Giáo trình Tin học: Phần 1 - Trường CĐ Nghề Đà Nẵng
lượt xem 9
download
Giáo trình Tin học với mục tiêu giúp các bạn có thể trình bày và giải thích được các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, sử dụng máy tính, xử lý văn bản, sử dụng bảng tính, trình chiếu, Internet. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 giáo trình!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Tin học: Phần 1 - Trường CĐ Nghề Đà Nẵng
- UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG GIÁO TRÌNH TIN HỌC (Lưu hành nội bộ, dành cho các lớp không chuyên) TÁC GIẢ : KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Đà Nẵng, năm 2019
- THÔNG TIN CHUNG TÊN GIÁO TRÌNH : SỐ LƯỢNG CHƯƠNG TIN HỌC 06 Thời gian 75 giờ ( LT: 15- TH: 60) Vị trí của môn học Môn tin học là môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo cao đẳng Tính chất của môn Chương trình môn học bao gồm nội dung cơ bản về máy tính và học công nghệ thông tin, cũng như việc sử dụng máy tính trong đời sống, học tập và hoạt động nghề nghiệp sau này. Kiến thức tiên quyết Đối tượng Học sinh-Sinh viên học các nghề trình độ cao đẳng Mục tiêu Về kiến thức: Trình bày và giải thích được các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, sử dụng máy tính, xử lý văn bản, sử dụng bảng tính, trình chiếu, Internet. Về kỹ năng: Nhận biết được các thiết bị của máy tính Sử dụng được hệ điều hành; Sử dụng được bộ công cụ Microsoft Office Sử dụng được một số dịch vụ Internet cơ bản Về thái độ: Nhận biết được tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ thông tin. Yêu cầu Có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm áp dụng chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
- DANH MỤC VÀ PHÂN BỔ THỜI LƯỢNG CHO CÁC CHƯƠNG TÊN CÁC CHƯƠNG THỜI GIAN (GIỜ) TT TRONG MÔN HỌC LT TH BT KT TỔNG Chương 1: Hiểu biết về công nghệ thông tin 1 3 2 5 cơ bản 2 Chương 2: Sử dụng máy tính cơ bản 2 4 6 3 Chương 3: Xử lý văn bản cơ bản 2 15 17 4 Chương 4: Sử dụng bảng tính cơ bản 4 26 30 5 Chương 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản 2 9 11 6 Chương 6: Sử dụng Internet cơ bản 2 4 6 TỔNG CỘNG 15 60 75
- Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Khoa Công Nghệ Thông Tin CHƯƠNG I: HIỂU BIẾT Thời gian (giờ) MÃ MÔN HỌC: VỀ CÔNG NGHỆ LT TH BT KT TS MH 05 THÔNG TIN CƠ BẢN 3 2 0 0 5 Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng: - Trình bày được một số kiến thức cơ bản về máy tính, phần mềm, biểu diễn thông tin trong máy tính, công nghệ thông tin. - Nhận biết được các thiết bị phần cứng, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng. Các vấn đề chính sẽ được đề cập - Kiến thức cơ bản về máy tính - Phần mềm - Biểu diễn thông tin trong máy tính - Mạng cơ bản - Các ứng dụng của công nghệ thông tin- truyền thông - An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông - Các vấn đề an toàn thông tin cơ bản khi làm việc với máy tính - Một số vấn đề cơ bản liên quan đến pháp luật trong sử dụng công nghệ thông tin A. NỘI DUNG 1. Kiến thức cơ bản về máy tính 1.1. Thông tin và xử lý thông tin 1.1.1. Thông tin Thông tin là một khái niệm trừu tượng mô tả những gì đem lại hiểu biết, nhận thức cho con người cũng như các sinh vật khác. Thông tin tồn tại khách quan. Thông tin có thể tạo ra, truyền đi, lưu trữ, chọn lọc, tìm kiếm.... Thông tin có thể bị sai lệch do nhiều tác động hay do con người xuyên tạc. 1.1.2. Dữ liệu Dữ liệu là vật liệu thô mang thông tin. Dữ liệu sau khi tập hợp lại và xử lý sẽ cho ta thông tin. Trong thực tế, dữ liệu có thể là: + Tín hiệu vật lý (physical signal): tín hiệu điện, tín hiệu sóng điện - từ, tín hiệu ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ, áp suất... Giáo trình Tin Học Trang 1
- Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Khoa Công Nghệ Thông Tin + Các số liệu (Number): là dữ liệu bằng số nên ta thường gọi là số liệu. Đó là số liệu trong các bảng thống kê về kho tàng, nhân sự... 1.1.3. Xử lý thông tin Máy tính là công cụ xử lý thông tin. Về cơ bản, quá trình xử lý thông tin trên máy tính - cũng như quá trình xử lý thông tin của con người - có 4 giai đoạn chính: Nhận thông tin (Receive input): thu nhận thông tin từ thế giới bên ngoài vào máy tính. Thực chất đây là quá trình chuyển đổi các thông tin ở thế giới thực sang dạng biểu diễn thông tin trong máy tính thông qua các thiết bị đầu vào. Xử lý thông tin (process information): biến đổi, phân tích, tổng hợp, tra cứu... những thông tin ban đầu để có được những thông tin mong muốn. Xuất thông tin (produce output) : đưa các thông tin kết quả (đã qua xử lý) ra trở lại thế giới bên ngoài. Ðây là quá trình ngược lại với quá trình ban đầu, máy tính sẽ chuyển đổi các thông tin trong máy tính sang dạng thông tin ở thế giới thực thông qua các thiết bị đầu ra. Lưu trữ thông tin (store information): ghi nhớ lại các thông tin đã được ghi nhận để có thể đem ra sử dụng trong những lần xử lý về sau. 1.2. Phần cứng 1.2.1. Đơn vị xử lý trung tâm Ðơn vị xử lý trung tâm (Central Processing Unit) - CPU là một mạch xử lý dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu transitor trên một bảng mạch nhỏ. Một CPU có thể thi hành hàng triệu lệnh mỗi giây, để như vậy, trong một CPU tiêu biểu phải có nhiều thành phần phức tạp với các chức năng khác nhau hoạt động nhịp nhàng với nhau để hoàn thành các tập lệnh chương trình. 1.2.2. Thiết bị nhập Gồm một số thiết bị sau: Bàn phím, con chuột, màn hình cảm ứng, thiết bị đọc,.. 1.2.3. Thiết bị xuất Máy tính nhận thông tin, xử lý và phải xuất thông tin. Như vậy nơi để nhận dữ liệu xuất ra sau khi xử lý gọi là bộ phận xuất hay thiết bị xuất. Hiện nay người ta thường dùng hai thiết bị xuất chủ yếu là màn hình và máy in. 1.2.4. Bộ nhớ và thiết bị lưu trữ * Bộ nhớ Công việc chính của CPU là thi hành các mã lệnh của chương trình, nhưng trong cùng thì CPU chỉ có khả năng giải quyết một ít trong phần dữ liệu. Như vậy phần còn lại của dữ liệu được đọc vào phải cần một chỗ nào đó để lưu giữ lại sẵn sàng cho CPU xử lý. Và RAM hay bộ nhớ chính sẽ nhận nhiệm vụ này. Giáo trình Tin Học Trang 2
- Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Khoa Công Nghệ Thông Tin RAM - Random Access Memory - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên là loại thiết bị lưu trữ sơ cấp. Chip RAM gồm nhiều mạch điện tử có chức năng lưu trữ các lệnh và dữ liệu chương trình một cách tạm thời. Mỗi vị trí lưu trữ trong RAM đều có thể truy cập trực tiếp, nhờ đó các thao tác truy tìm và cất giữ có thể thực hiện rất nhanh. Nội dung lưu trữ trong RAM không cố định - phải luôn có nguồn nuôi để lưu trữ nội dung thông tin đó, mất điện là mất tất cả. RAM còn có loại SRAM - RAM tĩnh, DRAM - RAM động, Video RAM - RAM cho màn hình chuyên phục vụ hình ảnh. ROM - Read Only Memory - Bộ nhớ cố định, được gọi bộ nhớ chỉ đọc. Chính là vì loại cố định nên nó vẫn duy trì nội dung nhớ khi không có điện, nhờ đó người ta dùng ROM để chứa chương trình BIOS không thay đổi. Thiết bị lưu trữ: CD, DVD, USB,… 2. Phần mềm Phần mềm là những chương trình làm cho phần cứng của máy tính hoạt động được. Thông thường, phần mềm chia làm 2 loại chính như sau: Hệ điều hành, phần mềm ứng dụng. 2.1. Phần mềm hệ thống Hệ điều hành (OS: Operating System): Là phần mềm cơ bản, gồm tập hợp các chương trình điều khiển hoạt động của máy tính, cho phép người dùng sử dụng khai thác dễ dàng và hiệu quả các thiết bị của hệ thống máy tính. Một số hệ điều hành : MS-DOS, Windows, Unix, OS/2, Linux… 2.2. Phần mềm ứng dụng Là các chương trình ứng dụng cụ thể vào một lĩnh vực như: Microsoft Word, SQl Server, Corel Draw, PhotoShop, … 2.3. Một số phần mềm ứng dụng thông dụng - Phần mềm diệt virus: Avira, AVG, Microsoft Security Essentials,… - Phần mềm đồ họa : Corel Draw, PhotoShop, FreeHand , Illustrator… - Phần mềm xem Video, nghe nhạc: KMPlayer, VLC Player,… - Phần mềm đọc file PDF: Adobe Reader, Foxit Reader,… - Phần mềm giải nén : Winrar, Winzip, 7-zip,… - Phần mềm soạn thảo văn bản : Microsoft Word, EditPlus… 2.4. Phần mềm nguồn mở Là một phần mềm mà mã nguồn có thể được công chúng xem và thay đổi, hay có nghĩa là "mở". Nếu mã nguồn không thể được công chúng xem hay thay đổi thì nó gọi là "đóng" hay "độc quyền". Giáo trình Tin Học Trang 3
- Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Khoa Công Nghệ Thông Tin Phần mềm mã nguồn mở cho phép các lập trình viên cùng hợp tác cải thiện phần mềm như tìm lỗi, sửa lỗi (bug), cập nhật với các công nghệ mới hoặc tạo ra các tính năng mới. 3. Biểu diễn thông tin trong máy tính 3.1. Biểu diễn thông tin trong máy tính Thông tin, dữ liệu quanh chúng ta có nhiều loại như chữ viết (text, character), các lọai số liệu (Number), âm thanh (sound), hình ảnh (image)... Muốn đưa các dạng thông tin này vào máy tính người ta phải dùng mã nhị phân để biểu diễn. * Hệ đếm cơ số 10 (hệ thập phân) Chúng ta thường xuyên làm việc với hệ thập phân, trong hệ này ta dùng 10 con số từ 0..9 để biểu diễn các số. Mỗi khi đếm đến 10 thì chuyển một đơn vị sang hàng bên trái, nói cách khác trọng số ở hai hàng liền nhau chênh nhau 10 lần. Vị trí của chữ số trong một số xác định giá trị hay trọng số của nó bằng cách nhân giá trị của chữ số với trọng số. * Hệ đếm cơ số a Tổng quát hóa khái niệm này, chúng ta có hệ đếm cơ số a (a là số tự nhiên, a >1) + Phải dùng a chữ số để biểu diễn các số, chữ số nhỏ nhất là không (0), chữ số lớn nhất có giá trị là a-1. + Giá trị của mỗi chữ số trong một số bằng chữ số ấy nhân với giá trị của vị trí. Giá trị của vị trí (của hàng) thứ n bằng cơ số a mũ n (an) Tổng quát một số N trong hệ cơ số a kí hiệu N(a) N(a) = bnbn-1......b1b0b-1b-2...b-m là số biễu diễn trong hệ có số a Với bnbn-1......b1b0b-1bb-2...b-m là các giá trị chữ số viết trong cơ số a, điều đó cũng có nghĩa là giá trị các chữ số bi này nằm trong đoạn 0..a-1 Do vậy, số n sẽ có giá trị là : N=bn*an+ bn-1*an-1+... b1*a1+ b0*a0+ b-1*a-1+... b-m*a-m+ * Hệ đếm cơ số 2 - hệ nhị phân Với a=2, chúng ta có hệ nhị phân là hệ đơn gian nhất với hai chữ số là '0' và '1'. Người ta gọi một chữ số nhị phân là BIT (BInary Digit = chữ số nhị phân). Toàn bộ máy tính được xây dựng bằng linh kiện điện tử có hai trạng thái đóng hoặc mở (như công tắc điện) theo qui định tương ứng với hai mức điện áp là 0 và 1. Thí dụ dãy số : 1000 1011 là dãy nhị phân 8 bit. Giá trị của nó là: 1*27+0*26+0*25+0*24+1*23+0*22+1*21+1*20=139 Giáo trình Tin Học Trang 4
- Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Khoa Công Nghệ Thông Tin * Hệ đếm 8 (Octal) và hệ đếm 16 (Hexa - Decimal) Trong hệ 8 ta dùng chỉ tám chữ số từ 0..7 để biểu diễn các số. Vì vậy mỗi một chữ số hệ 8 tương đương với một số nhị phân 3 bit (8=23). Khi biểu diễn số hexa ta phải dùng 16 ký tự biểu diễn 16 chữ số của hệ. Trong thực tế ta có 10 chữ số từ 0..9 đã có sẵn nên còn thiếu 6 chữ số biểu diễn các số từ 10..15 nên người ta dùng thêm các chữ cái : A,B,C,D,E,F để biểu diễn các chữ số này. * Chuyển đổi từ hệ cơ số a sang hệ thập phân Ta có trường hợp tổng quát của một số N trong hệ cơ số a là N(a) và nó có giá trị là : N = bn*an+ bn-1*an-1+... b1*a1+ b0*a0+ b-1*a-1+... b-m*a-m * Chuyển đổi từ hệ thập phân sang cơ số a Muốn chuyển một số từ hệ 10 sang hệ cơ số a ta chia làm hai trường hợp: Phần nguyên và phần phân. Chuyển đổi phần nguyên: đem chia số n trong hệ 10 cho cơ số a ta được số dư là b0 và thương số n0. Nếu n0 khác 0 ta lại chia tiếp cho cơ số a và lấy số dư là b1 và thương số là n1, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi thương số bằng không (0). Viết ngược thứ tự số dư này ta được Na là bn...b0. Ví dụ: chuyển số 254 từ hệ 10 sang hệ 16 : 254 16 14 15 b0 =14 trong hệ hexa biểu diễn bằng chữ E b1 =15 trong hệ hexa biểu diễn bằng chữ F Vậy kết quả là : FE * Chuyển đổi phần thập phân Trước hết ta nhân phần thập phân với a, phần nguyên của tích nhận được sẽ là b-1. Nếu phần thập phân của tích khác không ta lại nhân phần thập phân của nó với a và lại được phần nguyên là b-2 . Ta cứ tiếp tục quá trình cho đến khi phần thập phân của tích bằng không. Ví dụ: Đổi số 0.6787510 sang cơ số 2 Thực hiện phép nhân Kết quả Hệ số 0.67875 x 2 1.3750 b-1=1 0.3750 x 2 0.75 b-3=0 0.75 x 2 1.5 b-2=1 0.5 x 2 1.0 b-4=1 Vậy kết quả là : 0.1011 Giáo trình Tin Học Trang 5
- Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Khoa Công Nghệ Thông Tin 3.2. Đơn vị thông tin và dung lượng bộ nhớ Đơn vị bé nhất dùng để lưu trữ thông tin là bit. Lượng thông tin chứa trong 1 bit là vừa đủ để nhận biết một trong 2 trạng thái có xác suất xuất hiện như nhau. Trong máy vi tính tuỳ theo từng phần mềm, từng ngôn ngữ mà các số khi đưa vào máy tính có thể là các hệ cơ số khác nhau, tuy nhiên mọi cơ số khác nhau đều được chuyển thành hệ cơ số 2 (hệ nhị phân). Tại mỗi thời điểm trong 1 bit chỉ lưu trữ được hoặc là chữ số 0 hoặc là chữ số 1. Từ bit là từ viết tắt của Binary Digit (Chữ số nhị phân). Trong tin học ta thường dùng một số đơn vị bội của bit sau đây: Tên gọi Viết tắt Giá trị Byte B 8 bit Kilobyte KB 1024 bytes = 210B Megabyte MB 1024KB = 210KB Gigabyte GB 1024MB = 210MB 4. Mạng cơ bản 4.1. Những khái niệm cơ bản Mạng máy tính là tập hợp các máy tính độc lập (autonomous) được kết nối với nhau thông qua các đường truyền vật lý và tuân theo các quy ước truyền thông nào đó. 4.2. Internet, Intranet, Extranet Internet là một mạng máy tính có quy mô toàn cầu (GAN), gồm rất nhiều mạng con và máy tính nối với nhau bằng nhiều loại phương tiện truyền dẫn. Internet không thuộc sở hữu của ai. Chỉ có các ủy ban điều phối và kỹ thuật giúp điều hành. Intranet là 1 hệ thống mạng nội bộ, dựa trên giao thức TCP/IP, và hệ thống mạng kiểu này thường được áp dụng trong các công ty, doanh nghiệp, trường học... Toàn bộ thành viên trong hệ thống intranet muốn hoạt động, truy cập được đều phải có thông tin xác thực, bao gồm Username và Password. Intranet được dùng để trao đổi, chia sẻ thông tin nội bộ. Extranet là phần của Intranet mà có khả năng truy xuất được từ bên ngoài hay nói cách khác, extranet là mạng nội bộ mở rộng. 4.3. Truyền dữ liệu trên mạng 4.3.1. Truyền dữ liệu trên mạng Truyền dữ liệu hay truyền dữ liệu số hay truyền-thông số là sự chuyển giao dữ liệu (một bit stream dữ liệu số hoặc một tín hiệu analog đã được số hóa) qua một kênh truyền point-to-point (đơn điểm đến đơn điểm) hoặc point-to-multipoint (đơn điểm đến đa điểm). Ví dụ của các kênh đó là dây đồng, sợi quang học, các kênh truyền không dây, media lưu trữ và bus máy tính. Dữ liệu được đại diện như một tín hiệu điện từ, điện thế, sóng vô tuyến, vi sóng, hoặc tín hiệu hồng ngoại. Giáo trình Tin Học Trang 6
- Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Khoa Công Nghệ Thông Tin 4.3.2. Tốc độ truyền Trong viễn thông, tốc độ truyền là số bit trung bình hoặc khối dữ liệu trên mỗi đơn vị thời gian đi qua một liên kết truyền thông trong hệ thống dữ liệu. Đơn vị đo tốc độ truyền phổ biến là bội số bit trên giây (bit/s) và byte trên giây (B/s). 4.3.3. Các số đo (bps, Kbps, Mbps, Gbps….) Số bit trên giây (bps - bit per second) là đơn vị tốc độ truyền dữ liệu, thường được dùng để đo công năng của các modem và của các thiết bị truyền thông nối tiếp. Kilobit trên giây (Kbps – Kilobit per second) là đơn vị đo tốc độ truyền dẫn dữ liệu, tương đương 1000 bit trên giây. Megabit trên giây (Mbps - Megabit per second) là đơn vị đo tốc độ truyền dẫn dữ liệu, tương đương 1.000 Kilobit trên giây hay 1.000.000 bit trên giây. Gigabit trên giây (Gbps – Gigabit per second) là đơn vị đo tốc độ truyền dẫn dữ liệu, tương đương 1.000 Megabit trên giây hay 1.000.000 Kilobit trên giây hay 1.000.000.000 bit trên giây. Một đơn vị đo tốc độ truyền dẫn dữ liệu khác là Megabyte trên giây (MBps hoặc MB/s). 4.4. Phương tiện truyền thông 4.4.1. Giới thiệu về phương tiện truyền thông Phương tiện truyền thông là con đường vật lý nối giữa thiết bị phát và thiết bị thu trong hệ thống truyền dữ liệu. Những đặc tính và chất lượng của dữ liệu truyền được quyết định bởi tính chất tín hiệu và phương tiện truyền. 4.4.2. Băng thông Băng thông tên quốc tế là bandwidth. Thuật ngữ này dùng để chỉ lưu lượng của tín hiệu điện được truyền qua thiết bị truyền dẫn trong một giây. 4.4.3. Phân biệt các phương tiện truyền dẫn có dây * Cáp đôi dây xoắn (Twisted pair cable): Cáp xoắn đôi gồm nhiều cặp dây đồng xoắn lại với nhau nhằm chống phát xạ nhiễu điện từ. Cáp xoắn đôi được sử dụng rộng rãi trong LAN. * Cáp đồng trục (Coaxial cable) băng tần cơ sở: Cáp đồng trục có hai đường dây dẫn và chúng có cùng một trục chung, một dây dẫn trung tâm, đường dây còn lại tạo thành đường ống bao xung quanh dây dẫn trung tâm. Giữa hai dây dẫn trên có một lớp cách ly, và bên ngoài cùng là lớp vỏ plastic để bảo vệ cáp. Cáp đồng trục có độ suy hao ít hơn so với các loại cáp đồng khác do ít bị ảnh hưởng của môi trường. Giáo trình Tin Học Trang 7
- Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Khoa Công Nghệ Thông Tin * Cáp quang Cáp sợi quang bao gồm một dây dẫn trung tâm (là một hoặc một bó sợi thủy tinh có thể truyền dẫn tín hiệu quang) được bọc một lớp vỏ bọc có tác dụng phản xạ các tín hiệu trở lại để giảm sự mất mát tín hiệu. Bên ngoài cùng là lớp vỏ plastic để bảo vệ cáp. Cáp quang có đường kính từ 8.3 - 100 micron. Dải thông của cáp quang có thể lên tới hàng Gbps và cho phép khoảng cách đi cáp khá xa do độ suy hao tín hiệu trên cáp rất thấp. Nhược điểm khó lắp đặt và giá thành còn cao, nhìn chung cáp quang thích hợp cho mọi mạng hiện nay và sau này. 4.5. Dowload, Upload Upload có nghĩa là “tải lên”. Khi người gửi một tập tin (hình ảnh, âm thành, văn bản), gửi thư điện tử (email), trả lời một bài viết trong diễn đàn nào đó. Những thao tác đó là “tải lên” hoặc đưa dữ liệu từ máy tính của người sử dụng đến các máy chủ. Download có nghĩa là “tải xuống”. Thao tác nháy chuột vào đường liên kết sau khi người sử dụng gõ một trang web nào đó để lấy nội dung từ các máy chủ về máy tính của người sử dụng. 5. Các ứng dụng của công nghệ thông tin – truyền thông 5.1. Một số ứng dụng công nghệ thông tin và ứng dụng trong kinh doanh Giao dịch tài chính: Dựa trên xu hướng lịch sử, AI có thể dự đoán khi nào mua và bán chứng khoán và sau đó thực hiện giao dịch ở tốc độ cao và khối lượng cao để nhà đầu tư có thể khóa giá mua và bán định trước của mình. Tiếp thị: Ở lĩnh vực này AI đã được phát triển tốt và sẽ tiếp tục được mở rộng. Các công ty có thể phân phối các quảng cáo online được cá nhân hóa, email, thư trực tiếp và phiếu giảm giá, dựa trên hoạt động Internet của người dùng cuối. Dịch vụ khách hàng: Thuật toán học máy với khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên có thể thay thế các nhân viên phòng dịch vụ khách hàng, xác thực khách hàng bằng giọng nói của họ và nhanh chóng chuyển họ đến đúng thông tin họ cần hoặc một người hỗ trợ phù hợp. 5.2. Một số ứng dụng phổ biến để liên lạc, truyền thông Whatsapp: WhatsApp là một trong những ứng dụng nhắn tin di động “hot” nhất hiện nay với hơn 400 triệu người dùng. Facebook Messenger : Facebook Messenger là dịch vụ nhắn tin từ Facebook. Nó có thể chuyển tin nhắn văn bản và thực hiện miễn phí các cuộc gọi điện thoại internet từ máy tính đến máy tính và từ ứng dụng đến ứng dụng. LINE: Free Calls & Messages Đây là ứng dụng miễn phí cuộc gọi và tin nhắn được phát triển bởi Nhật Bản. Line cho phép thực hiện các cuộc thoại khá tốt nhưng lại không hỗ trợ các cuộc thoại video. Giáo trình Tin Học Trang 8
- Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Khoa Công Nghệ Thông Tin Instagram : Instagram là một mạng xã hội cũng rất quen thuộc với người dùng Việt. Mạng xã hội này hoạt động chủ yếu trên di động, tập trung vào mảng hình ảnh và video ngắn. 6. An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông 6.1. An toàn lao động * Một số loại bệnh thông thường liên quan đến máy tính - Sử dụng máy tính thường xuyên có thể dẫn đến căng thẳng, trầm cảm. - Các bệnh nghề nghiệp như cận thị, đau lưng, đau vai, vôi hóa cột sống,… - Cần có tư thế ngồi, vị trí đặt máy tính phù hợp khoa học để phòng tránh các loại bệnh này. * Các quy tắc an toàn trong sử dụng máy tính - Đảm bảo dây nguồn được an toàn - Đảm bảo các điểm cấp điện không bị quá tải * Chọn phương án chiếu sáng, tư thế làm việc + Chọn phương án chiếu sáng - Điều chỉnh ánh sáng trong phòng để tránh phản chiếu lên màn hình, chuyển vị trí những đèn có ánh sáng chiếu trực tiếp lên màn hình. - Bảo đảm thiết kế bàn làm việc sao cho tầm mắt phải hơi nhìn xuống (khoảng 10 độ) trong lúc sử dụng máy tính (màn hình đặt thấp hơn tầm mắt). - Áp dụng quy tắc 20-20-20: Cứ 20 phút hãy tìm một đối tượng cách 20 feet (khoảng 6m) và nhìn chăm chú vào vật đó 20 giây. Đây là cách để mắt nghỉ ngơi khi thường xuyên dùng máy tính. + Tư thế làm việc đúng - Góc nhìn thoải mái, 15 độ - 20 độ - Tầm nhìn thoải mái: 350 – 600mm đối với các văn bản có cỡ phông chữ thường. - Cẳng tay và cánh tay ở vị trí vuông góc với nhau - Cổ tay để thẳng hoặc hơi nghiêng - Chỗ tựa lưng, chiều cao ghế có thể điều chỉnh được - Khoảng trống thích hợp cho đầu gối - Màn hình đặt ở vị trí để nhìn trực diện - Chiều cao bàn có thể điều chỉnh tùy ý 6.2. Bảo vệ môi trường Giáo trình Tin Học Trang 9
- Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Khoa Công Nghệ Thông Tin Hiểu công dụng của việc tái chế các bộ phận của máy tính, pin, hộp mực in khi không còn sử dụng. Biết cách thiết lập các lựa chọn tiết kiệm năng lượng cho máy tính: tự động tắt màn hình, đặt máy tính ở chế độ ngủ, tự động tắt máy. 7. Các vấn đề an toàn thông tin cơ bản khi làm việc với máy tính 7.1. Kiểm soát truy nhập, bảo đảm an toàn dữ liệu User theo tiếng việt có nghĩ là người dùng, nhưng trong công nghệ thông tin họ chỉ hiểu là user, mỗi máy tính chúng ta có thể tạo 1 hoặc nhiều người dùng để bảo vệ máy tính. Password hay mật khẩu là một chuỗi ký tự được sử dụng, nó giúp cho người dùng bảo vệ sự riêng tư cũng như hạn chế tối đa khả năng truy cập bất hợp pháp từ người khác. 7.2. Phần mềm độc hại (malware) Phần mềm ác ý, còn gọi là phần mềm ác tính, phần mềm độc hại, phần mềm gây hại hay mã độc (tiếng Anh: malware là sự ghép của hai chữ malicious và software) là một loại phần mềm hệ thống do các tay tin tặc hay các kẻ nghịch ngợm tạo ra nhằm gây hại cho các máy tính. 8. Một số vấn đề liên quan đến pháp luật trong sử dụng CNTT 8.1. Bản quyền/ Sở hữu trí tuệ Quyền tác giả hay tác quyền hoặc bản quyền (tiếng Anh: copyright) là độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của người này. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa không bị vi phạm bản quyền. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm này. 8.2. Bảo vệ dữ liệu Sự phát triển của công nghệ thông tin và Internet đòi hỏi pháp luật phải có sự điều chỉnh để đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện đại trong đó vấn đề về bảo vệ thông tin cá nhân. Giáo trình Tin Học Trang 10
- Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Khoa Công Nghệ Thông Tin B. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP: I. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Thông tin là gì? Trình bày quy trình xử lý thông tin trong máy tính. Câu 2: Phần cứng là gì ? Kể tên các thiết bị nhập, thiết bị xuất thông dụng. Câu 3: Phần mềm là gì ? Kể tên một số phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng. II. Bài tập Bài tập 1: Chuyển đổi 127 (hệ 10) sang hệ cơ số 2, hệ cơ số 8, hệ cơ số 16. Bài tập 2: Chuyển đổi 11101010 ( hệ 2) sang hệ 10, hệ 8, hệ 16. Giáo trình Tin Học Trang 11
- Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Khoa Công Nghệ Thông Tin Thời gian (giờ) MÃ MÔN HỌC: CHƯƠNG II: SỬ DỤNG LT TH BT KT TS MH 05 MÁY TÍNH CĂN BẢN 2 4 0 0 6 Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng: Trình bày được một số kiến thức cơ bản về hệ điều hành Windows, quản lý thư mục, tập tin; phần mềm tiện ích và đa phương tiện, sử dụng tiếng Việt trong máy tính, sử dụng máy in; Khởi động, tắt được máy tính, máy in theo đúng quy trình. Thực hiện được việc quản lý thư mục, tập tin; cài đặt, gỡ bỏ và sử dụng được một số phần mềm tiện ích thông dụng.. Các vấn đề chính sẽ được đề cập: - Làm việc với hệ điều hành - Quản lý thư mục và tập tin. - Sử dụng Control Panel - Một số phần mềm tiện ích - Sử dụng tiếng Việt - Chuyển đổi định dạng tập tin - Đa phương tiện - Sử dụng máy in A. NỘI DUNG 1. Làm việc với Windows 1.1. Windows là gì? Hệ điều hành là tập hợp các chương trình điều hành và quản lý hoạt động máy tính, làm nhiệm vụ trung gian giao tiếp giữa máy tính và người sử dụng máy. Đây là một phần mềm không thể thiếu đối với một máy tính. Hiện có các hệ điều hành thông dụng: MS-DOS, Microsoft Windows, LINUX... Chức năng chính của hệ điều hành windows: - Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và máy tính. - Kiểm tra và phát hiện những sai hỏng của thiết bị. - Cung cấp tài nguyên cho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình đó. - Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các công cụ để tìm kiếm và truy cập thông tin. Giáo trình Tin Học Trang 12
- Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Khoa Công Nghệ Thông Tin - Kiểm tra và hỗ trợ bằng phần mềm cho các thiết bị ngoại vi. - Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống. - Bảo mật dữ liệu trong máy tính. 1.2. Khởi động và thoát khỏi Windows Trong cuốn tài liệu này chúng tôi sử dụng phiên bản Hệ điều hành Windows 10 để làm minh họa. + Khởi động máy: Bật công tắc (Power), Windows sẽ tự động chạy. Tùy thuộc vào cách cài đặt, có thể bạn phải gõ mật khẩu (Password) để vào màn hình làm việc, gọi là Desktop của Windows. + Thoát khỏi windows Có nhiều cách để thoát khỏi windows, lưu ý trước khi thoát khỏi windows chúng ta nên tắt tất cả các chương trình đang chạy trên máy tính. Nếu tắt máy ngang có thể gây ra những lỗi nghiêm trọng. Cách 1: Shutdown mặc định Để shutdown Windows 10, bạn click chuột vào menu Start, sau đó chọn Power > Shut down để tắt máy. Hình 2.1: Shutdown máy tính Cách 2: Click phải chuột vào nút Start Có một cách khác cũng đơn giản không kém đó là click chuột phải vào nút Start sau đó chọn Shut down or sign out > Shut down Win 10 để tắt máy. Hình 2.2: Shutdown máy tính bằng menu chuột phải thanh Start Cách 3: Tắt máy qua hộp công cụ Windows Tính năng này có từ rất xưa rồi, rất đơn giản khi bạn chỉ cần chỉ ra ngoài màn hình và bấm tổ hợp phím Alt + F4 rồi sau đó lựa chọn Shut down là hoàn tất. Giáo trình Tin Học Trang 13
- Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Khoa Công Nghệ Thông Tin Hình 2.3: Shutdown bằng tổ hợp phím Alt + F4 1.3. Desktop Màn hình Desktop là màn hình đầu tiên của hệ điều hành dành cho người sử dụng. Người dùng ra lệnh cho hệ điều hành bằng thao tác đơn giản qua việc thao tác với các biểu tượng (Icons). Màn hình Desktop Windows 10 có dạng: Hình 2.4: Màn hình Desktop 1.4. Thanh tác vụ (Taskbar) Thanh tác vụ là thanh nằm ngang ở phía cuối màn hình, bao gồm các thành phần: - Nút dùng mở menu Start để khởi động các chương trình. - Thanh Quick Launch để khởi động nhanh các chương trình thường sử dụng. - Thanh thu nhỏ biểu tượng, tiêu đề của các chương trình đang chạy, dùng chuyển đổi qua lại giữa các chương trình ứng dụng. - Khay hệ thống (System Tray) chứa biểu tượng của các chương trình đang chạy trong bộ nhớ và hiển thị đồng hồ và ngày giờ hệ thống. 1.5. Menu Start Menu Start đã thật sự quay trở lại trên Windows 10 – lần này, nó giúp bạn cá nhân hóa tốt hơn, quản lý tốt hơn và nhiều điều thú vị hơn so với những gì đã có trước đây. Giáo trình Tin Học Trang 14
- Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Khoa Công Nghệ Thông Tin Bạn sẽ tìm thấy nhiều thứ mà bạn muốn trên menu Start mới này. Click nút Start ở góc dưới trái màn hình hoặc nhấn phím Windows trên bàn phím để truy cập vào menu Start mới. Bạn có thể ghim ứng dụng mà bạn thích cũng như nội dung của ứng dụng như một liên hệ (contact) nào đó từ ứng dụng People (Mọi người) chẳng hạn. Sắp xếp chúng vào các nhóm (group) khác nhau, di chuyển và thay đổi kích cỡ của các biểu tượng của các ứng dụng (các Tile) hay thậm chí là thay đổi kích cỡ menu Start của bạn. Hình 2.5: Menu Start 1.6. Khởi động và thoát khỏi một ứng dụng 1.6.1. Khởi động chương trình ứng dụng Có nhiều cách để khởi động một chương trình ứng dụng trong Windows: * Khởi động từ Start Menu - Chọn Start, chọn Tên chương trình ứng dụng cần mở. - Hoặc chọn Start, chọn Nhóm chương trình, chọn Tên chương trình cần mở. Ví dụ: Khởi động chương trình Microsoft Word 2010 ta thực hiện như sau: Vào Start – Microsoft Office – Microsoft Word 2010 * Dùng Shortcut để khởi động các chương trình Click đúp hoặc Right Click/ Open vào Shortcut của các ứng dụng mà bạn muốn khởi động trên Desktop. Giáo trình Tin Học Trang 15
- Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Khoa Công Nghệ Thông Tin Hình 2.6: Khởi động chương trình bằng menu chuột phải 1.6.2. Thoát khỏi chương trình ứng dụng Để thoát khỏi một ứng dụng ta có thể dùng 1 trong các cách sau đây: - Nhấn tổ hợp phím Alt + F4 - Click vào nút Close (ở góc trên bên phải của thanh tiêu đề). - Double Click lên nút Control Box (ở góc trên bên trái của thanh tiêu đề). - Click lên nút Control Box. Click chọn Close. Khi đóng 1 ứng dụng, nếu dữ liệu của ứng dụng đang làm việc chưa được lưu lại thì nó sẽ hiển thị hộp thoại nhắc nhở việc xác nhận lưu dữ liệu. Thông thường có 3 chọn lựa: Save: lưu dữ liệu và thoát khỏi chương trình ứng dụng. Don’t Save: thoát khỏi chương trình ứng dụng mà không lưu dữ liệu. Cancel: hủy bỏ lệnh, trở về chương trình ứng dụng. 1.7. Chuyển đổi giữa các ứng dụng Để chuyển đổi nhanh chóng giữa các cửa sổ khi sử dụng, thay vì sử dụng chuột click chọn thì chúng ta có thể sử dụng phím. - Tổ hợp phím “Alt” + “Tab” hoặc “Windows + Tab” ( +Tab) sẽ cho phép chúng ta chuyển đổi các cửa sổ đang mở. Nhấn phím Tab để chọn ứng dụng mong muốn. - Tổ hợp phím + T: để mở những ứng dụng đã được mở trước đó. Chỉ cần nhấn tổ hợp phím + T là bạn có thể chuyển đến vị trí ứng dụng đang mở đầu tiên trên Taskbar, tiếp tục nhấn tổ hợp phím này 1 lần nữa để chuyển sang ứng dụng đang mở thứ 2, thứ 3... 1.8. Thu nhỏ một cửa sổ, đóng cửa sổ một ứng dụng Mỗi chương trình khi chạy trong Windows sẽ được biểu diễn trong một cửa sổ. Cửa sồ này là phần giao tiếp giữa người sử dụng và chương trình. Giáo trình Tin Học Trang 16
- Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Khoa Công Nghệ Thông Tin Thu nhỏ cửa sổ Phóng to cửa sổ Đóng cửa sổ Hình 2.7: Các nút thu phóng và đóng cửa sổ 1.9. Sử dụng chuột 1.9.1. Con trỏ chuột Chuột thường được hiển thị trên màn hình dưới dạng một biểu tượng (Icon), gọi là con trỏ chuột. Hình dáng của con trỏ chuột có thể thay đổi tùy theo chương trình, vị trí, trạng thái làm việc của chương trình... Số 1. Trỏ chuột đang ở trạng thái bình thường dùng để chỉ, chọn... nhấn chuột vào đối tượng nào đó để chọn nó. Số 2. Thường xuất hiện khi chỉ vào các liên kết (Link), khi nhấn vào các liên kết này thì trình duyệt sẽ được mở đến địa chỉ liên kết. Số 3. Thường xuất hiện trong các chương trình xử lý văn bản hoặc các vùng được phép nhập ký tự văn bản (Text), ký tự sẽ xuất hiện ngay tại vị trí của con trỏ khi được gõ từ bàn phím. Số 4. Xuất hiện để báo thao tác chuột thực hiện không hợp lệ. Số5. Trỏ chuột đang ở trạng thái xử lý một tác vụ nào đó, hiển thị này báo cho người sử dụng biết cần phải chờ. Số 6. Trỏ chuột đang ở trạng thái thu nhỏ hoặc kéo giãn đối tượng theo hướng của mũi tên. Số 7. Trỏ chuột đang ở trạng thái di chuyển (Move) đối tượng theo 4 hướng của mũi tên. 1.9.2. Sử dụng chuột Cầm chuột trong lòng bàn tay phải, ngón trỏ đặt lên nút bên trái, ngón giữa đặt lên nút bên phải, ngón cái và các ngón còn lại giữ chặt xung quanh thân chuột. Đối với các chuột đời mới hiện nay có thêm nút cuộn chính giữa thì có thể dùng ngón trỏ đặt lên nút bên trái, ngón giữa đặt lên nút cuộn và ngón áp út đặt lên nút bên phải. Giáo trình Tin Học Trang 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Tin học đại cương: Phần 1 - ĐH Sư phạm TP.HCM
166 p | 805 | 116
-
Giáo trình Tin học căn bản cho mọi người: Phần 1 - Dân Trí, Xuân Trường
39 p | 791 | 96
-
Giáo trình Tin học văn phòng: Phần 1
23 p | 359 | 87
-
Giáo trình Tin học đại cương: Phần 1 - Đại học Sư phạm TP.HCM
129 p | 192 | 44
-
Giáo trình Tin học (Sách dùng cho các trường dạy nghề hệ 12 - 24 tháng): Phần 1 - Tiêu Kim Cương (chủ biên)
66 p | 152 | 42
-
Giáo trình Tin học đại cương A1: Phần 1 - NXB ĐHQG TP.HCM
53 p | 174 | 41
-
Giáo trình Tin học đại cương: Phần 1 - ĐH Kinh tế Quốc Dân
130 p | 496 | 36
-
Giáo trình Tin học đại cương dùng cho khối A: Phần 1 - Đỗ Thị Mơ (chủ biên)
83 p | 177 | 21
-
Giáo trình Tin học văn phòng (Nghề: Công nghệ thông tin - Sơ cấp): Phần 1 - Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ
91 p | 75 | 14
-
Giáo trình Tin học đại cương: Phần 1 - Trần Đình Khang
108 p | 79 | 12
-
Giáo trình Tin học cơ bản 1: Phần 1
114 p | 16 | 8
-
Giáo trình Tin học MOS 1: Phần 2
144 p | 21 | 8
-
Giáo trình Tin học MOS 1: Phần 1
58 p | 34 | 8
-
Giáo trình Tin học đại cương: Phần 2 - ĐH Kinh tế Quốc Dân
278 p | 40 | 6
-
Giáo trình Tin học: Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội
55 p | 44 | 5
-
Giáo trình Tin học văn phòng 1 (Ngành: Công nghệ thông tin - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
92 p | 11 | 5
-
Giáo trình Tin học ứng dụng: Phần 1 - TS. Vũ Bá Anh
109 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn