Giáo trình Tiếng Việt thực hành (Nghề: Văn thư hành chính - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
lượt xem 8
download
Giáo trình Tiếng Việt thực hành (Nghề: Văn thư hành chính - Trung cấp) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khái quát văn bản; Phân tích, tạo lập đoạn văn – văn bản; Dùng từ, cấu tạo câu trong văn bản; Chữ viết và cách dùng dấu câu trên văn bản. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Tiếng Việt thực hành (Nghề: Văn thư hành chính - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ – KỸ THUẬT GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH NGHỀ: VĂN THƯ HÀNH CHÍNH TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-KTKT ngày tháng.... năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu) Năm 2020
- LỜI NÓI ĐẦU Bài giảng Tiếng việt thực hành được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu. Bài giảng được biên soạn cho ngành Văn thư hành chính, đồng thời là tài liệu tham khảo cho các ngành khác của trường. Để biên soạn bài giảng này, tôi đã tham khảo một số tài liệu giảng dạy ở một số trường giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng, đại học và các tài liệu khác có liên quan và tiếp nhận ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đồng nghiệp. Đồng thời vận dụng kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân. Nội dung bài giảng gồm 4 chương: Chương 1: Khái quát văn bản Chương 2: Phân tích, tạo lập đoạn văn – văn bản Chương 3: Dùng từ, cấu tạo câu trong văn bản Chương 4: Chữ viết và cách dùng dấu câu trên văn bản
- Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN Mục tiêu: - Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn bản - Phân biệt được một số văn bản thường gặp trong văn bản I. Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của văn bản 1. Khái niệm Nhìn chung các nhà ngôn ngữ học hiện nay đã đưa ra nhiều định nghĩa về văn bản khác nhau, cụ thể: - Nguyễn Đức Dân quan niệm: “Văn bản là kết quả của quá trình tạo lời nhằm một mục đích nhất định: Chuyển một nội dung hoàn chỉnh cần thông báo thành câu chữ. - Hai tác giả Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp: “Mỗi văn bản có thể xem là một tập hợp các câu được tổ chức xoay quanh một chủ đề nào đó nhằm vào một định hướng giao tiếp nhất định. Tóm lại: Văn bản được hiểu là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ mang tính chỉnh thể ở dạng viết, nói, thường là tập hợp của các câu, có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định. Vậy hoạt động giao tiếp luôn diễn ra theo hai quá trình: - Phát ngôn (người nói, viết – tạo lập) - Nhận (người nghe, đọc – lĩnh hội) Văn bản hoàn chỉnh luôn chịu tác động chi phối bởi các nhân tố: - Nhân vật giao tiếp - Nội dung giao tiếp - Hoàn cảnh giao tiếp - Mục đích giao tiếp - Cách thức giao tiếp 2. Các đặc trưng cơ bản của văn bản - Tính trọn vẹn về nội dung. (thống nhất về đề tài, chủ đề)
- - Tính hoàn chỉnh về hình thức (Kết cấu hay cấu trúc), văn bản thường gồm 4 phần: Đầu đề (tiêu đề, tựa đề, nhan đề) – Mở đầu (đặt vấn đề) – Phần chính (giải quyết vấn đề) – Kết (kết thúc vấn đề). - Tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc.(liên kết về mặt logic và ngữ nghĩa giữa các câu, đoạn, phần) - Hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định. - Văn bản phải có một phong cách nhất định. Một số ví dụ: Ví dụ: Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi (1). Những đoá hoa râm bụt thêm màu đỏ chói (2). Bầu trời xanh bóng như vừa được gội rửa (3). Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, sáng rực lên trong ánh mặt trời (4). (về măt nội dung – chủ đề) Ví dụ: Quan lại vì tiền mà bất chấp công lý (1). Sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông (2). Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Hạnh, Bạc Bà vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người (3). Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm (4). Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác (5). Cả một xã hội chạy theo đồng tiền (6). (Về mặt tính liên kết) Ví dụ: Bài thơ tứ tuyệt thường có cấu trúc (khai – thừa – chuyển – hợp); bài văn ngắn (mở đầu – triển khai – kết luận); bài văn tế (lung khởi – thích thực – ai vãn – khốc tận); bài thơ thất ngôn bát cú (đề - thực – luận – kết); truyện và kịch (mở đầu – khai đoan – phát triển – đỉnh điểm – kết thúc)… (Về mặt hình thức trong văn bản). Ví dụ. Truyện Hai con dê: Dê trắng và Dê đen cùng qua một chiếc cầu hẹp.(1) Dê đen đi đằng này lại, Dê trắng đi đằng kia qua.(2) Con nào cũng muốn sang trước, chẳng con nào chịu nhường con nào. (3) Chúng hút nhau.(4) Cả hai đều rơi tõm xuống suối.(5)
- II. Một số loại văn bản thường gặp 1. Văn bản hành chính công vụ 1.1. Khái niệm Phong cách hành chính công vụ là phong cách được sử dụng để trao đổi những công vụ hành chính sự vụ hàng ngày giữa các cơ quan hành chính, các đoàn thể, các cấp từ trung ương đến địa phương với các thành viên và bộ phận xã hội có liên quan. 2.2. Đặc trưng của văn bản hành chính công vụ a. Đặc điểm về quan hệ của người tham gia giao tiếp - Tính không bình đẳng: thể hiện ở tính cấp trên – cấp dưới, tổ chức – cá nhân với mục đích thực thi công vụ sự việc. - Đối tượng có liên quan đến một văn bản hành chính, gồm: người ra lệnh, yêu cầu; người thực hiện; người kiến nghị, đề nghị; người được kiến nghị, đề nghị. - Tính thống nhất về những quy định của văn bản tỷ lệ thuận với phạm vi hoạt động của nó: phạm vi hoạt động càng rộng thì tính thống nhất càng cao, phạm vi càng hẹp thì tính chuẩn mực trong việc sử dụng ngôn ngữ sẽ sinh ra (không đầy đủ về hình thứ hoặc có nhiều sai sót về lỗi chính tả, câu cú). b. Tính khuôn mẫu đồng loạt: đơn từ, giấy mời, quyết định, hợp đồng, …. Ngôn ngữ hoạt động chủ yếu nhằm thực hiện chức năng thông báo. - Mục đích chính là thực thi công việc, tính chất nổi bật của phong cách hành chính – công vụ là mệnh lệnh yêu cầu. Về nguyên tắc có thể xây dựng một khung cho phong cách HCCV như sau: Người yêu cầu -> Nội dung -> Người tiếp nhận (A) (1) (2) (3) Tùy theo tính chất của từng văn bản, trật tự của khung giao tiếp vừa trình bày có thể thay đổi như sau: A1: (1) – (3) – (2); A2: (3) – (2) – (1); A3: (3) – (1) – (2)
- Chẳng hạn, khi cấp dưới được chỉ thị của cấp trên phải thực hiện một số công việc nào đó, văn bản trả lời cấp trên sẽ được xác định theo kiểu A2 và A3. Khi cấp trên có quyết định hay chỉ thị gửi cho cấp dưới, văn bản có thể xác định theo kiểu A hoặc A1. c. Tính chính xác minh bạch Tính chính xác trong cách dùng từ, đặt câu cần phải đi đôi với tính minh bạch trong kết cấu đoạn của văn bản, để đảm bảo cho tính xác định, tính đơn giản của từng nội dung. Văn bản hành chính công vụ chỉ cho phép một cách hiểu, không gây hiểu nhầm. Đặc biệt, tính chính xác trong cách diễn đạt của các chuẩn mực luật pháp và sự cần thiết phải hiểu và giải thích chúng một cách tuyệt đối phù hợp. Đó là mục đích cần đạt được của văn bản lập pháp để góp phần vào việc thực hiện chức năng điều chỉnh của pháp luật nhà nước. Một văn bản hành chính công vụ không chính xác, không minh bạch sẽ gây ra những cách hiểu khác nhau làm cho người ta thắc mắc, không biết cần phải thực hiện như thế nào, đồng thời sẽ tạo cơ hội cho những kẻ xấu tìm cách xuyên tạc, bóp méo, lợi dụng và như thế sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. d. Tính nghiêm túc – khách quan Tính nghiêm túc – khách quan trong cách trình bày có thể coi là dấu hiệu chung của các tài liệu HCCV dùng để diễn đạt tính xác nhận khẳng định của những tài liệu này. Về nguyên tắc, một tài liệu HCCV không có danh nghĩa là của cá nhân tác giả và chữ ký của người chịu trách nhiệm chỉ khẳng định tính chất xác thực của tài liệu. Những quy luật của phong cách HCCV không cho phép những sự thay đổi về hình thức của tài liệu theo cá tính của tác giả. Trong phong cách HCCV, tính khách quan luôn gắn liền với chuẩn mực pháp luật, lại nhấn mạnh tính xác thực – khẳng định, tính chỉ thị - mệnh lệnh cần tuân theo tài liệu. Và đấy không phải là dấu hiệu chỉ riêng có của văn bản lập pháp mà là dấu hiệu chung của tất cả văn bản HCCV: hành chính, tòa án, công an, viện kiểm sát, …
- e. Tính hệ thống, đồng bộ và thống nhất Tính hệ thống, đồng bộ và thống nhất trước hết được thể hiện ở mặt hình thức của văn bản. Đó là sự tổ chức của các chương, mục và vấn đề được đưa ra trong văn bản. Thậm chí nó còn bao gồm cả những quy định có tính máy móc như sử dụng số La Mã, các hệ thống chữ cái để cho người đọc được nội dung của văn bản một cách dễ dàng, không bị rối hay lẫn lộn. Ngoài ra, tính hệ thống, thống nhất của cả văn bản còn được thể hiện ở cả nội dung. Nó đảm bảo cả văn bản không có sự trùng lắp hoặc không có sự mâu thuẫn giữa phần này với phần khác, giữa chương này với chương khác. Khi văn bản càng lớn thì yêu cầu về tính hệ thống, đồng bộ và thống nhất càng cao. Bởi vậy đây là yếu tố đảm bảo cho hiệu quả giao tiếp đạt được mức độ cao nhất. Khi xem xét tính hệ thống, đồng bộ và thống nhất trong văn bản thuộc phong cách hành chính công vụ, cần chú ý đến các phương diện sau: - Phương diện hình thức - Phương diện nội dung g. Tính ngắn gọn, súc tích và không đa nghĩa Đây là một yêu cầu rất quan trọng của phong cách HCCV. Bởi vì, muốn thực thi công việc được tốt và chính xác, ngôn ngữ phải đảm bảo độ tuyết đối của việc truyền đạt thông tin sao cho vừa nhanh vừa có hiệu quả. Muốn đạt được yêu cầu này, ngôn ngữ trình bày cho các văn bản HCCV phải ngắn gọn, súc tích và chỉ có một nghĩa. Tức là, văn bản bao giờ cũng có một cách hiểu duy nhất chung cho tất cả mọi người. Nói một cách khác, quan hệ giữa hình thức và nội dung mà nó biểu đạt phải tới lý tưởng và quan hệ 1 - 1 (một nội dung và một hình thức), yêu cầu này bắt buộc người tạo lập văn bản không được dùng các kiểu cấu trúc ngữ pháp, các từ ngữ mơ mồ về nghĩa. Văn phong của nó chủ yếu là văn tường thuật, mệnh lệnh. Trong văn bản phải tránh, chính xác hơn là không được dùng các câu tu từ, các lối nói biểu cảm.
- Có thể nói, tính không đa nghĩa là đặc điểm điển hình nhất của phong cách HCCV. Tình trạng đa nghĩa sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng như làm sai lệch tinh thần của luật pháp, xuyên tạc giá trị của văn bản. h. Tính trang trọng và tính quốc tế Ngôn ngữ HCCV dùng để truyền đạt ngôn ngữ thông tin mang tính hành chính và mang tinh thần luật pháp. Nó không phải là sự trao đổi cá nhân. Do vậy, tính chất trang trọng của văn bản được thể hiện ở chỗ các bên tham gia giao tiếp đều phải tôn trọng nó như là với tính cách của một công vụ pháp luật. Mặt khác, các văn bản HCCV như: công ước, công hàm, tối hậu thư, quyết định, nghị quyết, …còn phải có tính quốc tế. Điều này thể hiện rõ nhất ở việc dùng từ, ở cấu trúc văn bản và các vấn đề được đề cập đến trong văn bản. Chẳng hạn, việc sử dụng các hệ thống các chữ số La Mã, việc sắp xếp trình tự hệ thống chữ cái trong văn bản, việc đặt tên cho các chương, mục, sự kiện, …Đặc điểm về tính quốc tế của ngôn ngữ trong phong cách HCCV cho phép chuyển dịch các loại văn bản sự kiện theo nghĩa trực tiếp của từ, của câu. Đây là điều đặc biệt rất cơ bản giữa nó với phong cách nghệ thuật. Trong tiếng Việt, tính trang trọng và tính quốc tế thể hiện rõ nhất qua hệ thống từ Hán - Việt được đưa vào văn bản. Theo thống kê thì trong tất cả các phong cách chức năng, phong cách này là sử dụng từ Hán - Việt thường xuyên và chiếm tỷ lệ cao nhất. Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào cũng sử dụng nhiều từ Hán - Việt là được tính trang trọng và tính quốc tế. Trên thực tế nếu sử dụng nhiều từ Hán - Việt không đúng mức và hợp lý có khi còn gây lạm dụng làm mất đi tính trong sáng và hiệu quả giao tiếp của phong cách này. i. Đặc điểm về cách nói tắt, viết tắt Do có yêu cầu cao về tính ngắn gọn, súc tích trong phong cách HCCV thường xảy ra hiện tượng nói tắt, viết tắt tên gọi. Đặc biệt là các tên gọi liên ngành, liên bộ hoặc các tổ chức như: VD: Phòng CN - TCN: phòng Công nghệ - Thủ Công nghiệp BCNN: Bộ Công nghiệp nhẹ hay 111/NĐ - LĐ/ Nghị định Bộ lao động
- … Ngoài các kiểu viết tắt trên còn đa dạng viết tắt đi kèm với các con dấu. VD: K/T Giám đốc sở: Ký thay Giám đốc sở T/L Bộ trưởng: Thừa lệnh Bộ trưởng T/M: Thay mặt Việc viết tắt có lợi và tiết kiệm ngôn ngữ, đảm bảo yêu cầu về tính ngắn gọn. Tuy nhiên, những trường hợp viết tắt lại gây ra tình trạng khó nhớ vì đó là tổ hợp chữ cái khá dài. k. Tính quy ước và tính khả biến theo thời gian So với các chức năng khác, ngôn ngữ trong phong cách HCCV mang tính quy ước rất cao. Quy ước này được thể hiện rõ qua các loại khuôn mẫu trình bày văn bản. Nó gắn chặt với các thể chế xã hội và đường lối chính sách cụ thể mỗi nhà nước trong từng giai đoạn. Nói một cách khác, ngôn ngữ trong phong cách HCCV luôn tiềm tàng chứa đựng tính khả biến theo thời gian, đặc biệt là theo sự biến đổi của cơ chế Nhà nước và đường lối chiến lược quốc gia trong mỗi thời kỳ lịch sử. 2. Văn bản khoa học - Chức năng chủ yếu: Thông tin – nhận thức - Đặc trưng: + Biểu hiện ở mức độ cao của các tính trí tuệ, tính logic và tính khái quát, trừu tượng + Phản ánh hoạt động và thành quả của tư duy trừu tượng của con người + Có tính thuyết phục người đọc bằng những lập luận, những luận điểm, luận cứ vững chắc, chính xác + Ngôn ngữ sử dụng có tính khái quát cao, có tính khách quan và trung hòa về sắc thái cảm xúc. - Đặc điểm: Sử dụng hệ thống các thuật ngữ khoa học, các cấu trúc câu phức tạp nhưng chuẩn mực, các hệ thống ký hiệu, công thức, sơ đồ, mô hình, bảng biểu, …
- 3. Văn bản nghị luận - Chức năng: mang tính thuyết phục, lôi cuốn, động viên, … - Đặc trưng: tính trí tuệ, tính thuyết phục, tính đại chúng. - Đặc điểm: + Nội dung: sử dụng đa dạng các kiểu câu, nhưng để phục vụ cho lập luận thì sử dụng các kiểu câu dài, có nhiều vế, gắn bó với nhau bởi các quan hệ từ. Ngoài ra còn sử dụng nhiều các biện pháp tu từ để tăng cường tính thuyết phục, hấp dẫn. + Hình thức: văn bản nghị luận có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ: các đoạn, các phần tách bạch rõ ràng nhưng lại liên kết rất chặt chẽ. CÂU HỎI ÔN TẬP: 1. Văn bản là gì? Nêu các đặc trưng cơ bản của văn bản. 2. Nêu các đặc trưng cơ bản của văn bản hành chính công vu.
- Chương 2: PHÂN TÍCH, TẠO LẬP ĐOẠN VĂN - VĂN BẢN Mục tiêu: - Nêu được các cách lập luận và các phép liên kết trong đoạn văn - Biết cách lập đề cương cho văn bản - Rèn luyện kỹ năng phân tích văn bản và khả năng vận dụng các cách lập luận cũng như các phép liên kết vào một văn bản. I. Phân tích đoạn văn - văn bản 1. Tìm ý chính của một đoạn văn 1.1. Quan niệm về đoạn văn Đoạn văn là đơn vị cơ sở cấu thành văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định, được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn. 1.2. Ý chính của đoạn Ý chính của đoạn là ý bao trùm, ý chung mà tất cả các câu trong đoạn đều tập trung thể hiện. Có hai trường hợp thể hiện ý chính: - Đoạn văn có câu chủ đề + Câu chủ đề đầu đoạn + Câu chủ đề cuối đoạn - Đoạn văn không có câu chủ đề 2. Một số cách lập luận trong đoạn văn 2.1. Khái niệm lập luận Lập luận là đưa ra những luận điểm, luận cứ, luận chứng nhằm dẫn dắt, thuyết phục người nghe, người đọc về một vấn đề nào đó mà văn bản hướng tới. 2.2. Các cách lập luận trong đoạn văn 2.2.1. Dẫn chứng: Là người, việc lấy ra từ đời sống, là tình tiết, hay văn trích dẫn từ các tác phẩm để chứng minh một ý kiến được cho là đúng.
- Ví dụ: Tuổi trẻ Việt Nam là tuổi gánh vác việc nước. Triệu Thị Trinh 19 tuổi đứng dậy diệt thù, Nguyễn Huệ 18 tuổi phất cao cờ đào khởi nghĩa. 2.2.2. Ví dụ: là trường hợp cụ thể sinh động được đem ra để giải thích một khái niệm trừu tượng hay một vấn đề khó hiểu. Ví dụ: Văn hóa là cái gì còn lại sau khi đã quên đi. Đó là trường hợp tằm ăn dâu để nhả tơ. 2.2.3. Định nghĩa: là giải thích một từ, thường là một thuật ngữ, bằng nghĩa đã được xác định trong từ điển hoặc trong các tài liệu chuyên môn. Ví dụ: Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế của công nhân. Thừa kế là sự chuyển dịch di sản của người đã chết cho người còn sống. 2.2.4. Khai triển: là giải thích chi tiết hơn, đầy đủ hơn một khái niệm, một vấn đề đã nói đến câu thứ nhất. Ví dụ: Hiến pháp nước ta quy định Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công nhân. Trong nội dung quyền sở hữu có quyền định đoạt bán, cho, chia, đổi, ủy quyền. 2.2.5. Kết quả: là sự vật, hiện tượng phát sinh từ một sự vật, hiện tượng khác, là ý kiến, nhận định được tạo thành từ một ý kiến, nhận định đã được nêu ở trước. Ví dụ: “Thừa kế là việc nội bộ trong gia đình, giữa bà con thân thuộc với nhau. Vì vậy, chủ yếu là phân chia trên cơ sở tự nguyện, thương yêu, đoàn kết, tôn trọng pháp luật” 3. Phương thức liên kết câu trong đoạn văn 3.1. Cách lặp a. Lặp từ vựng: Câu đứng sau lặp lại một hoặc một số từ ngữ của câu đi trước. Ví dụ: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tộc ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.” (Hồ Chí Minh) b. Lặp ngữ pháp: (lặp cấu trúc): Câu sau lặp lại câu trúc câu đi trước.
- Ví dụ: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng lên phe đồng minh chống phát xít Nhật mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” 3.2. Cách thế a. Thế đại từ: Câu đi sau dùng đại từ thay thế cho một từ, một ngữ ở câu trước. Ví dụ: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố.” b. Thế đồng nghĩa: Sử dụng ở câu sau một từ, một cụm từ có cùng nghĩa với yếu tố tương ứng ở câu trên để tạo liên kết. Ví dụ: “Sài gòn làm cho thế giới kinh ngạc. Sức sống của thành phố mãnh liệt không sao tưởng nổi.” 3.3. Cách liên tưởng a. Liên tưởng đồng loại: Là kiểu liên tưởng của những đối tượng có cùng tính chất và nằm ngang hàng với nhau. b. Liên tưởng toàn thể với bộ phận hoặc ngược lại: Là kiểu liên tưởng của những đối tượng nằm trong quan hệ bao hàm nhau. c. Liên tưởng định vị: Là sự liên tưởng giữa các sự vật, hiện tượng nào đó với vị trí tồn tại điển hình của chúng trong không gian hoặc đôi khi cả trong thời gian. 3.4. Cách nối a. Nối quan hệ từ: những từ thường sử dụng: nếu, nhưng, mà những, …. b. Nối tổ hợp từ: (từ chuyển tiếp): Vì vậy, cho nên, mặt khác, không những, …. II. Tạo lập đoạn văn - văn bản 1. Xác định các nhân tố giao tiếp Ngoài các nhân tố giao tiếp: nhân vật, mục đích, hoàn cảnh, nội dung còn có nội dung và cách thức định hướng cho văn bản:
- 2. Lập đề cương cho văn bản 2.2. Lập đề cương nghiên cứu 2.2.1. Mục đích: - Phát họa một cái nhìn bao quát, tổng thể về văn bản - Người viết có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc, lựa chọn, sắp xếp các bộ phận sao cho đáp ứng được yêu cầu đã được định hướng. - Tạo cơ sở vững chắc cho việc viết văn. 2.2.2. Yêu cầu: - Đề cương phải thể hiện được sử triển khai nội dung của văn bản thích hợp với các nhân tố giao tiếp mà giai đoạn định hướng đã xác định. - Các bộ phận nội dung của đề cương (các ý lớn, ý nhỏ, các luận điểm, luận cứ…) phải được sắp xếp chặt chẽ, logic, thành một hệ thống có quan hệ hợp lý. - Các bộ phận trong đề cương cần cân đối, hài hòa, thích hợp với vai trò và vị trí của chúng trong tổng thể văn bản. Một số loại đề cương thường sử dụng Đề cương sơ giản: chỉ nêu lên nội dung cơ bản của các phần, các chương, các mục thông qua tên gọi của chúng. VD: …………….. Đề cương chi tiết: Đây là đề cương không chỉ bao gồm những ý lớn, những luận điểm cơ bản, mà còn có các ý nhỏ, các luận cứ, các dẫn chứng cụ thể. Đề cương chi tiết thể hiện khá đầy đủ nội dung của văn bản. VD: ………………… * Một số lỗi thường mắc khi lập đề cương + Xa đề hoặc lạc đề + Nội dung triển khai chưa đầy đủ so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong phần mở đầu. + Các nội dung trình bày có sự trùng lặp.
- + Hệ thống các luận điểm thiếu tính nhất quán, mâu thuẫn, không lôgic. + Trình bày các luận điểm không theo trình tự hợp lý. Ví dụ: Tên đề tài: “Vai trò và tác dụng của sách trong đời sống tinh thần của con người” 1. Vai trò của sách a. Sách là kho tàng tri thức của con người + Tri thức về kinh nghiệm sản xuất + Tri thức về thế giới tự nhiên + Tri thức về hiện thực con người b. Sách là sản phẩm tinh thần của con người + Sách là kết quả của lao động trí tuệ + Sách là hàng hoá có giá trị đặc biệt c . Sách là người bạn tâm tình gần gũi với con người + Sách khuyên nhủ ta nhiều điều hay lẽ phải + Sách là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. 2. Tác dụng của sách a. Giúp con người hiểu biết khám phá nhiều hiên thực mới: + Về khoa học tự nhiên + Về khoa học xã hội b. Sách giúp con người vượt qua giới hạn không gian thời gian: + Hiểu biết quá khứ, hiện tại, tương lai + Mở rộng tầm nhìn ra thế giới 3. Bàn về việc đọc sách a. Đọc sách tốt: Nâng cao hiểu biết về tự nhiên, xã hội. Giúp ta khám phá chính bản thân mình, chắp cánh ước mơ và sáng tạo khoa học b. Đọc sách xấu: Hiểu sai sự thật, nhìn nhận cuộc đời lệch lạc, tự hạ thấp nhân cách, không có khát khao vươn đến cái đẹp
- 4. Thái độ đọc sách a. Cần có thói quen đọc sách b. Chọn sách tốt và có giá trị nhân văn cao c. Phê phán lên án sách có tác dụng xấu III. Viết đoạn văn - văn bản 1. Yêu cầu về đoạn văn - Đoạn văn tạo thành một bộ phận của văn bản, có thể chỉ có một câu, nhưng thường bao gồm một số câu. Các câu liên kết mạch lạc tránh viết những câu xa đề, lạc ý. - Các câu phải mạch lạc, chặt chẽ hợp logic - Mỗi câu trong đoạn cần được cấu tạo phù hợp với quy tắc ngữ pháp của tiếng Việt. - Mỗi đoạn văn cần được tách dòng rõ ràng, mạch lạc và đúng chỗ (kết thúc đoạn cần chấm xuống dòng, viết thụt đầu dòng và viết hoa chữ cái đầu tiên của đoạn tiếp theo). Đồng thời các đoạn cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau và sự chuyển tiếp tự nhiên, hợp lý, 2. Các thao tác viết đoạn văn a. Căn cứ vào đề cương đã xác lập, mỗi thành tố nội dung trong đề cương viết thành một đoạn văn b. Lựa chọn hướng triển khai nội dung trong đoạn, cách lập luận trong đoạn và kết cấu của đoạn Đoạn văn thường có 5 loại hình kết cấu theo hai nhóm: có chủ đề (diễn dịch, quy nạp, móc xích, tổng phan hợp) và câu không có câu chủ đề (song hành) Việc lựa chọn loại hình két cầu của đoạn phụ thuộc: - Nội dung vấn đề trình bày trong đoạn và cách lập luận trong đoạn. - Vị trí và quan hệ của đoạn văn đó với các đoạn văn khác. - Phong cách chức năng của văn bản và phong cách ngôn ngữ của người viết.
- c. Viết đoạn văn không có câu chủ đề - Các câu trong đoạn nằm trong quan hệ song hành, không có câu nào chứa đựng trọng tâm nội dung của đoạn. - Mỗi câu trình bày một pương diện của nội dung đoạn. - Về kết cấu: câu thường viết theo lặp cấu trúc. d. Viết đoạn văn có câu chủ đề - Câu chủ đề ở đầu đoạn - Câu chủ đề ở cuối đoạn - Câu chủ đề kép – tổng – phân - hợp e. Tách đoạn, chuyển đoạn và liên kết đoạn - Tách đoạn: Khi đã triển khai nội dung của đoạn ở mức đầy đủ cần thực hiện thao tác tách đoạn. + Mục đích: tạo cho văn bản tính mạch lạc, khúc chiết trong sự trình bày. + Lưu ý: - Không tách đoạn trong văn bản mà viết liền. - Tách đoạn tùy tiện, ngẫu hứng, không dựa trên cơ sở nào. + Trong các văn bản khoa học, nghị luận và hành chính, việc tách đoạn dựa trên cơ sở tính trọn vẹn (với các mức độ khác nhau) * Một số cách liên kết đoạn và chuyển đoạn trong văn bản: + Dùng các phương tiện liên kết câu ở các câu giáp giới giữa hai đoạn (câu cuối đoạn trước và câu đầu đoạn sau). + Các phương tiện liên kết đoạn có thể được sử dụng ở các câu mở đầu cho các đoạn. + Câu có chức năng chuyển đoạn. 3. Tách đoạn, chuyển đoạn và liên kết đoạn Một số cách tách đoạn: + Tách đoạn theo sự thay đổi của đề tài, chủ đề + Tách đoạn theo sự thay đổi của không gian, thời gian
- + Tách đoạn theo mục đích tu từ nhằm nhấn mạnh nội dung thông tin được trình bày hoặc thể hiện phong cách riêng của tác giả (thường áp dụng cho văn bản nghệ thuật) Một số cách liên kết đoạn và chuyển đoạn: + Dùng từ ngữ chỉ trình tự, chỉ sự liệt kê: thứ nhất…, thứ hai…, một là…, hai là… + Dùng từ ngữ chỉ sự tương phản, đối lập: trái với…, khác với... + Dùng từ ngữ chỉ ý nghĩa tổng kết, tóm tắt, khái quát: tóm lại, nhìn chung, bởi vậy… + Sử dụng câu có chức năng liên kết. Câu này thường đứng đầu đoạn đi sau, gồm hai phần: phần đầu tổng kết nội dung đoạn đi trước, phần sau mở ra nội dung của đoạn đi sau. Hoặc mỗi phần tách thành một câu riêng. Ví dụ: Ở trên, tôi đã nói Xuân Diệu là một nhà thơ dồi dào, dưới đây tôi xin bàn thêm: Xuân Diệu là một nhà thơ luôn luôn tìm tòi. (Tế Hanh) + Dùng sự song hành (lặp cú pháp), sự cân xứng cú pháp. Ví dụ: - Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. - Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu (Hồ Chí Minh) IV. Sửa chữa hoàn thiện văn bản. Một số lỗi thường gặp khi viết đoạn văn : a. Lỗi về nội dung + Lạc ý, không bám sát chủ đề: Trong ca dao, những bài nói về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu làng, yêu nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm, ngoài làng.
- + Mâu thuẫn về ý: Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn đêm buông xuống. Những khuôn mặt rám nắng, những cánh tay gân guốc, bắp thịt nổi cuồn cuộn khẩn trương chuẩn bị nhổ neo lên đường. + Lặp ý: Mùa thu câu cá là một bài thơ buồn. Mọi vật trong bài thơ Mùa thu câu cá của Nguyễn Khuyến đều buồn. Cảnh vật đều phảng phất nỗi buồn man mác. Nỗi buồn như thấm vào cảnh vật. + Thiếu ý: Trong lịch sử chống ngoại xâm nước ta hào kiệt thời nào cũng có. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh tan quân Thái thú Tô Định. Đất nước sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn. + Đứt mạch ý (giữa các ý có sự gián đoạn, nhảy cóc, rời rạc): Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến xanh. Tất cả đều lấp lánh, lung linh trong nắng (TV9). b. Lỗi trong cấu tạo văn bản. + Tách đoạn không thích hợp: Ca dao có nhiều câu ca ngợi cảnh đẹp đất nước. Ca dao đưa chúng ta vô xứ Nghệ quanh với “non xanh nước biếc”. Rồi đến xứ Huế đẹp và thơ, đắm mình trong đêm trên sông Hương với “giọng hò xa vọng thắm tình nước non”. Rồi xa nữa là “Nhà Bè nước chảy chia hai, ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”. + Dùng phương tiện liên kết không phù hợp: Nhắc đến Chí Phèo là người ta lại nhớ đến một tên say, một kẻ chuyên nghề đâm thuê, chém mướn và rạch mặt ăn vạ. Nhưng suốt cả cuộc đời, Chí không có ước mơ và thèm khát đến cuộc sống gia đình. Vậy mà tất cả điều đó của Chí đều không được xã hội thừa nhận.
- CÂU HỎI ÔN TẬP: 1. Nêu các cách lập luận trong văn bản. Cho ví dụ chứng minh. 2. Liệt kê các phương thức liên kết các câu trong đoạn văn. Cho ví dụ chứng minh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Tiếng Việt thực hành A: Phần 1
107 p | 1917 | 480
-
Giáo trình Tiếng Việt thực hành A: Phần 2
101 p | 893 | 338
-
Giáo trình Tiếng Việt thực hành: Phần 1 - Trịnh Thị Chín
57 p | 422 | 138
-
Giáo trình Tiếng Việt thực hành: Phần 2 - Trịnh Thị Chín
79 p | 348 | 119
-
Giáo trình Tiếng Việt thực hành (bậc cao đẳng): Phần 1
71 p | 555 | 78
-
Giáo trình Tiếng Việt thực hành (bậc cao đẳng): Phần 2
98 p | 412 | 75
-
Giáo trình Tiếng Việt thực hành (dành cho học sinh hệ Trung học): Phần 1
56 p | 261 | 61
-
Giáo trình Tiếng Việt thực hành - Đại học Sư phạm Hà Nội
69 p | 1742 | 56
-
Giáo trình Tiếng Việt thực hành (dành cho học sinh hệ Trung học): Phần 2
105 p | 260 | 55
-
Giáo trình Tiếng Việt và tiếng Việt thực hành: Phần 2 - PGS. TS. Lã Thị Bắc Lý
99 p | 136 | 26
-
Giáo trình Tiếng Việt thực hành (In lần thứ hai): Phần 1
171 p | 85 | 24
-
Giáo trình Tiếng Việt thực hành (In lần thứ hai): Phần 2
107 p | 65 | 21
-
Giáo trình Tiếng Việt thực hành: Phần 1
118 p | 90 | 20
-
Giáo trình Tiếng Việt thực hành: Phần 2
117 p | 39 | 17
-
Giáo trình Tiếng Việt thực hành (Nghề: Văn thư lưu trữ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
432 p | 40 | 12
-
Giáo trình mô đun Tiếng Việt thực hành (Nghề: Văn thư hành chính - Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
40 p | 24 | 10
-
Giáo trình Tiếng Việt thực hành (Ngành: Hành chính văn phòng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
116 p | 11 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn