Giáo trình Trang trí cơ bản: Phần 2 - ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
lượt xem 117
download
(NB) Giáo trình Trang trí cơ bản: Phần 2 là tài liệu thứ 2 trong bộ 3 quyển Trang trí học cơ bản. Phần 2 này sẽ có 4 chương: Trang trí hình cơ bản, Trang trí đường điểm, Trang trí nền hoa, Chữ cơ bản và kẻ khẩu hiệu. Đây là tài liệu tham kahor dành cho sinh viên muốn nghiên cứu thêm về trang trí nội thất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Trang trí cơ bản: Phần 2 - ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG KHOA MỸ THUẬT CƠ SỞ NGUYỄN HẢI KIÊN GIÁO TRÌNH TRANG TRÍ CƠ BẢN 2 HỆ ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MỸ THUẬT LƯU HÀNH NỘI BỘ HÀ NỘI, NĂM 2012
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG KHOA MỸ THUẬT CƠ SỞ NGUYỄN HẢI KIÊN GIÁO TRÌNH TRANG TRÍ CƠ BẢN 2 HỆ ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MỸ THUẬT LƯU HÀNH NỘI BỘ
- HÀ NỘI, NĂM 2012
- MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I: TRANG TRÍ HÌNH CƠ BẢN ................................................................1 CHƯƠNG II: TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM .............................................................25 CHƯƠNG III: TRANG TRÍ NỀN HOA .....................................................................40 CHƯƠNG IV: CHỮ CƠ BẢN VÀ KẺ KHẨU HIỆU...............................................60 MỘT SỐ THUẬT NGỮ................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................91
- HỌC PHẦN 2 TRANG TRÍ CƠ BẢN 2 CHƯƠNG I TRANG TRÍ HÌNH CƠ BẢN ( 30 tiết ) MỞ ĐẦU Nghệ thuật trang trí gắn liền với nhu cầu thưởng thức cái đẹp của con người. Trong mọi mặt hoạt động của con người, từ lao động học tập đến vui chơi giải trí đều có sự đóng góp của nghệ thuật trang trí. Trang trí hiện diện trong đời sống thông qua những hình hoa văn trang trí trên chiếc đĩa hình tròn, trên tấm thảm, họa tiết trên viên gạch lát..., những đồ vật quen thuộc đó đều chứa đựng những giá trị nghệ thuật mà cơ sở của nó là nghệ thuật trang trí hình cơ bản. Có thể nói trong cuộc sống, mọi vật quanh ta đều mang dấu ấn trang trí hình cơ bản. Trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật chính là hình thức trang trí cơ bản nhất. Học tập trang trí hình cơ bản giúp người học hình thành phương pháp tổng hợp các yếu tố tạo hình đơn lẻ thành một tổng thể thống nhất trong khuôn khổ bố cục nhất định theo những nguyên tắc trang trí. Nội dung bài học cũng khẳng định vai trò quan trọng của các nguyên tắc trang trí, không chỉ gói gọn trong phạm vi bài h ọc mà có thể vận dụng trong tất cả các dạng bố cục tạo hình, trong các thể loại trang trí. Việc vận dụng nguyên tắc trang trí đòi hỏi sự linh hoạt, mở ra nhiều khả năng, nhiều hướng phát triển cho hoạt động tư duy sáng tạo. Có thể vận dụng các nguyên tắc một cách riêng lẻ hay đồng thời. Tiếp nối kiến thức từ những bài học nghiên cứu vốn cổ, nghiên cứu và sáng tạo họa tiết, trang trí hình cơ bản rèn luyện khả năng phối hợp, sáng tạo trên cơ sở những họa tiết đó. Xác định tính chất riêng biệt của trang trí hình cơ bản đồng thời xác lập vị trí của trang trí hình c ơ bản trong mối quan hệ với hệ thống bài học trong chương trình trang trí. 1
- H1. Trang trí hình tròn ứng dụng trong thực tế MỤC TIÊU Sau bài học, sinh viên cần đạt được: Kiến thức: - Hiểu rõ khái niệm về trang trí hình cơ bản. - Nắm được những nguyên tắc trang trí cơ bản. - Vận dụng tốt những nguyên tắc trang trí cơ bản vào bài học Kỹ năng: - Có phương pháp tư duy tạo hình trang trí. - Có kỹ năng trang trí (xây dựng bố cục, xây dựng phác thảo màu, kỹ năng thể hiện, sử dụng tốt chất liệu). 3. Thái độ: - Hình thành quan niệm thẩm mỹ đúng đắn trong nghệ thuật trang trí, hình thành khả năng cảm thụ thẩm mỹ. - Xây dựng thái độ học tập nghiêm túc, rèn tính cẩn thận, ý thức trân trọng cái đẹp và kết quả lao động nghệ thuật. NHỮNG KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN BÀI HỌC - Nghiên cứu và sáng tạo họa tiết hoa lá. - Nghiên cứu và sáng tạo họa tiết động vật. 2
- - Nghiên cứu vốn cổ dân tộc . - Ngôn ngữ tạo hình. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách tham khảo về nghệ thuật trang trí (trang trí cơ bản và ứng dụng) của các nhà xuất bản: văn hoá thông tin, giáo dục. - Giáo trình trang trí - Tạ Phương Thảo- NXB Đại học sư phạm. - Giáo trình trang trí tập 2 - Phạm Ngọc Tới- NXB Đại học sư phạm. NỘI DUNG 1. Khái quát về trang trí hình cơ bản 1.1. Hình cơ bản: Dưới góc độ toán học, các hình vuông, tròn, chữ nhật thường được xem xét làm hình đối chứng với những hình học khác. Ví dụ: Hình vuông là một hình thoi có góc trong bằng 90º...Trong nghiên cứu hình họa, các loại khối cơ bản như khối lập phương, khối cầu, trụ được coi như là cơ sở cho sự biến dạng của các loại khối trong tự nhiên. Với nghệ thuật trang trí, bố cục hình cơ bản là những bố cục mang đặc tính chung nhất. Học tập, sáng tác trên những bố cục hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn là tiền đề, là cơ sở cho việc sáng tạo các bài học trang trí với những khuôn khổ, kích thước, hình dạng khác nhau. 3
- H2. Hình cơ bản và biến thể của nó. 1.2. Khái niệm về trang trí hình cơ bản: Trang trí hình cơ bản là phương pháp sắp xếp các yếu tố trang trí như đường nét, hình mảng, màu sắc, theo các nguyên tắc trang trí để tạo nên một bố cục hợp lý, thống nhất về mọi mặt, trong một hình cơ bản có giới hạn và diện tích cụ thể. 2. Bố cục trong trang trí hình cơ bản 2.1. Đảm bảo tính cân đối và thống nhất: Đây là nguyên tắc chung cho bố cục tạo hình. Xây dựng bố cục phải đảm bảo sự cân đối (tạo ra cảm giác cân bằng), đảm bảo sự thống nhất (sự phù hợp, hoà nhập giữa mọi yếu tố tạo hình, ngôn ngữ tạo hình). 2.2. Đặc điểm bố cục trang trí hình cơ bản: Khác với trang trí đường diềm, trang trí nền hoa là trang trí mở. Bố cục trong trang trí hình cơ bản là bố cục khép kín. Cách sắp xếp ngôn ngữ tạo hình phải tạo nên cảm giác khép kín, trọn vẹn trong phạm vi hình trang trí. Việc sắp xếp, bố cục các yếu tố tạo hình phải dựa theo tính chất, đặc điểm của mỗi hình. a, Đặc điểm bố cục trang trí hình vuông: Là tứ giác có các cạnh bằng nhau, song song từng đôi một và có bốn góc vuông, tâm là giao điểm của hai đường chéo. Khoảng cách từ tâm tới bốn góc và khoảng cách từ tâm tới trung điểm của cạnh không bằng nhau 4
- . H3. Đặc điểm bố cục hình vuông Sự phân bố trong hình vuông là đồng đều, khu vực trung tâm xoay quanh tâm điểm là giao điểm của hai đường chéo. Khi bố cục cần phụ thuộc 4 cạnh, 4 góc và chú ý trọng tâm của hình. Bố cục hình vuông có cảm giác chắc chắn và ổn định. b, Đặc điểm bố cục trang trí hình chữ nhật: Có hai cặp cạnh song song, khác nhau về độ dài, có bốn góc vuông. Trọng tâm của hình vẫn là khu vực giữa hình có tâm điểm là giao của hai đường chéo. Khi bố cục cần chú ý cạnh có độ dài, sự chênh lệch giữa hai cạnh. Nhờ sự phát triển theo chiều dài có tính định hướng mà bố cục chữ nhật linh hoạt hơn hình vuông. Có nhiều cách giải quyết bố cục để nhấn mạnh đặc điểm hình chữ nhật. H4. Đặc điểm bố cục hình chữ nhật c, Đặc điểm bố cục trang trí hình tròn: 5
- Được tạo nên bởi một đường cong khép kín. Khoảng cách từ tâm tới các điểm trên đường tròn luôn bằng nhau. Sự phân bố luôn dẫn mắt nhìn vào tâm hình tròn, tạo ra các vòng tròn đồng tâm trên diện tích hình tròn. Một hình tròn có thể chia ra thành nhiều cung hình quạt. Số l ượng các cung này có thể là một số lẻ hoặc số chẵn. H5. Đặc điểm bố cục hình tròn 3. Các nguyên tắc trang trí cơ bản và sự vận dụng trong trang trí: 3.1 Nguyên tắc đối xứng a, Tính chất đặc điểm: Nguyên tắc đối xứng hay còn gọi là nguyên tắc đăng đối, là phương pháp sắp xếp các yếu tố tạo hình (đường nét, hình mảng, màu sắc) theo trục đối xứng để tạo nên sự cân bằng. Các yếu tố tạo hình được được nhắc lại, ngược chiều qua một trục, tạo nên một đơn vị họa tiết hoàn chỉnh được gọi là đối xứng tuyệt đối. Đ ối xứng tuy ệt đ ối tạo nên sự cân bằng vật lý. Khái niệm “đăng đối” thể hiện tính tương đối. Các yếu tố tạo hình được sắp xếp đối xứng qua trục có thể không tuyệt đối giống nhau nhưng vẫn tạo nên sự cân bằng về thị giác. Sự đối xứng khi đó được gọi là “đăng đối giả”. 6
- H6. Họa tiết đối xứng H7. Họa tiết đối xứng Mỗi loại hình cơ bản đều có thể có 1 hoặc nhiều trục đối xứng. Hình tròn có khả năng lập nhiều trục đối xứng nhất: 7
- H8. Các trục đối xứng. H9. Các hoạ tiết được xây dựng có cấu trúc đăng đối b, Vai trò: Nguyên tắc đăng đối tạo sự cân bằng, ổn định, sự vững chãi cho b ố c ục. Quy luật đăng đối được vận dụng trong nhiều loại hình trang trí ứng d ụng, trong nghệ thuật kiến trúc. Kiến trúc truyền thống, đình, chùa … thường s ử dụng nguyên tắc đăng đối. 8
- H10. Kiến trúc đăng đối 3.2. Nguyên tắc nhắc lại (lặp lại) a, Tính chất đặc điểm: Là sử dụng phương pháp lặp lại nhiều lần một yếu tố tạo hình nào đó (đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt...) trong một bố cục trang trí. Họa tiết được nhắc lại có thể được giữ cùng chiều với họa tiết ban đầu, có thể đ ược thay đổi theo hướng ngược lại. - Nhắc lại hoàn toàn: Các yếu tố đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt được nhắc lại trọn vẹn. -Nhắc lại có chọn lọc: Không nhắc lại nguyên vẹn, nhưng kế thừa các yếu tố tạo hình, đồng thời tạo nên sắc thái mới. Ví dụ: Nhắc lại kiểu họa tiết, kế thừa đặc điểm họa tiết có những đường cong mềm mại, nhắc lại đường cong nhưng độ cong khác nhau. Nhắc lại đ ường thẳng nhưng độ dài, chiều hướng khác nhau. Nhắc lại tông màu nhưng sắc độ khác nhau. b, Vai trò: H11. Sự nhất quán về phong cách tạo hình trên bố cục. 9
- - Sử dụng nguyên tắc nhắc lại tạo nên sự đồng điệu giữa các yếu tố tạo hình, làm cho chúng hoà hợp với nhau, tạo nên sự nhất quán về phong cách tạo hình giữa các chi tiết trong một tổng thể bố cục trang trí. Nhắc lại tạo nên sự thống nhất của bố cục. - Làm cho bố cục trở nên có nhịp điệu. Sự nhắc lại theo khoảng cách nhất định tạo nên nhịp của bố cục. Sự nhắc lại có biến đổi làm bố cục không đ ơn điệu, trở nên sinh động. Gợi cảm giác vận động trong bố cục. H12. Sự nhắc lại của hoạ tiết gợi cảm giác vận động - Có vai trò định hướng, tạo cảm giác về sự khép kín hay mở rộng của bố cục (dựa vào quy luật của sự nhắc lại). Nhắc lại theo đường chu vi tạo ra giới hạn cho bố cục. Nhắc lại xoay quanh tâm tạo cảm giác quy tụ. 10
- H13. Nhắc lại theo đường chu vi tạo ra giới hạn cho bố cục - Quy luật nhắc lại được vận dụng nhiều trong trang trí ứng dụng: Trong kiến trúc khi trang trí nội thất có thể nhắc lại đường thẳng, hình chữ nhật của khuôn cửa, cửa sổ chuyển hoá sang khối hình của các đồ gia dụng như tủ, giường, bàn ghế. Nhắc lại màu sắc từ khu vực này sang khu vực khác của ngôi nhà, căn phòng... Trong trang phục: Nếu mặc quần đậm, áo sáng có thế nhắc lại màu đậm lên phía trên bằng chi tiết như cà vạt, khăn quàng, cổ áo, viền túi, đậm. Nhắc lại màu sáng xuống giày dép ... 3.3 Nguyên tắc xen kẽ: a, Tính chất đặc điểm: Là hình thức sắp xếp các yếu tố trang trí xen kẽ lẫn nhau tạo nhịp điệu, tạo sự thay đổi cho bố cục. 11
- H14. Hoạ tiết xen kẽ. Có thể sắp xếp các yếu tố trang trí xen kẽ theo những cách thức sau: - Xen kẽ về hình mảng Mảng nhỏ giữa những mảng lớn, mảng đơn giản giữa những mảng có hình chi tiết, mảng họa tiết xen kẽ với mảng nền. - Xen kẽ đậm nhạt Sắp xếp đậm xen giữa sáng và trung gian. - Xen kẽ về màu Màu này xen lẫn màu khác. Màu nóng xen giữa màu lạnh. Ta cũng có thể sử dụng cách xen nét có màu tươi, rực vào giữa các mảng màu trung tính, màu trầm tạo hiệu quả sinh động cho màu sắc. H15. Xen kẽ giữa nóng và lạnh 12
- b, Vai trò: - Làm cho bố cục thêm chặt chẽ (tạo kết nối giữa những khoảng cách lớn). - Tạo sự phong phú, sinh động cho bố cục, tránh sự đơn điệu. - Tạo nhịp điệu, thay đổi nhịp của bố cục. - Tạo sự pha trộn màu sắc, đậm nhạt. - Từ trạng thái khép kín trở thành mở - Từ tĩnh chuyển thành động: Quy luật xen kẽ được vận dụng trong mọi thể loại trang trí và trong nghệ thuật tạo hình nói chung. 3.4. Nguyên tắc phá thế a, Tính chất, đặc điểm: Là phương pháp sử dụng một hay vài yếu tố tạo hình nào đó để làm thay đổi thế bố cục, tạo nên sắc thái mới cho bố cục, giúp bố cục c huyển từ hình thế này sang hình thế khác. H16. Trang trí hình tròn áp dụng nguyên tắc phá thế 13
- Có thể dùng mọi yếu tố ngôn ngữ tạo hình như đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt để phá thế. Tuỳ theo mỗi tác phẩm cụ thể để lựa chọn cách phá th ế riêng nhằm tạo hiệu quả nghệ thuật. Ví dụ: - Dùng đường thẳng đứng phá thế đường ngang. Dùng đường cong phá thế đường thẳng. Sử dụng mảng hình có tính định hướng để phá thế các mảng hình vô hướng, tạo ý đồ cho bố cục. - Khi có quá nhiều chi tiết phức tạp, ta có thể dùng những mảng màu đơn giản để tạo nên những khoảng nghỉ, tạo sự nhịp nhàng, hài hòa cho bố cục. - Khi sử dụng nguyên tắc nhắc lại, ta có thể kết hợp sử dụng nguyên tắc phá thế để thay đổi màu hay đậm nhạt giúp tránh sự lặp lại đơn điệu của hình. H17. Trang trí hình vuông áp dụng nguyên tắc phá thế Chú ý: + Trong trang trí hình cơ bản, sử dụng nguyên tắc phá thế không đ ược làm mất sự cân bằng và thế khép kín của bố cục + Trong trang trí có thể phối hợp nhiều quy luật trong một bố cục, có thể chỉ sử dụng từng quy luật. b, Vai trò: Quy luật phá thế thể hiện nhiều trong nghệ thuật ứng dụng. 14
- H18. Nguyên tắc phá thế sử dụng nhiều trong nghệ thuật ứng dụng 4. Ứng dụng của trang trí hình cơ bản 4.1. Ứng dụng trong các hình biến thể khác Các biến thể từ hình cơ bản có rất nhiều, tất cả đều có thể được trang trí. Mỗi hình có thể là một phần của cơ bản, hoặc là sự phối hợp nhiều hình. H19. Ứng dụng trang trí hình cơ bản trên hình bát giác 4.2. Trong trang trí ứng dụng Trong cuộc sống, ta bắt gặp rất nhiều các hình thức trang trí đ ược ứng dụng từ trang trí cơ bản. Chúng có thể là những dạng trang trí biến thể từ trang trí hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn và được áp dụng vào đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ trang trí nội thất, trong kiến trúc hay trong ngành thời trang. 15
- Với đặc điểm là phụ thuộc nhiều vào vật được trang trí, các hình thức trang trí ứng dụng có xu hướng tự do hơn, thường sử dụng lối bố cục phá thế và màu sắc phụ thuộc vào màu của đồ vật, của không gian xung quanh. - Trong trang trí đồ thủ công, mỹ nghệ, đồ gia dụng. H 20. Trang trí đĩa H21. Trang trí thảm len 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Trang trí cơ bản: Phần 1 - ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
23 p | 777 | 126
-
Giáo trình Vẽ mỹ thuật 3,4 - Vẽ Màu
42 p | 325 | 110
-
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật : VẼ MÀU part 5
5 p | 149 | 41
-
Giáo trình Vẽ mỹ thuật 3,4 - Vẽ Màu - Trần Văn Tâm
42 p | 174 | 39
-
Giáo trình Hình họa cơ bản (Ngành: May thời trang) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
50 p | 79 | 14
-
Giáo trình Trang trí cơ bản (Ngành: Hội họa) - Trường Cao đẳng Lào Cai
18 p | 80 | 13
-
Giáo trình Vẽ trang trí cơ bản - Trường Cao đẳng Lào Cai
39 p | 49 | 11
-
Giáo trình Thiết kế trang phục nữ cơ bản: Phần 2
66 p | 25 | 10
-
Giáo trình Mĩ thuật cơ bản: Phần 2 - Ngô Bá Công
46 p | 22 | 9
-
Giáo trình Trang trí cơ bản (Nghề: Thiết kế thời trang - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
43 p | 30 | 9
-
Giáo trình Trang trí cơ bản (Ngành: May thời trang) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
35 p | 39 | 9
-
Giáo trình Trang trí (Tập 1): Phần 1
107 p | 12 | 8
-
Giáo trình Trang trí (Tập 1): Phần 2
98 p | 22 | 8
-
Giáo trình Mĩ thuật cơ bản: Phần 1 - Ngô Bá Công
195 p | 35 | 8
-
Giáo trình Mỹ thuật - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP HCM
66 p | 30 | 7
-
Giáo trình Quản trị chất lượng trang phục (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
75 p | 35 | 6
-
Giáo trình Mỹ thuật - Trường CĐ Công nghệ TP.HCM
66 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn