intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tiếng Việt thực hành (Ngành: Hành chính văn phòng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Tiếng Việt thực hành (Ngành: Hành chính văn phòng - Trung cấp) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản; Rèn luyện kỹ năng viết văn bản; Rèn luyện kỹ năng đặt câu - dùng từ - chính tả. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tiếng Việt thực hành (Ngành: Hành chính văn phòng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH NGÀNH, NGHỀ: HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐCĐ ngày / / 20... của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum) Kon Tum, năm 2022
  2. MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN LỜI GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN..........2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình “Tiếng Việt thực hành” được biên soạn dựa trên Chương trình đào tạo ngành, nghề Hành chính văn phòng trình độ Trung cấp. Mục đích của giáo trình để làm tài liệu giảng dạy và làm tài liệu học tập chính thức trong nhà trường. Giáo trình “Tiếng Việt thực hành” được biên soạn có tham khảo giáo trình “Tiếng Việt thực hành” của tác giả Bùi Minh Toán(Chủ biên) và các giáo trình liên quan khác nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Tiếng Việt là một ngôn ngữ luôn gắn liền với sự phát triển của xã hội Việt Nam, chịu tác động to lớn và mạnh mẽ của các tiến trình phát triển của Việt Nam, là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất của một cộng đồng dân cư rộng lớn, là tài sản quý giá của quốc gia dân tộc. Vấn đề được đặt ra trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa là phải kế thừa được giá trị ngôn ngữ truyền thống và hội nhập như thế nào để đừng đánh mất bản sắc của tiếng Việt. Chính vì vậy, trong khung chương trình đào tạo giáo dục của nhiều bậc học, trường học hiện nay, môn Tiếng Việt thực hành được xem là một môn học vô cùng quan trọng. Việc nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt cho học là một công việc không thể xem nhẹ. Giáo trình “Tiếng Việt thực hành” được biên soạn nhằm mục đích hệ thống, củng cố và nâng cao kiến thức tiếng Việt phổ thông cơ bản, hoàn thiện kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp xã hội. Đồng thời chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng nói và viết, phân tích và tạo lập văn bản, đặc biệt là các văn bản hành chính cho học sinh qua các bài tập thực hành. Giáo trình được cấu trúc 3 chương: Chương 1. Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản Chương 2. Rèn luyện kỹ năng viết văn bản Chương 3. Rèn luyện kỹ năng đặt câu - dùng từ - chính tả Trong quá trình biên soạn, mặc dù tác giả đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy, cô trong nhà trường và Quý bạn đọc để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn. Kon Tum,ngày 07 tháng 07 năm 2022 BIÊN SOẠN Nguyễn Thị Hạnh
  4. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC TÊN MÔN HỌC: TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC Mã môn học: 51063001 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Đây là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, nghề Hành chính văn phòng trình độ trung cấp được bố trí kỳ 2 của khóa học. - Tính chất: Là môn học bắt buộc của ngành, nghề Hành chính văn phòng trình độ trung cấp. Tiếng Việt thực hành là môn học kết hợp giữa lý thuyết, thảo luận và bài tập. - Ý nghĩa: Sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn, linh hoạt, phù hợp phong cách ngôn ngữ chức năng và hoạt động giao tiếp hàng ngày. Mục tiêu của môn học Sau khi kết thúc môn học, học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức - Trình bày được những yêu cầu chung của việc đọc hiểu văn bản, phân tích văn bản và tóm tắt văn bản. - Trình bày được những yêu cầu chung của việc viết văn bản; dùng từ, đặt câu và nguyên tắc chính tả tiếng Việt. - Phân tích được quy trình phân tích và tóm tắt văn bản. - Phân tích được quy trình viết văn bản. 2. Về kỹ năng - Đọc và hiểu sâu sắc văn bản. - Tóm tắt, phân tích thành thạo văn bản. - Định hướng, lập đề cương và viết được văn bản hoàn chỉnh.
  5. - Sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn, linh hoạt, phù hợp phong cách ngôn ngữ chức năng và hoạt động giao tiếp hàng ngày. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Chủ động, linh hoạt, tự học tập, trao đổi kinh nghiệm nhằm tích lũy kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Ý thức được tầm quan trọng của môn học; nâng cao ý thức trách nhiệm đối với với môn học, trách nhiệm với nghề nghiệp. NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC CHƯƠNG 1: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Mã chương 51063001-01 GIỚI THIỆU Kỹ năng đọc hiểu văn bản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và công việc. Khi rèn luyện được kỹ năng này, con người có thể nắm bắt được thông tin nhanh chóng, hiệu quả, tránh được các vấn đề hiểu lầm, sai sót của cách truyền đạt qua truyền miệng. Bên cạnh đó, kỹ năng đọc hiểu văn bản cũng là nền tảng quan trọng để phát triển kỹ năng ngôn ngữ và hình thành kỹ năng viết. Quan trọng hơn, kỹ năng đọc hiểu đòi hỏi con người phải vận dụng các năng lực tổng hợp góp phần kích thích trí não hoạt động và phát triển năng lực tinh thần một cách toàn diện. Chương 1 sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản của việc đọc hiểu văn bản và phân tích được quy trình phân tích văn bản và tóm tắt văn bản. MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: - Trình bày được những yêu cầu chung của việc đọc hiểu văn bản và phân tích được quy trình phân tích văn bản và tóm tắt văn bản. - Đọc hiểu sâu sắc và tóm tắt, phân tích được văn bản hoàn chỉnh.
  6. - Chủ động, linh hoạt, tự học tập,tích cực rèn luyện thực hành đọc hiểu văn bản trong học tập, công việc và giao tiếp hàng ngày. NỘI DUNG 1. Phân tích văn bản 1.1. Tìm hiểu chung về phân tích văn bản Đọc là một cách giao tiếp giữa bạn đọc với người viết để hiểu về những điều người viết trình bày, thể hiện, những quan điểm, tư tưởng, tình cảm... trong văn bản. Đọc văn bản là một hoạt động, hiểu văn bản là mục đích, kết quả của hoạt động ấy. Đọc văn bản là hoạt động người đọc tự phân tích văn bản để hiểu rõ những điều người viết thể hiện trong đó. Quá trình viết văn bản là quá trình mã hóa ngôn ngữ, chuyển ý thành lời ở phía người viết. Quá trình đọc là quá trình giải mã ngôn ngữ chuyển lời thành ý trong nhận thức của người đọc. Muốn hiểu được văn bản, người đọc cần phân tích văn bản đó để hiểu ý đồ, tâm tư tình cảm của người viết gửi gắm trong đó(1). Đọc hiểu một văn bản, thực chất là một quá trình người đọc phân tích văn bản để trả lời cho các câu hỏi: + Văn bản viết về vấn đề gì? (Nội dung của văn bản) + Văn bản viết ra nhằm đạt kết quả gì? (Mục đích giao tiếp của văn bản) + Văn bản nhằm tới người đọc nào? (Đối tượng giao tiếp của văn bản) + Văn bản được viết như thế nào? (Cách thức giao tiếp của văn bản) Các câu hỏi này càng được trả lời cụ thể, rõ ràng trong nhận thức của nguời đọc bao nhiêu thì chứng tỏ việc đọc - hiểu càng chính xác, sâu sắc và hiệu quả bấy nhiêu. I. 1.2. Phân tích nội dung giao tiếp của văn bản Nội dung giao tiếp của văn bản chính là mảng hiện thực được tác giả nhận thức, trình bày và phản ánh trong văn bản. Nội dung văn bản rất phong phú, đa dạng, có thể rất rộng hoặc hẹp, có thể rất cụ thể hoặc trừu tượng, có thể thuộc đời sống hiện thực hoặc đời sống tinh thần...phù hợp với mục đích, hoàn cảnh và
  7. đối tượng giao tiếp. Nội dung văn bản tồn tại dưới dạng ngôn ngữ, được tác giả mã hóa để truyền đi và người đọc giải mã để tiếp nhận. Người đọc có thể đọc kỹ hoặc đọc lướt để cảm nhận về nội dung cần tiếp nhận trong văn bản. Để định hướng nội dung tiếp nhận, người đọc cần dựa vào: Đầu đề của văn bản; các đề mục lớn nhỏ của văn bản; các từ ngữ chốt (từ khoa) được lặp lại trong văn bản. - Đầu đề của văn bản: Nhìn chung, dựa vào đầu đề trong các văn bản chúng ta có thể nhanh chóng xác định được chính xác nội dung chính của văn bản và định hướng tìm hiểu nội dung sẽ rõ ràng và chính xác hơn. - Các đề mục trong văn bản: Đối với những văn bản có chứa các đề mục thì chính các đề mục đó sẽ góp phần cụ thể hoá thêm cho đầu đề văn bản, giúp người đọc xác định càng rõ ràng hơn nội dung, càng chính xác hơn hướng tiếp nhận văn bản. Những đề mục lớn nhỏ này tự nó những cái mốc định hướng cho việc giải mã nội dung của văn bản một cách có hiệu quả. Trong thực tế chúng ta thấy có những văn bản không có đề mục. Với những văn bản như vậy, người đọc có thể dựa vào những câu được in nghiêng hoặc những dòng chữ in đậm trong văn bản…Đây thường là những câu chứa thông tin quan trọng mà người viết muốn người đọc chú ý. Khi đã nắm được tất cả nội dung thông tin trong các câu quan trọng ấy nằm trong suốt văn bản, người đọc sẽ có thể tự khái quát và tổng hợp lại để rút ra ý chính. - Các từ ngữ then chốt trong văn bản: Sau khi đọc lướt nhanh các đề mục, các câu in đậm, in nghiêng trong văn bản, để có được sự hiểu biết đầy đủ và chính xác về nội dung của văn bản, chúng ta phải đọc kỹ lưỡng, cẩn thận về văn bản đó. II. 1.3. Phân tích mục đích giao tiếp của văn bản Mỗi văn bản có mục đích giao tiếp nhất định. Mục đích giao tiếp rất đa dạng: thông báo tin tức, trao đổi vấn đề, động viên, đồng tình, phê phán, lên án...Mục đích của văn bản tác động, thay đổi về nhận thức, tình cảm, thái độ, hành động đối với người đọc. Người đọc nhận ra mục đích giao tiếp thông qua việc suy luận, phán đoán từ nội dung, cách sử dụng ngôn ngữ... để tìm ra chủ đề của văn bản.
  8. Để xác định được chính xác mục đích giao tiếp của văn bản, cần dựa vào các yếu tố: Đầu đề của văn bản; hệ thống những câu chủ đề chứa đựng trong các đoạn văn; phần mở đầu và phần kết thúc văn bản... III. 1.4. Phân tích đối tượng giao tiếp của văn bản Đối tượng giao tiếp của văn bản chính là người đọc, người lĩnh hội, người tiếp nhận văn bản, còn gọi là nhân vật giao tiếp.Trong hoạt động giao tiếp bao gồm người tạo lập văn bản là người viết hoặc người nói và người tiếp nhận văn bản là người nghe hoặc người đọc. Người tạo lập văn bản có thể chỉ là một người. Nhưng người tiếp nhận văn bản có thể là một hoặc nhiều người. Hiệu quả giao tiếp phụ thuộc vào cả người tạo lập văn bản và n người tiếp nhận văn bản. Do đó, người viết phải có hiểu biết về người tiếp nhận văn bản như: Thói quen sử dụng ngôn ngữ, kinh nghiệm, hoàn cảnh sống, tâm lí, nhu cầu, hứng thú... Sự hiểu biết về đối tượng giao tiếp càng phong phú, sâu sắc thì hiệu quả giao tiếp càng cao. Khi đọc - hiểu một văn bản, việc hiểu rõ về đối tượng giao tiếp mà văn bản hướng tới thì sẽ hiểu sâu sắc, đầy đủ những chi tiết, hình ảnh, ngôn từ, nội dung, ý nghĩa... được tác giả lựa chọn, sử dụng và thể hiện trong văn bản. Những cơ sở giúp cho việc xác định nhanh và chính xác đối tượng giao tiếp của văn bản: + Dựa vào tên sách, loại sách, tên bài viết. + Dựa vào đầu đề, các mục lớn. + Dựa vào hệ thống các danh từ chỉ người hoặc đại từ xưng hô, đại từ thay thế xuất hiện trong văn bản. + Dựa vào các chi tiết, hình ảnh, các cách dẫn giải, so sánh được lựa chọn và sử dụng trong văn bản. + Dựa vào các từ ngữ mang tính chất đặc trưng khác: từ ngữ thể hiện hành động, đặc tính, bản chất của đối tượng, hoặc từ chỉ trạng thái, thời gian, không gian xuất hiện của đối tượng...
  9. Hiểu đối tượng giao tiếp mà văn bản hướng đến sẽ giúp người đọc hiểu văn bản, lí giải chính xác, sâu sắc nội dung và hình thức mà văn bản sử dụng. IV. 1.5. Phân tích cách thức giao tiếp của văn bản Cách thức giao tiếp (cách trình bày văn bản) phù hợp với nội dung, đối tượng và mục đích giao tiếp của văn bản là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả giao tiếp của văn bản. Để đọc - hiểu văn bản cần tìm hiểu việc chọn lựa cách thức giao tiếp của tác giả trong văn bản. Trong một văn bản, nội dung bao giờ cũng thống nhất với hình thức tổ chức. Nếu hình thức không phù hợp sẽ phá vỡ nội dung. Cùng một nội dung (đề tài, chủ đề...) nhưng cách tổ chức khác nhau (ngôn ngữ, bố cục, lập luận... khác nhau) sẽ đem lại hiệu quả giao tiếp khác nhau. Khi đọc - hiểu văn bản, việc xác định thể loại, phương thức trình bày giúp người đọc thấy rõ cái hay trong nghệ thuật ngôn từ, sự phù hợp giữa nội dung và hình thức trình bày của văn bản. Từ đó nguời đọc xác định và hiểu được chính xác những thông tin văn bản đưa ra. 2. Tóm tắt văn bản V. 2.1. Tìm hiểu chung về tóm tắt văn bản Khái niệm: Tóm tắt văn bản là một hoạt động ghi lại những nội dung chính, những thông báo chủ yếu của văn bản gốc dưới dạng dồn nén các thông tin theo một mục đích nào đó đã được định trước. Mỗi phong cách khác nhau việc tóm tắt văn bản khác nhau (2). Để đánh giá chất lượng của bản tóm tắt, cần dựa vào các yêu cầu sau: - Bản tóm tắt phải đảm bảo ngắn gọn, cô đọng so với bản gốc, loại bỏ những chi tiết phụ, rườm rà. - Bản tóm tắt phải đảm bảo phản ánh trung thành những nội dung cơ bản, những hướng đích và cách thức lập luận, trình bày nội dung của văn bản gốc. Tuyệt đối không làm sai lạc ý đồ tác giả, không xuyên tạc hoặc thêm bớt chi tiết.
  10. - Bản tóm tắt cần phù hợp với mục đích đặt ra, càng ngắn - gọn - thỏa mãn mục đích đề ra càng tốt. Muốn tóm tắt một văn bản, cần xác định rõ mục đích tóm tắt. Khi xác định rõ, ta mới tìm được cách đọc phù hợp và lựa chọn được cách tóm tắt tốt nhất. Một số mục đích của việc tóm tắt văn bản: - Lưu giữ tài liệu ở dạng ngắn gọn nhất. - Nhớ nhanh những thông tin về nội dung cơ bản, ý cốt lõi, luận điểm chủ yếu của văn bản gốc. - Sử dụng bản tóm tắt để trích dẫn hoặc làm căn cứ để khôi phục lại nội dung thông tin của văn bản gốc. - Bao quát lại toàn bộ nội dung, lập luận của văn bản gốc một cách dễ dàng. VI. 2.2. Lựa chọn hình thức tóm tắt văn bản Tuỳ theo mục đích, tuỳ theo phương thức trình bày của văn bản gốc mà người đọc có thể chọn những hình thức tóm tắt khác nhau. Bản tóm tắt có thể dài, có thể ngắn; có thể chi tiết, có thể sơ lược; có thể trích dẫn lời văn của văn bản gốc, cũng có thể chỉ là lời văn của người tóm tắt; có thể chỉ thuần tuý tóm tắt nội dung văn bản, cũng có thể vừa tóm tắt nội dung văn bản vừa đưa cả những suy nghĩ, những cảm nhận của người tóm tắt…Như vậy, có thể khẳng định trong thực tế của việc tóm tắt văn bản, có nhiều hình thức tóm tắt khác nhau. Việc lựa chọn hình thức tóm tắt nào là có hiệu quả chỉ có thể được đánh giá một cách cụ thể tuỳ thuộc vào mục đích tóm tắt, tuỳ thuộc vào văn bản cụ thể. * Các hình thức tóm tắt vản bản: - Tóm tắt văn bản thành đề cương: Dựa vào bố cục của văn bản gốc để hình thành bộ khung cho đề cương tóm tắt văn bản. Đối với văn bản có sẵn các đề mục thì mỗi đề mục đó sẽ ứng với một ý lớn, một mục trong đề cương. Đối
  11. với văn bản không có đề mục, ta cần dựa vào các luận điểm để lập thành từng mục ý cho đề cương. Khi lập bộ khung đề cương, chúng ta nên chú ý sử dụng các kí hiệu để tách các bậc ý lớn nhỏ, ý chính phụ cho thật rõ ràng. Đối với các văn bản gốc không có kí hiệu sẵn, chúng ta phải dựa vào các ý trong văn bản mà ghi kí hiệu cho phù hợp. - Tóm tắt thành văn bản nhỏ: Rút gọn văn bản gốc về mặt dung lượng, vẫn giữ nguyên nội dung cơ bản của văn bản gốc. Văn bản tóm tắt thường có bố cục 3 phần: Mở đầu, triển khai và kết thúc. + Phần mở đầu và phần kết thúc có thể được tóm tắt bằng cách đưa câu chủ đề của văn bản gốc vào văn bản tóm tắt. + Phần triển khai có thể được tóm tắt lần lượt bằng cách bám theo các luận điểm được trình bày trong văn bản gốc. Khi tóm tắt các văn bản khoa học, cần chú ý sử dụng hệ thống thuật ngữ phù hợp với văn bản bản gốc. - Tóm tắt thành một câu: Đây là cách dồn nén thông tin văn bản tới mức tối đa, đòi hỏi người đọc phải nắm được đề tài, chủ để của văn bản, suy luận để tóm tắt thành một câu. VII. 2.3. Tiến hành tóm tắt văn bản Các bước tóm tắt văn bản: - Bước 1: Định hướng tóm tắt văn bản + Xác định rõ mục đích tóm tắt văn bản. + Dựa vào mục đích tóm tắt văn bản để tiến hành chọn cách đọc văn bản: đọc kỹ, đọc lướt, đọc ghi chép... + Chọn hình thức tóm tắt văn bản phù hợp với mục đích đặt ra: tóm tắt thành đề cương, tóm tắt thành văn bản nhỏ, tóm tắt thành một câu. Bước 2: Tiến hành tóm tắt văn bản - Bước 3: Kiểm tra kết quả tóm tắt văn bản và điều chỉnh lại bản tóm tắt dựa theo mục đích đặt ra. Kiểm tra: + Nội dung tóm tắt văn bản.
  12. + Bố cục văn bản tóm tắt. + Từ ngữ, câu chữ, văn phong. + Chính tả, dấu cấu, đề mục... Vì vậy, trong quá trình học tập của bản thân cần rèn luyện thường xuyên kỹ năng tóm tắt văn bản. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 giới thiệu những kiến thức cơ bản về phân tích văn bản và tóm tắt văn bản đồng thời đưa ra những bài tập cụ thể giúp người học rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản. BÀI TẬP Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi 1. Phân tích nội dung giao tiếp của văn bản cần dự vào những yếu tố nào? Câu hỏi 2. Tầm quan trọng của việc phân tích mục đích giao tiếp của văn bản? Câu hỏi 3. Tóm tắt văn bản gồm những hình thức tóm tắt nào? Phân tích các hình thức tóm tắt văn bản đó. Câu hỏi 4. Tóm tắt văn bản gồm mấy bước? Để đánh giá chất lượng của bản tóm tắt, cần dựa vào các yêu cầu nào? Bài tập thực hành 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Chuyện bốn mùa Một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau. Đông cầm tay Xuân, bảo: - Chị là người sung sướng nhất đấy! Ai cũng yêu chị. Chị về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc. Xuân nói:
  13. - Nhưng phải có nắng của em Hạ, cây trong vườn mới đơm trái ngọt. Có em Hạ, các cô cậu học trò mới được nghỉ hè. Cô nàng Hạ tinh nghịch xen vào: - Thế mà thiếu nhi lại thích em Thu nhất. Không có Thu, làm sao có vườn bưởi chín vàng, có đêm trăng rằm rước đèn, phá cỗ, ... Đông, giọng buồn buồn: - Chỉ có em là chẳng ai yêu. Thu đặt tay lên vai Đông, thủ thỉ: - Có em mới bập bùng bếp lửa nhà sàn, có giấc ngủ ấm trong chăn. Sao lại có người không thích em được? Bốn nàng tiên mải chuyện trò, không biết bà Đất đã đến bên cạnh từ lúc nào. Bà vui vẻ góp chuyện: - Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông, ai mà ghét cháu được! Cháu có công ấp ủ mầm sống để cây cối đâm chồi nảy lộc. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu. (Theo Từ Nguyên Tĩnh) a) Văn bản trên viết về vấn đề gì? b) Phân tích nội dung giao tiếp của văn bản. Bài tập thực hành 2: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: Chú ở bên Bác Hồ Chú Nga đi bộ đội Sau lâu quá là lâu! Nhớ chú, Nga thường nhắc: - Chú bây giờ ở đâu? Chú ở đâu, ở đâu?
  14. Trường Sơn dài dằng dặc? Trường Sa đảo nổi, chìm? Hay Kon Tum, Đắk Lắk? Mẹ đỏ hoe đôi mắt Ba ngước lên bàn thờ: - Đất nước không còn giặc Chú ở bên Bác Hồ! (Dương Huy) a) Văn bản trên viết về vấn đề gì? b) Phân tích nội dung giao tiếp của văn bản. Bài tập thực hành 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Cửa Tùng Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải - con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi. Từ cầu Hiền Lương, thuyền xuôi khoảng sau cây số nữa là gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây thường được ngợi ca là “Bà Chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. (Theo Thụy Chương) a) Văn bản trên viết về vấn đề gì? b) Phân tích nội dung giao tiếp của văn bản
  15. c) Em hiểu thế nào là "Bà Chúa của các bãi tắm"? Bài tập thực hành 4: Đọc phần trích sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới: “Ông lão ôm thằng con út vào lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ nói: - Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai? - Là con thầy mấy lỵ con u. - Thế nhà con ở đâu? - Nhà ta ở làng chợ Dầu. - Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: - Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi: - À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: - Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: - Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được vài câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được vài phần.” (Trích “ Làng”- Kim Lân) a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? b) Hãy giải thích từ “ Đơn sai” trong câu văn “Chết thì chết có bao giờ giám đơn sai” c) Hai câu “Nước mắt ông lão cứ giàn ra, chảy ròng ròng hai bên má. Ông nói thủ thỉ….” Là lời của ai ?
  16. d) Tìm một câu nghi vấn và câu cầu khiến trong đoạn trích? e) Nêu nội dung chính của đoạn trích Bài tập thực hành 5: Đọc phần trích sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới: “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa! (“Bếp lửa”- Bằng Việt) a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? b) Trong 2 câu thơ: Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm..... Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ - Giải nghĩa từ “nhóm” trong 2 câu thơ trên? - Xác định nghĩa gốc? Nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa? - Từ “tâm tình” là từ loại nào xét theo nguồn gốc và cấu tạo? c) Chỉ ra tác dụng của điệp từ “nhóm”? d) Nêu nội dung chính của đoạn thơ? Bài tập thực hành 6: Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính: “Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. (…) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn”. (Trích Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục, 2012)
  17. a) Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì?. b) Chỉ ra câu nghi vấn có trong đoạn văn? c) Nêu nội dung của đoạn văn? Em học tập được điều gì từ nhân vật Quang Trung? Bài tập thực hành 7: Đọc câu văn sau và trả lời các câu hỏi: “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa , hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.” ( SGKNgữ văn 9, tập một) a) Văn bản trên đề cập đến chủ đề gì? b) Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào? Bài tập thực hành 8: Tấm Cám Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám. Bà mẹ kế này rất cay nghiệt, bắt Tấm phải làm hết mọi việc nặng nhọc từ việc nhà đến việc chăn trâu cắt cỏ. Trong khi đó Cám được nuông chiều không phải làm gì cả. Một hôm bà ta cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng xúc tép, còn hứa "Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ". Ra đồng, Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ, còn Cám thì mải chơi nên chẳng bắt được gì. Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị : - Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng.
  18. Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu. Nghe tiếng khóc của Tấm, Bụt liền hiện lên hỏi : - Làm sao con khóc ? Tấm kể lể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo: - Thôi con hãy nín đi ! Con thử nhìn vào giỏ xem còn có gì nữa không? Tấm nhìn vào giỏ rồi nói : - Chỉ còn một con cá bống. - Con đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai còn một đem thả xuống cho bống. Mỗi lần cho ăn con nhớ gọi như thế này: Bống bống bang bang Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người. Không gọi đúng như thế thì nó không lên, con nhớ lấy ! Nói xong Bụt biến mất. Tấm theo lời Bụt thả bống xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ mỗi bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống. Mỗi lần nghe Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống ngày càng lớn lên trông thấy. Thấy Tấm sau mỗi bữa ăn thường mang cơm ra giếng, mụ dì ghẻ sinh nghi, bèn bảo Cám đi rình. Cám nấp ở bụi cây bên bờ giếng nghe Tấm gọi bống, bèn nhẩm lấy cho thuộc rồi về kể lại cho mẹ nghe. Tối hôm ấy mụ dì ghẻ lấy giọng ngọt ngào bảo với Tấm: - Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu. Tấm vâng lời, sáng hôm sau đưa trâu đi ăn thật xa. Ở nhà, mẹ con Cám mang bát cơm ra giếng cũng gọi bống lên ăn y như Tấm gọi. Nghe lời gọi, bống ngoi lên mặt nước. Mẹ Cám đã chực sẵn, bắt lấy bống đem về nhà làm thịt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1