intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

.HÙNG VĨ KỲ QUAN THẾ GIỚI CỔ ĐẠI

Chia sẻ: Sadad Adasdsad | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

100
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ cách đây 4500 năm cho đến 2280 năm, ở ven bờ đông Địa Trung Hải, người xưa đã làm được bảy công trình kiến trúc mỹ thuật to lớn, hùng vĩ và tráng lệ .không kém những cảnh quan mà thiên nhiên ban tặng. Hơn thế còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa, chính trị và tôn giáo của loài người suốt nhiều thế kỷ. Đó là kim tự tháp Giza, vườn treo Babylon, đền thờ nữ thần Artemis (Ephesus), tượng thần Dớt (Olympia), lăng mộ Mausolus (Halicarnasus), tượng thần mặt trời (Rhodes) và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: .HÙNG VĨ KỲ QUAN THẾ GIỚI CỔ ĐẠI

  1. HÙNG VĨ KỲ QUAN THẾ GIỚI CỔ ĐẠI Vườn treo Babylone Từ cách đây 4500 năm cho đến 2280 năm, ở ven bờ đông Địa Trung Hải, người xưa đã làm được bảy công trình kiến trúc mỹ thuật to lớn, hùng vĩ và tráng lệ
  2. không kém những cảnh quan mà thiên nhiên ban tặng. Hơn thế còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa, chính trị và tôn giáo của loài người suốt nhiều thế kỷ. Đó là kim tự tháp Giza, vườn treo Babylon, đền thờ nữ thần Artemis (Ephesus), tượng thần Dớt (Olympia), lăng mộ Mausolus (Halicarnasus), tượng thần mặt trời (Rhodes) và ngọn đèn biển Alexandria ngay từ buổi đầu đã được nhiều đế chế thán phục, vinh danh là bảy kỳ quan tuyệt mỹ của thế giới. Trải bao năm tháng, chiến tranh, thiên tai và biến động xã hội, trong bảy kỳ quan đến nay chỉ còn kim tự tháp Giza tồn tại. Tuy nhiên, qua các lần khảo cổ, khoa học đã tìm thấy nhiều dấu tích cho thấy các kỳ quan khác cũng có thật - ngoại trừ vườn treo Babylon, và các di chỉ đang được bảo tồn, tôn tạo trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng. “Con người sợ thời gian, thời gian lại sợ kim tự tháp” (Thành ngữ Arab). Trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại, kim tự tháp Giza ra đời sớm nhất, cũng tồn tại lâu nhất. Kỳ quan này có tên thực là kim tự tháp Khufu hay Cheops, nằm trong quần thể ba đại kim tự tháp cùng nhiều tháp vệ tinh nhỏ mà nó là trung tâm cao và lớn nhất tọa lạc tại thành phố Giza, kế cận với Cairo, thủ đô Ai Cập. Theo tiếng Hy Lạp, từ kim tự tháp xuất phát từ chữi pyr nghĩa là ngọn lửa hoặc pyra - dàn hỏa táng, ý chỉ một ngôi mộ và chữ middos - sự đo đạc, do vậy là một ngôi mộ hết sức to lớn.
  3. Kim tự tháp Giza Người Ai Cập xưa vốn có truyền thống xây kim tự tháp làm nơi an nghỉ cho vua (pharaoh) - người được toàn dân tôn xưng là thánh thần. Kim tự tháp Giza được dựng cho pharaoh Khufu thuộc triều đại thứ tư cách đây 4560 năm và do hàng triệu nghệ nhân và nô lệ xây đắp suốt 20 năm. Công trình gồm 2,3 triệu phiến đá, mỗi
  4. tảng nặng từ hai đến 30 tấn, chắp thành hình tháp nhọn, bốn mặt. Từ đế tới đỉnh cao 145,75 mét, nặng khoảng sáu triệu tấn, bên ngoài trát vữa láng bóng song qua hàng trăm năm vữa đã bong ra để lộ các hàng gạch đỏ au. Mỗi cạnh kim tự tháp đều chỉ một hướng như hướng chính bắc, chính nam, chính đông hoặc chính tây, trong đó cửa vào bên trong chỉ hướng bắc. Sau cánh cửa này là một mê cung rất phức tạp với nhiều hành lang, lãm phòng trưng bày các bảo vật cùng châu ngọc trước khi đến nơi đặt quách của nhà vua nằm ở trung tâm và chỉ có một lối vào duy nhất. Cái quách được bảo vệ bởi những bức tường cao bằng đá đỏ kín mít đến nỗi một con muỗi cũng không bay lọt, và được tin có các cơ quan bí mật khi bị động sẽ phóng ra những luồng khí độc, tên, lửa giết chết kẻ xâm nhập. Với niềm tin linh hồn có thể trở về thân xác khiến người chết sống lại sau khi đã sang bên kia thế giới tiếp diện thần thánh, người xưa đã đặt quách của nhà vua sao cho từ trên đỉnh tháp ánh sáng thiên thần có thể dẫn đường và bảo vệ ngài. Ngoài vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy kim tự tháp Giza cùng nhiều kim tự tháp nói chung của Ai Cập, ẩn chứa khá nhiều điều huyền bí. Đầu tiên là tuổi thọ vĩnh hằng, cho phép nó là một công trình tồn tại lâu nhất trái đất. Thứ nữa là bề mặt có thể phản chiếu ánh nắng, ánh trăng giúp tàu thuyền dễ dàng đi lại trên sông Nile cách đó hàng chục kilômét. Và đặc biệt, đến giờ người ta vẫn chưa phát hiện ra một xác ướp nào trong kim tự tháp, dường như các quách ở đây chỉ mang tính biểu tượng
  5. về quyền năng hay một vị thế thần thánh tối cao; các xác ướp được tìm thấy đều ở các ngôi mộ trong thung lũng các vị vua. Đứng thứ hai trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại là vườn treo Babylon cách đây 2600 năm. Theo ghi chép của thầy tu Babylon Berossus và sau này của sử gia Hy Lạp Herodotus 2450 năm trước và nhà địa lý Strabo 2100 năm trước thì ở bờ đông của sông Euphrates, nam thành Baghdad, mà nay là tỉnh Babil, Iraq, có một vị vua hùng mạnh tên là Nebuchadnezzar II (605- 562 TCN) trị vì vương quốc Babylon. Trong thời đại của ông, đất nước rất thịnh vượng với những tòa thành kiên cố, bao quanh là những tường rào dài 90 kilômét, cao 100 mét, dày 24 mét. Cùng nhiều đền thờ, cung điện nguy nga và đẹp kỳ diệu là khu vườn treo Babylon vượt cao trên mọi công trình mà từ xa bên sông Euphrates du thuyền có thể ngắm nhìn mọi góc. Vào năm 605 TCN, Nebuchadnezzar II thay phụ vương Hammurabi lên lãnh đạo đất nước. Cảm mến hoàng tử trẻ, vua Medes đã gả con gái yêu là công chúa Amyitis cho chàng và lập nên một liên minh thắm thiết. Khi sống ở Babylon, mặc dù được chiều chuộng, hoàng hậu Amyitis thường xuyên không vui, khuôn mặt buồn bã. Thì ra, nàng nhớ quê hương- Nơi có những quả núi trùng điệp, bốn mùa xanh tươi, chim ca ríu rít, muông thú nô dỡn. Ở đây đất đai phẳng lỳ, khô cằn, trời nắng như lửa, vì khí hậu không thuận cơ thể nàng ngày thêm suy kiệt. Để hoàng hậu khuây khỏa, vui vẻ trở lại, nhà vua đã cho xây một khu vườn hoàng gia giống hệt cảnh quê Amyitis, dưới dạng những ngọn đồi cao lô xô, rậm rạp. Vì thế có cái
  6. tên vườn treo hay thượng uyển; từ treo không có nghĩa là treo bằng dây mà là sự vắt vẻo trên lan can hoặc các tầng mái cung điện. Đền Dớt ở Olympia Vườn treo Babylon hiện lên như một tòa tháp khổng lồ, với những mái vòm và
  7. chống đỡ ở dưới là các hàng cột đá hoặc gạch nung gối đầu trên bệ tượng. Ở mỗi tầng chia nhiều ô đất trồng vô số cây và nuôi nhốt hàng chục loài động vật quý hiếm. Do thời tiết ít mưa, nô lệ được lệnh đào mương dẫn nước từ sông Euphrates cách thành cả ngày đường về tưới cho vườn. Đầu tiên, họ làm một hồ to dưới chân tháp chứa nước, sau đó dùng hai bánh xe lớn liên kết bằng dây xích gắn các thùng gỗ múc nước từ dưới hồ kéo lên đổ vào các mương chạy quanh co cho chảy từ cao xuống thấp tưới mát các tầng cây. Vào thế kỷ 2 TCN, khi quân đội Hy Lạp chiếm đóng Babylon, họ vô cùng kinh ngạc trước phong cảnh trữ tình, diễm lệ, không khí mát dịu, thơm ngát và có tiếng suối chảy như nhạc, mặc dù ngoài kia nắng cháy. Vườn treo Babylon khoe sắc trong suốt 500 năm thì bị nhấn chìm bởi một trận động đất. Đến nay, sau mọi cố gắng khảo cổ quanh thành Baghdad, khoa học vẫn chưa tìm thấy một dấu vết nào, dẫu là một viên gạch có hình ảnh của khu vườn. Đẹp và quy mô không kém trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại là đền thờ nữ thần săn bắn Artemis - nữ thần Diana- nữ thần thịnh vượng thế kỷ 7 TCN của thành phố Hy Lạp Ephesus, nay là Thổ Nhĩ Kỳ. Vốn chỉ là một ngôi miếu nhỏ cất giữ một tảng đá thiêng là thiên thạch từ sao Mộc rơi xuống, theo thời gian ngôi đền lớn dần và cũng nhiều lần bị tàn phá rồi được cư dân vùng sông nước Ephesus trùng tu. Đáng kể vào năm 600 TCN, khi Ephesus trở thành trung tâm thương mại lớn ở Hy Lạp, chính quyền đã xây dựng một đại điện lớn hơn trên nền đền cổ và do kiến trúc sư Chersiphron thiết kế với tầng mái đồ sộ và nhiều hàng cột đá. Tuy nhiên, công
  8. trình chỉ "sống" được 50 năm thì bị đạp đổ trong cuộc chiến xâm lược Ephesus của vua Croesus xứ Lydia. Nhà vua muốn chứng tỏ mình là người sùng đạo đối với những cư dân mà ông mới chinh phục nên đã cho dựng một cái khác to gấp bốn lần, và cử kiến trúc sư Theodorus - một nghệ nhân kỳ tài đã có công dựng nhiều công trình vĩ đại của Hy Lạp xây dựng đền mới từ hàng trăm khối đá. Cuối cùng, ngôi đền được hoàn thành dài 115 mét, rộng 55 mét, cao 20 mét gồm 127 cột đá hoa cương trắng. Bên trong đặt nhiều tượng nữ thần bằng ngà, vàng, ngọc... Đền Artemis là niềm tự hào của Ephesus cho đến năm 356 TCN thì bị một kẻ cuồng tín thiêu rụi. Điều kỳ lạ, đúng đêm đó Alexander Đại Đế cũng chào đời. Sử gia Plutarch sau này đã viết, do nữ thần bận rộn với việc chăm sóc Alexander bé bỏng đã không thể quay về bảo vệ ngôi đền. Alexander Đại đế sau này chinh phục Ephesus, đã cho sửa lại đền. Khi sửa đến mái, tự nhiên một rầm đá rớt xuống, nặng quá không ai có thể nhấc nó về chỗ cũ. Đêm đó, nữ thần hiện ra báo mộng bà sẽ giúp họ đưa nó lên mái, quả nhiên sáng ra thì đâu đã vào đấy- người ta càng tin ngôi đền thật linh thiêng. Trong nhiều năm, thành phố nhờ ngôi đền phát triển rực rỡ, thu hút nhiều tín đồ hành hương, trong đó có các bậc vua chúa. Khi thánh Paul - vị thánh tông đồ đầu tiên của đạo Thiên chúa đến Ephesus truyền đạo vào thế kỷ I, ngài đã vấp phải rất nhiều trở ngại vì người dân quá tôn sùng Artemis mà không muốn từ bỏ nữ thần của mình. Cuối cùng, Thiên Chúa giáo cũng chiến thắng, song đền vẫn nằm đó tới năm 262, khi người Goths xâm chiếm thành phố một lần nữa
  9. đốt đền khiến toàn bộ ngôi đền sụp đổ, tín ngưỡng thờ Artemis vì thế cũng suy tàn. Một thế kỷ sau, hoàng đế La Mã Constantine tái thiết Ephesus lại cho dựng đền song lúc này người ta đã không còn thiết tha như trước bởi đa số dân cư đã bỏ đi nơi khác, những kẻ ở lại là người mới đến và họ đã dùng gạch đá của đền cũng như nghiền các pho tượng làm vữa để xây dựng nhà cửa cho mình. Chỉ bớt lại một cái cột đá có lẽ là cây cột lớn nhất giữa đầm lầy gợi nhớ đã từng có một kỳ quan thế giới cổ đại ở nơi này. Tuy tôn sùng nhiều thần, song người Hy Lạp yêu kính nhất là thần Dớt, chúa tể các thần. Người xưa đã dựng trên đỉnh núi Olympia, trong khu rừng thiêng Altis, một ngôi đền hết sức hoành tráng và bên trong thờ một pho tượng nạm ngà, nạm vàng tuyệt mỹ được xem kỳ quan thế giới. Đền được kiến trúc sư Libon vùng Elis thiết kế và dựng trong 10 năm từ năm 466 TCN đến 456 TCN, với một đế hình chữ nhật và bên trên chồng 13 hàng cột dọc và sáu hàng cột ngang đỡ một cái mái khổng lồ hình kim tự tháp. Trên trán mái đắp phù điêu miêu tả 12 kỳ tích của nam thần Héc - quyn và phía dưới quanh đền bày hàng dãy tượng thần, cùng nhiều tượng đài khắc họa các môn thể thao như trò cưỡi ngựa, phóng lao, bắn cung... của Hy Lạp. Song, cái quan trọng nhất lại là pho tượng thần Dớt nằm sâu bên góc tây của đền và đây mới thực sự là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Tượng do nhà điêu khắc Phiadias tạc từ gỗ sau đó nạm vàng trong 16 năm và hoàn thành năm 440 TCN. Từ đế lên đầu tượng cao 14 mét, rộng 6,5 mét và ở thế ngồi uy nghi, cách
  10. trần nhà một quãng hợp lý, để giả thử thần Dớt có đứng lên vẫn không chạm mái. Tượng thần có làn da bằng ngà sáng trắng, râu tóc xoăn, áo choàng và đôi dép bằng vàng. Trên áo trạm trổ nhiều con thú và hoa huệ- biểu tượng cho một thế giới tươi đẹp. Đầu đội một vòng nguyệt quế- biểu trưng cho vinh quang, và tay phải cầm một pho tượng nữ thần chiến thắng Nike bằng vàng, tay trái nắm một cây quyền trượng khảm kim loại quý khắc hình chim ưng thể hiện cho uy lực tối cao. Ngài ngồi trên một chiếc ngai vàng gắn vô số hạt ngọc, và trạm nhiều hình thiên thần như Apollo, Artemis và bầy trẻ của Niobe. Khi pho tượng hoàn chỉnh, vua Antiochus đệ tứ nước Syria đã tiến cúng một chiếc mành len có thể che toàn vẹn tượng. Do khí hậu ở Olympia ẩm ướt dễ làm rạn lớp da ngà nên người ta đã bôi trên tượng một loại dầu đặc biệt giữ trong một hồ ngầm dưới đền. Trong hàng trăm năm, con cháu của Phiadias có nhiệm vụ bảo dưỡng pho tượng này. Cùng việc thờ thần Dớt, người Hy Lạp xưa cũng tổ chức nhiều môn thi đấu vinh danh thần mà nổi bật là lễ hội Olympic Games hay Thế vận hội. Giống như ngày nay, mọi vận động viên từ khắp thế giới gồm tiểu Á, Syria, Ai Cập và Sicily được mời đến thi đua. Olympic Games được diễn ra lần đầu tiên cách đây 2776 năm tại bờ biển phía tây của Hy Lạp, trong vùng Peloponneus. (Do lịch Hy Lạp cổ đại bắt đầu từ năm 776 tCN nên người ta lấy Olympic Games là sự kiện mở đầu của năm). Sau đó cứ bốn năm một lần, trò chơi được tổ chức để thể hiện sự bang giao của mọi vương quốc thuộc Hy Lạp. Trong các ngày này, mọi tranh chấp - chiến loạn
  11. đều phải dừng lại và dành một con đường an toàn để mọi người đến được đỉnh núi Olympia. Kiệt tác của Phiadias được thờ trên núi đến năm 392 thì hoàng đế Theodosius đệ nhất của La Mã xâm chiếm nơi này. Do theo đạo Thiên chúa, xem Olympic Games là trò dị giáo, nhà vua đã bãi bỏ nó. Pho tượng được các nhà quyền quý Hy Lạp rời đến thành phố Constantinople và cuối cùng bị ngọn lửa thiêu rụi năm 469. Hôm nay, Olympic Games đã được phục tồn, song còn rất ít dấu tích của ngôi đền ngoại trừ một số cột đá có thể minh chứng cho một tác phẩm điêu khắc lớn nhất trong lịch sử mỹ thuật Hy Lạp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2