intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Truyền thông đối ngoại: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:228

29
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 cuốn giáo trình "Truyền thông đối ngoại" trình bày các nội dung: Lý luận chung về truyền thông, truyền thông đối ngoại và các khái niệm liên quan; các phương tiện truyền thông mới và truyền thông đối ngoại hiện nay; mô hình thông tin đối ngoại; hoạt động truyền thông đối ngoại của đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài và một số kỹ năng tác nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Truyền thông đối ngoại: Phần 1

  1. Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ Biên tập nội dung: VĂN THỊ THANH HƯƠNG TS. HOÀNG MẠNH THẮNG NGUYỄN THỊ THẢO TRẦN KHÁNH LY TRẦN PHAN BÍCH LIỄU Trình bày bìa: NGUYỄN MẠNH HÙNG Chế bản vi tính: PHẠM THU HÀ Sửa bản in: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT Đọc sách mẫu: NGUYỄN THỊ THẢO VIỆT HÀ Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 1459-2021/CXBIPH/12-12/CTQG. Số quyết định xuất bản: 308-QĐ/NXBCTQG, ngày 11/5/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 5 năm 2021. Mã ISBN: 978-604-57-6785-6.
  2. Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm cña Th− viÖn Quèc gia ViÖt Nam Lª Thanh B×nh Gi¸o tr×nh TruyÒn th«ng ®èi ngo¹i / Lª Thanh B×nh ch.b. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2021. - 388tr. ; 21cm ISBN 9786045765951 1. TruyÒn th«ng ®èi ngo¹i 2. Gi¸o tr×nh 327.0711 - dc23 CTM0436p-CIP 2
  3. TẬP THỂ TÁC GIẢ PGS.TS. Lê Thanh Bình: Chương I, IV, VI TS. Phan Văn Kiền: Chương II TS. Đỗ Huyền Trang: Chương III TS. Trần Thị Hương: Chương V 4
  4. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Truyền thông đối ngoại là một lĩnh vực liên ngành, đa ngành. Trong quá trình lãnh đạo, điều hành đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng công tác thông tin đối ngoại, nhằm quảng bá những giá trị tốt đẹp, những lợi thế vốn có, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế... Những thành tựu to lớn trong 35 năm đổi mới vừa qua có sự đóng góp không nhỏ của truyền thông đối ngoại. Nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho người làm truyền thông đối ngoại cũng như việc giảng dạy và học tập môn học truyền thông đối ngoại tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn Giáo trình truyền thông đối ngoại do PGS.TS. Lê Thanh Bình, giảng viên Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại, Học viện Ngoại giao làm chủ biên. Cuốn Giáo trình truyền thông đối ngoại gồm sáu chương: Chương I: Lý luận chung về truyền thông, truyền thông đối ngoại và các khái niệm liên quan; Chương II: Các phương tiện truyền thông mới và truyền thông đối ngoại hiện nay; Chương III: Mô hình thông tin đối ngoại; 5
  5. Chương IV: Hoạt động truyền thông đối ngoại của đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài và một số kỹ năng tác nghiệp; Chương V: Thực trạng công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam từ năm 2010 đến nay; Chương VI: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại, truyền thông đối ngoại giai đoạn mới. Xin trân trọng giới thiệu cuốn giáo trình đến bạn đọc. Tháng 01 năm 2021 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6
  6. LỜI MỞ ĐẦU I. Giới thiệu môn học Truyền thông đối ngoại là một trong những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn đã được đề cập rất nhiều trong các nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hiện nay, vấn đề này đang được đề cập dưới ba khái niệm khác nhau nhưng cùng chung nội hàm rộng: truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại, tuyên truyền đối ngoại. Nếu như thông tin đối ngoại khá tập trung vào khía cạnh chủ thể và thông điệp tin tức truyền thông, tuyên truyền đối ngoại tập trung chủ yếu vào mục đích của truyền thông thì truyền thông đối ngoại có nghĩa rộng hơn hai khái niệm kia, thậm chí đôi khi có thể dùng thay cho cụm từ thông tin đối ngoại. Cụm từ “truyền thông đối ngoại” cũng được nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia dùng trong nhiều ngữ cảnh hơn, tương thích với thời đại hội nhập, sử dụng công nghệ hiện đại có nhiều mối tương tác hơn. Như vậy, truyền thông đối ngoại là khái niệm bao trùm hơn, phổ quát hơn khi bàn đến nội hàm của môn học này. Giáo trình truyền thông đối ngoại được viết dưới hình thức các chương có mối liên kết với nhau (6 chương với 7
  7. kết cấu: mục đích đào tạo, nội dung học, câu hỏi ôn tập, thảo luận và tài liệu tham khảo) nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng cơ bản cho người làm truyền thông trong lĩnh vực đối ngoại. Nội dung giáo trình được tiếp cận theo cả chiều ngang của các mức độ kiến thức, kỹ năng cần cho người làm truyền thông đối ngoại cũng như theo chiều dọc của các kết cấu, mạch tư duy, lối tác nghiệp trong lĩnh vực báo chí truyền thông. Đồng thời, cách tiếp cận theo yếu tố truyền thông (nguồn, thông điệp, kênh truyền, đối tượng tiếp nhận, hiệu quả...) cũng được sử dụng để thực hiện giáo trình. Tất cả các góc tiếp cận ấy giúp giáo trình có một cái nhìn vừa bao quát, tổng thể nhưng cũng rất chi tiết, cụ thể các nội dung môn học. Bên cạnh các nội dung cơ bản, truyền thống của môn học, giáo trình còn cập nhật những nội dung mới nhất của truyền thông hiện đại. Các vấn đề về Internet, công nghệ thông tin, các hiện tượng truyền thông mới, các xu hướng đương đại của truyền thông đại chúng trên thế giới cũng được cập nhật, giới thiệu như là một đòi hỏi của người làm truyền thông đối ngoại trong việc sử dụng các công cụ hiện đại để thực hiện công việc chuyên môn. Trên thế giới, tất cả các quốc gia đều sử dụng các chiến dịch truyền thông đối ngoại như là một phần quan trọng và thiết yếu của công tác đối ngoại. Các khía cạnh nội hàm và các cấp độ trong nước, ngoài nước đều được quan tâm nghiên cứu và triển khai. Các nghiên cứu về hình ảnh quốc gia, quảng bá hình ảnh quốc gia... không 8
  8. chỉ là vấn đề của riêng ngành truyền thông đối ngoại mà được nhiều lĩnh vực cùng nghiên cứu như: văn hóa, du lịch, kinh doanh, quan hệ quốc tế,... Các nghiên cứu về thông tin đối ngoại hay truyền thông đối ngoại dưới góc độ tiếp cận thông tin và người làm thông tin là lĩnh vực nghiên cứu chung của cả ngành ngoại giao và ngành báo chí truyền thông. Vì vậy, có thể nói, truyền thông đối ngoại là lĩnh vực liên ngành, cần có sự tiếp cận tổng hợp liên ngành, đa ngành mới có thể giải quyết hết những vấn đề trọng tâm của nó. Môn học Truyền thông đối ngoại nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng nền tảng, căn bản và cập nhật cho các đối tượng hoạt động ngoại giao nói chung và đặc biệt là các đối tượng trực tiếp làm công tác truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại. II. Đối tượng Như đã nói ở trên, truyền thông đối ngoại là lĩnh vực liên ngành, đa ngành, vì vậy, nó cũng rất đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Đối tượng của truyền thông đối ngoại cũng gồm nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội với trình độ nhận thức, hiểu biết và có mối quan tâm khác nhau. Nói như vậy để khẳng định, đối tượng của giáo trình này cũng rất rộng và có những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau với từng dạng đối tượng. Một số đối tượng chính là: 9
  9. - Sinh viên, học viên sau đại học của ngành ngoại giao nói chung, đặc biệt là chuyên ngành Truyền thông quốc tế, các ngành liên quan đến Truyền thông và văn hóa đối ngoại, chính trị quốc tế, báo chí - truyền thông,... - Các đối tượng học viên các khóa bồi dưỡng kỹ năng làm công tác đối ngoại và công tác truyền thông đối ngoại. - Học viên các môn học về truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại, tuyên truyền đối ngoại, nghiên cứu công chúng truyền thông (trong, ngoài nước), phương tiện truyền thông hiện đại... tại các cơ sở đào tạo. - Các cán bộ, viên chức, nhân viên ngoại giao đang và sẽ thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao do Nhà nước phân công. - Những người quan tâm tới công tác đối ngoại và truyền thông đối ngoại nói chung. III. Phương pháp tiếp cận Truyền thông đối ngoại là một môn học đặc thù. Tính đặc thù của nó nằm ở sự song song giữa truyền thông và đối ngoại. Vì vậy, ở nhiều đơn vị đào tạo, môn học Truyền thông đối ngoại (hay Thông tin đối ngoại, hay Tuyên truyền đối ngoại) hoặc các môn học liên quan như Truyền thông quốc tế, Ngoại giao văn hóa... đều là các môn học chuyên biệt. Đối với môn học Truyền thông đối ngoại, nếu như đối ngoại là mục tiêu hướng tới, là chất liệu xây dựng nội dung thì truyền thông là nền tảng tiếp cận, là phương pháp thực hiện. Vì vậy, phương pháp tiếp cận chính của 10
  10. môn học này là phương pháp của ngành truyền thông. Tuy nhiên, vì tính đặc thù của ngành đối ngoại nên các đặc điểm riêng của truyền thông đối ngoại cũng là những vấn đề cần phải lưu tâm trong quá trình tiếp cận môn học. Cuốn giáo trình này là sự kế thừa, nâng cao, cập nhật những nghiên cứu mới trong lý luận, thực tiễn về truyền thông đối ngoại hiện đại. Mặc dù đã nỗ lực nhiều tuy nhiên không thể tránh khỏi thiếu sót khi biên soạn, nhóm biên soạn rất mong nhận được sự đóng góp xây dựng của độc giả để giáo trình ngày càng hoàn thiện trong các lần tái bản sau này. TM. NHÓM TÁC GIẢ PGS.TS. Lê Thanh Bình 11
  11. 12
  12. Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG, TRUYỀN THÔNG ĐỐI NGOẠI VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN Mục tiêu đào tạo - Cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về khái niệm, định nghĩa liên quan đến phạm trù truyền thông, truyền thông đối ngoại; giúp học viên hiểu, ghi nhớ quá trình, đặc trưng, nguyên tắc truyền thông. - Trong quá trình học tập, người học sẽ được rèn luyện phương pháp tư duy khoa học truyền thông, biết đánh giá ở góc độ tổng thể để áp dụng các kỹ năng phân tích mang tính sáng tạo bước đầu khi nhìn nhận các vấn đề về xu thế, bối cảnh thực tiễn quốc tế, trong nước nhằm phân tích hoạt động truyền thông đối ngoại ở mức độ khái quát trước khi học các chương cụ thể, đi sâu vào chuyên môn tiếp theo. I. CÁC KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN 1. Truyền thông Truyền thông (communication), truyền thông đại chúng (mass communication) hay phương tiện truyền thông đại chúng 13
  13. (mass media), thông tin đối ngoại (external information) và truyền thông đối ngoại (external communication; communicate to foreign countries; foreign communication relation), truyền thông quốc tế (international communication) là những thuật ngữ rất phổ biến trong thời đại toàn cầụ hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Với sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ truyền thông, vai trò của thông tin, truyền thông đại chúng, truyền thông đối ngoại... ngày càng trở nên quan trọng hơn bởi trong một xã hội mở thì sự hội nhập, tương tác, liên thông giữa các lĩnh vực, các ngành, các mặt trong đời sống diễn ra rất đa dạng, phức tạp và chặt chẽ. Tuy nhiên, quan hệ giữa chúng luôn có mối tương tác chặt chẽ, với các chức năng, đặc điểm không dễ phân biệt bởi chúng đan xen, giao thoa nhau theo kiểu “3 trong 1” hoặc nhiều hơn nữa. Theo định nghĩa cơ bản về truyền thông trong cuốn Mass Media Mass Culture của James Wilson và Stan Le Roy Willson thì: “Truyền thông (communication) là một quá trình đối tượng truyền đạt (nguồn phát) sắp xếp, lựa chọn và chia sẻ các ký hiệu để truyền tới đối tượng tiếp nhận, làm cho đối tượng tiếp nhận biết và cảm nhận được những ý định, mục đích tương tự với ý định và mục đích của đối tượng truyền đạt. Còn truyền thông đại chúng - một khái niệm gắn với truyền thông hay được nói tới là một quá trình mà các nhà truyền thông chuyên nghiệp sử dụng các thiết bị kỹ thuật hoặc công nghệ để chia sẻ các 14
  14. thông điệp qua một khoảng cách dài để gây ra những tác động và ảnh hưởng nhất định tới một số lượng lớn các đối tượng tiếp nhận”1. Bởi thế, “nếu coi truyền thông như một vòng tròn lớn, thì trong vòng tròn lớn đó sẽ là các vòng tròn nhỏ hơn đan xen và kết nối với nhau. Đó là các “vòng tròn” truyền thông đại chúng, truyền thông đối ngoại, truyền thông quốc tế... với các phương tiện rất đa dạng như báo in, báo nói, báo hình, phim ảnh, internet, báo trực tuyến trên mạng và các phương thức hoạt động như thông tin đối ngoại, thông tin đối nội; truyền thông quản lý xã hội, truyền thông dân số, truyền thông môi trường, truyền thông du lịch...”2. Truyền thông là một lĩnh vực rất rộng bao gồm các hoạt động truyền đạt, thông báo, tuyên truyền, quảng bá thông tin. Một quá trình truyền thông hoàn chỉnh gồm các yếu tố tham dự là: nguồn phát (source), thông điệp (massage), kênh truyền thông (channel), đối tượng tiếp nhận hoặc nơi tiếp nhận (receiver, destination). Đối tượng tiếp nhận là khâu cuối của một quá trình truyền thông, quyết định hiệu quả của truyền thông, bởi vì đối tượng tiếp nhận sẽ phân tích, xử lý, lưu trữ hay tiếp tục truyền phát thông điệp đi nơi khác bằng một quá trình mới. _______________ 1. James Wilson, Stan Le Roy Willson: Mass Media Mass Culture, Fourth Edition, McGraw-Hill, 1998, p. 12-13. 2. Lê Thanh Bình (Chủ biên): Báo chí và thông tin đối ngoại, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2012, tr. 8. 15
  15. Tuy nhiên, nếu chỉ có một chiều thuần túy, vai trò quyết định hiệu quả truyền thông thuộc về nguồn phát, còn người nhận ở vị trí thụ động. Nhà xã hội học Hoa Kỳ nổi tiếng H. Lasswell đã đưa ra mô thức đầy đủ về truyền thông là: Ai truyền đạt cái gì? Truyền đạt cho ai? Bằng phương tiện gì và ảnh hưởng đến công chúng tiếp nhận ra sao? Từ các định nghĩa nêu trên, cần chú ý hai đặc tính: Một là, truyền thông là hoạt động gắn liền với tính liên tục, trở thành một quá trình. Nghĩa là truyền thông không chỉ đơn giản là một hoạt động nhất thời, ngắt quãng mà đó là một quá trình xảy ra liên tục. Quá trình đó không hề kết thúc sau khi đã truyền tải thông điệp mà còn tiếp diễn sau đó, hướng tới sự trao đổi, tương tác lẫn nhau giữa các cá thể, nhóm tham gia vào quá trình; Hai là, mục đích của truyền thông là đạt được sự hiểu biết lẫn nhau, qua đó góp phần thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của các thành viên tham gia quá trình trao đổi thông điệp đó. 2. Truyền thông đại chúng Trước khi phân tích khái niệm “thông tin đối ngoại”, “truyền thông đối ngoại”, “truyền thông quốc tế”, cần nghiên cứu khái niệm “truyền thông đại chúng”. Trước hết, “truyền thông đại chúng” biểu hiện tính đại chúng về nguồn phát (nhà báo chuyên nghiệp, “nhà báo không chuyên”, các chuyên gia, công chúng rộng rãi...); đại chúng về thông điệp (mang tính phổ biến, liên quan đến nhiều người, hình thức và nội dung thông điệp...); đại chúng về 16
  16. kênh phát (có thể bằng báo in, radio, truyền hình, internet...); đại chúng về công chúng tiếp nhận (trong nước, ngoài nước, giới tính, nghề nghiệp...). Hiệu quả của truyền thông đại chúng được xem xét từ các hiệu ứng và hành vi xã hội của số đông công chúng sau khi được tiếp nhận thông tin. Truyền thông đại chúng thực hiện quá trình truyền thông qua các phương tiện và loại hình như: sách, báo in (báo ngày, báo tuần, báo tháng, tạp chí...); báo nói (radio); báo hình (truyền hình, các video clip); thư, báo điện tử (báo mạng internet); phim ảnh, các hình thức quảng cáo... Ngoài ra, còn có các hình thức khác như các loại băng đĩa, tờ rơi, truyền thông đa phương tiện (multi media)... Gốc của cụm từ “truyền thông đại chúng” (Mass Communication/Mass media) là một thuật ngữ Latinh lẫn Anh - Mỹ, theo nghĩa hiện đại thì “Mass media” là các phương tiện truyền tải các tín hiệu chứa đựng thông điệp dưới dạng chữ viết, âm thanh và hình ảnh hoặc tín hiệu kỹ thuật số. Nếu định nghĩa như vậy thì mọi loại ấn phẩm, mọi loại phương tiện nhằm truyền tải thông tin đều là media và thông điệp của nó phải đến được hoặc được chấp nhận bởi một số lượng đông đảo công chúng. Và như vậy, các đối tượng bao gồm: báo viết, đài phát thanh, đài truyền hình, báo điện tử, internet, đĩa nhạc, phim ảnh, các loại tờ rơi, sách bỏ túi (với số lượng phát hành lớn), biển quảng cáo, các hoạt động tổ chức sự kiện (event), hội thảo chuyên đề, các loại thông cáo báo chí, sách trắng, thậm chí là cả các bài diễn văn, phát biểu của lãnh đạo nhà nước, 17
  17. các chính trị gia hoặc của các học giả uy tín... và kể cả điện thoại, điện tín, băng đĩa... đều là những phương tiện thuộc truyền thông đại chúng hoặc “Mass media”. “Mass media” hay phương tiện truyền thông đại chúng là các phương tiện thu thập, xử lý, truyền phát thông tin, thông điệp của nhà nước hoặc tư nhân, thường được tổ chức vận hành bởi các đơn vị chuyên nghiệp (báo chí, đài phát thanh, truyền hình, báo mạng...) để sản xuất, nhân rộng và phân phối, truyền tải thông điệp thông qua hình thức tin, bài, hình ảnh, số liệu, ngôn ngữ, âm thanh, biểu tượng... đến với đông đảo công chúng trong một quốc gia hay nhiều quốc gia. Những đơn vị chuyên nghiệp là những thiết chế đặc thù về truyền thông (tòa soạn, đài, hãng, tập đoàn, công ty...) hoạt động và tuân thủ luật pháp, đạo đức nghề nghiệp cùng những nguyên tắc vận hành của lĩnh vực truyền thông, sự quản lý về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội được quy định theo pháp luật (Lê Thanh Bình, 2020). Với cách tiếp cận khái niệm như vậy, từ “đại chúng” trong thuật ngữ truyền thông đại chúng, trước hết muốn nói đến đối tượng tác động của thông tin là xã hội rộng rãi bao gồm các tầng lớp, các nhóm xã hội khác nhau; các thông tin bảo đảm sự phổ biến sâu rộng, giúp cho đại đa số các thành viên xã hội có khả năng tiếp cận và thu nhận thông tin. Như vậy, bản chất của từ “đại chúng’’ thể hiện tính phổ biến rộng rãi về nội dung và đối tượng tác động thông tin. Truyền thông đại chúng có đối tượng rộng hơn và khác hơn với các loại hình thông tin chuyên nghiệp 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1