Giáo trình Soạn thảo văn bản 2 (Nghề: Văn thư hành chính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
lượt xem 8
download
Giáo trình Soạn thảo văn bản 2 (Nghề: Văn thư hành chính - Cao đẳng) là công cụ tham khảo giảng dạy của giáo viên liên quan tới các loại văn bản giấy tờ thông dụng cũng như phương pháp soạn thảo các văn bản giấy tờ. Giáo trình được chia thành 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: soạn thảo kế hoạch, báo cáo, ghi biên bản, hợp đồng; soạn thảo quy chế công tác văn thư cơ quan;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Soạn thảo văn bản 2 (Nghề: Văn thư hành chính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
- BÀI 4: SOẠN THẢO KẾ HOẠCH, BÁO CÁO, GHI BIÊN BẢN, HỢP ĐỒNG Mã bài: MĐ18.04 Mục tiêu của bài: - Trình bày được phương pháp soạn thảo báo cáo, ghi biên bản, hợp đồng. - Soạn thảo được kế hoạch, báo cáo, ghi biên bản, hợp đồng. - Thể hiện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, thận trọng, nguyên tắc. Nội dung của bài: 1. Soạn thảo kế hoạch 1.1. Thu thập thông tin Kế hoạch là văn bản dùng để xác định mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu của nhiệm vụ cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định và các biện pháp về tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó. - Yêu cầu khi soạn thảo kế hoạch: + Kế hoạch công tác phải phù hợp với khả năng, đặc điểm tình hình của địa phương, đơn vị. + Lập luận chặc chẽ, dẫn chứng chính xác để thuyết phục người duyệt. + Nội dung công việc phải cụ thể, nêu rõ khó khăn, thuận lợi để có những biện pháp cụ thể tổ chức thực hiện có hiệu quả. - Kết cấu nội dung kế hoạch: + Phần mở đầu: nhận định khái quát đặc điểm, tình hình địa phương, đơn vị làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch. + Phần nội dung: nêu rõ mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ (đối tượng, thời gian, địa điểm, điều kiện đảm bảo,…) và biện pháp tổ chức thực hiện. + Phần kết luận: nêu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, những khó khăn, thuận lợi và kết quả đạt được khi triển khai thực hiện kế hoạch. 1.2. Soạn thảo văn bản kế hoạch a. Mẫu văn bản 66
- TÊN CQ, TC CẤP TRÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: .... /KH-..... Địa danh, ngày tháng năm ..... KẾ HOẠCH Về việc....... ......... ................. .. .................................................. Nội dung kế hoạch........................................................... ............................................................................................................................................ ........................................................................................................................................../. Nơi nhận: QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ - ...............; (Dấu, Chữ ký) - ................; - Lưu: VT, .... Họ và tên Ví dụ: Kế hoạch thi tốt nghiệp hệ Trung cấp nghề 8/9, khóa 9/12 của Trường cao đẳng nghề Nha Trang năm 2017. 67
- b. Thực hành soạn thảo văn bản 1. Em hãy sưu tầm những văn bản kế hoạch tại các cơ quan tổ chức mà em biết. Tìm và phát hiện các văn bản có chứa lỗi sai và gạch chân những chỗ em cho là sai (nếu có). 2. Soạn thảo 3 văn bản kế hoạch của 3 cơ quan khác nhau. 68
- 2. Soạn thảo báo cáo 2.1. Thu thập thông tin Xác định hình thức báo cáo Xác định bố cục nội dung báo cáo - Phần mở đầu: Nêu những điểm chính về chủ trương công tác, về nhiệm vụ được giao, nêu hoàn cảnh thực hiện, những khó khăn thuận lợi - Phần nội dung: Kiểm điểm những những kết quả đã đạt được, những tồn tại, nguyên nhân và đánh giá kết quả và phương hướng hoạt động. + Nêu đặc điểm chung. + Nêu các mặt đã đạt được và chưa đạt đựơc + Nêu nguyên nhân, tồn tại. + Nêu bài học kinh nghiệm. + Phương hướng, nhiệm vụ. + Các biện pháp khắc phục. + Cách tổ chức thực hiện. - Phần thứ ba Kiến nghị, đề nghị, sự giúp đỡ của cấp trên và động viên phấn đấu. Bố cục nội dung của báo cáo sơ kết, tổng kết Phần 1: Nêu đặc điểm, tình hình, những thuận lợi, khó khăn của cơ quan, đơn vị trong kì báo cáo. Có thể nêu những điểm chính về nhiệm vụ, chức năng của cơ quan đơn vị và chủ trương công tác cấp trên định hướng xuống cho đơn vị. Trên cơ sở đó cần phân tích các nhân tố điều kiện có ảnh hưởng tới việc thực hiện các chủ trương và nhiệm vụ đã đề ra. Phần 2: Kiểm điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ - Chỉ rõ những việc đã làm được và những việc chưa làm được, những ưu điểm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện những công việc đã đề ra. - Đánh giá kết quả, hiệu quả các công việc đã thực hiện - Phân tích các nguyên nhân dẫn đến các ưu điểm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện (bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan) - Những bài học kinh nghiệm rút ra - Những khó khăn vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ Phần 3: Phương hướng, nhiệm vụ và các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của cơ quan trong thời gian tới. Cần chỉ rõ những biện pháp cơ bản để thực hiện phương hướng và nhiệm vụ đã đề ra. 2.2. Soạn thảo văn bản báo cáo a. Mẫu báo cáo tổng kết công tác tuần, tháng, quý 69
- TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số:…./BC-CQBH Địa danh, ngày…. tháng… năm… BÁO CÁO Tổng kết công tác tuần, (tháng, quý) I. Giới thiệu khái quát về đơn vị báo cáo - Chức năng, nhiệm vụ, vai trò, vị trí - Tình hình thực tiễn đơn vị - Các công việc được giao, và mục tiêu đặt ra trong tuần(tháng, quý)..... II. Tình hình thực hiện công việc 1. Các công việc đã thực hiện. 2. Các kết quả đạt được. 3. Những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện công việc. 4. Đánh giá chung về tình hình thực hiện công việc. III. Những kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công việc 1. Mục tiêu đặt ra trong thời gian (tuần, tháng, quý) tới 2. Những kiến nghị đề xuất 3. Những giải pháp Nơi nhận: THẨM QUYỀN KÝ - Như trên ; - Lưu :VT. (Chữ ký, dấu) Họ và tên * Mẫu Báo cáo tổng kết công tác đầu tư: NGÂN HÀNG ĐTPTVN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số:…./BC- ĐTPTVN Hà Nội, ngày…. tháng… năm… BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC ĐẦU TƯ NĂM 2016 1- Tình hình chung về công tác đầu tư năm 2016 2- Kết quả hoạt động cụ thể về đầu tư năm 2016 3. Đánh giá ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân. 70
- 4. Phương hướng nhiệm vụ năm 2017. Nơi nhận: GIÁM ĐỐC - ……; (Chữ ký, con dấu) - Lưu: VT,… Họ và tên b. Bài tập 1. Hãy xây dựng dàn bài chi tiết của báo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 và phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2017 của một đơn vị sản xuất kinh doanh. 3. Ghi biên bản 3.1. Phương pháp ghi a. Khái niệm Biên bản là loại văn bản hành chính dùng để ghi chép tại chỗ diến biến sự việc đã hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, do những người chứng kiến thực hiện và phải có chữ ký của người liên quan và người làm chứng . b. Yêu cầu khi ghi chép biên bản: - Ghi chép trung thực đầy đủ, không suy diễn chủ quan - Số liệu sự kiên phải chính xác, cụ thể. - Nội dung có trọng tâm, trọng điểm - Thủ tục chặt chẽ, thông tin có độ tin cậy cao (nếu có tang vật, chứng cứ phải giữ kèm biên bản) Có 2 cách ghi biên bản: + Ghi chi tiết và đầy đủ: Các sự kiện thực tế có tầm quan trọng xảy ra như đại hội, việc xác nhận một sự kiện pháp lí, việc kiểm tra hành chính, khám nghiệm, ghi lời cung, lời khai, tố cáo, khiếu nại, bàn giao công tác, bàn giao tài sản…thì phải ghi chính xác và đầy đủ chi tiết mọi nội dung và tình tiết. + Ghi tổng hợp: Trong các sự kiện thông thường khác như biên bản cuộc họp định kì có thể áp dụng cách ghi tổng hợp, chỉ cần ghi tóm tắt các ý chính. c. Kỹ thuật soạn thảo - Soạn thảo về mặt hình thức: 71
- TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: …./BB-CQBH Địa danh, ngày… tháng …. năm … BIÊN BẢN Về việc ..................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ..... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ......... Nơi nhận: QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ - ...............; - ................; (Chữ ký, dấu) - Lưu: VT, ... Nguyễn Văn A Soạn thảo về mặt nội dung: - Phần mở đầu: + Thời gian, địa điểm + Thành phần tham dự + Nêu khái quát nội dung của việc lập biên bản - Phần nội dung chính: Trình bày trực tiếp diễn biến, nội dung vụ việc, sự việc xảy ra. Thông thường có hai cách trình bày: + Nếu là biên bản về vụ việc, sự việc đang diễn ra thì ghi nội dung theo tiến trình của vụ việc, sự việc đó. + Nếu là biên bản vụ việc, sự việc đã xảy ra thì mô tả lại hiện trường, ghi chép lời khai của nhân chứng, đương sự hoặc nhận định của những người có liên quan. - Phần kết thúc: + Đọc thông qua biên bản. + Ghi thời gian, địa điểm kết thúc sự việc. + Ghi số lượng bản được lập. + Ký xác nhận vào biên bản. 72
- 3.2. Soạn thảo văn bản a. Mẫu văn bản Mẫu chung: TÊN CQ, TC CẤP TRÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BB- ......, ngày tháng năm 20... BIÊN BẢN Về việc………(5)……. - Thời gian và địa điểm tiến hành lập biên bản. - Thành phần tham gia lập biên bản. - Diễn biến sự việc xảy ra .................................(6)................................................. ..................................(7)................................................ ..................................................................................... ..................................................................................... Nơi nhận : ......(8)...... -............ ; (Ký tên, đóng dấu) -............ ; -Lưu : VT, ĐVST Họ và tên Ghi chú: (1) Tên cơ quan, tổ chức cấp trên (nếu có) (2) Tên cơ quan lập biên bản (3) Chữ viết tắt tên cơ quan lập biên bản (4) Địa danh (5) Trích yếu : tóm tắt nội dung của vấn đề phải lập biên bản (6) Kết thúc biên bản tùy theo nội dung của vấn đề phải lập biên bản (7) Nơi ký xác nhận của thư ký kỳ họp (biên bản, hội nghị) hoặc các bên tham gia khác (người vi phạm, người bàn giao.v.v...) (8) Thẩm quyền ký : thủ trưởng cơ quan lập biên bản hoặc người có thẩm quyền lập biên bản. 73
- 74
- - Mẫu biên bản cuộc họp, hội nghị: TÊN CQ, TC CẤP TRÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số : /BB- ..... ......., ngày tháng năm 20... BIÊN BẢN HỌP….. Về việc……………………… 1) Thời gian họp: + Khai mạc vào hồi… giờ, ngày …tháng… năm + Địa điểm : + Nội dung cuộc họp (hội nghị): 2) Thành phần tham dự: Đại biểu mời dự: Đại biểu cấp trên (nếu có): Tổng số thành viên của cuộc họp: + Có mặt: …… người + Vắng:…… người. Lý do:…….. - Chủ tọa (hoặc đoàn chủ tịch): - Thư ký (hoặc đoàn thư ký): 3) Phần nội dung: - Báo cáo tại cuộc họp (nếu có nhiều báo cáo thì ghi theo thứ tự) + Ghi rõ họ tên và chức vụ người đọc báo cáo + Nội dung báo cáo (ghi theo trình tự của báo cáo): nếu báo cáo thành văn thì ghi có văn bản kèm theo, nếu báo cáo chưa thành văn tiến hành tóm tắt nội dung của báo cáo. - Phần thảo luận: + Ghi vấn đề đưa ra thảo luận. + Ghi ý kiến của từng người phát biểu. + ý kiến của chủ tọa cuộc họp - Thông qua dự thảo nghị quyết, biểu quyết (nếu có). 75
- - Đại biểu phát biểu (nếu có) 4) Phần kết thúc + Đọc thông qua biên bản. + Ghi thời gian, địa điểm kết thúc. + Chữ kí của chủ toạ và thư kí THƯ KÝ CHỦ TỌA Họ và tên Họ và tên 76
- Biên bản bàn giao tài sản TÊN CQ, TC CẤP TRÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BB- ..... ......., ngày tháng năm 20... BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN Hôm nay, ngày….tháng…. năm…. Tại…………………………….. Tiến hành bàn giao tài sản giữa…………….(bên giao) và …………….. (bên nhận) thực hiện theo……….. của …….. ngày……… I) Thành phần tham dự: 1) Bên giao: - Ông:………………Chức vụ:…………………….. - Bà:…………………Chức vụ:…………………… 2. Bên nhận: - Ông:………………Chức vụ:…………………….. - Bà:…………………Chức vụ:…………………… II) Nội dung bàn giao: Bên ………….đã tiến hành bàn giao tài sản cho bên……… theo biểu thống kê sau: Bản thống kê tài sản bàn giao: Số Đơn vị Số Tên tài sản Đơn giá Thành tiền Ghi chú TT tính lượng Cộng : Tổng giá trị: bằng số:……………………. 77
- Bằng chữ:………………………………………. Kể từ ngày………………….số tài sản trên do bên ………….. chịu trách nhiệm quản lý. Biên bản được lập thành….. có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ 02 bản. Chữ ký bên giao Chữ ký bên nhận Họ và tên Họ và tên 1) 78
- Biên bản thanh lý hợp đồng TÊN CQ, TC CẤP TRÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BB- ..... ......., ngày tháng năm 20... BIÊN BẢN Về việc……………………….. Căn cứ hợp đồng…. Số…………………/ Hôm nay, ngày………………. Địa điểm: Tại………………………………….. Chúng tôi gồm: Bên A:…………….. Địa chỉ:………………… Ông (bà):……………. Chức vụ:……….. làm đại diện. Bên B:…………….. Địa chỉ:………………… Ông (bà):……………. Chức vụ:……….. làm đại diện. Hai bên cùng xác nhận: Bên A đã……. (thực hiện cụ thể các điều khoản trong hợp đồng). Bên B đã thanh toán đầy đủ cho bên A số tiền là:……. Trình tự, phương thức thanh toán:………………… Vậy hai bên A và B đồng ý chấm dứt và thanh lý Hợp đồng số:… ngày …. tháng …năm. Hai bên cam kết không có khiếu nại hoặc thắc mắc gì phát sinh từ Hợp đồng này. Biên bản là bộ phận không thể tách rời khỏi Hợp đồng số:……… :… ngày …. tháng …năm… và được lập thành……, mỗi bên giữ ….bản có giá trị pháp lý như nhau. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B (chữ ký) (chữ ký) Họ và tên Họ và tên 79
- b. Bài tập Bài tập1. Em hãy soạn thảo 1 biên bản cuộc họp, hội nghị Bài tập 2. Em hãy soạn thảo 1 biên bản bàn giao tài sản. 4. Soạn thảo hợp đồng 4.1. Thu thập thông tin 4.1.1. Hợp đồng kinh tế 4.1.1.1. Khái niệm hợp đồng kinh tế a. Khái niệm hợp đồng kinh tế Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Như vậy văn bản hợp đồng kinh tế là một tài liệu đặc biệt do các chủ thể của hợp đồng kinh tế tự xây dựng trên cơ sở những quy định của nhà nước về hợp đồng kinh tế b. Vai trò của hợp đồng kinh tế - Là cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. - Là cơ sở xác lập và củng cố quan hệ hợp tác trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. - Góp phần quan trọng vào việc củng cố chế độ hạch toán kinh tế. - Là cơ sở quan trọng đối với công tác điều tra khám phá các tội phạm kinh tế. c. Phân loại hợp đồng kinh tế Căn cứ vào nội dung cụ thể của các quan hệ kinh tế, hợp đồng kinh tế thường có các loại sau: - Hợp đồng mua bán hàng hóa; - Hợp đồng vận chuyển hàng hóa; - Hợp đồng mua bán ngoại thương; - Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu; - Hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản; - Hợp đồng nghiên cứu khoa học – triển khai kỹ thuật; - Hợp đồng hợp tác kinh doanh; 80
- - Hợp đồng liên doanh, liên kết. d. Ký kết hợp đồng kinh tế Ký kết hợp đồng kinh tế là quyền của các đơn vị kinh tế. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được áp đặt ý chí của mình cho đơn vị kinh tế khi ký kết hợp đồng. Thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng kinh tế đã ký kết, không một đơn vị kinh tế nào được phép lợi dụng ký kết hợp đồng kinh tế để hoạt động trái pháp luật. Hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các bên sau đây: - Pháp nhân với pháp nhân; - Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật - Hợp đồng kinh tế được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản và không trái pháp luật. *Các căn cứ để ký kết hợp đồng kinh tế - Định hướng kế hoạch của Nhà nước, các chính sách, các chế độ, các chuẩn mực kinh tế - kỹ thuật hiện hành - Nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng, đơn chào hàng của bạn hàng. - Khả năng phát triển sản xuất kinh doanh, chức năng hoạt động kinh tế của mình - Tính hợp pháp của hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng bảo đảm về tài sản của bên cùng ký hợp đồng. e. Hiệu lực pháp lý của hợp đồng - Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế là khoảng thời gian để các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng, tính từ khi hợp đồng kinh tế có hiệu lực pháp luật đến khi mà các bên đã thỏa thuận là hợp đồng kinh tế phải được thực hiện xong. - Trong trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng kinh tế được bắt đầu thực hiện từ thời điểm cụ thể khác với thời điểm hợp đồng kinh tế có hiệu lực pháp luật thì thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế được tính từ thời điểm cụ thể đó. - Khi có tranh chấp về thời hạn thực hiện hợp đồng kinh tế do không xác định được thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế, thì Trọng tài kinh tế xem xét yêu cầu về thời gian thực tế cần thiết để thực hiện công việc trong hợp đồng để xác định thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế. 81
- f. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng kinh tế - Thế chấp tài sản là dùng số động sản, bất động sản hoặc giá trị tài sản khác thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm tài sản cho việc thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết. Việc thế chấp tài sản phải được làm thành văn bản riêng có xác nhận của cơ quan công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh Người thế chấp tài sản có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của tài sản thế chấp; không được chuyển dịch sở hữu hoặc tự động chuyển giao tài sản đó cho người khác trong thời gian văn bản thế chấp tài sản còn có hiệu lực. Cầm cố là trao động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người cùng quan hệ hợp đồng giữ để làm tin và bảo đảm tài sản trong trường hợp vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết. Việc cầm cố phải được làm thành văn bản riêng, có sự xác nhận của cơ quan công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh. Người giữ vật cầm cố có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của vật cầm cố; không được chuyển dịch sở hữu vật cầm cố cho người khác trong thời gian văn bản cầm cố còn có hiệu lực Bảo lãnh tài sản là sự bảo đảm bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của người nhận bảo lãnh để chịu trách nhiệm tài sản thay cho người được bảo lãnh khi người này vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết. Người nhận bảo lãnh phải có số tài sản bảo lãnh không ít hơn số tài sản mà người đó nhận bảo lãnh Việc bảo lãnh tài sản phải được làm thành văn bản có sự xác nhận về tài sản của Ngân hàng nơi người bảo lãnh giao dịch và cơ quan công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh. g. Những hợp đồng kinh tế trái pháp luật * HĐKT bị coi là vô hiệu toàn bộ - Nội dung hợp đồng kinh tế vi phạm điều cấm của pháp luật; - Một trong các bên ký kết hợp đồng kinh tế không có đăng ký hợp đồng kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng - Người ký hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo * Hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu từng phần Những hợp đồng kinh tế có một phần nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng thì bị coi là vô hiệu từng phần. 82
- Ví dụ: vi phạm pháp luật quản lý, tiêu chuẩn, đo lường chất lượng sản phẩm; quản lý giá; vi phạm nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ...hoặc trong hợp đồng kinh tế có những thỏa thuận vi phạm đến lợi ích xã hội, lợi ích của người khác. 4.1.1.2. Cơ cấu của hợp đồng kinh tế a. Phần mở đầu Bao gồm các nội dung sau: - Quốc hiệu: Đây là tiêu đề cần thiết cho những văn bản mà nội dung của nó có tính chất pháp lý, riêng trong trường hợp mua bán ngoại thương không ghi quốc hiệu vì các chủ thể loại hợp đồng này thường có quốc tịch khác nhau. - Tên gọi hợp đồng: là tên gọi hợp đồng theo chủng loại cụ thể. Tên hợp đồng được viết bằng chữ in hoa, cỡ lớn, đậm ở chính giữa, phía dưới quốc hiệu - Số và ký hiệu hợp đồng: Thường ghi ở dưới tên hợp đồng. Nội dung này cần thiết cho việc lưu trữ, tra cứu khi cần thiết. - Những căn cứ xác lập hợp đồng: nêu những văn bản pháp quy của nhà nước điều chỉnh lĩnh vực hợp đồng kinh tế, kinh doanh như các luật, nghị định, thông tư v.v.. và các văn bản hướng dẫn của các ngành, các cấp về vấn đề đó.... - Thời gian, địa điểm ký hợp đồng: Đây là cơ sở pháp lý xác nhận sự giao dịch của các bên chủ thể và là căn cứ để Nhà nước thực hiện sự xác nhận hoặc kiểm soát. b. Phần thông tin của chủ thể hợp đồng * Đối với chủ thể là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp - Tên doanh nghiệp: Tên gọi chính thức theo quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền. Đây là biện pháp các để các bên kiểm tra lẫn nhau về tư cách pháp nhân, tính pháp lý của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và hoạt động thực tế để tránh khả năng lừa đảo. - Địa chỉ: là địa chỉ chính thức của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Phải ghi rõ số nhà, đường phố (xóm, ấp), phường (xã), quận (huyện), tỉnh (thành phố) để tiện liên hệ hoặc tìm hiểu thực trạng. - Số điện thoại, telex, fax, website, email: Đây là các phương tiện thông tin cần thiết để các bên liên hệ nhằm giảm chi phí đi lại trong trường hợp các bên có nhu cầu bắt buộc phải gặp mặt. - Tài khoản ngân hàng (số tài khoản và địa chỉ mở tài khoản): Đây là nội dung được các bên đặc biệt quan tâm vì nó xác định tình hình tài chính, khả năng thực hiện các cam kết trong hợp đồng. 83
- - Mã số thuế: Đây là cơ sở để hai bên giao dịch, nhất là thuận tiện cho việc viết hóa đơn sau đó. - Người đại diện ký kết: Về nguyên tắc phải là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, người đứng đầu có thể ủy quyền cho người khác với điều kiện phải có giấy ủy quyền. Về mặt pháp lý, người ủy quyền phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với nội dung hợp đồng như chính họ đã ký vào hợp đồng. * Đối với cá nhân - Họ tên: - Ngày tháng năm sinh: - Chứng minh nhân dân số:..., do...cấp ngày..., tại - Hộ khẩu thường trú: - Chứng chỉ hành nghề (giấy phép kinh doanh, đăng ký kinh doanh...) số:..., do...cấp ngày... - Tài khoản cá nhân số:..., mở tại:... c. Phần nội dung của hợp đồng kinh tế Nội dung của hợp đồng kinh tế ràng buộc trách nhiệm của các bên ký kết, vì vậy các điều khoản trong hợp đồng phải rõ ràng, cụ thể, đúng pháp luật và có khả năng thực hiện. Thông thường một văn bản hợp đồng kinh tế có các điều khoản sau đây: - Điều khoản chủ yếu: Đây là những điều khoản bắt buộc phải có để hình thành nên một chủng loại hợp đồng cụ thể được các bên quan tâm thỏa thuận trước tiên, nếu thiếu một trong những điều khoản chủ yếu này thì không thành một hợp đồng. Ví dụ: trong hợp đồng mua bán hàng hóa phải có các điều khoản căn bản như: số lượng hàng, chất lượng quy cách hàng hóa, giá cả, điều kiện giao nhận hàng, phương thức thanh toán. - Điều khoản thường lệ: là những điều khoản đã được pháp luật điều chỉnh, các bên có thể ghi hoặc không ghi vào văn bản hợp đồng kinh tế nhưng chúng vẫn mặc nhiên có giá trị pháp lý (như các vấn đề trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự...) - Điều khoản tùy nghi: là những điều khoản được đưa vào hợp đồng căn cứ vào khả năng, nhu cầu, và thỏa thuận của các bên. Những điều khoản nàyhoặc chưa có quy định của Nhà nước hoặc đã có quy định của Nhà nước nhưng các 84
