ thuật. Hà Nội, 2002. 2. NGUYỄN QUANG CHÂU - Kỹ thuật tiện - Nxb Thanh niên, 1999. 3. NGUYỄN HẠNH - Kỹ thuật tiện - Nxb Trẻ, 2002. 4. NGUYỄN TIẾN ĐẠT - Biên dịch - Hướng dẫn dạy tiện kim loại - Nxb Lao động. 14
  15. BÀI 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ REN VUÔNG Mã bài: MĐ 31. 01 Giới thiệu: Ren vuông thường được dùng trên trục vít và các bộ phận khác trong máy đòi hỏi sự truyền động công suất cực đại. Muốn thực hiện việc tiện ren vuông bằng dao tiện trên máy tiện thì cần phải biết xác định các thông số của ren, nguyên lý tạo ren…nhằm linh hoạt hơn trong việc xử lý các bước ren cần cắt kể cả với những bước ren không có trong bảng bước ren của máy. Mục tiêu: - Trình bày được các thông số cơ bản của ren vuông; - Trình bày được các phương pháp lấy chiều sâu cắt khi tiện ren vuông; - Tính toán được bộ bánh răng thay thế; - Chọn, lắp và điều chỉnh được bộ bánh răng thay thế để tiện ren vuông; - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, chủ động và tích cực trong học tập. Phương pháp giảng dạy và những quy định khi thực tập tại xưởng - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); tác phong đúng nội quy tại xưởng - Đối với người học: chấp hành nghiêm túc nội quy trong xưởng khi thực hành Điều kiện thực hiện bài học - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học chuyên môn - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. 15
  16. - Các điều kiện khác: Không có Kiểm tra và đánh giá bài học - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có  Kiểm tra định kỳ thực hành: không có Nội dung chính: 1. Các thông số cơ bản của ren vuông Mục tiêu: - Vẽ hình và trình bày được các thông số của ren vuông; - Tính toán được các thông số cơ bản của ren. 1.1. Công dụng. Ren vuông được dùng trong chi tiết máy truyền chuyển động chịu tải trọng hai chiều như vít truyền lực của máy tiện, máy ép,... 1.2. Hình dáng và kích thước ren vuông. 16
  17. Trắc diện ren vuông có hình dạng vuông và góc prôfin = 0. Vì vậy hiệu suất của nó khá cao nhưng khó chế tạo, khó lắp chính xác. Khi mòn sinh ra khe hở hướng tâm và chiều trục. Ren vuông không được tiêu chuẩn hoá, khi thiết kế ren vuông người ta dựa vào đường kính và bước ren như đối với ren thang. Ký hiệu: Ren vuông: V, số tiếp theo chỉ đường kính ngoài, tiếp theo nữa là bước ren. Ví dụ: V36x6; V28x6... h = S/2 h1 = (P + 0,25)/2 L = L1 = P/2 Hình 1.1.Hình dáng, kích thước ren vuông d4 = d – 2h1 = d – (P + 0,25) d1 = d – P d3 = d - 0,25 e = e’ = 0,25 Trong đó: D1 : đường kính đỉnh ren lỗ. D3 : đường kính chân ren lỗ. d : đường kính đỉnh ren trục. D4: đường kính chân ren trục. L : là bề rộng đáy ren trong hay bề rộng lưỡi cắt của dao tiện ren trong. 17
  18. z : là khe hở giữa trục ren và đai ốc. Thông thường với ren có bước nhỏ hơn hay bằng 5 thì z = 0,25. Với ren có bước lớn từ 6 trở lên thì chọn z = 0,5 2. Các phương pháp lấy chiều sâu cắt khi tiện ren vuông Mục tiêu: - Trình bày được các phương pháp lấy chiều sâu cắt khi tiện ren vuông; - Vận dụng để tiện được ren vuông với các bước ren khác nhau đạt yêu cầu. Thông thường để cắt hết biên dạng ren thì người ta thực hiện tiến dao sau mỗi lượt cắt bằng cách quay tay quay của bàn dao ngang một lượng bằng chiều sâu cắt. Với những bước ren lớn, khi tiện dùng dao có lưỡi cắt chính nhỏ hơn nửa bước ren để cắt đủ chiều sâu, sau đó thực hiện tiến dao bằng bàn trượt dọc trên để cắt đủ chiều rộng rãnh ren. Hình 1.2. Cách tiến dao khi tiện ren vuông 3. Tính toán bộ bánh răng thay thế, điều chỉnh máy 18
  19. Mục tiêu: - Trình bày rõ nguyên tắc tạo ren bằng dao tiện trên máy tiện theo sơ đồ; - Tính bánh răng thay thế để tiện các bước ren có bước bất kỳ trên máy tiện vạn năng; Các bước ren tiêu chuẩn của từng loại ren cụ thể được cho trong bảng gắn ở ụ đứng của máy. Khi gia công chỉ cần điều chỉnh vị trí các tay gạt. Các bước ren không có trong bảng ta phải sử dụng các tỉ số truyền trong hộp chạy dao để cắt các bước ren có trong bảng gần sát nhất với bước ren cần cắt và thay đổi tỉ số truyền của các bánh răng thay thế được lắp trên chạc điều chỉnh trong bộ thay thế. Tỉ số truyền của các bánh răng thay thế được tính theo công thức: + Với ren hệ mét: it = Z1/Z2.Z3/Z4.Pc/Pb + Với ren hệ anh: it = Z1/Z2.Z3/Z4.nb/nc + Với ren mô đun: it = Z1/Z2.Z3/Z4.mc/mb Trong đó: Z1, Z2, Z3, Z4 là các bánh răng thay thế lắp trên chạc để cắt các bước ren có trong bảng. Pc: Bước ren hệ một cần cắt. Pb: Bước ren có trong bảng gần sát nhất với bước ren cần cắt. nc: Số vòng ren/inch của ren cần cắt. nb: Số vòng ren/inch có trong bảng gần sát nhất với số vòng ren/inch của ren cần cắt. mc: Mô đun của ren cần cắt. mb: Mô đun của ren có trong bảng gần sát nhất với mô đun ren cần cắt. 19
  20. - Sơ đồ lắp bánh răng thay thế: +Trường hợp 1: Có 1 cặp bánh răng thay thế: it = Kiểm tra bước xoắn: Pn = Pvm. + Trường hợp 2: Có 2 cặp bánh răng thay thế: Z1 Z2 it = Kiểm tra điều kiện ăn khớp: Z1+ Z2 ≥ Z3 + 15÷20 răng Z3+ Z4 ≥ Z2 + 15 ÷ 20 răng + Trường hợp 3: Có 3 cặp bánh răng thay thế: it = Kiểm tra điều kiện ăn khớp: Z1+ Z2 ≥ Z3 + 15 ÷ 20 răng Z3+ Z4 ≥ Z2 + 15 ÷ 20 răng Z5+ Z6 ≥ Z4 + 15 ÷ 20 răng - Khi tính toán bánh răng thay thế phải nằm trong các bộ sau: Bộ 4: 20, 24, 28….80 răng. Bộ 5: 20, 25, 30…120 răng. Bộ đặc biệt: 47, 97, 127 răng. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1