intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Vật liệu và thiết bị đường ống 1 - Phần thực hành (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Vật liệu và thiết bị đường ống 1 - Phần thực hành (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: An toàn lao động và làm quen với công việc; các tiêu chuẩn kỹ thuật; xử lý vật liệu;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Vật liệu và thiết bị đường ống 1 - Phần thực hành (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ ĐƯỜNG ỐNG 1 NGÀNH/NGHỀ: KỸ THUẬT THOÁT NƯỚC & XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CDDXD1, ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trườngg Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà nội, năm 2021 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU Sự phát triển của các ngành kỹ thuật nói chung và ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải nói riêng trong thời kỳ đổi mới và phát triển công nghệ trong xây dựng về vật liệu thi công và công nghệ thi công cũng ảnh hưởng và tác động rất nhiều trong lĩnh vực đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề cho ngành xây dựng nói chung và ngành cấp thoát nước nói riêng. Nó đòi hỏi phải thường xuyên cập nhật và bổ sung các nội dung mới để đáp ứng với thực tiễn sản xuất. Trong lĩnh vực cấp thoát nước và xử lý nước thải, hiện nay đã được cơ giới hóa bằng các máy móc hiện đại ở rất nhiều các công đoạn thi công. Nhưng vẫn chưa có loại máy móc, thiết bị nào có thể làm hết được các công việc trong một công trình cấp thoát nước và xử lý nước thải. Do đó chương trình đào tạo hệ Cao đẳng, cũng như để làm tài liệu cho các hệ Trung cấp tham khảo và làm cẩm nang trong quá trình học tập và chỉ đạo thi công sau này càng cần thiết. Người công nhân cần phải có những hiểu biết cơ bản và sâu sắc các yêu cầu kỹ thuật, quy trình thực hiện, các tiêu chí đánh giá để kiểm tra sản phẩm các công việc của nghề, để tự tin thực hiện các nhiệm vụ được giao. Từ đó có thể lựa chọn đúng các biện pháp thi công đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và kinh tế của công tác vận hành máy móc và công trình trong công trình xây dựng. Tài liệu hướng dẫn “Vật liệu và thiết bị đường ống 1 - Phần thực hành” do tập thể giáo viên Trung tâm Thực hành Công nghệ và Đào tạo nghề - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 biên soạn gồm: KS. Nguyễn Tuấn Toàn; KS. Nguyễn Bá Thuấn và Cử nhân KH - Nguyễn Thiết Sơn – Giám đốc làm chủ biên, theo đề cương của chương trình đào tạo Cao đẳng Kỹ thuật thoát nước và Xử lý nước thải do Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 ban hành năm 2019. Bài giảng giới thiệu những công việc cụ thể theo từng mô đun, được tích hợp cả lý thuyết và thực hành giúp cho người học tích lũy được những vấn đề cần thiết nhất trong từng công việc cụ thể. Bài giảng này chủ yếu dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên Cao đẳng Kỹ thuật thoát nước và Xử lý nước thải, ngoài ra còn là tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên hệ trung cấp và cao đẳng của các ngành có liên quan đến công tác xây dựng nói chung. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song bài giảng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót kể cả về nội dung lẫn hình thức, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và độc giả. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 đã tạo điều kiện và giúp đỡ để cuốn bài giảng sớm được hoàn thành. Trung tâm THCN & ĐTN - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Chủ biên: Nguyễn Thiết Sơn 2
  3. BÀI 1. HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ LÀM QUEN VỚI CÔNG VIỆC * Mã số của bài: 13.1 * Thời gian của bài: - Tổng số: + Lý thuyết: 0 giờ + Thực hành: 5 giờ Tổng: 5 giờ 1. Mục tiêu của bài: Học xong bài này người học sẽ có khả năng: - Thực hiện đúng các qui định về an toàn lao động tại cơ sở thực tập. - Biết cách sử dụng các loại bảo hộ lao động phục vụ cho công việc. - Sinh viên biết được các công việc cần thực hiện tại cơ sở thực tập. 2. Nội dung: 1.1. Hướng dẫn chung về an toàn lao động: 1.1.1. Quy đinh chung về an toàn lao động: Hình 1.1: Sơ đồ quản lý về ATVSLĐ 1. Quyền của người sử dụng lao động: - Bố trí, điều hành laio động theo nhu cầu. - Khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động. - Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nhà xưởng. - Kiểm tra, đánh giá nơi làm việc, đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. - Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng. - Đặt bảng chỉ dẫn về an toàn lao động ở nơi dễ đọc, dễ thấy. - Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động. 3
  4. 2. Quyền của người lao động: - Hưởng lương trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động. - Người lao động được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động. - Nghỉ theo chế độ, nghỉ hàng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể. - Người lao động được từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng. Phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp. - Từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục - Người lao động được khiếu nại hoặc tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi Người sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động. 3. Nghĩa vụ của người lao động: - Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao. Hình 1.2: Bảng quy định an toàn lao động 4
  5. - Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị; các thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc Hình 1.3: Trang bị bảo hộ lao động - Người lao động được tập huấn công tác an toàn lao động trước khi vào công trường thi công. Hình 1.4: Tập huấn an toàn lao động 4. Một số trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động thường sử dụng. Hình 1.5: Các thiết bị bảo hộ lao động 5
  6. Hình 1.6: Các thiết bị bảo hộ lao động - Hệ thống biển báo trên công trường: Hình 1.7: Hệ thống biển báo - An toàn điện trên công trường: Hình 1.8: An toàn điện 6
  7. - An toàn khi làm việc trên cao: Hình 1.9: An toàn khi làm việc trên cao - Nội quy phòng cháy: Hình 1.10: Nội quy phòng cháy 1.1.2. Làm quen với công việc: 1.1.2.1. Làm quen với dụng cụ cầm tay: Hình 1.11: Kìm cá sấu; mỏ lết, tuốc nơ vít Hình 1.12: Cờ lê xích và vam 3 chấu 7
  8. Hình 1.13: Búa và kìm điện Hình 1.14: Kìm mũi nhọn và kìm mũi nhọn cong Hình 1.15: Cưa sắt Hình 1.16: Kéo cắt ống HDPE và PPR 1.1.2.2. Làm quen với thiết bị, máy: Hình 1.17: Cưa sắt Hình1.18: Máy cắt cầm tay Hình 1.19: Máy gia nhiệt ống HDPE 8
  9. Hình 1.20: Máy cắt ống Hình 1.21: Máy ren ống cầm tay 1.1.2.3. Làm quen với các loại vật tư nước: - Phụ kiện thiết bị nước: Hình 1.22: Các loại van Hình 1.23: Các loại Bu lông, đai xiết 9
  10. - Mối nối ren ngoài. Hình 1.24: Ren ngoài - Mối nối ren trong. Hình 1.25: Ren trong - Ống tráng kẽm: Ø 15; Ø 21… Hình 1.26: Ống tráng kẽm - Phụ kiện tráng kẽm: Cút góc, Tê, chếch, mang xông, thu… Hình 1.27: Phụ kiện ống tráng kẽm 10
  11. BÀI 2: CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT * Mã số của bài: 13.2 * Thời gian của bài: - Tổng số: + Lý thuyết: 0 giờ + Thực hành: 5 giờ Tổng: 5 giờ 1. Mục tiêu của bài: Học xong bài này người học sẽ có khả năng: - Biết được các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan vật liệu và thiết bị đường ống - Biết được các ký hiệu thường dùng trong bản vẽ kỹ thuật 2. Nội dung: 2.1. Qui chuẩn Việt Nam (QCVN): - QCVN-62-MT-2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải chăn nuôi. - QCVN-11-MT-2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản. - QCVN-12-MT-2015- BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy. - QCVN-13-MT-2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm. - QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp. - QCVN 29:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu. - QCVN 28:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế. - QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm. - QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ. - QCVN 11:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản. - QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt. - QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh. - QCVN 39:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu. 2.2. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN): - TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải. - TCVN 6772:2000 Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm cho phép. - TCVN 6980:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải vào lưu vực sông dùng 11
  12. cho cấp nước sinh hoạt. - TCVN 6981:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải vào lưu vực hồ dùng cho cấp nước sinh hoạt. - TCVN 6982:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải vào lưu vực sông dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước. - TCVN 6983:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải vào lưu vực hồ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước. - TCVN 6987:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước. 2.3. Các loại tiêu chuẩn, qui chuẩn quốc tế: BÀI 3: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT 12
  13. * Mã số của bài: 13.3 * Thời gian của bài: - Tổng số: + Lý thuyết: 0 giờ + Thực hành: 15 giờ Tổng: 15 giờ 1. Mục tiêu của bài: Học xong bài này người học sẽ có khả năng: - Đọc được bản vẽ triển khai thi công để bóc tách khối lượng, triển khai thi công - Vẽ được các bản vẽ triển khai thi công từ các bản vẽ thiết kế. 2. Nội dung: 3.1. Bản vẽ và qui cách trình bày: 3.1.1. Khổ giấy, khung bản vẽ, khung tên theo TCVN 7285:2003. - Khổ giấy: được xác định bằng các kích thước mép ngoài của bản vẽ. - Các khổ giấy có hai loại: các khổ giấy chính và các khổ giấy phụ. - Các khổ giấy chính theo TCVN, ISO-A gồm: A0– A4 (hình 1.1) + Khổ A0: 1189 x 841 + Khổ A3: 420 x 297 + Khổ A1: 841 x 549 + Khổ A4: 297 x 210 + Khổ A2: 549 x 420 3.1.2. Quy cách trình bày: - Trên bản vẽ kỹ thuật, các hình chiếu của vật thể được biểu diễn bằng các dạng đường, nét có độ rộng khác nhau để thể hiện các tính chất của vật thể. - Các đường, nét trên bản vẽ được quy định trong TCVN 0008:1993 tiêu chuẩn này phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế ISO 128:1982. - Các loại đường, nét trong bản vẽ kỹ thuật theo tiêu chuẩn được liệt kê trong bảng sau: 13
  14. - Chiều rộng nét vẽ + Theo các tiêu chuẩn thì ta chỉ được phép sử dụng 02 loại nét vẽ trên một bản vẽ, tỷ số chiều rộng của nét đậm và nét mảnh không được vượt quá 2:1 + Các chiều rộng của các nét vẽ cần chọn sao cho phù hợp với kích thước, loại bản vẽ mà ta chọn theo tiêu chuẩn sau: + Dãy bề rộng nét vẽ tiêu chuẩn: 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1; 1,4; 2mm Chú ý: chiều rộng của nét vẽ cho một đường không thay đổi theo tỷ lệ bản vẽ, hình vẽ.. - Quy tắc vẽ đường nét + Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai đường song song bao gồm cả trường hợp đường gạch mặt cắt, không được nhỏ hơn hai lần chiều rộng của nét đậm nhất. + Khoảng cách này không nhỏ hơn 0,7mm + Khi hai hay nhiều nét vẽ khác loại trùng nhau thì cần theo thứ tự ưu tiên sau: 1. Đường bao thấy, cạnh thấy ( dùng nét liền đậm A) 2. Đường bao khuất, cạnh khuất ( nét đứt loại E,F) 3. Mặt phẳng cắt ( nét gạch chấm mảnh có nét đậm hai đầu, loại H ) 4. Đường tâm và trục đối xứng ( nét chấm gạch mảnh, loại G ) 5. Đường trọng tâm ( nét gạch hai chấm mảnh, loại K ) 6. Đường dóng kích thước (nét liền mảnh, loại B) - Khung tên + Khung tên của bản vẽ có thể được đặt theo cạnh dài hoặc ngắn của bản vẽ tuỳ theo cách trình bày như nó phải được đặt ở cạnh dưới và góc bên phải của bản vẽ. Nhiều bản vẽ có thể đặt chung trên một tờ giấy nhưng mỗi bản vẽ phải có khung 14
  15. tên và khung bản vẽ riêng, khung tên của mỗi bản vẽ phải đặt sao cho các chữ ghi trong khung tên có dấu hướng lên trên hay hướng sang trái đối với bản vẽ đó. +Nội dung của khung bản vẽ dùng trong nhà trường được thể hiện ở hình sau: Ô1: Dùng để ghi đầu đề bài tập hoặc tên gọi chi tiết Ô2: Dùng để ghi tên vật liệu làm chi tiết Ô3: Dùng để ghi tỷ lệ của bản vẽ Ô4: Dùng để ghi kí hiệu bản vẽ Ô5: Dùng để ghi họ tên người vẽ Ô6: Dùng để ghi ngày tháng năm hoàn thành bản vẽ Ô7: Dùng để ghi họ và tên người kiểm tra Ô8: Dùng để ghi ngày kiểm tra xong Ô9: Dùng để ghi tên trường, khoa ,lớp 3.1.3. Các ký hiệu thường dùng: - Kí hiệu chung 15
  16. - Đường ống cấp thoát nước 16
  17. 1. Nếu dùng một loại đường ống nào khác với 7 loại đường ống đã được quy định (mục 1 =>7), người ta dùng kí hiệu của mục 8. Trong đó chỉ việc thay chữ Y bằng một chữ hoặc bằng một dấu hiệu nào khác. Khi đó cần có bảng chú thích thêm. 2. Các kí hiệu của mục 1 đến 7 được áp dụng khi cần thể hiện các loại đường ống khác nhau trên cùng một loại bản vẽ. Nếu trên bản vẽ chỉ có một loại đường ống, thì cho phép dùng kí hiệu của mục 1. 3. Khi cần thiết cho phép tô màu các đường ống, nhưng phải có bảng chú thích. 4. Cạnh chấm đen, kí hiệu ống đứng trên sơ đồ mặt bằng có ghi các chữ in hoa chỉ các loại đường ống và có ghi chỉ số đường ống. Các chữ in hoa là các chữ viết tắt, qui định như sau: C – Cấp nước sinh hoạt CN – Cấp nước nóng. T – Thoát nước sinh hoạt TH – Ống dẫn nước tuần hoàn CX – Cấp nước sản xuất TX – Thoát nước sản xuất TM – Thoát nước mưa TB – Ống thông hơi của hệ thống nước bẩn. Lưu ý: Kí hiệu Cn có nghĩa là đường ống cấp nước sinh hoạt số n 5. Trên bản vẽ sơ đồ nếu các đường ống có các hình chiếu trùng nhau, thì phải khai triển các đường ống trên hình chiếu đó. - Đường ống hệ thống sưởi ấm Chú thích: Cho phép tô màu các đường ống của hệ thống sưởi ấm. Có thể dùng các 17
  18. màu ghi ở dưới các kí hiệu đường ống. - Đường ống dẫn không khí (thông gió) 1. Mối nối bằng mặt bích, bằng hàn của các ống dẫn không khí được kí hiệu như mục 11 và 12 bảng 1.Chú thích: 2. Đối với ống dẫn có mặt cắt hình chữ nhật, bên cạnh con số chỉ chiều cao của ống dẫn, người ta ghi thêm h. Thí dụ: 250 x 150 (h). - Bộ phận đều giãn. KÍ HIỆU CÁC PHỤ KIỆN NỐI ỐNG 18
  19. KÍ HIỆU CỐ ĐỊNH VỊ TRÍ ĐƯỜNG ỐNG KÍ HIỆU CÁC THIẾT BỊ TRÊN ĐƯỜNG ỐNG 19
  20. Thiết bị điều chỉnh Chú thích: Kí hiệu của van và khóa chỉ dùng trên sơ đồ tỷ lệ nhỏ hơn 1 : 50 Trên sơ đồ mặt bằng và không gian, ký hiệu giống nhau. - Thiết bị đo lường 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2