- bên được phép vận dụng vào hoàn cảnh thực tế mà không trái với pháp luật Ví dụ: Điều khoản về thưởng vật chất khi thực hiện hợp đồng xong trước thời hạn... d. Phần ký kết hợp đồng kinh tế - Số lượng bản hợp đồng cần ký: Căn cứ vào yêu cầu lưu trữ, giao dịch với ngân hàng, trọng tài kinh tế v.v..mà các bên cần thỏa thuận lập ra số lượng bản hợp đồng. Vấn đề quan trọng là các văn bản này phải có nội dung giống nhau và có giá trị pháp lý như nhau (được ký và đóng dấu trực tiếp) - Đại diện các bên ký kết: Mỗi bên chỉ cần cử một người ký kết, và chính là người đại diện được ghi trong hợp đồng. Người đại diện các bên ký kết phải ký đúng chữ ký đã đăng ký và thông báo, không dược ký tắt hoặc ký chữ ký khác với chữ ký đã đăng ký. Sau khi ký, phải đóng dấu của cơ quan. 4.1.1.3. Văn bản phụ lục HĐKT và biên bản bổ sung HĐKT a. Văn bản phụ lục hợp đồng kinh tế - Việc lập và ký kết văn bản phụ lục hợp đồng kinh tế được áp dụng trong trường hợp các bên hợp đồng cần chi tiết và cụ thể hóa các điều khoản của hợp đồng kinh tế mà khi ký kết hợp đồng kinh tế các bên chưa cụ thể hóa được Về nguyên tắc, khi xây dựng văn bản phụ lục phải tuân thủ các điều sau đây: - Nội dung văn bản phụ lục không được trái với nội dung văn bản hợp đồng kinh tế đã ký kết. - Thủ tục và cách thức ký kết văn bản phụ lục hợp đồng cũng giống như thủ tục và cách thức ký văn bản hợp đồng. - Văn bản phụ lục hợp đồng là bộ phận không tách rời của văn bản hợp đồng và có giá trị pháp lý như văn bản hợp đồng. b. Biên bản bổ sung hợp đồng kinh tế Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế, các bên có thể xác lập và ký biên bản bổ sung những điều khoản mới thỏa thuận như: thêm bớt hoặc thay đổi nội dung các điều khoản của hợp đồng kinh tế đang thực hiện. Về cơ cấu, biên bản bổ sung hợp đồng kinh tế cần có các yếu tố sau: - Quốc hiệu - Tên biên bản bổ sung - Thời gian, địa điểm lập biên bản - Các chủ thể tham gia hợp đồng 85
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương trình soạn thảo văn bản Microsoft Word
40 p | 4189 | 1345
-
Giáo trình Soạn thảo văn bản - Nghề: Kế toán doanh nghiệp (Trung cấp) - CĐ Nghề Đà Lạt
235 p | 100 | 22
-
Giáo trình môn học Soạn thảo văn bản
68 p | 118 | 20
-
Giáo trình Soạn thảo văn bản: Phần 1 - Trường CĐ Kỹ Nghệ II
107 p | 64 | 19
-
Giáo trình Soạn thảo văn bản điện tử
86 p | 122 | 17
-
Giáo trình Soạn thảo văn bản: Phần 2 - Trường CĐ Kỹ Nghệ II
89 p | 55 | 15
-
Giáo trình Soạn thảo văn bản (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
38 p | 74 | 14
-
Giáo trình Soạn thảo văn bản Microsoft Word (Nghề: Tin học văn phòng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
54 p | 32 | 10
-
Giáo trình Soạn thảo văn bản điện tử (Nghề: Tin học ứng dụng - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
50 p | 28 | 9
-
Giáo trình Soạn thảo văn bản 2 (Nghề: Văn thư hành chính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
65 p | 29 | 9
-
Giáo trình Soạn thảo văn bản (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp
48 p | 38 | 9
-
Giáo trình Soạn thảo văn bản điện tử (Nghề: Tin học văn phòng - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
55 p | 14 | 8
-
Giáo trình Kỹ năng soạn thảo văn bản - Trường Trung cấp Tháp Mười
68 p | 13 | 8
-
Giáo trình Soạn thảo văn bản (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp
56 p | 35 | 7
-
Giáo trình Soạn thảo văn bản (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
27 p | 36 | 7
-
Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản (Ngành: Công nghệ thông tin - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
50 p | 6 | 3
-
Giáo trình Soạn thảo văn bản điện tử (Ngành: Tin học văn phòng – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
88 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn