Giáo trình văn học phương tây III - 7
lượt xem 41
download
NHÀ VĂN ERNEST HEMINGWAY 2.3.1 Cuộc đời và sự nghiệp (1899 - 1961) Sinh ngày 21 tháng VII năm 1899 tại Oak Park, một thị trấn trù phú thuộc ngoại ô thành phố Chicago, bang Illinois. Người cha làm nghề thầy thuốc, kiếm được nhiều tiền, nhưng sau này gặp những bế tắc trong kinh doanh, tự tử chết năm 1927, lúc này nhà văn đã trưởng thành. Mẹ của Hemingway lúc trẻ ham mê âm nhạc, đàn piano và ca hát. Nếp sống trưởng giả và tôn giáo Purism (Thanh giáo) của mẹ đã khiến chàng trai sớm cảm thấy...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình văn học phương tây III - 7
- 2.3. NHÀ VĂN ERNEST HEMINGWAY (1899 - 1961) 2.3.1 Cuộc đời và sự nghiệp Sinh ngày 21 tháng VII năm 1899 t ại Oak Park, một thị trấn trù phú thuộc ngoại ô thành phố Chicago, bang Illinois. Người cha làm nghề thầy thuốc, kiếm được nhiều tiền, nhưng sau này gặp những bế tắc trong kinh doanh, tự tử chết năm 1927, lúc này nhà văn đã trưởng thành. Mẹ của Hemingway lúc trẻ ham mê âm nhạc, đàn piano và ca hát. Nếp sống trưởng giả và tôn giáo Purism (T hanh giáo) của mẹ đã khiến chàng trai sớm cảm thấy ngột ngạt trong gia đình. Kỉ niệm đẹp đẽ thời niên thiếu mà sau này nhà văn kể lại trong những mẩu truyện ngắn xoay quanh một nhân vật t ên là Nick Adam là những ngày hè trong vùng cây rừng ven hồ tại miền Nam vùng Michigan, cha ông thường dẫn chú bé đi câu cá, săn bắn, đã truyền cho Hemingway niềm ham thích, lại còn mang theo chú bé những lúc đi thăm bệnh ở những làng xóm người da đỏ trú ngụ. Mẹ của Hemingway xuất thân quí tộc thượng lưu, chỉ quan tâm đến t ôn giáo và âm nhạc, bà hay đi hát ở nhà thờ. Bà có sáu con và muốn hướng hai con trai là Hemingway (con thứ 2) và cậu út học âm nhạc. Bà mua cây đàn cello và dạy hai con chơi đàn. Còn người cha thì tặng con trai một cần câu nhân ngày sinh nhật. Năm lên mười, Ernest đã thạo đi câu ven sông với cha. Thiếu thời của Hemingway như thế là khá hạnh phúc mặc dù ý định hướng nghiệp cho anh của cha và mẹ bất đồng với nhau. Cha muốn cho anh trở thành nhà thể thao, mẹ muốn anh đi con đường nghệ thuật. Ảnh hưởng của cha mẹ trở nên cân bằng cho sự phát triển toàn diện của Hemingway. Ernest cùng chị Marcelline học ở trường phổ thông Oak Park. Cả hai chị em rất ham thích thể thao, tham dự nhiều câu lạc bộ và cộng tác với những tờ báo của nhà trường như tờ Trapeze. Trong một bài báo viết cho tờ Trapeze số 20. 4.1917, Ernest đã mở rộng sự phân tích lợi ích của giáo dục thực hành hơn là giáo dục thuần túy lí thuyết. Bạn bè rất ngưỡng mộ Ernest – chàng học sinh hăng hái tham gia các đội bóng và điền kinh như bơi lội, quyền anh, anh học quyền Anh lúc 14 tuổi và không hề sợ hãi khi bị thương tích. Còn các thầy giáo thì khích lệ và hướng dẫn tài năng văn chương của Ernest khi ông tham gia viết báo của trường. Tháng 4 -1917, nước Mỹ bước vào cuộc chiến thế giới, Ernest muốn t ình nguyện đăng lính ngay. Nhưng ngư ời cha nghĩ rằng “nó còn quá trẻ” và muốn anh vào đại học. Nhưng anh muốn có cuộc sống độc lập sớm. Đến tháng 4.1918, ông mới toại nguyện và qua chiến đấu ở Ý. Vì mắt kém nên được điều vào đội quân cứu thương (Hồng thập tự), bị thương nặng, ông phải trở về hậu tuyến.. Mới 19 tuổi ông đã hào hứng vượt qua mọi thử thách ác liệt trên chiến trường. Kết thúc chiến tranh, được thăng chức thiếu úy và được thưởng huân chương bạc. Năm 1919 ông trở về Hoa Kì, được đón tiếp như một anh hùng, song cảm thấy không thể nào hoà nhập vào không khí nơi đây. Bảy tháng làm việc cho tờ báo “Ngôi sao thành phố Kansas” đã giúp ít nhiều cho sự hình thành khả năng và phong cách viết văn của Hemingway. Ông thường đưa ra một số qui tắc viết báo “dùng những câu ngắn. Câu đầu tiên phải ngắn...là khẳng định, chẳng bao giờ phủ định !” Ông đạt tới một văn phong giản dị và trong sáng khi viết bài phóng sự cho báo. Ba lần đăng kí vào lính nhưng bị từ chối vì mắt ông hơi kém. 144
- Trong khi viết văn, viết báo, ông thường trao đổi và tranh luận với bạn bè về phương pháp nghệ thuật. Nguyên lí nghệ thuật của ông là “sự đúng đắn, sự giản dị, sự trực tiếp”. Đó là những nguyên lí do ông rút ra t ừ văn chương, hội hoạ và âm nhạc. Nhà văn Sherwood Anderson có ảnh hưởng tới ông, nên một nhà phê bình cho rằng Hemingway đã sao chép phong cách và chủ đề của Anderson. Còn trong hồi kí, Anderson đã viết “tài năng của Hemingway là của riêng ông và không phải vì ảnh hưởng của tôi”. Thực ra Anderson đã giúp đỡ ông trên đường sáng tạo nhưng không có sự sao chép văn chương. Một mùa hè, Hemingway gặp gỡ cô Hadley Richardson chơi dương cầm ở bang Michigan. Lễ cưới của hai người được tổ chức vào tháng 9.1921. Hai người đi chơi ở Canada. Sau đó, ông qua Pháp làm phóng viên thư ờng trú, ở đây quen biết với các văn nghệ sĩ Gertrude Stein, James Joyce, Ford Madox...Nhà văn Stein đã nói về một “thế hệ mất mát”, “thế hệ lạc đường” (A Lost Generation) sau chiến tranh thế giới I. Hemingway không tin vào thế hệ đó và tự xác định: “mất mát ... không, chúng ta là một thế hệ rất vững vàng, dù không được giáo dục - một số trong chúng ta – nhưng người ta có thể luôn luôn đạt được sự giáo dục. Ông nhận ra ở quán café Rotonde, đường Montparnasse dành cho khách du lịch Mỹ, vẫn có những nghệ sĩ chân chính. Stein và Ezra Pound là những người bạn và cố vấn thân thiết thường đọc và góp ý tác phẩm của ông. Nhà phê bình Meyers đã nhận xét về thời kì ông ở Paris: “ Trái với Henry James và Thomas Sterns Ellieot, không phải sự trống rỗng của nền văn hoá Mỹ đã đẩy Hemingway bỏ nước sang Châu Âu. Chính nền văn minh La tinh ở Ý, Pháp và Tây Ban Nha đã thu hút ông. Ông muốn tìm lại niềm hưng phấn của những cuộc phiêu lưu trong thời chiến mà ông đã trải qua ở đây mà thôi”. Hemingway cũng rất thích đọc tác phẩm của hai nhà văn Nga Turgenev và Tolstoi. “Tôi thích tác phẩm “Chiến tranh và hoà bình”(War and Peace) với sự kì diệu, sâu sắc và sự miêu tả chân thực về chiến tranh và về nhân dân...” Ngoài ra ông đã đọc tác phẩm của các nhà hiện thực lớn thế kỉ 19 như Mark Twain, Henry James, Fielding, Kippling Stendhal, Flaubert, Maupassant . . . Ông tin tưởng sẽ đóng góp sức mình xây dựng một nền văn học mới của nước Mỹ. Ông suy luận “nền văn học ở châu Âu đã già, thì văn học Mỹ là trẻ. Văn học châu Âu mệt nhọc thấm đậm hoài nghi, văn học Mỹ là tích cực. Những nhà văn Châu Âu là những nhà lãng mạn bất trị, còn những nhà văn Mỹ là những nhà hiện thực nghiêm ngặt ...”. Và ông đã trở thành nhà văn hiện thực mới của thời đại. Sau thành công vang dội của “A Farewell to Arms”, ông mua một biệt thự sang trọng ở thành phố Key West, một hải cảng nhỏ ở bang Florida. Với chiếc thuyền buồm, ông say mê ra khơi câu cá. Sau khi vợ ông, nhạc sĩ Hadley bị bệnh qua đời, ông cưới vợ kế là Pauline Pleiffer. Ông có 4 con trai cũng ham thích thể thao như cha. Trong chiến tranh thế giới II,1941, ông đến ở San Francisco và đi câu cá ngoài biển khơi. Bà Pauline đòi li dị. Sau một thời gian ngắn, ông cưới người vợ thứ ba là Martha Celltor một nữ văn sĩ. Cả hai người trở thành phóng viên chiến trường ở Tây Ban Nha. Cuộc hôn nhân này chỉ tồn tại có 4 năm. Ông lại cưới người vợ thứ 4 là Mary Welsh- phóng viên tờ Times (Thời báo), khi ông đăng kí làm phóng viên cho hãng hàng không hoàng gia Anh quốc thì gặp Mary ở London. Khi quân đồng minh đổ bộ vào Normandie, ông đăng kí làm phóng viên cho lục quân Mỹ. Trên đất Pháp, ông rời bỏ quân đội chính qui Anh- Mỹ. Ông đi tìm quân du kích Pháp, xin được chỉ 145
- huy một đội du kích và đánh quân Đức phát xít theo kiểu của mình. Người ta còn nhớ hình ảnh ông cùng du kích Pháp, tay cầm súng liên thanh nhảy vào chiếm khách sạn Ritz. Người lái xe cho Hemingway đã gửi một bức điện về Mỹ: “Bố già Hemingway đã chiếm được một khách sạn có kho rượu đầy ắp”. Thế chiến II kết thúc, ông sang Cuba, sống ở thành phố nhỏ Paulo và viết nhiều tác phẩm. Ở đây tác phẩm The Old Man and the Sea ra đời, được tặng giải . Ông là người Mỹ thứ năm được tặng giải này (1.Sinclair Lewis-1930, 2. Engene O’Neill-1936, 3. Pearl Buck-1938, 4.William Faulkner-1949). Gia đình ông sống yên bình ở một biệt thự. Ba con trai thường đến thăm vợ chồng ông. Ông yêu mến những người lao động, đặc biệt dân đánh cá Cuba. Ông ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân Cuba nhằm lật đổ chế độ độc t ài Batista thân Mỹ. Hemingway thích sống bên cạnh những người dân chất phác giữa cảnh thiên nhiên hùng vĩ bao la. Khi được tin giải trao cho ông, ông chưa vội đi sang Thụy Điển nhận từ tay Vua giải thưởng đó, ông điện sang Stockholm rằng ông “rất hãnh diện và sung sướng” sau đó chuẩn bị chuyến đi đánh cá cùng những bạn dân chài. Về sau lãnh tụ Phidel Castro cũng là một người đánh cá giỏi đã đặt ra giải thưởng Ernest Hemingway để trao cho người nào bắt được con cá đẹp nhất trong năm. Những bản thảo đầu tiên có tính chất qui mô lớn lại bị mất cắp năm 1922. Bởi thế người ta coi các tác phẩm kế tiếp: Three Story and Ten Poems (Ba câu chuyện và một bài thơ), In Our Times (Trong thời đại chúng ta) là những tác phẩm đầu tiên. Tập truyện In Our Times là một tập hợp phức hợp xâu chuỗi k ì lạ gồm 17 truyện ngắn. Sau đó việc ông thoát ra khỏi ảnh hưởng của môi trường nghệ thuật của một số văn sĩ ở Paris đầu những năm (đặc biệt của Gertrude Stain và Anderson) đã được phản ánh qua tác phẩm Spring Falls (Những thác nước mùa xuân) – Cái tên này trùng hợp với một cuốn tiểu thuyết của Turgueniev (Nga) chỉ là ngẫu nhiên, còn tác phẩm viết theo hình thức “nhái” này chỉ nhằm chế giễu lối viết và giọng văn của Anderson là chủ yếu. Đặc điểm của thời kì đầu những năm 20 ở nhà văn trẻ Hemingway là khuynh hướng phác thảo, là hình thức gọn nhẹ. Nhớ lại thời kì này, nhà văn viết “tôi không thể hình dung nổi làm sao tôi lại có thể viết một văn bản dài dòng như một cuốn tiểu thuyết được” (Cuộc hội hè di động). Quả vậy, những bài thơ viết lúc này đều cực ngắn và những tập văn xuôi cũng vậy. Tập dài nhất là The Spring Falls gồm nhiều chương, có chung một nhân vật chính nhưng cũng mang tính phác thảo và nhà văn cũng viết ngay ở đó là “tôi chỉ làm công việc ghi chép mà thôi”. Một tập văn xuôi khác chỉ được viết lại sau này vào những năm 50 và in sau khi nhà văn qua đ ời (1964): tập “Cuộc hội hè di động”, có lẽ đây là một bản thảo đã viết từ nửa đầu những năm 20 nên rất gần gũi với lối viết của số tác phẩm kể trên: tuy là một áng văn dài nhưng gồm nhiều phác thảo gọn nhẹ được lắp ráp lại. Những tác phẩm kể trên, khi ra đời chưa gây được tiếng vang, nhưng những bài thơ trong đó đã báo trước những cảm hứng chủ đạo của Hemingway sau này. Ba truyện ngắn đầu tiên : Trên cao vùng Michigan, Không mùa, Ông bố tôi (nay đã được dịch ra nhiều thứ tiếng) cùng một số truyện ngắn khác đã được giới phê bình ngày nay coi như chìa khoá cho cả chuỗi sáng tác của Hemingway. Có người còn đánh giá chúng cao hơn cả một số tiểu thuyết của ông sau này. Đó là trường hợp một số truyện trong tập In Our Time (1925): Làng da đỏ, Người lính về nhà, Con sông lớn hai dòng . . . The Spring Falls giống như một áng văn xuôi có tính chất châm biếm bằng hình thức “nhái lại” nên phải tới The Sun also Rises (Mặt trời vẫn mọc) 1926, Hemingway mới được 146
- coi là một tiểu thuyết gia. Đấy cũng là cuốn sách đầu tiên làm cho Hemingway nổi tiếng khắp thế giới lúc đó. Câu chuyện không hề nhắc một chữ đến chiến tranh, nhưng đằng sau những tâm trạng nhân vật, chúng ta thấy thoáng những hậu quả của chiến tranh. Bề ngo ài, cuốn tiểu thuyết chỉ miêu tả một lớp thanh niên nghệ sĩ chán chường t ìm cách giải khuây trong những cuộc đấu bò và ở các quán rượu, các cuộc đi đâu. Song nó gợi lên nhiều cách suy luận và diễn giải khác nhau, đặc biệt là suy luận về “thân phận con người”. Nhưng có người chỉ t ìm thấy ở đó một tác phẩm gồm những chuyện có thật về một số nghệ sĩ văn nhân nhiều nước mà Hemingway từng kết giao ở Paris . . . Thời gian lịch sử được miêu tả trong tiểu thuyết A Farewell to Arms (Giã từ vũ khí) lại là cuộc Đại chiến thế giới I. Câu chuyện xảy ra trước câu chuyện “Mặt trời vẫn mọc”, nhưng cuốn A Farewell to Arms ra mắt đọc giả chậm hơn 3 năm. Cuốn sách được coi là một kiệt tác, được bán rất chạy khiến nhà văn ngày càng nổi tiếng và trở thành giàu có. Tiểu thuyết được dựng thành kịch ngay lập tức và một thời gian sau được đưa lên phim. Những cấm đoán của chính quyền địa phương khi sách được in nhiều kì đăng báo tháng 5 năm 1929 và của trùm phátxít Ý Musolini những năm 30 càng làm cho cuốn sách được đông đảo công chúng hâm mộ. Death in the Afternoon (Chết vào lúc xế trưa) và African Green Hills (Những ngọn đồi xanh Phi Châu) nhìn trên bề mặt dường như chỉ đề cập đến chuyện đấu bò, săn bắn, nhưng ở bề sâu của nó, ta vẫn thấy cái nền tâm trạng của kiểu nhân vật Hemingway tr ước số phận, trước một thế kỉ đầy bạo lực và tàn nhẫn. Trong những năm này ông sống nhiều ở Tây Ban Nha, đi câu ở Cuba, săn sư tử ở Châu Phi ... Và những hình ảnh con người thực, những cảnh vật hùng vĩ này sẽ được làm bất tử trên những trang sách: Yes or No, Tuyết trên đỉnh núi Kilimangiaro. Những người hâm mộ tặng ông một chiếc tàu đánh cá bằng gỗ sồi mà ông đặt cho nó một cái tên Tây Ban Nha : “Pilar”. Ông còn phát hiện ra một giống cá mới trong khi đi đánh cá, và các nhà sinh vật học đã đặt tên cho loài cá đó cái tên “Hemingway” - một vinh dự cho nhà văn và cả giống cá ấy. Lúc này, thái độ của ông trước cuộc sống, xã hội không thể gói gọn trong những chữ mà một số nhà phê bình đã nói về ông: một sự phủ nhận, chán chường kiểu Byron (nhà thơ Anh thế kỉ 19) – dù rằng thái độ ấy không hẳn đ ã mất ý nghĩa tích cực của nó. Du hí, tiền tài, vinh quang không hề làm ông quên những con người. Khi trận cuồng phong nổ ra ở Florida cuốn chìm hàng trăm cựu chiến binh sống ven biển , nhà văn đã viết bài tố cáo số phận bị bỏ rơi của họ trên báo chí (1935). Cuộc nội chiến Tây Ban Nha bấy g iờ đã trở thành một thử thách đối với lương tri nhân loại xảy ra năm 1936 thì đầu năm 1937, Hemingway nhận làm phóng viên mặt trận cho một tờ báo Mỹ đến công tác tại Tây Ban Nha mặc dù trước đó ông đã từ chối cộng tác với một số tờ báo khác vì lí do dành thì giờ viết văn. Ông tặng cho chính quyền cách mạng Tây Ban Nha số tiền xuất bản sách trong năm đó khoảng bốn chục ngàn đôla. Và chuỗi sáng tác về chiến tranh tiếp tục nhưng khác với thời Thế chiến I, đây là cuộc chiến tranh mà Hemingway đã “nhập cuộc” và từ đó thoát ra không phải với một trái tim tan vỡ vì thất vọng. Ông cộng tác với một nhà làm phim Hà Lan nổi tiếng Jorist Iven trong bộ phim “Đất Tây Ban Nha” rồi ông lại viết vở kịch “The Fifth Troop” (Đội quân thứ 5), và từ 1938 đến những năm đầu Đại chiến II ông viết và xuất bản cuốn tiểu thuyết For Whom the Bell tolls (Chuông nguyện hồn ai) –1940. Bước vào Đại chiến II, sức lực của nhà thể thao, nhà đấm bốc (boxing - quyền Anh) và nhà săn bắn Hemingway vốn không biết mệt mỏi ấy nay chẳng còn trẻ trung nữa. Ngoài những vết thương do chiến tranh, năm 1944, ông bị thương thêm ba lần nữa (hai lần do tai 147
- nạn ô tô và một lần đi săn cá). Năm 1942, ông tham gia cuộc chiến theo một cách riêng: Ông cùng một nhóm sáu người đi săn tàu ngầm phát xít trên vùng biển Caribe với chiếc thuyền “Pilar” Năm 1944, ông lại trở thành phóng viên mặt trận, tham gai vào cuộc đổ bộ của quân đồng minh ở vùng Normandie trên đất Pháp và tiến tới Paris trước cả quân đoàn II xe bọc thép của tường Le Clec. Hemingway lại đi theo quân đội đi truy quét bọn phát xít tại 1 khu rừng ở Đức. Cuộc chiến đấu ấy sẽ được ông viết lại một phần trong cuốn sách “Across the River and into the Trees” (Qua sông, vào rừng) (1950). Tiểu thuyết The Old Man and The Sea – 1952 (Ông già và biển cả) được giải thưởng Puliser vào năm 1953. Năm 1954, nhà văn Hemingway được tặng giải thưởng . Từ đó ông ít xuất bản sách mới và chỉ sau khi chết, vợ ông mới tiếp tục việc này. Những năm cuối đời, ông vẫn đi đây đó, sống ở Peru, Tây ban nha, và đặc biệt ở Cuba. Năm 1960, ông rời khỏi Cuba về Mỹ để chữa bệnh. Sau hai năm bị dày vò vì bệnh tật, lại không thể viết được, vào buổi sáng chủ nhật ngày 2 tháng 7 năm 1961, ngư ời ta thấy Hemingway chết với 1 viên đạn từ khẩu súng nạm bạc quen thuộc của ông chĩa vào đầu – cái chết ấy cho đến nay vẫn chưa xác minh là tự sát hay tai nạn. Sau khi Hemingway mất, người ta vẫn tiếp tục thông báo một số văn bản chưa in của ông. Năm 1970, cuốn “Những hòn đảo trong dòng hải lưu” được xuất bản. Trong những năm 80, tiếp tục xuất bản The Selected Letters (Những lá thư chọn lọc), Eden Garden (vườn Eden) trong số 22 kí lô bản thảo chưa in gửi ở thư viện John Kenedy năm 1961. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, một số tác phẩm sau này không thật sự tiêu biểu cho tài năng Hemingway. Nhưng dù vậy, “Hemingway vẫn sống, trong tác phẩm lớn của ông, như một nhân chứng của thế kỉ chúng ta” (Lời Nickon Dans trong bài: Để bảo tồn cùng vĩnh cửu báo Le Monde số 2/08.1989 – Pháp) Dưới đây giới thiệu và gợi ýí phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của Hemingway 2.3.2 Giã từ vũ khí (A Frewel to Arms) Cuốn tiểu thuyết hiện đại về tình yêu, chiến tranh và nhân vật phản anh hùng Xuất bản năm 1929, đầu tiên in nhiều kì trên báo chí. Tờ báo bị đình bản, truyện càng nổi tiếng hơn. Nó được in thành sách với số lượng lớn ngay từ lần đầu: 31000 bản và sau đó được coi như kiệt tác của Hemingway. Tóm tắt cốt truyện: Nhân vật chính là một trung uý Mỹ, Frederich Henry và cô y tá người Anh Bacceley Catherine, cả hai cùng được điều đi tham gia chiến tranh trên đất Ý. Henry lái xe cứu thương cho một trạm quân y dã chiến. Trong những ngày nghỉ chờ ra trận, cùng bạn bè đi chơi, anh gặp B. Catherine trong một bệnh viện. Dần dần anh đem lòng yêu cô và được đáp lại. Hai người đang sống những ngày say sưa tình yêu bên nhau thì Henry có lệnh điều ra mặt trận. Anh bị thương nặng, phải đưa về điều trị ở bệnh viện Millano. Ở đây anh gặp lại nàng và được nàng chăm sóc, cứu chữa và được sống hạnh phúc bên nàng. Sau thời gian bình phục, Henry phải trở lại đơn vị. Rồi mặt trận Caporetto bị vỡ, đơn vị của Henry phải rút lui về Udine, trên đường rút chạy, anh cùng bạn bè gặp nhiều nguy hiểm. Các bạn anh lần lượt bị bắn chết hoặc bỏ trốn, còn anh bị quân cảnh Ý bắt vì tội “đào ngũ”. Trong lúc chờ xử bắn, Henry đã nhảy xuống sông và trốn thoát. Anh tìm đường về Millano nhưng Catherine đã chuyển đi nơi khác. Henry đuổi theo rồi tìm được Catherine ở vùng Steresa. 148
- Bị truy nã gắt gao, đang đêm mưa bão, anh phải cùng nàng vượt biên giới trốn sang Thụy Sĩ. Tại đây hai người hồi hộp đón đứa con ra đời, nhưng vì bị động thai trong khi chạy trốn, đứa con đã chết ngay khi vừa lọt lòng mẹ. Catherine bị mất máu, kiệt sức và chết. Còn Henry “ lủi thủi trở về khách sạn dưới cơn mưa”. Ở câu chuyện này, những yếu tố tự truyện khá nhiều khi đối chiếu câu chuyện c hiến tranh, chuyện t ình, thời gian, địa điểm ... với cuộc đời thực của Hemingway. Tuy nhiên phần kết thúc câu chuyện t ình đã sửa đổi. Kết thúc được miêu tả gần đúng với sự thật hơn một truyện ngắn khác viết năm 1929 (A very short story: Một câu chuyện cực ngắn). Truyện này kéo dài độ hai trang giấy khổ nhỏ. Một đôi lứa chiến binh và nữ y tá yêu nhau, hứa hẹn sẽ lấy nhau sau chiến tranh, khi t ìm được việc làm, “họ không thể sống được nếu thiếu nhau” và “họ phát ốm vì phải chia tay nhau như vậy”. Anh đi t ìm việc ở Chicago, chị ở Padu. Anh nhận được thư chị báo rằng chị đã yêu một thiếu tá người Ý và họ sẽ cưới nhau vào mùa xuân...Viên thiếu tá không cưới nàng vào mùa xuân và chẳng vào mùa nào hết. Còn Lu (tên cô gái) chẳng bao giờ nhận được thư trả lời từ Chicago. Một thời gian sau, chàng cựu chiến binh mắc bệnh hoa liễu với một cô nàng bán tạp phẩm ở một cửa hàng bách hoá lớn khi đi qua Lincohn Park bằng xe taxi. A very short story một truyện ngắn đa âm, đan cài hai giọng trái ngược mà ở đó giọng thứ hai bị che giấu rất sâu kín. Nổi lên trên là một giọng khinh bạc, lạnh lùng, mỉa mai và phải rất tinh tế mới nhận thấy đằng sau đó là cả một nỗi cay đắng tiềm ẩn. Nét độc đáo ấy báo hiệu âm hưởng của “Giã từ vũ khí”, tuy mới thoạt nhìn hai truyện có vẻ rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Với dung lượng của cuốn tiểu thuyết, thời gian sự kiện ở đây khá chật hẹp. Đó là thời gian diễn ra giữa hai khoảnh khắc: khoảnh khắc ngắn ngủi giữa t ình yêu và cái chết, khoảnh khắc nhân vật chính Henry nhận ra tất cả cái bi-hài của cuộc chiến để đi đến quyết định “giã từ vũ khí”. Về mặt thời gian, giã từ vũ khí rất tiêu biểu cho những câu chuyện của Hemingway cũng như một khuynh hướng đổi mới của tiểu thuyết hiện đại. So sánh giữa trường độ ( nhiều trang sách) của văn bản với trường độ tồn tại ngắn ngủi của nhân vật ta thấy một độ lệch rất lớn. Tiểu thuyết xưa kia thiên về miêu tả một kiếp người, một cuộc đời thì nay nhân vật Frederich Henry chỉ là một mảnh đời không lịch sử, không có quá khứ và cả tương lai. Anh đến với trang sách khi bắt đầu yêu và ra đi trong mưa gió, chẳng hề ngoảnh lại và cũng chẳng hề tiên tri một điều gì ở tương lai. Điều này gây ra cảm giác một khoảnh khắc được kéo căng ra đến tột độ. Có lẽ Hemingway đã ý đồ rõ ràng về sự đổi mới ở đây, bởi lẽ, theo lời ông, ông đã phải sửa chữa cái kết thúc tới 17 lần. Trong văn bản đầu tiên, đoạn kết không phải ở chỗ Catherine chết, mà còn nửa trang Henry (người kể chuyện) thông báo về đám tang, và về số phận của một số nhân vật khác sau chiến tranh dưới chế độ phát xít. Hemingway đã hài lòng bỏ lối “đóng truyện” truyền thống, với lối “làm văn” quen thuộc xen lẫn vài lời bình của tác giả (hoặc nhân vật kể chuyện) để cắt ngang dở chừng một mảnh của cuộc sống mà thôi. Tuy nhiên chẳng phải vì thế mà những quan hệ phức tạp của cuộc sống bị thu hẹp, sức chứa rộng lớn của tiểu thuyết vẫn không giảm sút. Số phận của t ình yêu đôi lứa ở đây đã dựng trên một tấm phông nền khốc liệt và u ám của chiến trường, liên quan đến một sự kiện gây đổ vỡ trong cuộc sống của nhân loại đầu thế kỉ: đó là Đại chiến thế giới I . Cũng như nhiều truyện khác, Hemingway nhường lời cho nhân vật chính, hơn nữa, câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất. Dù câu chuyện được kể lại từ điểm nhìn của nhân vật chính, song dường như đã có một khoảng cách từ nhân vật đến nhà văn, thậm chí từ nhân vật tới chính 149
- mình. Và giọng nói của “tôi” ở đây cũng không toát lên không khí trữ tình, chủ quan thường gợi lên qua lối kể chuyện ở ngôi thứ nhât. Sự tỉnh táo khách quan ấy được gợi lên nhờ một giọng mỉa mai duy trì trong toàn bộ tác phẩm, ngay cả khi nhân vật nói về mình. Nhân vật chính của tác phẩm: trung uý Henry cũng như bạn thân của anh là Rinandi đều hiểu rõ thực chất của những điều đang được tuyên truyền thổi phồng quá cỡ ở thời k ì ấy: tình yêu, vinh quang, vinh dự...Có rất nhiều chữ mà người ta chẳng thể chấp nhận được nữa, và rút cục chỉ còn những địa danh thì còn giữ được đôi chút nể nang -H enry đã nói vậy. Anh kể lại “vinh quang” của mình bằng giọng mỉa mai “Tớ bị thương trong khi đang ăn một mẩu phó mát” và nhờ hành động “anh hùng” ấy mà Henry được thưởng huân chương, đến nỗi khi bạn đến hỏi về chuyện đó, Henry ng ơ ngác tưởng rằng bạn nhìn lầm. Trung uý Henry là một người lính bình thường, bởi thế anh không hiểu hết tiến trình của chiến tranh. Về điểm nhìn, Henry gợi lại hình ảnh Phabrice ở chiến trường Waterloo hay tiểu thuyết Đỏ và Đen của nhà văn Pháp Stendhale. Đang chiến đấu, đơn vị của Henry nhận được lệnh rút lui, lệnh trên là ai, từ đâu đến? Thế nhưng trong đám người rút chạy giữa cảnh tan tác vẫn hình thành một quan hệ hữu ái và vẫn đấu tranh vì những điều đẹp đẽ khi cần thiết. “Những cánh tay” (Arms: cánh tay / vũ khí) của người yêu có lẽ không bao giờ khiến Henry rời bỏ (vũ khí) và đồng đội, nếu chính “lệnh trên” không phản bội những người lính đang chiến đấu ở chiến trường. Do một hành động chẳng có gì được gọi là anh hùng, anh lại được thưởng huân chương. Nhưng cũng vì một lí do vớ vẩn, rất nhiều người, trong đó có anh bị kết tội tử hình một cách vội vã bởi những kẻ chưa hề trải qua lửa đạn và coi tính mạng của những người vào sinh ra tử chẳng có gì phải xét xử cẩn thận. Cũng như nhiều đoạn khác, đoạn kể chuyện “hút chết” của Henry được trình bày qua sự kiện và đối thoại, tự nó đã có ý nghĩa mỉa mai, mà tác giả không bao giờ lên tiếng giải thích, bình luận gì, dù người kể lại chuyện chính là người trong cuộc- là nhân vật chính - một cơ hội để nhà văn dễ dàng lồng vào đó tiếng nói của mình. Khi nhận lệnh phải rút lui, Henry đang vận chuyển các thương binh, và anh cũng bị thương cuối cùng, người lính Mỹ chiến đấu t ình nguyện trong quân đội Italia. Bị đứt liên lạc với đơn vị trên đường rút chạy, anh gặp nhiều binh lính và sĩ quan của các đơn vị khác, cũng ở t ình trạng như anh và cùng bị rơi vào tay đội cảnh sát quân nhân của quân đội Italia. Bọn họ không cần nhiều thì giờ để tra xét. Một sĩ quan được hỏi cung vài câu, những kẻ tra vấn họ đeo lon cấp thấp hơn. Khi bọn cảnh sát quân nhân nghe thấy mọi người trả lời rằng họ “nhận được lệnh phải rút lui” thì bọn này trả lời như một cái máy “Nước Italia không hề buộc phải rút lui bao giờ”. Chưa ai kịp tiếp tục trình bày, giải thích, chúng đã vội vã ngoáy viết trên một tờ giấy kẹp trong sổ tay có thể xé rời (block note) như sau “Bỏ ngũ - bị kết án xử bắn”. Khi đứng chờ đến lượt mình nhìn thấy trước mắt là những sĩ quan còn xạm mùi khói đạn quần áo tả tơi đang bị những thằng mặt non choẹt kéo ra xử bắn ngay ở gốc cây, Henry đã vùng chạy về phía bờ sông gần đó, theo sau là hành loạt đạn bắn theo. Bọn cảnh sát Italia không thèm chú ý rằng Henry là lính ngoại quốc tình nguyện đi chiến đấu trong quân đội Italia. Và những cái chết phi lí hơn một lần diễn ra trước mắt anh đến mức không tài nào chịu đựng nổi nữa. Danh dự, vinh quang và tình yêu ở nhân vật này là những từ rỗng tuếch, bị đem ra mỉa mai, song người đọc vẫn thấy anh là người đầy tự trọng, biết hi sinh, đồng cảm và cao thượng. Cái mâu thuẫn ấy vẫn rất logic và được chấp nhận qua sức chinh phục của hình tượng, chứ không nhờ lời giải thích của nhân vật hoặc tác giả. Henry không hề ảo t ưởng ở tình yêu và lúc đầu khi đến với Catherine, anh cũng xử sự như nhiều người đã sống qua cuộc đời lính tráng bấy giờ. 150
- Song qua những lời đùa giỡn giữa anh và bạn thân là Rinandi (cũng yêu Catherine), chúng ta vẫn thấy một tình yêu và một tình bạn thật sự. Sau khi chạy thoát vụ xử bắn phi lí, Henry đi t ìm người yêu của mình. Trên đường đi, ở một chặng dừng chân, anh gặp lại một người bạn già – bá tước Grefi. Hai người bàn về cuốn sách mà họ cho là đáng chú ý nhất gần đây, cuốn “Khói lửa” của Henry Baccbus. Và khi bá tước hỏi anh “anh quí điều gì nhất trên đời này ?” thì anh trả lời: “một người mà tôi yêu”. Khi Henry tưởng rằng có thể quên đi tất cả trong cánh tay vỗ về âu yếm của người yêu, thì chính lúc ấy hạnh phúc tan vỡ, Catherine đã chết khi sinh đứa con đầu tiên. Giữa những người y tá xa lạ, anh cảm thấy muốn ở lại một mình với nỗi đau của mình”... Nhưng sau khi đuổi họ ra khỏi phòng, sau khi đã đóng cửa lại và tắt đèn, “tôi hiểu rằng tất cả đều vô ích. Dường như tôi nói lời vĩnh biệt với một pho t ượng. Một lát, tôi đi ra và rời bệnh viện . Và tôi trở về khách sạn, dưới mưa” Trong câu chuyện, Hemingway đã miêu tả những sự tách biệt với những t ình cảm thống thiết. Nhan đề tác phẩm chẳng những nhằm ý mỉa mai đối với chiến tranh mà còn mỉa mai khi đề cập đến tình yêu. Do nghệ thuật chơi chữ thật khó dịch ra tiếng nước ngoài. “A Farewell to Arms” vừa có nghĩa là: “giã từ vũ khí “vừa có nghĩa “giã từ những cánh tay”(cánh tay ôm ấp của tình yêu). Như vậy, tựa đề hàm ý mỉa mai. Nhưng dư vị cuối cùng vẫn là nỗi đau vô phương cứu chữa, sự bất lực và cô đơn của con người ngay khi đã tìm thấy một tình yêu mãnh liệt. Và lứa đôi lãng mạn Frederich Henry chàng trai Mỹ khinh bạc, trải đời và yêu say đắm Catherine lại là một cặp tình nhân gây xúc động mạnh nhất trong số tiểu thuyết hiện đại. Họ đã toả sức hấp dẫn đến cả một thế hệ nhà văn sau đó. Đối lập với cái phi lí của chiến tranh, của những quan hệ cách biệt, xa lạ giữa người và người, Hemingway đưa ra tình bạn, tình hữu ái giữa những người cùng chia sẻ đắng cay và vinh quang vô ích dưới chiến hào của Đại chiến I, và trình bày tình yêu của một lứa đôi Romeo Juliet hiện đại. Bởi thế chẳng những Hemingway gợi lên bao âm vang ở nhiều nhà văn trẻ Mỹ cùng thế hệ mà dường như vẫn có một mạch nối giữa ông với nhiều nhà văn khác sau Đại chiến I như: M. Remaque ở Đức (Một thời để sống một thời để chết, Chiến hữu, Khải hoàn môn ...) hoặc một nhà văn khác viết về Đại chiến II như H. Burn (Tàu chạy đúng giờ, Chân dung một nhóm người cùng phụ nữ ...). Môtip về tình yêu, tình bạn nổi lên như ốc đảo giữa sa mạc cháy bỏng của chiến tranh, rồi ảo ảnh về t ình yêu tan vỡ, những kết thúc không có hậu trở thành dấu hiệu quen thuộc của nhiều tác phẩm hiện thực chủ nghĩa thế kỉ này (). Như đã nói trên, do truyện được in ở nhật báo Scribner nên giám đốc Sở cảnh sát Boston đã ra lệnh đình bản tờ báo do lúc ấy thói đạo đức giả vẫn còn thịnh hành ở Mỹ. Nhưng lúc ấy việc cấm cản lại có giá trị như một quảng cáo. Lúc ấy đã có những câu vè “Tờ báo Scriber sẽ càng đắt khách hơn ....từ khi Hemingway trở thành mối đe doạ cho đất nước “(!) Cuốn truyện sau khi in sách đã nhanh chóng dựng thành kịch và hai lần dựng thành phim. Lần làm phim đầu tiên (1932) nhân vật chính Henry do diễn viên Mỹ nổi tiếng mà tên tuổi đã đi vào từ điển là Garry Cooper đóng. Chính quyền Musolini lập tức ra lệnh cấm sách và phim ở Italia, cho rằng nó xúc phạm “tinh thần thượng võ” của dân Ý. Tuy vậy sách vẫn liên tiếp in lại và dịch ra nhiều thứ t iếng, thuộc loại bán chạy nhất . Sách bán chạy () Ở Việt Nam, nhà văn Bảo Ninh với tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” chịu ảnh hưởng của Remaque và Hemingway. 151
- còn phụ thuộc vào một số lí do khác thuộc về thị hiếu: A Farewell to Arms tuy cốt truyện đơn giản nhưng là một truyện tình hấp dẫn, sách dễ đọc hơn số truyện khác của Hemingway, dễ tiếp cận với đông đảo công chúng, lại vẫn vừa lòng số độc giả tinh tế bởi vì đằng sau vẻ trong sáng dễ hiểu ấy là những âm hưởng phức tạp trái ngược của trái tim và số phận của một thế hệ trẻ, là khoảnh khắc đổ vỡ của một thế kỉ sắt thép, khói lửa. Và một giọng nói giản dị, trần trụi mà vẫn độc đáo, mới mẻ khác hẳn lối văn đương thời - lối khoa trương trong bút pháp và miêu t ả tình cảm bắt đầu trở thành cũ kĩ trước sự xuất hiện của văn Hemingway. 2.3.3 Chuông nguyện hồn ai (For Whom the Bell Tolls) Thế hệ vứt đi và con người nhập cuộc Sinh thời Hemingway, trong khoảng ba mươi năm, báo chí đã theo dõi, tường thuật kịp thời từng sự cố trong cuộc đời ngang tàng của nhà văn. So sánh với tác phẩm, có nhà nghiên cứu Mỹ còn cho rằng “trong vầng hào quang của sự nghiệp chói lọi ấy, những câu chuyện của Hemingway đôi khi chỉ giống như những bản sao chép nhợt nhạt so với bản gốc” (bản gốc: ám chỉ con người thật Hemingway) Tiểu thuyết phản ánh cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Tây Ban Nha chống bọn phátxít Franco để bảo vệ chế độ cộng hoà trong giai đoạn sắp nổ ra đại chiến thế giới II.. Nhân vật chính là Robert Jordan, một chiến sĩ người Mỹ trong lữ đoàn quốc tế tham gia cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít. Trong kế hoạch nhằm giải phóng một v ùng lãnh thổ Tây Ban Nha của sư đoàn số 14 do tướng Gondez người Nga chỉ huy, Robert Jordan được lệnh phối hợp với một nhóm du kích Tây Ban Nha đặt mìn phá huỷ một chiếc cầu để chặn viện binh và cắt đường rút chạy của địch. Anh lên đường đến Vilaconegio, tổ chức kế hoạch đánh cầu. Tại đây mối tình sâu nặng giữa anh và cô du kích Tây Ban Nha xinh đẹp tên là Maria đã nảy nở. Tình yêu đã giúp hai người nhận ra ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống và công việc họ đang làm . . . Robert Jordan lại phát hiện ra bọn phát xít đã đánh hơi được cuộc tập kích và đang bố trí ráo riết một cuộc phản kích. Anh cử ngay Ander mang báo cáo về Ban chỉ huy sư đoàn đóng ở Navaserada, đề nghị thay đổi kế hoạch tác chiến và yêu cầu ngừng việc phá cầu. . . Song thật không may, do gặp nhiều trắc trở, lẽ ra chỉ cần đi hết đoạn đ ường trong ba giờ, Ander đã phải mất cả một ngày. Khi bức thư của Robert Jordan tới tay chỉ huy Gondez thì cũng là lúc những chiếc máy bay đồng minh đầu tiên đã xuất hiện ném bom mở màn chiến dịch. Robert đành cho nổ mìn phá cầu theo kế hoạch cũ rồi dẫn đội du kích rút lui ... Dọc đường, anh bị thương gãy chân, vết thương quá nặng, anh quyết định từ giã đồng đội và người yêu, nằm lại ngọn đồi cạnh chiếc cầu bị phá, cố chiến đấu cầm chân địch cho đội du kích rút lui an toàn. Năm 1936, nhà văn của những trận đấu bò, nhà văn từ đại chiến thế giới I trở về với những vết chấn thương trên cơ thể và tâm hồn lại đi tham gia một cuộc chiến tranh khác ở Tây Ban Nha. Khi trở về, ông viết: “Tôi chưa biết chính xác đã có nhà văn Mỹ nào dám sang Tây Ban Nha để tìm chân lí hay chưa. Nhưng tôi biết đã có nhiều nhà văn Anh sang Tây Ban Nha. Nhiều nhà văn Đức, Pháp, Hà Lan ra tiền tuyến t ìm chân lí, có khi họ chỉ t ìm thấy cái chết thay vì chân lí. Nhưng nếu mười hai người ra đi chỉ có hai người trở về thì lúc đó cái họ mang về sẽ là chân lí thực sự” 152
- Năm 1940, ông cho in “Chuông nguyện hồn ai” vốn đã được nung nấu trong khi tham gia chiến đấu ở Tây Ban Nha. Trong cuốn này, nhân vật chính Robert Jordan vẫn giống như một bóng hình, một phân thân (an alterego) của Hemingway trong một chặng đường mới - một con người nhập cuộc, theo một ý nghĩa tích cực, dù nét này đã tiềm tàng trong Frederic Henry của “Giã từ vũ khí” Ở đây, trước hết vẫn là sự thể nghiệm về chiến tranh và cái chết: đây là những motif của tiểu thuyết, truyện ngắn của Hemingway. Ông rất có ý thức về đề t ài trên. Ông đã từng ghi vào sổ tay ... “Viết về một trong những điều đơn giản nhất và chủ yếu nhất là cái chết bất đắc kì tử”. Hemingway thích viết về Tây Ban Nha bởi vì ở đó “người ta biết rằng cái chết là điều không thể tránh khỏi, là điều chắc chắn duy nhất” Nhưng theo nhà văn, con người vẫn không bỏ cuộc đời ra đi để miễn sao khỏi phải nghĩ tới nó và hi vọng rằng nó không hề tồn tại. Khi viết như vậy, Hemingway nghĩ tới Tây Ban Nha của những trận đấu bò, song đồng thời ông nghĩ tới Tây Ban Nha trong cuộc nội chiến chống phát xít. Nhân vật trung tâm ở “Chuông nguyện hồn ai” đã tự nguyện lựa chọn cái chết, giống như một số nhân vật khác của Hemingway. Tuy nhiên, anh Robert Jordan không chết vì tự sát như đại tá Cantoen trong cuốn “Bên kia sông và dưới vòm cây lá” sau này. Tất nhiên cái chết tự sát của đại tá Catoen hoàn toàn không có ý nghĩa là một sự đầu hàng: Nó giống như một sự lựa chọn của một Robert Jordan khi Cantoen ở một thời k ì trẻ trung hơn, lãnh nhiệm vụ phá cầu và nằm lại đó để cầm chân địch cho đồng đội rút đi. Sự lựa chọn cái chết bất đắc kì tử này vừa như một thể nghiệm đớn đau của “con người trong thời đại chúng ta”, vừa mang một dư vị bi tráng của thời sự. Bởi thế, ngoài ý muốn của mình, Hemingway tuy rất ghét sử thi, đã viết một tiểu thuyết mà một số nhà phê bình so sánh với sử thi. Tuy vậy, “Chuông nguyện hồn ai” vẫn là một cuộc đối thoại ngầm với người anh hùng kiểu cũ (nhân vật chính của sử thi), và đã thể hiện cuộc chiến đấu của những người chống phát xít mà không tắm mình trong hào quang của sử thi, dù là sử thi kiểu mới. Thực ra kể từ “Giã từ vũ khí”, nhà văn đã đối thoại với lối hư cấu nhân vật anh hùng kiểu cũ, qua lời nói của Catherine Bake: “người dũng cảm có lẽ phải chết tới ngàn lần, nếu như anh ta thông minh”. Quan niệm này của Hemingway nhằm đối chọi ý của thi hào Shakespear trong vở kịch Julius Caesar: “người anh hùng chỉ chết có một lần, còn kẻ hèn nhát chết hàng ngàn lần”. Do đó, Jordan chấp nhận cái chết một lần khi coi mình là kẻ hèn nhát. Quả vậy, Robert Jordan là kiểu người anh hùng phải chịu đựng muôn ngàn thử thách của cái bình thường hàng ngày, vì anh không nổi bật hơn đám đông quanh anh. Thậm chí nhà phê bình George Sneo còn cho rằng “Những lãnh tụ của đội du kích, Pilar, Pablo là những trí óc bậc thầy, ở bên cạnh họ ngay cả Robert cũng chỉ là một cái gì mờ nhạt” Những người anh hùng của Hemingway không chấp nhận thực tại, nhưng không thể hiểu hết và đương đầu với thực tại bí ẩn. Robert dù đi đến cùng con đường đã chọn trong một khoảnh khắc ngắn ngủi của cuộc đời, song anh làm việc đó không phải không cảm thấy ít nhiều cái bất lực của mình, và có phần hoài nghi chính cái khả năng biến đổi thực tại của người anh hùng “kiểu mới”. Từ trước đó tới nay, có không ít nhà phê bình tự nhận là mácxít đã phê phán điểm này của Jordan, đòi anh phải là cái loa phát ngôn trực tiếp, đầy đủ cho nhà văn. Vậy mà lịch sử thống trị của tên trùm Franco tới gần 50 năm qua cũng đã chứng tỏ rằng sự hoài nghi của Jordan chẳng phải là không có căn cứ, nếu ta coi thực tiễn là một kiểm nghiệm của hư cấu. 153
- Đối với Robert Jordan, cái cầu mà anh có nhiệm vụ phá hủy, không phải là trung tâm của cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Trong đời anh vẫn có cái bơ vơ của cái tiền thân anh, con người thuộc “thế hệ vứt đi” (A Lost Generation). Bởi thế, có nhà phê bình cho rằng “cái cầu” còn xuất hiện trong trí óc anh như một bánh xe định mệnh. Trong liên tưởng của nhân vật, có hình ảnh của chiếc bánh xe vô biên của trường đua ngựa hoặc nơi quay xổ số chồng chéo lên những đợt máy bay ném bom là hiện thực, song cũng là biểu tượng của định mệnh, cuốn hút và nghiền nát những nhân vật, và cũng là hình ảnh tượng trưng cho nền “văn minh công nghiệp”... Những ám ảnh đó để lại một dấu vết cô đơn cố hữu, không thể hủy diệt ở nhân vật Hemingway, đem lại một vẻ đẹp cho người anh hùng kiểu Hemingway bởi dư vị lãng mạn của nó. Thái độ của người anh hùng trước cái chết, đau khổ và bạo lực trong văn Hemingway là một thái độ phức tạp, khó diễn giải rành mạch: bề ngoài chán chường, buông thả, phủ nhận, che giấu một bên trong nhạy cảm, nồng nhiệt và khao khát hành động. Người ta đã tóm tắt nét đặc trưng ấy của nhân vật Hemingway là “chủ nghĩa khắc kỉ” Sự thể hiện cuộc chiến đấu chống phát xít lúc bấy giờ ở tác phẩm này không hề tắm trong màu sắc lí tưởng hoá. Cho tới nay vẫn có những lời phê phán nhà văn đã viết về việc quân cách mạng bắn giết bọn lính phátxít Franco. Hình như đã tiên đoán điều này, năm 1937, khi đem in vở kịch “Đội quân thứ 5” t ên gọi một tổ chức gián điệp của địch, Hemingway đã viết: “Một số người bảo vệ nền cộng hoà Tây Ban Nha một cách cuồng tín - và bọn cuồng tín vốn thường gây hại nhiều hơn là làm lợi cho một lý tưởng- sẽ phê phán vở kịch rằng người ta đã chấp nhận việc hành hình những phần tử thuộc Đội quân thứ 5. Bọn họ sẽ nói- và đã nói- rằng vở kịch không trình bày được sự cao thượng và tôn quí của lí tưởng Tây Ban Nha. Vở kịch này không hề tìm cách làm việc đó. Lời tiên đoán và đối đáp này, rõ ràng là cũng có thể vận dụng vào “Chuông nguyện hồn ai”. Đối chiếu với thời sự những năm 80, 90 thế kỉ này, thì hẳn “Chuông nguyện hồn ai” không còn bị phê phán là đã thể hiện một thực tế thiếu chân thực của phong trào cách mạng nữa. Vả chăng, dù là một trường hợp được một số nhà phê bình coi là bước ngoặt của Hemingway trong sự thể hiện con người nhập cuộc thì “Chuông nguyện hồn ai” vẫn in dấu biểu tượng vốn là nét cố hữu cũng như sẽ phát triển trong nghệ thuật của ông ở giai đoạn sau, với “Ông già và biển cả”(The old man and the sea). Trong “Chuông nguyện hốn ai”, nhân vật Maria - người con gái bị kẻ thù làm nhục, lại mang tên của Đức mẹ đồng trinh. Nét này có ảnh hưởng đến nghệ thuật thể hiện nhâ n vật cũng như vấn đề thời gian của “Chuông nguyện hồn ai” Đến tiểu thuyết “Chuông nguyện hồn ai”, cốt truyện chưa phải là một sơ đồ như ở “Ông già và biển cả” nhưng so với “Giã từ vũ khí” nó đã đơn giản hơn. Tất cả chỉ xoay quanh sự chuẩn bị trong ba ngày hai đêm để phá cầu. Điều này ảnh hưởng tới cốt truyện vốn xưa nay dựa vào sự phát triển của biến cố và hành động theo chiều dài thời gian. Và cũng ảnh hưởng tới việc miêu tả tâm lí nhân vật. Có thể nói rằng nhân vật và thời gian trong truyện gần như bị chặt cụt mất hai chiều chỉ còn có hiện tại đang tuôn chảy.G Stein- người bạn văn từng có ảnh hưởng tới Hemingway thời trẻ đã muốn thực hiện một điều mà bà không thành công lắm : “công việc của nghệ thuật chính là sống trong hiện tại”. Về mặt này, Hemingway là người đồng thời của nghệ thuật hiện đại nên không nói là tiên phong. Nếu các hoạ sĩ như Picasso hoặc Gri đã xoá bỏ luật viễn cận trong hội họa thì ở tác phẩm Hemingway, ranh giới xa gần của thời gian cũng bị xoá mờ. So sánh với thời gian nghệ thuật thế kỉ trước, M. Haliday nhận xét “Khi đồng hồ của Baudelaire, nhà thơ Pháp điểm 154
- lên rằng: hãy nhớ lại bằng biết bao thứ tiếng thí kí ức của Robert Jordan cất lên tiếng : bây giờ, bây giờ, bây giờ !” Cũng hướng về hiện tại như Proust và Joys, Hemingway vẫn được coi là trẻ hơn họ bởi toàn bộ tác phẩm của ông không phải là cuộc “săn t ìm thời gian đã mất”. Ông là người của khoảnh khắc chớp được qua dòng điện tín, qua giây phút phát thanh, qua hiện hình trên màn ảnh, ở đó tất cả có thể đồng hiện trong hiện tại. Từ t ác phẩm của Hemingway càng toát lên một không khí trẻ trung lành mạnh của con người đang sống hết mình với thời gian hiện tại. Khi nhà văn Hemingway chủ trương rằng “tôi cho các nhân vật hành động chứ không miêu tả họ”, do đó các nhân vật của ông ít được giải thích về mặt tâm lí. Hành động (bao gồm cả ngôn từ trực tiếp) có khi không phù hợp với nội tâm, cho nên các nhân vật của ông có phần khó hiểu, gần như “phi tâm lí” - một nét cực đoan ở một số nhà tiểu thuyết hiện đại khiến người ta đã nói đến “cái chết của nhân vật tâm lí”. Ở trường hợp Hemingway, thực ra nhân vật vẫn được tâm lí hoá, chỉ có điều những độc giả lười suy nghĩ sẽ không thấy điều đó bởi vì họ không được hỗ trợ bằng những lời dẫn truyện như truyền thống. Trong các biện pháp tâm lí hoá nhân vật, Hemingway thường dùng biện pháp rọi sáng nó bằng cách chọn một thời điểm nhất định trong khoảng thời gian hạn hẹp. Nhà văn bắt ngay vào thời điểm hạn chế- từ đầu câu chuyện ví như người đấu bò tóm ngay lấy sừng con bò tót. Thời gian ở đây dường như thoát khỏi lịch biểu, lịch sử mà khép kín trong những xúc động của nhân vật. Đây cũng là một nét khá mới mẻ của tiểu thuyết hiện đại. Một vài nhà nghiên cứu nói về mối đe doạ cắt đứt liên hệ giữa nhân vật với xã hội. Song bởi Hemingway đã chọn nhân vật ở những giây phút chìa khoá, như được dọi chiếu bằng luồng sáng đặc biệt của sân khấu quyền Anh “ở độ căng cuộc đấu hoặc xúc động mãnh liệt nhất lúc bộc lộ ra tất cả những nét xấu nhất hoặc tốt đẹp nhất của họ. Và, khi cô đọng thời gian như thế, ông đã làm tăng sự phong phú và cường độ của câu chuyện” Mối liên hệ giữa các nhân vật dựa vào đối thoại của họ. Trong lịch sử văn học Mỹ, Hemingway đã từng được Philip Iong đánh giá là “người làm sống lại nghệ thuật đối thoại”. Trong “Chuông nguyện hồn ai”, đối thoại chiếm một tỉ lệ rất lớn, khác thường. Nhiều về số lượng nhưng đối thọai ở đây thường là ngắn, gần với khẩu ngữ, nhiều ẩn ý và chỉ dễ hiểu khi gắn với ngữ cảnh. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta đánh giá là nhân vật của Hemingway “ít lời”. Theo nhà văn Nga Pautovski đây là “loại đối thoại mang tính chất dòng chảy ngầm”. Người ta đã đổ bao nhiêu mực để bàn về lối viết đối thoại Hemingway. Nó vừa thể hiện phong cách báo chí của Hemingway, lại giống như một thông điệp về sự cô đơn của con người trong thế giới hiện đại mà Robert Jordan cũng ít nhiều là một đại diện. Nếu đối thoại do tính chất khó giao tiếp một phần giữa người và người - có lúc giống như một lời độc thoại, thì ngược lại, độc thoại ở “Chuông nguyện hồn ai” có lúc lại giống như một lời đối thoại. Nghịch lí mang lại sức hấp dẫn cho độc thoại ở đây là ở chỗ: một lời nói hướng nội là một sự giải toả, hướng ngoại để giải quyết những đấu tranh dằn vặt, đau đớn của nhân vật. Sau đây là những lời kết thúc được coi như một mẫu mực của độc thoại nội tâm trong “Chuông nguyện hồn ai”: “Hãy nghĩ tới những người đã đi xa rời- anh nói. Nghĩ là họ đang băng qua rừng. Nghĩ tới họ đang đi qua suối. Nghĩ tới họ trên mình ngựa, trong rừng dày. Nghĩ tới họ đang lên dốc núi (...). Hãy nghĩ tới Montana: Ta chẳng làm nổi. Nghĩ tới Marid: Ta chẳng làm 155
- nổi. Hãy nghĩ tới một cốc nước mát. Được lắm. Cứ thế. Như một cốc nước mát. Mày là thằng nói dối. Điều đó chẳng có nghĩa gì. Thế thì làm đi ...” Rõ ràng, nét độc đáo của nghệ thuật độc thoại nội tâm ở đây không đơn giản chỉ là một tìm tòi thuần túy về kĩ xảo mà nó được qui định bởi thế giới bên trong của một con người nhập cuộc. Từ năm 1925 cả một thế hệ nhà văn và độc giả t ìm thấy qua tác phẩm của ông những cảm hứng, hình ảnh có tính tượng trưng cho “sự sống sót của tính cách giữa cõi hỗn mang” và đồng thời Hemingway cũng đã “gây nên một cuộc cách mạng trong ngôn ngữ có ảnh hưởng tới nghệ thuật kể chuyện và đối thoại” Tuy không phải loại sách bán chạy như “Giã từ vũ khí” nhưng “Chuông nguyện hồn ai” cũng đã góp phần thể hiện “sự sống sót của tính cách giữa cõi hỗn mang”-tính cách của một con người bơ vơ nhập cuộc. 2.3.4 Ông già và biển cả (The Old Man and the Sea) Cốt truyện và điểm nhìn, hiện thực và biểu tượng Nếu xét bề ngoài, “Ông già và biển cả” ít có liên hệ chặt chẽ với một số tiểu thuyết trước đó của ông như Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai... hoặc một số truyện ngắn như The Fifty Thousand Dollars (Năm mươi ngàn đô la), The Man who Can’t Be Defeate, (Người không thể chiến bại), The Murders (Bọn giết người). Nhưng nếu xét ở chiều sâu hơn, thì những nét mới mẻ và độc đáo ở đây vẫn chỉ là sự phát triển những nét đặc sắc vể kiểu người anh hùng, về nghệ thuật kể chuyện vốn đã tiềm tàng từ các tác phẩm kể trên. Sau khi viết The old man and the sea, ông được tặng giải năm 1954. “Ông già và biển cả” là một cuốn truyện độc đáo, trước hết ở tính chất không có cốt truyện. Nếu quan niệm cốt truyện là sự phát triển những sự kiện, biến cố gắn bó với nhân vật trong sự vận động của thời gian (thậm chí có lúc nó đã được định hình trong một kết cấu có tên gọi là là kết cấu dramatic gồm năm thành phần như một vở kịch truyền thống hoặc rất tiêu biểu ở tiểu thuyết thế kỉ thứ 19 về trước, thì quả thật “Ông già và biển cả” đã thể hiện ý đồ huỷ diệt cốt truyện ở thế kỉ hai mươi rõ rệt hơn “Giã từ vũ khí”. Khi xác định thể loại của “Ông già và biển cả”, có nhà nghiên cứu xếp nó vào truyện ngắn vì tính chất loãng của cốt truyện, lại có người gọi là tiểu thuyết. Thực ra ngay cả truyện ngắn cũng có tác phẩm trong đó cốt truyện khá chặt chẽ, căng thẳng. “Ông già và biển cả” giống với thơ nhiều hơn bởi vì một nét đặc sắc của nghệ thuật hư cấu nhân vật. Hemingway ngay từ khi cầm bút đã chú ý để cho nhân vật hành động, tự nói lên chính mình, ngay cả đối thoại cũng là một kiểu hành động. Bởi vậy đã có những tác phẩm nổi bật về đối thoại như là “Giã từ vũ khí”, “Mặt trời vẫn mọc”, và những truyện tạo nên toàn bằng đối thoại như The lost Paradise (Thiên đường đã mất) lần đầu tiên xuất hiện với tựa đề Hills like White Elephans (Những đồi tựa như đàn voi trắng). Điểm nhìn được đặt từ phía ngoài vào. Ở “Ông già và biển cả”, điểm nhìn di động vào bên trong, bởi lẽ hành động bên ngoài rất đơn giản, dường như toàn bộ hành động diễn ra ở bên trong nhân vật. Một khi điểm nhìn đã di động vào bên trong, thì cốt truyện – theo quan niệm truyền thống- dựa trên sự phát triển của tình tiết – rõ ràng là bị giảm nhẹ. 156
- Tất cả bề dày và chiều sâu của nhân vật được gợi lên qua một hình thức ngôn từ của nhân vật đặc biệt phát triển ở cuốn truyện này : đó là độc thoại nội tâm. Những ý nghĩ ở đây cũng hết sức giản dị, giống như một sơ đồ phản ảnh kịp thời hành động đánh cá trên biển của ông già Santiago. Tuy thế, xen lẫn vào đó, vào những ý nghĩ tưởng chừng như đơn giản về con cá, về biển cả, là những chân lí lớn lao mà con người thể hiện ở thời đại này: “ không một con người nào phải cô đơn nơi biển cả”. Suốt đời suy nghĩ, trăn trở về nỗi cô đơn, từ Henry đến Robert Jordan, thì đến ông già Santiago – nhân vật trung tâm của Hemingway đã rút ra kết luận như vậy. Dù chẳng ở chiến trường chống phátxít như Robert Jordan nhưng vẫn có một mạch ngầm nối liền ông già Santiago với người chiến sĩ ấy. Những quan hệ xã hội ở đây chỉ xuất hiện xa xôi, gián tiếp qua những mảnh hồi ức rời rạc, trong độc thoại nội tâm của nhân vật. Trong một cuốn tiểu thuyết, những quan hệ xã hội trước hết có thể xuất hiện qua quan hệ giữa các nhân vật. Ở tác phẩm “Ông già và biển cả”, mối liên hệ giữa các nhân vật xuất hiện rất ít, chủ yếu qua ông già Santiago và chú bé Malonin và cũng chỉ xuất hiện trực tiếp ở đo ạn đầu và đoạn cuối mà thôi. Mối quan hệ ấy hoàn toàn không gợi lên cái mà trong chủ nghĩa hiện thực gọi là một hoàn cảnh điển hình: cuộc đấu tranh xã hội. Ngay cả hình ảnh những người khách du lịch ở khách sạn Terace xuất hiện ở cuối truyện, qua một vài mẩu đối thoại, cũng không nhằm gợi lên mối quan hệ ấy, mà chỉ nhằm gợi nên sự cô đơn của người anh hùng kiểu Hemingway giữa cảnh đời xa lạ mà thôi. Hoàn cảnh là một khái niệm vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Không gian choán ngập những trang sách này là biển cả và bầu trời, và lùi ra phía xa xăm là những ánh sáng của hải cảng La Habana, ánh điện thấp thoáng của khách sạn Terace. Ở đây, cũng như nhiều cuốn tiểu thuyết khác của Hemingway, nhà văn dường như chỉ chớp lấy thời gian hiện tại, thời gian trước mắt, cái “tại đây- bây giờ”. Điều đó khiến thời gian sự kiện được giới hạn rất hạn hẹp: câu chuyện đi đánh cá ba ng ày đêm được kể lại với độ dài gần một trăm trang sách và bởi vì thời gian ấy tuôn chảy trong dòng tâm tư của một nhân vật nói chuyện với chính mình, nên không những thời gian lịch sử mà cả thời gian lịch biểu cũng bị đẩy lùi ra sau. Thời gian tương lai - chiều thứ ba của hiện thực đã xuất hiện ở đây một cách hàm ẩn qua một biểu tượng: chú bé Manolin - Và khi gắn biểu tượng tương lai vào hình ảnh một chú bé dễ thương đến như thế - người bạn gần gũi thân thiết nhất của ông già- Hemingway đã gửi gắm vào đó biết bao tinh thần lạc quan. Nhà văn của “thế hệ vứt đi” không hoàn toàn là một kẻ yếu thế, chán chường. “Một thế hệ qua đi, một thế hệ tiếp đến, và trái đất mãi mãi vững bền” không phải ngẫu nhiên mà ông đã đặc biệt yêu mến những lời văn ấy trong Kinh Thánh. Những lời độc thoại nội tâm của ông già không hoàn toàn biểu hiện một trạng thái cô đơn, khép kín. Đây là một cách đối thoại với chú bé Manolin đang ở xa, trên bờ biển, đối thoại với trời mây, biển cả hoặc với cá nước, chim trời ... cuộc đối thoại này đã nhân hoá những vật thể ấy. Con người bị kết án phải chết và phải chết , nhưng họ có thể tìm thấy nguồn khuây khoả trong ý nghĩ mà Robert Jordan đã linh cảm được và ông già đánh cá đã thể hiện tới cùng, khi hiểu được rằng “không có một ai phải cô đơn ngoài biển khơi”. Tiếp nối ý niệm về sự cô đơn không thể tiêu diệt con người tác phẩm đã kết thúc bằng sự suy tưởng về sự liên kết toàn vũ trụ, nó gắn bó tất cả mọi vật và mọi người. 157
- Nếu coi nhân vật ông già đánh cá là một biểu tượng, thì sự đánh giá ấy có phần đúng. Dù ngôn từ của nhân vật có xen lẫn nhiều thổ ngữ (Hemingway biết nhiều ngoại ngữ và ông đặc biệt yêu tiếng Tây Ban Nha, những tiếng địa phương ở đây vẫn không nhằm cá thể hoá nhân vật, mà nó giống như những lời phù chú, những tiếng hò dô đệm cho động tác của người đang lao động. Tác giả đã vẽ nên hành động của ông già bằng những nét sơ lược nhất, giống như một sơ đồ về hành động của người đánh cá nói chung. Khi mô t à ngọai hình nhân vật, Hemingway cũng đẩy tới cá thể hoá nhân vật : rất khó giữ lại một gương mặt cụ thể, riêng biệt về “con người này” trong truyện. Hemingway miêu tả bàn tay giang ra hình chữ thập thâm bầm nứt nẻ của ông già khiến có người đọc liên tưởng tới hình ảnh Chúa bị đóng đinh câu rút. Ngay cái t ên của ông già đánh cá cũng không gợi nên sự cá thể hoá, mà giống như một biểu tượng: Santiago, do ghép âm hai chữ: sant (thánh) và igo (ông thánh Igo). Đến lượt mình, tính chất biểu tượng cũng góp phần làm thay đổi màu sắc thời gian ở đây. Nhiều nhà nghiên cứu đã chú ý đến lối mở đầu giống như trong một ngụ ngôn cổ xưa hoặc một huyền thoại “ông lão đánh cá chỉ có một mình với chiếc thuyền trên dòng Gill Stream. Vậy là đã tám mươi tư ngày ông đi biển và chưa đánh được con cá nào”. Ở đoạn kết thúc tác phẩm, tuy đoạn đối thoại của những du khách ở khách sạn Terace có gợi một không khí dung tục, nhưng những câu chuyện kể cuối cùng lại tái hiện cái không khí của những câu mở đầu: “Dưới kia, trong lều tranh, ông lão đã ngủ thiếp đi. Ông vẫn ngủ sấp bụng, và chú bé dõi mắt nhìn ông ngủ. Ông lão nằm mơ thấy sư tử”. Có lẽ do chính không khí huyền thoại xuất hiện ở đầu truyện mà một vài bản dịch ở Việt Nam (trước 1975 có 2 bản dịch ở Hà Nội và Sài Gòn) và ở Pháp có ghi thêm mấy chữ “Ngày xửa ngày xưa . . .” trước câu đầu tiên. Không khí truyện được tắm trong màu sắc siêu thời gian. Tất cả những yếu tố trên góp phần làm cho hình tượng Santiago tuy được gợi ra là một ông già đánh cá Cuba, vẫn gần với một biểu t ượng. Có điều chắc chắn là cái tên của ông, bàn tay rách nát và động tác của ông, dù có gợi lên hình ảnh Chúa bị đóng đinh câu rút thì Santiago vẫn không hẳn là một biểu tượng tôn giáo. “Lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng, sự hợp đồng lớn lao với biển, với đất với trời, với đá và chim. Tác phẩm khích lệ những tình cảm giản dị và thuần khiết ấy, dù có lấy khung cảnh Cuba chăng nữa, vẫn mang tính chất Mỹ một cách thật sâu sắc“ (Misen Mohort). Cao hơn thế, Santiago giống như một biểu tượng về cuộc đấu tranh của con người hiện đại trên thế giới này: suốt cuộc đời cực nhọc vẫn đuổi theo một giấc mơ kì vĩ. Và khi ông lão săn được con cá lớn như huyền thoại, kéo nó vào bờ bến của thực tại, thì những con mắt thờ ơ lãnh đạm chỉ còn nhìn thấy được phần rách nát, xương xẩu của nó. Tuy nhiên, bên cạnh ông già vẫn còn chú bé Manolin đang nhìn ông mơ giấc mơ sư tử và khóc vì bàn tay rách nát của ông ... Người đọc nhìn thấy qua “Ông già và biển cả” một bản di chúc của con người đã suốt đời lao động sáng tạo và hiểu được nỗi đắng cay của con người ở giữa cuộc đời này trước hết chính là con người Hemingway, nhà văn viết trong “Ông già và biển cả” – The man can be destroyed but he can not be defeated (con người có thể bị tiêu diệt nhưng không thể bị khuất phục). 158
- 2.3.5 Hạnh phúc ngắn ngủi của F. Macomber (The short happy life of F. Macomber) Một người Mỹ giàu có tên là Francis Macomber cùng vợ đi du lịch và săn thú rừng ở Châu Phi với một người thợ săn chuyên nghiệp là Wilson. Trong lần đi săn sư tử đầu tiên, Macomber đã tỏ ra hèn nhát, bỏ chạy khi con thú vùng lên và gục ngã nhờ phát súng của Wilson. Vợ của Macomber tên là Margaret Margo vốn là một phụ nữ tinh tế đã ngấm ngầm khinh bỉ sự hèn nhát của chồng, rồi khâm phục và có cảm tình với Wilson. Thấm thía nỗi nhục nhã, đến lần thứ hai đi săn trâu rừng, Macomber đã cố gắng vượt qua nỗi sợ hãi, học tập bạn và thể nghiệm được niềm vui đầu tiên của sự dũng cảm. Phát hiện được con trâu rừng bị thương, Macomber cẩn thận nhằm bắn, gan góc đối diện với con thú dữ đang lao vào anh. Súng nổ. Thực ra là hai phát súng cùng nổ. Phát đạn thứ hai là do Margo bắn từ xa, Macomber gục ngã. Cô ta bắn trâu để cứu chồng, chẳng may trúng nhằm anh như một tai nạn đi săn hay cô vợ chủ ý giết chồng ? Thực ra , cuộc đi săn chỉ là đoạn kết bi thảm của một cuộc hôn nhân đã kéo dài 11 năm trời . Câu chuyện mở ra quan hệ phức tạp của vợ chồng và bè bạn. Margo vốn là một cô người mẫu quảng cáo (model) lấy được nhà triệu phú Mỹ giàu có, điển trai. Trong nhiều năm cô đã khai thác sắc đẹp của mình để giữ chồng và thoả mãn tình dục với nhiều đàn ông khác. Tính cách của cô được giới thiệu qua nghề quảng cáo “Năm năm trước đây để quảng cáo cho một thứ mỹ phẩm mà cô ta chưa bao giờ dùng tới, mỗi chữ kí trên tấm ảnh của cô có giá trị năm ngàn đôla. . .” Hôn nhân của họ thực chất là một bản hợp đồng che dấu thói vô đạo đức của bọn nhà giàu. Tác giả làm nổi bật sự tương phản giữa dáng vẻ bên ngoài và tính chất bên trong của mỗi người. Vẻ đẹp bên ngoài của Margo mâu thuẫn với tính cách giả dối của cô ta. Vẻ ngoài cao lớn khoẻ mạnh của Macomber che phủ tính cách hèn nhát của anh ta. “Cũng như Wilson, anh ta mặc bộ đồ đi săn, nhưng bộ quần áo của anh mới nguyên (sau cuộc săn sư tử). Anh ta khoảng ba mươi lăm tuổi, biết chăm sóc hình thức thân thể, chơi quần vợt giỏi, đã từng đoạt kỉ lục về câu cá lớn (...) anh ta rất giàu có và ngày càng giàu có hơn. Anh ta biết giờ đây chẳng bao giờ cô vợ xinh đẹp dám bỏ anh ta. Anh ta hiểu điều đó thực sự? Mặc dù bất mãn với cô vợ nhiều lần ngoại t ình đã bị báo chí soi mói, anh cũng chưa dám bỏ cô. Chuyến đi săn Châu Phi này là sáng kiến, cố gắng của anh nhằm cải thiện quan hệ vợ chồng. Margo thông minh hơn chồng, cô lo rằng nếu Macomber ngày càng trưởng thành, ngày càng dũng cảm thì anh sẽ bỏ rơi cô, và thân phận cô sẽ ra sao? Như vậy phát súng khủng khiếp có lẽ đã được chuẩn bị từ trước khi cô cầm khẩu súng trong tay. Nhưng vì sao cô ta lại khinh bỉ sự hèn nhát của chồng và thán phục sự dũng cảm của người thợ săn Wilson - bạn mới quen của họ? Đó chính là tính cách độc đáo của người phụ nữ Margo (trong đêm trước khi đi săn trâu rừng, cô đã lẻn sang lều Wilson). Macomber muốn làm vừa lòng vợ nhưng lại không hiểu được tâm trạng của vợ nên cuộc đi săn chỉ tạo nên tình huống bi hài kịch. Còn Wilson, người làm công và người bạn mới của hai vợ chồng chẳng cần mất nhiều thì giờ cũng đánh giá đúng t ình huống khi phát súng vang lên. Chắc hẳn với tâm địa xấu xa anh ta sẵn sàng biện hộ, che đậy cho tội lỗi của Margo, vì anh ta đã và sẽ thu được lợi ích từ bi kịch của vợ chồng họ. Sự giả dối của Margo thể hiện đến cùng, ngay cả trong tiếng khóc tức tưởi của y tưởng như một nỗi đau khổ khôn lường và thái độ sắc lạnh tàn ác của Wilson thật là ghê sợ. Y nói “Cái việc bà làm đây thật tuyệt đẹp”. Y nói bằng một giọng không có âm sắc, “nếu không thì ông ấy cũng bỏ bà”. 159
- 2.3.6 Nhà lí thuyết của “tảng băng trôi” Khi tự nhận xét đánh giá văn chương của mình, nhà văn Hemingway đã dùng một hình ảnh độc đáo để so sánh với cách viết của ông : phương pháp “tảng băng trôi” có bảy phần tám chìm dưới nước chỉ còn một phần nổi ở trên cho mọi người nhìn thấy. Hình ảnh ấy chẳng những chỉ nói lên phong cách văn chương của Hemingway mà còn chỉ ra yêu cầu đối với văn chương thực sự, đặc biệt đối với sáng tạo nghệ thuật thế kỉ 20. Ngày nay, người đọc không thích lối văn chương giáo huấn lộ liễu và sự lộ mặt của tác giả qua tác phẩm cũng như lối đồng nhất quá tỉnh táo giữa tác giả - nhân vật - người đọc. Truyện đòi hỏi một sự đồng sáng tạo tích cực của người đọc. Đọc càng kĩ, người đọc mới phát hiện được “phần chìm của tảng băng trôi” trong tác phẩm văn chương. Lí luận văn chương cũng đã gọi là “mạch ngầm văn bản”, còn ở phương Đông chúng ta quen gọi là “ý tại ngôn ngoại” Dưới cái vẻ trần trụi, thô sơ, rõ ràng, tác phẩm của ông ẩn giấu những tầng sâu kín, đa nghĩa, ngụ ý và đầy chất thơ. Điều đó, trước hết, bộc lộ qua lời văn của tác phẩm. Ngôn từ của ông rất ngắn gọn và đơn giản. Ông có sở trường về văn đối thoại. “Băng trôi” trong đối thoại Văn đối thoại của ông thường được ví là văn điện tín. Đối thoại rời rạc, khó hiểu xuất phát từ những nhân vật kiểu Hemingway- đó là những người kín đáo, khó hiểu, không thích trần tình, không muốn bộc lộ tâm tư. Khó hiểu đối với người đọc nhưng vẫn dễ hiểu với người trong cuộc. Có tiểu thuyết như “Thiên đường đã mất” (The Lost Paradise) chủ yếu được viết bằng những đoạn đối thoại ngắn gọn, hàm ẩn và các nhân vật nói nhiều nhưng vẫn bị coi là “ít nói” Muốn hiểu rõ đối thoại của nhân vật Hemingway ta phải đọc cả những giây phút im lặng của họ và phải nhập mình vào hoàn cảnh của họ. Nhà văn lại càng muốn giống mình, không chịu giải thích bình luận về nhân vật, chẳng hạn trong truyện ngắn “Tổ quốc nhắn g ì mày ?” có một tên thanh niên phátxít hỏi hai người cho gã đi nhờ xe là phải trả bao nhiêu. Họ đáp hững hờ “ không cần”, hắn hỏi lại “tại sao”. Tác giả không bình luận gì thêm. Nếu người đọc phối hợp toàn bộ câu chuyện sẽ thấy một nét tính cách của t ên phátxít (dù ở thời kì mới xuất hiện) tính cách không cởi mở nồng nhiệt như những người Italia bình thường, gã là kẻ xấc láo và đa nghi. Trong truyện ngắn “Ở làng người da đỏ”, một bác sĩ dẫn theo cậu con trai đi đỡ đẻ cho một người phụ nữ. Ca đẻ khó, người phụ nữ rên la, gào thét. Chồng chị ta nằm nghỉ ở tầng trên im lặng hút thuốc lá. Cậu con bưng nước, tiếp tay ông bác sĩ. Đứa bé trai ra đời. Bác sĩ phấn khởi, khen người chồng giữ được bình t ĩnh. Khi ông kéo cái chăn trùm người chồng thì thấy anh ta đã tắt thở, do tự sát bằng lưỡi dao cạo khi anh không chịu nổi tiếng kêu rên đau đớn của vợ. Trên đường về hai bố con bác sĩ hướng về phía hồ nước: Rất tiếc đã để con đi theo Nick ạ ... Ba đã dẫn con vào một nơi không đáng - đến. Có phải bao giờ đàn bà cũng đau đớn khi sinh đẻ hả ba ? - Không, trường hợp vừa rồi là hoàn toàn đặc biệt. - Tại sao anh ta tự tử hở ba? - 160
- Ba không rõ. Có lẽ y không thể chịu đựng hơn - Có nhiều đàn ông tự tử không ba? - Không nhiều đâu Nick ạ. - Đàn bà có nhiều người tự tử không ba? - Gần như không bao giờ - Không bao giờ ư? - À có, một đôi khi. - Qua cuộc đối thoại trên, chúng ta thấy “bảy phần tám tảng băng” mới thực sự là nội dung đáng chú ý. Đối thoại rời rạc nhưng chất chứa bao suy tư của hai cha con, nghe như một cuộc tranh luận, lại nghe như mỗi người đang độc thoại, chẳng ai lắng nghe ai. Đây là một đoạn trong tiểu thuyết “Giã từ vũ khí”, Henry và Catherine: Mưa to em ạ. - Anh không bao giờ bỏ em chứ? - - Không. Ngoài mưa không có gì khác ư? - - Không có gì. Hay quá, dù là em vốn tính sợ mưa - Tại sao? - Tôi thiu thiu ngủ. Sau cửa sổ, mưa vẫn dai dẳng Em không biết, anh yêu. Em luôn luôn sợ mưa - Anh thì anh thích mưa - - Em thích đi dạo dưới mưa. Nhưng đối với tình yêu, đây là một triệu chứng chẳng hay gì. Anh sẽ mãi yêu em - Thực tế là trong đối thoại, hai người không nói chuyện với nhau (không bàn bạc về một vấn đề) mà mỗi người theo đuổi ý nghĩ riêng, vừa nói ra vừa nghe tiếng nói của mình. Ngay cả những đoạn độc thoại của nhân vật cũng được miêu tả như đối thoại - đối thoại với chính bản thân chẳng hạn trong “Ông già và biển cả”, lão Santiago tự nói to giữa biển khơi. Lão hỏi lớn: Ở dưới ấy thế nào hả cá? Ta thì đã khá lắm rồi, bàn tay trái gần khỏi rồi. Ta đã có đủ thức ăn cho đêm nay và sáng mai. Cứ kéo thuyền nữa đi, chú mày” “Lão ơi! Chính lão cũng không nên sợ hãi. Và đừng có luống cuống. Lão đã nắm giữ được nó, nhưng vẫn chưa thu về được một thước dây nào cả. Dù sao nó cũng sắp sửa lượn vòng quanh rồi đó ... Lão ơi! phải điềm tĩnh! Lúc này lão không thể đuối sức được đâu” Lão già hỏi con chim: mày đã bao nhiêu tuổi hở chim? Phải chăng đây là chuyến vượt biển đầu tiên của mày ? 161
- Lão nói với bàn tay: Tay với chân gì mà lại thế này ! Mày có muốn tê bại thì cứ việc... Như thế thì có ích gì cơ chứ. Lão kêu lên: - Cá mập, xông vào đi. Có giỏi thì cứ xông vào lượt nữa đi ... cho chúng mày nuốt đi, lũ cá mập kia. Nuốt đi để t ưởng tượng là vừa giết chết được một con người. Qua đoạn độc thoại - độc thoại trên, ta thấy ông già đánh cá thật cô đơn biết bao. Đó là nỗi đau khổ lớn của lão. Những lời nói của lão là sự cố gắng đặc biệt để tồn tại và đấu tranh chiến thắng con cá. Hemingway quan niệm: “Nhiều khi ngôn từ của chúng ta đã mất ý nghĩa vì ta đối xử với nó một cách khinh xuất. Do đó mọi khả năng biểu hiện của nó cũng mất nốt”. Cách làm văn của ông là phải hết sức thận trọng xử lí ngôn từ, phải trau chuốt thật công phu. Với tác giả và với cả nhân vật, “ngôn từ là lẽ sống, là công cụ còn lại cuối cùng, là khu vực tự do cuối cùng của một cá nhân”. “Băng trôi” trong nghệ thuật trùng điệp Bên cạnh lối sử dụng lặp đi lặp lại một số từ ngữ (điệp từ, điệp ngữ) Hemingway còn lặp lại một số chi tiết, hình ảnh nên đã gây ra một hiệu quả nhất định về nội dung. Từ truyện ngắn The man who can not be defeated, nhân vật Manuel Garcia thường nói “Tôi là một tay đấu bò”. Đến truyện ngắn “chuyện khó xảy ra”, không còn là sự lặp từ nữa mà là sự điệp đi điệp lại một hình ảnh : điều này khiến cho câu chuyện trần trụi của Hemingway trở nên giống một thứ khủng khiếp. Nhân vật chính là Nicolas tới cánh đồng cỏ khi cuộc tấn công đã xảy ra và hình ảnh những xác người chết bị lộn hết túi quần , túi áo. Những thứ vặt vãnh và giấy tờ rơi vãi xung quanh được nhắc đi nhắc lại tới năm lần trong khoảng hai trang sách: “Túi quần áo họ bị lộn ra ngo ài. Ruồi bu kín người, và gần mỗi xác chết hoặc mỗi đống xác chết, giấy má vương vãi”. Và đây “qui lát súng bị cạy mất, các thứ phụ tùng trộn nháo nhào thật kì cục, và khắp nơi, trong đám cỏ, vẫn là giấy tờ vương vãi” Rồi tiếp đến cảnh những cuốn kinh thánh, bưu ảnh chụp đội lính mang súng cối tươi cười như đội bóng trường trung học trước trận đấu cuối niên học, ảnh tuyên truyền chụp bọn địch đang làm nhục phụ nữ ... Kết thúc đoạn văn này là sự điệp lại hay đúng hơn, là sự phát triển - những hình ảnh giống như trong một bài thơ chứa đầy ác mộng: “Giờ đây các bức ảnh ấy lẫn lộn trong đám bưu ảnh khiêu dâm, những bức ảnh nhỏ do các tay nhiếp ảnh nông thôn chụp các cô gái nông thôn, vài chiếc ảnh trẻ con, và những bức thư, những bức thư và những bức thư. Xung quanh người chết thường có nhiều giấy tờ và cuộc tấn công này chẳng phải là ngoại lệ”. Và một đoạn khác “áo choàng của họ mở toang và túi bị lộn ra ngoài, tư thế của họ chứng tỏ rõ kiểu cách và sự khéo léo của cuộc tấn công. Nóng nực khiến tất cả bọn họ trương phồng lên, chẳng hề phân biệt quốc tịch”. Tất cả trở đi trở lại như một điệp khúc, làm cho các truyện ngắn đầy tính văn xuôi của Hemingway tựa như những bài thơ. Chỉ có điều là ở bài thơ này, mối ám ảnh về sự khủng khiếp của một cuộc chiến tranh vô nghĩa trở thành một điệp khúc ảm đạm. Đôi khi, lối điệp hình ảnh đó không nằm trong một tác phẩm mà tái hiện trong một tác phẩm khác. Trong truyện kể trên có một hình ảnh điệp đi điệp lại, giống như một mối ám ảnh, đó là hình ảnh “một cái nhà quét vôi màu vàng thấp bé có cây dương liễu bao quanh, một cái chuồng bò. Và ở đó còn có một con kênh nữa”. Ai đã đọc truyện trên thì mới hiểu hết các truyện sau : “Con sông lớn hai lòng”, “Bên kia sông và dưới vòm cây lá”. Hình ảnh cánh đồng cháy trụi trong một câu chuyện chỉ xoay quanh cảnh câu cá như “Con 162
- sông lớn hai lòng” đã điệp lại ở “Chuyện khó xảy ra”, bỗng trở thành một motif về chiến tranh. Cũng như vậy, ta chỉ có thể hiểu được vì sao hình ảnh “Ngôi nhà quét vôi màu vàng” lại là một kỉ niệm u ám đối với nhân vật chính của “Bên kia sông và dưới vòm cây lá” nếu đã đọc “Chuyện khó xảy ra”. Như vậy, mạch ngầm văn bản của Hemingway xuyên chảy qua nhiều truyện, và người ta đã có lí khi nói: phải hiểu truyện của ông trong “liên văn bản” với những truyện khác nữa! Xét đến cùng, ở đây không đơn giản chỉ là vấn đề kĩ thuật viết ưa lặp từ hoặc điệp hình ảnh. Đó là một biện pháp tâm lí hoá nhân vật. Tiềm ẩn bên trong là những mối ám ảnh, căng thẳng của nhân vật kiểu Hemingway. Thông thường nhân vật của ông xuất hiện ở thời điểm có một độ căng nhất định, họ mang trong lòng một nỗi niềm đau đáu khôn nguôi. Ngay cả khi đối thoại với người khác, mỗi người vẫn theo đuổi ý nghĩ riêng của mình, bởi thế nhà phê bình Finkensten đã nhận xét rằng đối thoại của Hemingway giống như độc thoại bị ngắt quãng bởi người kia. Độ căng không nổi lên trên bề mặt, nhưng “tấn bi kịch diễn ra bên dưới lời đối thoại” Thế giới của những nhân vật ấy là một thế giới đầy đổ vỡ. Vẻ rời rạc bên ngoài của ngôn từ chứa đựng sức biểu cảm bên trong. Trước Ionesco nhà viết kịch của “một thế giới đổ vỡ” những năm 50, Hemingway đ ã thể hiện nội dung ấy bằng chính hình thức của ngôn từ. Mặt khác, ông là người đã kết hợp trong tác phẩm của mình hai yếu tố khó kết hợp với nhau, hai giọng nói đan cài có phần khác lạ nếu không phải là trái ngược: đó là giọng điệu mỉa mai và tượng trưng. Hai giọng điệu Từ những áng văn xuôi ngắn và các bài thơ ngắn đầu tiên, ta đã thấy xuất hiện giọng điệu mỉa mai. Tựa đề các tác phẩm của ông nghe rất bình dị : Câu chuyện vô vị, Một cuộc điều tra đơn giản, Giờ thì tôi nằm xuống, Một câu chuyện cực ngắn, Con mèo dưới mưa, Một nữ độc giả viết.. . Nhưng khi xuất hiện những tên tác phẩm nghe hơi kêu một chút thì người đọc cũng phải gấp lại câu chuyện mới nhận ra dư vị mỉa mai của nó, chẳng hạn: Thiên đường đã mất, Thủ đô thế giới, Người không thể chiến bại, Nhà vô địch (The Champion), Giã từ vũ khí . . . Nhờ nghệ thuật mỉa mai nên mặc dù tác giả cố ý vắng bóng trong tác phẩm, chúng ta vẫn thấy tác phẩm có khuynh hướng mỉa mai - một thái độ của nhà văn đối với hiện thực. Giọng mỉa mai của ông được ẩn sâu trong tác phẩm đến mức nếu độc giả đọc lướt qua bề mặt chữ nghĩa không có khả năng liên tưởng, không coi tác phẩm của ông là một liên văn bản (kể cả văn bản ngoài đời không phải của tác giả) sẽ không phát hiện được giọng điệu mỉa mai. Chẳng hạn phải mất ba năm sau khi tập In Our Times ra đời, ng ười ta mới biết rằng tựa đề của nó ngụ ý mỉa mai (nhái lại lời cầu nguyện – Chúa ban phước lành cho thời đại chúng ta). Mỉa mai khi khớp các chi tiết lại, trong “Giã từ vũ khí”, khi Henry đầu óc rối bời bước vào hành lang bệnh viện thăm vợ sắp chết vì đẻ khó, thì các cô y tá í ới gọi nhau đi xem “một ca mổ lấy con ra” và họ tỏ ra thích thú vì “Chúng mình đến vừa kịp. May quá”. Ngay cả ông lão Santiago, một nhân vật có tính chất biểu t ượng cho những điều nhà văn muốn khẳng định (Ông già và biển cả), cũng vẫn không thoát khỏi sự mỉa mai : sau ba ngày đêm đấu tranh với biển cả, kết thúc một cuộc đi câu bi tráng thì cái mà ông già kéo lên bờ, dưới con mắt thờ ơ lạnh nhạt của con người chỉ là một bộ xương cá bị rỉa gần hết. Giọng mỉa mai trong văn bản của ông ẩn chìm ở dưới, nếu không đặt chi tiết trở lại văn 163
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY
154 p | 880 | 176
-
Giáo trình văn học phương tây I - Phần 1
46 p | 1093 | 146
-
Giáo trình văn học phương tây II - Chương 1
36 p | 429 | 119
-
Giáo trình văn học phương tây I - Phần 4
26 p | 411 | 91
-
Giáo trình văn học phương tây II - Chương 3
51 p | 349 | 82
-
Giáo trình văn học phương tây II - Chương 2
49 p | 475 | 79
-
Giáo trình văn học phương tây III - 5
17 p | 264 | 70
-
Giáo trình văn học phương tây III - 1
37 p | 206 | 67
-
Giáo trình Văn học phương Tây 1: Phần 2 - Phùng Hoài Ngọc
53 p | 490 | 59
-
Giáo trình Văn học phương Tây 1: Phần 1 - Phùng Hoài Ngọc
50 p | 293 | 57
-
Giáo trình văn học phương tây III - 10
15 p | 198 | 57
-
Giáo trình Khái lược lịch sử văn học phương Tây thế kỷ XVII - XIX: Phần 2
32 p | 216 | 55
-
Giáo trình Khái lược lịch sử văn học phương Tây thế kỷ XVII - XIX: Phần 1
30 p | 256 | 50
-
Giáo trình văn học phương tây III - 6
9 p | 166 | 49
-
Giáo trình văn học phương tây III - 8
5 p | 191 | 46
-
Giáo trình văn học phương tây III - 9
9 p | 234 | 31
-
Giáo trình Văn học Anh - Pháp - Mỹ: Phần 1
98 p | 11 | 5
-
Giáo trình Văn học Anh - Pháp - Mỹ: Phần 2
113 p | 10 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn