intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Văn hoá du lịch (Ngành: Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:81

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Môn học "Văn hoá du lịch" là học phần cơ sở ngành trong chương trình đào tạo Trung cấp. Nội dung của giáo trình bao gồm các chương sau: Chương 1: Những vấn đề chung về văn hóa du lịch; Chương 2: Văn hóa dân gian và vai trò của chúng đối với du lịch; Chương 3: Giới thiệu về các vùng văn hóa ở Việt Nam; Chương 4: Các di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Văn hoá du lịch (Ngành: Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận

  1. TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT BÌNH THUẬN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: VĂN HOÁ DU LỊCH NGÀNH/NGHỀ: NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TC ngày……. tháng …. năm 202... của Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận)
  2. Bình Thuận, năm 2023 (Lưu hành nội bộ) 2
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. iii
  4. LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng nhu cầu về tài liệu giảng dạy và học tập cho học sinh các nghề trình độ trung cấp; đặc biệt là yêu cầu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo; Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận chủ trương tổ chức biên soạn giáo trình các môn học, học phần đang được triển khai giảng dạy. Thực hiện chủ trương trên, để giúp cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh được thuận lợi. Giáo trình được biên soạn dựa theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2017/TT- BLĐTBXH Quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng của Bộ Lao động thương binh và xã hội. Giáo trình này được biên soạn một cách cơ bản, với thái độ làm việc nghiêm túc và thận trọng. Tác giả đã có chú ý cập nhật đầy đủ các nội dung có liên quan đến nghiệp vụ chuyên sâu và đưa vào một số tình huống, ví dụ minh họa được biên soạn từ các tài liệu, quan sát thực tiễn qua quá trình nghiên cứu, trải nghiệm thực tế. Trong quá trình biên soạn, đội ngũ đã nhận được sự giúp đỡ của tập thể giáo viên cùng chuyên môn trong và ngoài Trường; đã được sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo trường. Tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi những sai sót. Đội ngũ biên soạn mong nhận được sự góp ý của người đọc, người dùng để giáo trình được đổi mới hơn cho lần tái bản sau. Trân trọng cảm ơn. Bình Thuận, ngày tháng năm 2023 Tham gia biên soạn THAM GIA BIÊN SOẠN iv
  5. 1. ……………………………………………………………… 2. ……………………………………………………………… 3. ……………………………………………………………… 4. ……………………………………………………………… 5. ……………………………………………………………… 6. ……………………………………………………………… 7. ……………………………………………………………… v
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích VH Văn hóa VHDL Văn hóa du lịch VHPĐ Văn hóa Phương Đông VHPT Văn hóa Phương Tây vi
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong ngũ hành.........17 Bảng 2.1. Mối quan hệ giữa ngũ hành với các sự vật, hiện tượng............................................................................................19 Hình 2.1. Tranh hứng dừa Đông Hồ..........................................22 Hình 2.2. Rồng trên mái chùa....................................................27 Hình 3.1. Bữa cơm truyền thống của người Việt Nam.............52 Hình 3.2. Trang phục trong hát quan họ - Bắc Ninh................60 Hình 3.3. Nón lá tại Festival Tây Sơn – Bình Định 2008..........62 vii
  8. MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN.......................................................... iii LỜI GIỚI THIỆU........................................................................ iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................... vii MỤC LỤC.................................................................................. viii CHƯƠNG 1................................................................................... 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HOÁ DU LỊCH..............1  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1........................................................ 1   1.1. Khái niệm                                                                                                     .............................................................................................. 2 1.1.1. Văn hóa............................................................................... 2 1.1.2. Di sản văn hóa.................................................................... 3   1.2. Văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây                                       .................................  4   1.2.1. Quan niệm về Đông và Tây............................................... 4 1.2.2. Sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây................................................................................... 5 1.3.1. Khái niệm ........................................................................... 8 1.3.2. Vai trò ................................................................................ 8   Câu hỏi ôn tập                                                                                                    ............................................................................................ 10   Tài liệu tham khảo                                                                                             ..................................................................................... 11   CHƯƠNG 2......................................................... 12 VĂN HÓA NHẬN THỨC VÀ TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG ............................................................. 12 HOẠT ĐỘNG DU LỊCH............................................................ 12  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2....................................................... 12  Mục tiêu chương 2..................................................................... 12   2.1. Nhận thức về âm dương, ngũ hành                                                           ....................................................  13   2.1.1.Triết lý âm dương.............................................................. 13 2.1.2. Ngũ hành........................................................................... 16   2.2. Tín ngưỡng                                                                                                  ..........................................................................................  20   2.2.1. Khái niệm.......................................................................... 20 2.2.2. Các hình thức tín ngưỡng................................................ 20 viii
  9.   2.3. Lễ hội                                                                                                           ................................................................................................... 33 2.3.2. Phân loại........................................................................... 33 2.3.3. Cấu trúc............................................................................ 34   2.4. Giao tiếp và ngôn ngữ                                                                                 .........................................................................  36   2.4.1. Những đặc trưng trong giao tiếp của người Việt...........36 2.4.2. Tiếng nói và ngôn ngữ...................................................... 41   CÂU HỎI  ÔN TẬP VÀ BÀI THỰC HÀNH CHƯƠNG 2                  43 ..................   Câu hỏi ôn tập                                                                                                    ............................................................................................ 43 Bài thực hành ............................................................................. 44 CHƯƠNG 3.......................................................... 46 VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG.............................................................. 46 HOẠT ĐỘNG DU LỊCH........................................................... 46  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 3....................................................... 46  Mục tiêu chương 3.................................................................... 46   3.1. Ẩm thực                                                                                                       ............................................................................................... 47 3.1.1. Quan niệm về ăn uống..................................................... 47 3.1.2. Những nét đặc trưng về văn hóa ẩm thực của người Việt ...................................................................................................... 49   3.2. Mặc                                                                                                               ....................................................................................................... 58 3.2.1. Quan niệm về mặc............................................................ 58 3.2.2. Chất liệu may mặc............................................................ 59 3.2.3. Cách mặc và phụ trang.................................................... 59   Câu hỏi ôn tập                                                                                                    ............................................................................................ 62   Bài thực hành                                                                                                     ............................................................................................ 63 ix
  10. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: Văn hóa du lịch 2.Mã môn học: MH10 Thời gian thực hiện: 30 giờ; (Lý thuyết: 28 giờ; Kiểm tra: 2 giờ) 3. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC 1. Vị trí: là học phần cơ sở ngành trong chương trình đào tạo trung cấp. 2. Tính chất: Đây là môn cơ sở ngành cung cấp các kiến thức chung cần thiết về văn hóa Việt Nam và mối quan hệ giữa nó với du lịch cho sinh viên ngành du lịch. 4. MỤC TIÊU MÔN HỌC 1. Về kiến thức + Trình bày được một số khái niệm liên quan đến văn hóa và văn hóa du lịch. + Nhận biết các giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc. + Nhận biết đặc trưng các vùng văn hóa Việt Nam. + Phân tích được mối quan hệ giữa văn hóa và các lĩnh vực kinh doanh du lịch. + Kể tên và trình bày được các giá trị tiêu biểu của các di sản thế giới tại Việt Nam. 2. Về kỹ năng + Thảo luận nhóm và rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm. + Vận dụng kiến thức đã học vào các vị trí công việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày. + Nhận diện, phân tích, đánh giá một số hiện tượng văn hóa Việt Nam. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Chủ động, tích cực trong việc học tập, nghiên cứu môn học. x
  11. + Yêu mến, trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. 5. Nội dung của môn học 5.1. Chương trình khung S Thời gian học tập Học kỳ ố (giờ) Mã tí Trong đó T Tên môn học/ MH/ n T Mô đun Tổn MĐ c g số L T K 1 2 3 4 h T H T ỉ I. Các môn học chung 1 1 1 1 18 1 316 1 5 6 0 0 5 5 5 6 1 5 MH 1 3 1 Giáo dục chính trị 2 30 13 2 01 5 0 MH 1 2 Pháp luật 1 15 9 5 1 02 5 MH 3 3 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2 03 0 MH Giáo dục quốc phòng 2 4 4 2 45 21 3 04 và an ninh 1 5 MH 1 4 5 Tin học 2 45 29 1 05 5 5 MH 3 9 6 Tiếng anh 4 90 56 4 06 0 0 Giáo dục sức khỏe MH sinh sản, sức khỏe tình 1 7 1 16 7 9 0 07 dục và phòng chống 6 HIV/AIDS MH 1 4 8 Kỹ năng mềm 2 45 28 2 08 5 5 1 1 7 9 4 II. Các môn học, mô đun cơ sở 210 1 83 9 0 2 5 0 5 8 MH 1 4 9 Tổng quan du lịch 2 45 29 1 09 5 5 1 MH 2 3 Văn hoá du lịch 2 30 0 2 0 10 8 0 1 MH An ninh – an toàn 1 4 2 45 28 2 1 11 trong khách sạn 5 5 xi
  12. S Thời gian học tập Học kỳ Mã ố (giờ) T Tên môn học/ tí MH/ Trong đó T Mô đun n Tổn MĐ g số L T K 1 2 3 4 c h T H T 1 MH 3 3 4 Tâm lý khách du lịch 45 13 2 2 12 0 5 1 MH Tổ chức kinh doanh 3 4 3 45 13 2 3 13 nhà hàng, khách sạn 0 5 1 5 4 III. Các môn học, mô đun 4 1.09 87 2 9 9 0 4 6 chuyên môn 0 5 1 9 0 5 0 5 1 MH 1 4 Marketing du lịch 2 45 28 2 4 14 5 5 1 MH 1 4 Nghiệp vụ thanh toán 2 45 28 2 5 15 5 5 1 MĐ Tiếng anh chuyên 3 9 4 90 56 4 6 16 ngành 0 0 1 1 MĐ 3 11 Nghiệp vụ nhà hàng 6 150 4 5 7 17 0 6 0 1 1 MĐ 3 11 Nghiệp vụ lễ tân 6 150 4 5 8 18 0 6 0 1 1 MĐ 3 11 Nghiệp vụ buồng 6 150 4 5 9 19 0 6 0 1 2 MĐ 1 0 20 Nghiệp vụ bar 4 105 5 84 6 0 5 2 MH 3 4 Tổ chức sự kiện 3 45 12 3 1 21 0 5 3 2 MĐ 31 2 22 Thực tập tốt nghiệp 7 315 0 5 0 1 5 4 2 3 5 4 6 1.62 1.1 5 Tổng cộng 7 1 2 39 3 2 4 8 6 9 6 5 5 5 5.2. Chương trình chi tiết môn học xii
  13. Thời gian (giờ) Số Tên chương, mục Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra 1 Chương 1: Những vấn đề chung về văn hóa du lịch 1. Trình bày khái niệm: văn hóa, văn hóa 2 2 0 0 du lịch và du lịch văn hóa 2. Phân tích mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch Chương 2: Văn hóa dân gian và vai trò của chúng đối với du lịch 1. Tìm hiểu hệ thống di tích lịch sử - văn hóa tại Việt Nam 2. Tìm hiểu một số tín ngưỡng tôn giáo tại Việt Nam 3. Tìm hiểu một số lễ hội chủ yếu ở Việt 2 10 9 0 1 Nam 4. Tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Việt Nam 5. Tìm hiểu về văn hóa làng và làng nghề Việt Nam 6. Tìm hiểu các loại hình nghệ thuật truyền thống tại Việt Nam Chương 3: Giới thiệu về các vùng văn hóa ở Việt Nam 3 1. Trình bày khái niệm vùng văn hóa 11 10 0 1 2. Nhận biết đặc trưng của các vùng văn hóa Chương 4: Các di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam 1. Trình bày khái niệm Di sản văn hóa 2. Tìm hiểu những giá trị nổi bật của Di 4 7 7 0 0 sản văn hóa 3. Bảo tồn giá trị Di sản văn hóa trong phát triển du lịch Tổng cộng 30 28 0 2 6. Điều kiện thực hiện môn học: xiii
  14. 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đảm bảo đầy đủ điều kiện về hệ thống âm thanh, ánh sáng tại phòng lý thuyết. Phòng thực hành (dành cho tổ chức sự kiện) và điểm tham quan 6.2. Trang thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính, trang thiết bị dụng cụ phục vụ trong nhà hàng, thiết bị dạy học khác 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Phải có đầy đủ bài giảng, giáo án, tài liệu, bài tập thực hành; giấy roki A0, bút lông đen, xanh, đỏ. 6.4. Các điều kiện khác: Bàn ghế phải được bố trí thuận tiện cho việc học tập theo nhóm, không gian phòng thực hành phải đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại và thực hành theo nhóm của sinh viên. Ngoài ra, Nhà trường, Khoa chuyên môn phải Nhà trường hỗ trợ thủ tục hành chính, chi phí bồi dưỡng thuyết minh tại điểm tham quan; kết nối điểm tham quan để sinh viên thực tế… 7. Nội dung và phương pháp đánh giá 1. Nội dung - Kiến thức: Học phần cung cấp cho người học những kiến thức văn hóa dân tộc cũng như vai trò của nó đối với du lịch, người học có thể phân biệt được những đặc trưng văn hóa theo vùng miền, liệt kê các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam, và nhận thức được vai trò của du lịch trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. - Kỹ năng: + Thể hiện sự yêu thích, đam mê tìm hiểu những vấn đề liên quan đến môn học. + Có ý thức vận dụng nội dung dạy học vào cuộc sống nói chung và cuộc sống nghề nghiệp nói riêng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm. + Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi. + Nhận thức được vai trò của bản thân và nghề nghiệp tương lai đối với việc gìn giữ các giá trị văn hóa dân tộc. xiv
  15. 2. Phương pháp đánh giá - Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ: 2 bài với thời gian 45 phút dành cho bài viết. - Thi kết thúc học phần: hình thức thi tự luận, thời gian: 90 phút. 8. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔN HỌC 1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình áp dụng cho học sinh trung cấp 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học: - Đối với giáo viên, giảng viên: + Có kiến thức về văn hóa dân tộc, tổng quan về du lich Việt Nam. + Được học qua các lớp sư phạm tối thiểu, có khả năng truyền đạt cho người học. + Giáo viên trên cơ sở chương trình môn học soạn giáo án và bài giảng chi tiết để thực hiện việc giảng dạy theo đúng yêu cầu môn học. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo viên cần phải thường xuyên đọc các tài liệu tham khảo và cập nhật thông tin có liên quan. Trong quá trình giảng bài lưu ý liên hệ với các môn học khác cũng như với thực tế để sinh viên ngoài việc nắm bắt được kiến thức còn có khả năng tự liên hệ được với thực tế nghề nghiệp sau này. + Giáo viên phải chuẩn bị những trang thiết bị và giáo cụ trực quan cho mỗi bài dạy để đảm bảo sinh viên hiểu đúng và phải thực hành áp dụng hiệu quả các kỹ năng đã được hướng dẫn. - Đối với người học: + Thực sự yêu thích nghệ nghiệp, chăm chỉ, cầu thị học các kiến thức của chương trình. + Tuân thủ theo sự hướng dẫn của giáo viên. 3. Những trọng tâm cần chú ý: Chương 2, chương 3 và chương 4. 9. Tài liệu tham khảo: xv
  16. - Giáo trình Văn hóa du lịch, Lê Thị Vân (chủ biên), Sở GD&ĐT Hà Nội, 2006 - Văn hóa du lịch, TS.Trần Diễm Thúy, NXB Văn hóa - Thông tin, 2010 - Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, NXB Giáo dục, TP.HCM, 1999 - Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam, Ngô Đức Thịnh, NXB Trẻ, 2001 - 60 lễ hội truyền thống Việt Nam, Thạch Phương (chủ biên), NXB Tổng hợp, 2015 - Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nguyễn Thanh Xuân, NXB Tôn giáo, TP.HCM, 2007 - Dân tộc học đại cương, Đặng Nghiêm Vạn - Ngô Văn Lệ - Nguyễn Văn Tiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998 - Văn hóa ẩm thực Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh, NXB Lao động, 2001. xvi
  17. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HOÁ DU LỊCH  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Chương 1 là chương giới thiệu về văn hóa, di sản văn hóa, văn hóa phương Đông và văn hóa Phương Đông, văn hóa du lịch và vai trò của văn hóa trong phát triển du lịch.  MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: - Về kiến thức: Hiểu được văn hóa và di sản văn hóa; hiểu được bản chất sự khác nhau giữa văn hóa Phương Đông và Phương Tây; hiểu được văn hóa du lịch và vai trò của văn hóa trong phát triển du lịch. - Về kỹ năng: Nhận định được sự khác nhau giữa khách du lịch thuộc hai nền văn hóa Đông và Tây; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thái độ tôn trọng đối với sự khác biệt về văn hóa của khách du lịch; có ý thức chủ động, độc lập, sáng tạo trong gìn giữ các di sản văn hóa trong hoạt động du lịch. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi ôn tập và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm). Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không 1
  18. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có  NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1.1. Khái niệm 1.1.1. Văn hóa Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Các “trung tâm văn hóa” có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp 2
  19. nhận... Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa. Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất. Trên cơ sở phân tích các định nghĩa văn hóa, PGS, TSKH Trần Ngọc Thêm đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. Định nghĩa Văn hóa của UNESCO Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét bản thân. Chính văn hoá đã làm cho chúng ta trở thành sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình mới mẻ, những công trình vượt trội bản thân. 1.1.2. Di sản văn hóa Di sản văn hoá là toàn bộ kết quả sáng tạo văn hoá của thế hệ trước để lại. Theo UNESCO, di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. 1.1.2.1. Di sản văn hóa vật thể 3
  20. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. 1.1.2.2. Di sản văn hóa phi vật thể Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ , lưu truyền khác bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. 1.2. Văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây 1.2.1. Quan niệm về Đông và Tây Trong lịch sử ở cựu lục địa Âu-Á đã hình thành hai vùng văn hóa lớn là “phương Tây” và “phương Đông”: Phương Tây là khu vực tây - bắc gồm toàn bộ châu Âu (đến dãy Uran); phương Đông gồm châu Á và châu Phi; nếu trừ ra một vùng đệm như một dải đường chéo chạy dài ở giữa từ tây - nam lên đông - bắc thì phương Đông điển hình sẽ là khu vực đông - nam còn lại. Môi trường sống của cư dân phương Đông (đông nam) là xứ nóng sinh ra mưa nhiều (ẩm), tạo nên các con sông lớn với những vùng đồng bằng trù phú. Còn phương Tây (tây bắc) là xứ lạnh với khí hậu khô, không thích hợp cho thực vật sinh trưởng, có chăng chỉ là những vùng đồng cỏ mênh mông. Hai loại địa hình này khiến cho cư dân hai khu vực phải sinh sống bằng hai nghề khác nhau: trồng trọt và chăn nuôi. Hai vùng này có sự khác biệt rõ rệt về mọi mặt: các ngôn ngữ phương Tây biến hình thì các ngôn ngữ phương Đông chủ yếu là đơn lập; trong khi người phương Tây coi trọng cá nhân thì người phương Đông coi trọng cộng đồng; trong khi người phương Tây chìa tay ra bắt lúc gặp nhau thì người phương Đông khoanh tay cúi đầu. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2