Giáo trình Văn bản pháp quy (Nghề: Tin học văn phòng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
lượt xem 10
download
Giáo trình Văn bản pháp quy (Nghề: Tin học văn phòng - Trung cấp) với mục tiêu nhằm giúp học viên trình bày được khái niệm và phân loại văn bản; trình bày được kiến thức về hình thức và nội dung văn bản; soạn thảo được các văn bản theo quy định; bố trí làm việc khoa học đảm bảo an toàn cho người và phương tiện học tập;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Văn bản pháp quy (Nghề: Tin học văn phòng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XÔ KHOA: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ NGOẠI NGỮ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC:Văn bản pháp quy NGHỀ: TIN HỌC VĂN PHÒNG TRÌNH ĐỘTRUNG CẤP
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Nhà quản lý mà chức năng cơ bản là hoạch định, ra quyết định, tổchức, điều hành và kiểm soát, không thể thiếu được công cụ hữu hiệu là hệ thống văn bản. Trong thực tế, nhận thức đúng, hiểu thấu và viết chuẩn một loại văn bản nào đó cần nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, chúng tôi muốn đưa ra cuốntài liệu “ Văn bản pháp quy” này nhằm hướng dẫn soạn thảo cụ thể một số loại văn bản cho sinh viên,học sinh - sinh viên nghề tin học văn phòngvới mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động công tác văn phòng trong các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế -xã hội; Soạn thảo văn bản, một công việc dễ bị chê nhiều hơn khen, bởi một lẽ không phải "lời nói gió bay " mà là "giấy trắng mực đen", và để khỏi "mũi tên đã bắn ra rồi, sao còn thu lại được", người soạn thảo văn bản cần tích lũy kinh nghiệm thực tế, trau dồi và nâng cao kiến thức, hơn nữa cần cập nhật văn bản theo sát chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được đồng nghiệp và các bạn đọc đóng góp ý kiến để giáo trình ngày càng hoàn chỉnh hơn./. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Tam Điệp, ngày tháng năm 2018 Chủ biên: Đặng Hồng Hạnh
- CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Văn bản pháp quy Mã số môn học: MH 09 Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ; (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành, Bài tập: 26 giờ; KT: 3 giờ) I. Vị trí tính chất môn học: - Vị trí của môn học: Môn học được bố trí song song với các môn học/mô đun cơ sở. - Tính chất của môn học: Là môn học cơ sở. II.Mục tiêu môn học: -Kiến thức: + Trình bày được khái niệm và phân loại văn bản. + Trình bày được kiến thức về hình thức và nội dung văn bản. - Kỹ năng: Soạn thảo được các văn bản theo quy định. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Bố trí làm việc khoa học đảm bảo an toàn cho người và phương tiện học tập. + Cần cù, chủ động trong học tập, đảm bảo an toàn trong học tập. III. Nội dung môn học: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian : S Thời gian ố Thực hành,thí Kiểm Tên chương mục Tổng Lý T nghiệm, thảo Tra số thuyết T luận, Bài tập Chương 1:Tổng quan về văn 6 4 2 bản 1. Khái niệm văn bản 1.5 1.5 2. Phân loại văn bản 4.5 2.5 2 2.1.Văn bản mang tính chất 0,5 0.5 quyền lực và văn bản không 1mang tính chất quyền lực nhà nước 2.2. Văn bản công và văn bản tư 0,5 0.5 2.3. Văn bản quản lý và văn bản 0,5 0.5 thường 2.4. Phân loại văn bản theo hình 3 1 2 thức Chương 2 2:Thể thức, nội dung 9 5 3 1
- S Thời gian ố Thực hành,thí Kiểm Tên chương mục Tổng Lý T nghiệm, thảo Tra số thuyết T luận, Bài tập và qui trình soạn thảo văn bản 1. Hình thức của văn bản 1 1 2. Nội dung của văn bản 1.5 1 0.5 3. Ý nghĩa của việc soạn thảo 1.5 1 0.5 văn bản 4. Qui trình soạn thảo văn bản 4 2 2 4.1. Định hướng quá trình soạn 1 1 thảo văn bản 4.2. Xác lập qui trình soạn thảo 3 1 1 1 văn bản Chương 3: Soạn thảo văn bản 20 5 14 1 quản lý nhà nước 1. Văn bản quản lý nhà nước 1 1 2. Mẫu trình bày: Thông tư 3 2 1 01/2011/TT-BNV 3.3 Hướng dẫn sử dụng thông tư 2 2 01/2011/TT-BNV 4. Bài tập thực hành 14 14 4.1. Mẫu quyết định, nghị định 5 5 4.2. Mẫu công văn, tờ trình 5 5 4.3. Mẫu giấy mời, thông báo 5 4 Chương 4 : Soạn thảo văn 11 2 8 1 bản Đảng 1. Văn bản Đảng 1 1 4 2. Mẫu hướng dẫn về thể thức 10 1 8 1 văn bản Đảng : Số 11- HD/VPTW Cộng 45 16 26 3
- 2. Nội dung chi tiết: Chương 1: Tổng quan về văn bảnThời gian: 6 giờ * Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm văn bản; - Phân loại được văn bản; - Thể hiện thái độ tích cực, ham học hỏi và yêu quí ngành nghề đang học. *Nội dung chính: 1. Khái niệm văn bản 2. Phân loại văn bản 2.1. Văn bản mang tính chất quyền lực và văn bản không mang tính chất quyền lực nhà nước 2.2. Văn bản công và văn bản tư 2.3. Văn bản quản lý và văn bản thường 2.4. Phân loại văn bản theo hình thức 2.4.1. Văn bản luật 2.4.2. Văn bản dưới luật 2.4.3. Văn bản quản lý nhà nước không chứa đựng các qui phạm pháp luật 2.4.4. Văn bản hành chính thông dụng Chương 2: Thể thức, nội dung và qui trình soạn thảo văn bảnThời gian: 8 giờ * Mục tiêu: - Trình bày được hình thức, nội dung của văn bản; - Mô tả được qui trình soạn thảo văn bản; - Trình bày đúng thể thức của văn bản; - Thể hiện thái độ tích cực, ham học hỏi và yêu quí ngành nghề đang học. * Nội dung chính: 1. Thể thức của văn bản 2. Nội dung của văn bản 3. Ý nghĩa của việc soạn thảo văn bản 4. Qui trình soạn thảo văn bản 4.1. Định hướng quá trình soạn thảo văn bản 4.1.1. Định hướng pháp lý 4.1.2. Định hướng ứng dụng 4.1.3. Định hướng tổ chức
- 4.2. Xác lập qui trình soạn thảo văn bản 4.2.1. Xác lập qui trình chuẩn 4.2.2. Xây dựng qui trình cụ thể cho mỗi văn bản 4.2.3. Thể thức văn bản Chương 3: Soạn thảo văn bản quản lý nhà nước Thời gian: 20 giờ * Mục tiêu: - Trình bày chính xác cách sử dụng thông tư 01/2011/TT-BNV để trình bày văn bản quản lý nhà nước; - Soạn thảo đúng mẫu văn bản quản lý nhà nước theo thông tư 01/2011/TT- BNV; - Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính. *Nội dung chính: 1. Văn bản quản lý nhà nước 2. Mẫu trình bày: Thông tư 01/2011/TT-BNV 3. Hướng dẫn sử dụng thông tư 01/2011/TT-BNV Chương 4: Soạn thảo văn bản Đảng Thời gian: 11 giờ * Mục tiêu: - Trình bày chính xác cách sử dụng hướng dẫn số 11-HD/VPTW về thể thức văn bản Đảng; - Soạn thảo đúng mẫu văn bản Đảng theo hướng dẫn số 11-HD/VPTW; - Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính. * Nội dung chính: 1. Văn bản Đảng 2. Mẫu hướng dẫn về thể thức văn bản Đảng : Số 11- HD/VPTW IV. Điều kiện thực hiện môn học: 1. Lớp học/phòng thực hành Phòng học đủ điều kiện để thực hiện môn học. 2. Trang thiết bị máy móc - Máy chiếu Projector. - Máy tính nối mạng Internet - Văn bản mẫu 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu - Các slide bài giảng. - Tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành môn học - Bảng V. Nội dung và phương pháp đánh giá 1. Nội dung
- - Về kiến thức: + Khái niệm và phân loại văn bản; + Hình thức, nội dung và qui trình soạn thảo văn bản; + Thông tư 01/2011-TT/BNV hướng dẫn soạn thảo văn bản nhà nước; + Hướng dẫn số 01-HD/VPTW về thể thức văn bản Đảng; - Về kỹ năng:Soạn thảo đúng thể thức văn bản Đảng và Nhà nước - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Bố trí làm việc khoa học đảm bảo an toàn cho người và phương tiện học tập. 2. Phương pháp Kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên và kiểm tra kết thúc môn học qua bài tự luận, trắc nghiệm, bài tập thực hành và thái độ trong quá trình học môn học. VI. Hướng dẫn thực hiện môn học 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun được sử dụng để đào tạo nghề Tin học văn phòng trình độ Trung cấp. 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học - Đối với giáo viên: Sử dụng phương pháp dạy học trực quan, giảng giải, giải thích. - Đối với sinh viên: + Học sinh trao đổi với nhau, thực hiện các bài thực hành và trình bày theo nhóm. + Thực hiện các bài tập thực hành được giao. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý Trọng tâm là các bài: 2, 3, 4. 4. Tài liệu cần tham khảo: - Ths. Ngô Văn Biên-Ths Nghiêm Kỳ Hồng, Ths ĐỗVăn Học, Giáo trình văn bản quản lý nhà nước và kỹ thuật soạn thảo văn bản- Đại học Quốc gia TP HCM, năm 2013 - Nguyễn Thị Minh Hội, soạn thảo văn bản, NXB Xây dựng, năm 2004
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN Giới thiệu Văn bản vừa là sản phẩm, vừa là phương tiện của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở dạng viết, thường là tập hợp của các câu, có tính trọn vẹn về nội dung, tính hoàn chỉnh về hình thức, có tính chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định. * Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm văn bản; - Phân loại được văn bản; - Thể hiện thái độ tích cực, ham học hỏi và yêu quí ngành nghề đang học. *Nội dung chính: 1. Khái niệm văn bản Giao tiếp có thể được con người thực hiện bằng nhiều phương tiện khác nhau. Trong đó, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có thể diễn ra dưới hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ viết hoặc hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ nói. Sản phẩm của quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ nói được gọi là diễn ngôn, còn sản phẩm của quá trình giao tiếp bằng chữ viết chính là văn bản. Theo nghĩa rộng: Văn bản vừa là sản phẩm, vừa là phương tiện của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở dạng viết, thường là tập hợp của các câu, có tính trọn vẹn về nội dung, tính hoàn chỉnh về hình thức, có tính chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định. Theo nghĩa hẹp: Văn bản là khái niệm chỉ công văn, giấy tờ hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Văn bản được chế tạo trên nhiều chất liệu: đá, da, lá, gỗ, đồng, thẻ tre, lụa giấy, đĩa CD... - Văn bản là các tài liệu, giấy tờ được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp.Là một phương tiện quan trọng để ghi lại và chuyển đạt các quyết định quản lý, là hình thức để cụ thể hoá pháp luật, là phương tiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội thuộc phạm vi quản lý của Nhà nước. 2.Phân loại văn bản
- 2.1. Văn bản mang tính chất quyền lực và văn bản không mang tính chất quyền lực nhà nước Sự ra đời của một văn bản nói chung bị chi phối bởi rất nhiều các nhân tố trong quá trình giao tiếp như: mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, cách thức giao tiếp, hương tiện giao tiếp. Sự phân loại văn bản có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Nhìn chung có thể hình dung 2 nhóm văn bản lớn được phân theo tính chất quyền lực nhà nước và không mang tính chất quyền lực nhà nước như sau: - Văn bản mang tính quyền lực nhà nước (văn bản quản lý nhà nước): Đây là nhóm văn bản có vai trò to lớn trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Bằng việc ban hành và thực hiện văn bản quản lý nhà nước, các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định, phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động giúp cho bộ máy nhà nước vận hành nhịp nhàng, đồng bộ, đạt hiệu quả cao, đồng thời điều chỉnh các quan hệ xã hội, điều tiết các quá trình xã hội theo mục đích định trước. Văn bản quản lý nhà nước được hiểu là những văn bản chứa đựng những quyết định và thông tin quản lý do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ Nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân. - Văn bản không mang tính quyền lực nhà nước: Đây là nhóm văn bản lớn, được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các văn bản này rất đa dạng về nội dung, hình thức, chủ thể ban hành và cách thức soạn thảo. Đặc điểm chung của văn bản không mang tính quyền lực nhà nước là khi ban hành chúng các chủ thể đều không nhân danh Nhà nước. 2.2.Văn bản công và văn bản tư 2.3. Văn bản quản lý và văn bản thường 2.3.1. Văn bản quản lý
- Văn bản nói chung là một phương tiện ghi và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ (hay ký hiệu) nhất định. Tùy theo lĩnh vực hoạt động quản lý đối với các mặt đời sống xã hội mà vãn bản có những hình thức và nội dung khác nhau. Văn bản quản lý là văn bản được hình thành và sử dụng trong hoạt động quản lý, chúng được sử dụng như một phương tiện để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý hoặc các thông tin cần thiết hình thành trong quản lý. Văn bản quản lý Nhà nước những thông tin quản lý thành văn do các cơ quan Nhà nước ban hành theo thẩm quyền, thủ tục và trình tự nhất định nhằm điểu chỉnh các mối quan hệ quản lý hành chính qua lại giữa các cơ quan Nhà nước với nhau, giữa các cơ quan Nhà nước với các tổ chức, các cá nhân. Các cơ quan Nhà nước có thể hiểu là các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị quân đội… do Nhà nước thành lập. Văn bản quản lý Nhà nước thể hiện ý chí, mệnh lệnh, mang tính quyến lực Nhà nước, là phương tiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội thuộc phạm vi Nhà nước, đồng thời thể hiện kết quả hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức. Văn bản quản lý Nhà nước khác biệt so với các vãn bản thông thường ở quy trình soạn thảo, thể thức vãn bản, hiệu lực pháp lý được quy định bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 2.3.2.Văn bản thường Văn bản hành chính thông thường là những văn bản mang tính chất thông tin điều hành nhằm thực thi các văn bản quy phạm pháp luật hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc của cơ quan. Văn bản hành chính thông thường có nhiều dạng: Quyết định, thông báo, công văn, kế hoạch, tờ trình, đề nghị…
- Văn bản hành chính thông thường thì cơ quan, đơn vị, cá nhân nào ban hành thì sẽ tự soạn thảo và phát hành mà không cần tuân theo trình tự, thủ tục luật định nào 2.4.Phân loại văn bản theo hình thức Hiện nay, theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002, thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta chia làm 2 loại cơ bản : văn bản luật và văn bản dưới luật. 2.4.1. Văn bản luật - Văn bản luật : là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc Hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành theo trình tự và thủ tục được quy định trong Hiến pháp. Các văn bản này có giá trị pháp lý cao nhất. Mọi văn bản khác (dưới luật) khi ban hành đều phải dựa trên cơ sở của văn bản luật và không được trái với các quy định trong các văn bản đó. Văn bản gồm có : Hiến pháp, Luật (hoặc bộ luật), nghị quyết. - Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, là nền tảng, cơ sở để ban hành các luật và văn bản dưới luật. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất là nhà nước và xã hội như chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Các quy phạm Hiến pháp vừa bao quát các quan hệ XH mà pháp luật điều chỉnh lại vừa mang tính khái quát cao. Do vậy, Hiến pháp như là “luật nguồn”, “luật mẹ”, “luật của các luật” để cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa vào để ban hành các văn bản quy phạm khác, hình thành nên toàn bộ toà nhà pháp lý - Luật hoặc bộ luật: Quốc hội nước ta giữ quyền ban hành hiến pháp, luật và bộ luật. Chính vì thế Quốc hội còn được gọi là cơ quan lập hiến, lập pháp. Quốc hội ban hành luật, bộ luật căn cứ vào các quy định Hiến pháp và để thực hiện quyền “quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hội động của công dân … thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước” (Điều 83 Hiến pháp 1992). Luật, bộ luật đều có nguồn từ các quy định của Hiến pháp. Nó chứa đựng các quy phạm pháp luật, là những văn bản có hiệu lực pháp lý sau hiến pháp, phù hợp với hiến pháp; vừa là văn bản cụ thể hóa Hiến pháp, bảo đảm cho Hiến pháp được thực hiện,
- vừa là cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm PL để thực hiện quản lý các lĩnh vực của đời sống XH. - Pháp lệnh: Do UBTVQH ban hành; Pháp lệnh chỉ quy định những vấn đề cụ thể do Quốc hội quyết định và giao ủy quyền, trên cơ sở chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc Hội. Vì thế, pháp lệnh là văn bản lập pháp ủy quyền, thuộc phạm trù lập pháp. Đó thường là các vấn đề có ý nghĩa cấp bách, những vấn đề mới, không ổn định, còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn mà chưa có điều kiện để điều chỉnh bằng luật hoặc chưa cần thiết phải điều chỉnh bằng luật. Thực tiễn lập pháp cho thấy, Quốc hội khóa VIII, IX, X và hiện nay là Quốc hội khóa XI đều giao cho UB Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề thuộc phạm vi quy định của luật nhưng chưa đủ điều kiện ban hành luật. Hiệu lực của Pháp lệnh thấp hơn luật Bên cạnh việc ban hành luật và pháp lệnh, Quốc hội và UB Thường vụ Quốc hội còn ra nghị quyết. Có thể coi nghị quyết là văn bản có tính quy phạm hoặc văn bản quy phạm bởi nó có hiệu lực pháp lý như luật, pháp lệnh. Về nội dung, nghị quyết thể hiện quyết định quan trọng của Quốc hội đối với kế hoạch phát triển KT-XH, các chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, dân tộc, tôn giáo, đối ngoại, an ninh, quốc phòng, về ngân sách nhà nước, phê chuẩn các điều ước quốc tế 2.4.2.Văn bản dưới luật Văn bản dưới luật : Văn bản dưới luật là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật qui định. Những văn bản này có giá trị pháp lý thấp hơn các văn bản luật, vì vậy khi ban hành phải chú ý sao cho những quy định của chúng phải phù hợp với những qui định của Hiến pháp và Luật. - Văn bản lập quy của cơ quan hành chính nhà nước TW, bao gồm: văn bản của chính phủ (nghị quyết, nghị định), của thủ tướng chính phủ (quyết định, chỉ thị) và quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Các văn bản trên tạo thành hệ thống thể chế của nền hành chính quốc gia, vừa là văn bản cụ thể hoá văn bản lập pháp, vừa đặc cơ sở pháp lý trực tiếp cho tổ chức và hoạt động của nền hành chính, thực hiện quản lý hành chính đối với mọi lĩnh vực của đời sống XH.
- - Văn bản lập quy của cơ quan tư pháp (Toà án, VKS). Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ra nghị quyết để hướng dẫn các toà án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử. Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao ra quyết định, thông tư, chỉ thị để qui định các biện pháp bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành; quy định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của mình. - Văn bản lập quy của chính quyền địa phương (HĐND và UBND). HĐND ra nghị quyết để quyết định những vấn đề xây dụng địa phương vững mạnh bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh hiến pháp, luật, pháp lệnh, các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính cấp trên. UBND ra quyết định, chỉ thị để tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND cùng cấp và thực hiện chức năng của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương - Các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch: các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không chỉ tự mình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, mà còn phối hợp với các cơ quan, tổ chức để ban hành văn bản, gọi là văn bản liên tịch. Nội dung của văn bản loại này quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức chính trị - xã hội. Có 3 loại văn bản liên tịch sau: Thông tư liên tịch giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ;Thông tư liên tịch giữa Tòa án NDTC với Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc giữa các cơ quan này với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội 2.4.3. Văn bản quản lý nhà nước không chứa đựng các qui phạm pháp luật 2.4.4. Văn bản hành chính thông dụng * Khái niệm Văn bản hành chính thông dụng là văn bản do chủ thể quản lý nhà nước ban hành có nội dung là truyền tải thông tin trong hoạt động quản lý được ban hành để tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dung pháp luật. * Đặc điểm Thứ nhất, nội dung của văn bản HCTD thông thường là truyền đạt thông tin quản lý, ghi nhận các sự kiện thực tế nhằm phục vụ cũng như đáp ứng nhu cầu của quản lý nhà nước. Ngoài ra, văn bản HCTD còn được ban hành để cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật triển khai trong nội bộ cơ quan nhà nước.
- Thứ hai, đối tượng tác động của văn bản HCTD luôn cụ thể, đó có thể là các cơ quan, đơn vị cấp dưới trực thuộc (công văn chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ…) hoặc cấp trên của chủ thể ban hành văn bản HCTD (công văn do cấp dưới ban hành, báo cáo, tờ trình…) hay cũng có thể là cơ quan, tổ chức khác khi cần trao đổi thông tin và phối hợp thực hiện một công việc nào đó. Thứ ba, tùy thuộc nội dung văn bản, văn bản hành chính có thể được áp dụng một lần hay nhiều lần. Khác với văn bản QPPL được ban hành để áp dụng nhiều lần hay văn bản ADPL được ban hành để áp dụng một lần đối với trường hợp cụ thể thì văn bản HCTD có thể được áp dụng một lần hay nhiều lần tùy thuộc vào nội dung văn bản. Đây cũng chính là đặc trưng riêng của văn bản hành chính thông dụng. CHƯƠNG 2: THỂ THỨC, NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH SOẠN THẢO VĂN BẢN Giới thiệu Đối với công văn, công điện, giấy giới thiệu, giấy mời, phiếu gửi, phiếu chuyển, ngoài các thành phần được quy định tại điểm a của khoản này, có thể bổ sung địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ E-mail; số điện thoại, số Telex, số Fax. * Mục tiêu: - Trình bày được hình thức, nội dung của văn bản; - Mô tả được qui trình soạn thảo văn bản; - Trình bày đúng thể thức của văn bản; - Thể hiện thái độ tích cực, ham học hỏi và yêu quí ngành nghề đang học. * Nội dung chính: 1.Thể thức của văn bản 1.1. Khái niệm: Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chung áp dụng đối với các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồm các thành phần sau: - Quốc hiệu; - Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
- - Số, ký hiệu của văn bản; - Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản; - Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản; - Nội dung văn bản; - Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; - Dấu của cơ quan, tổ chức; - Nơi nhận; - Dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật). Đối với công văn, công điện, giấy giới thiệu, giấy mời, phiếu gửi, phiếu chuyển, ngoài các thành phần được quy định tại điểm a của khoản này, có thể bổ sung địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ E-mail; số điện thoại, số Telex, số Fax. Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản trên giấy A4
- 20- 11 25 2 mm 1 3 4 5b 5a 1 9a 0 1 1 a 0 2 b mm 15- 20 30- 35 mm 6 7a 9b 8 7 1 3 c 7b 14 20-25 mm
- Ghi chú: Ô số : Thành phần thể thức văn bản 1 : Quốc hiệu 2 : Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản 3 : Số, ký hiệu của văn bản 4 : Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản 5a : Tên loại và trích yếu nội dung văn bản 5b : Trích yếu nội dung công văn hành chính 6 : Nội dung văn bản 7a, : Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền 7b, 7c 8 : Dấu của cơ quan, tổ chức 9a, : Nơi nhận 9b 10a : Dấu chỉ mức độ mật 10b : Dấu chỉ mức độ khẩn 11 : Dấu thu hồi và chỉ dẫn về phạm vi lưu hành 12 : Chỉ dẫn về dự thảo văn bản 13 : Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành 14 : Địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ E-Mail; địa chỉ Website; số điện thoại, số Telex, số Fax 1.2. Thành phần thể thức văn bản a.Quốc hiệu: được trình bày ở đầu trang giấy, gồm 2 dòng, có giá trị xác nhận tính pháp lý của văn bản: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM(cỡ chữ 12, 13) Độc lập – Tư do – Hạnh phúc
- b.Tên cơ quan ban hành: Cho biết vị trí của cơ quan ban hành trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước. Tên cơ quan đặt ở góc trái đầu văn bản, trình bày đậm nét rõ ràng, phía dưới có gạch. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên của cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp (nếu có) Ví dụ: - Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản: BỘ GIAO THÔNG VẬN BỘ NỘI VỤ TẢI TỔNG CÔNG TY UỶ BAN NHÂN DÂN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM TỈNH THÁI NGUYÊN - Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản (trường hợp có cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp): BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI UBND TỈNH THÁI NGUYÊN CỤC HÀNG HẢI VIỆT SỞ XÂY DỰNG NAM VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TỔNG CÔNG TY VIỆT NAM ĐIỆN LỰC VIỆT NAM VIỆN DÂN TỘC HỌC CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1 c.Số và ký hiệu: Số và ký hiệu văn bản giúp cho việc vào sổ, tìm kiếm văn bản được dễ dàng. Số và ký hiệu của văn bản được ghi bên dưới tên cơ quan ban hành Ký hiệu là chữ viết tắt tên loai văn bản và tên cơ quan ban hành văn bản, giữa chúng có dấu gạch nối. Ký hiệu văn bản được viết bằng dấu in hoa Ví dụ: Số: 28/2005/QĐ-UB (đối với VB có tên loại) Số: 225/SXD-VP (đối với văn bản không có tên loại) d. Địa danh, ngày, tháng:
- * Địa danh: Là địa điểm đặt trụ sở cơ quan ban hành nhằm liên hệ giao dịch công tác thuận lợi và theo dõi được thời gian ban hành - Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức Trung ương là tên của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tên của thành phố thuộc tỉnh (nếu có) nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở, ví dụ: Văn bản của Bộ Công nghiệp, của Cục Xuất bản thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin, của Công ty Điện lực 1 thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (có trụ sở tại thành phố Hà Nội): Hà Nội; của Trường Cao đẳng Quản trị kinh doanh thuộc Bộ Tài chính (có trụ sở tại thị trấn Như Quỳnh, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên): Hưng Yên; - Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh: + Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương: là tên của thành phố trực thuộc Trung ương, ví dụ: văn bản của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và của các sở, ban, ngành thuộc thành phố: Hà Nội; của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và của các sở, ban, ngành thuộc thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh. + Đối với các tỉnh: là tên của thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc của huyện nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở, ví dụ: văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam và của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh (có trụ sở tại thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam): Phủ Lý; của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh (có trụ sở tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng): Đà Lạt; của UBND tỉnh Bình Dương và của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh (có trụ sở tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương): Thủ Dầu Một - Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp huyện là tên của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ví dụ: văn bản của Uỷ ban nhân dân huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) và của các phòng, ban thuộc huyện: Sóc Sơn; của Uỷ ban nhân dân quận Gò Vấp (thành phố Hồ Chí Minh), của các phòng, ban thuộc quận: Gò Vấp; - Địa danh ghi trên văn bản của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và của các tổ chức cấp xã là tên của xã, phường, thị trấn đó, VD: văn bản của Uỷ ban nhân dân thị trấn Củ Chi (huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh): Củ Chi. *Ngày, tháng năm ban bành văn bản: ghi ngày tháng văn bản được ban hành. Ngày dưới 10 và tháng dưới 3 phải có số 0 phía trước.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình môn học Soạn thảo văn bản
68 p | 118 | 20
-
Giáo trình Soạn thảo văn bản (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
38 p | 74 | 14
-
Giáo trình Văn bản pháp quy (Nghề: Tin học văn phòng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
113 p | 11 | 8
-
Giáo trình Văn bản pháp qui (Ngành: Tin học văn phòng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
45 p | 34 | 8
-
Giáo trình Soạn thảo văn bản 2 (Nghề: Văn thư hành chính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
42 p | 28 | 8
-
Giáo trình phân tích quy trình vận dụng phương pháp loking mode email của bạn khi bị xâm nhập p2
5 p | 55 | 7
-
Giáo trình phân tích quy trình vận dụng phương pháp loking mode email của bạn khi bị xâm nhập p6
5 p | 48 | 6
-
Giáo trình phân tích quy trình vận dụng phương pháp loking mode email của bạn khi bị xâm nhập p10
5 p | 60 | 5
-
Giáo trình phân tích quy trình vận dụng phương pháp loking mode email của bạn khi bị xâm nhập p8
5 p | 75 | 5
-
Giáo trình phân tích quy trình vận dụng phương pháp loking mode email của bạn khi bị xâm nhập p7
5 p | 57 | 5
-
Giáo trình phân tích quy trình vận dụng phương pháp loking mode email của bạn khi bị xâm nhập p5
5 p | 54 | 5
-
Giáo trình phân tích quy trình vận dụng phương pháp loking mode email của bạn khi bị xâm nhập p4
5 p | 44 | 5
-
Giáo trình phân tích quy trình vận dụng phương pháp loking mode email của bạn khi bị xâm nhập p3
5 p | 69 | 5
-
Giáo trình phân tích quy trình vận dụng phương pháp loking mode email của bạn khi bị xâm nhập p9
5 p | 57 | 4
-
Giáo trình Tin học văn phòng (Ngành: Công nghệ thông tin - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
67 p | 7 | 4
-
Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản (Ngành: Công nghệ thông tin - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
50 p | 6 | 3
-
Giáo trình Thiết kế catalogue (Ngành: Thiết kế đồ hoạ - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
34 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn