intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Vẽ kỹ thuật - KTS. Nguyễn Mạnh Hùng

Chia sẻ: Năm Tháng Tĩnh Lặng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

290
lượt xem
87
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Vẽ kỹ thuật do Kiến trúc sư Nguyễn Mạnh Hùng biên soạn gồm có 7 bài học với các nội dung như: Bài 1 - Vật liệu vẽ, khổ giấy, tỷ lệ khung vẽ và khung tên; bài 2 - Các nét vẽ, nét chữ, ghi kích thước; bài 3 - biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật; các hình biễu diễn một ngôi nhà;... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Vẽ kỹ thuật - KTS. Nguyễn Mạnh Hùng

  1. BÀI 1:
  2. 1. VẬT LIỆU VẼ: 1.1 - Giấy vẽ: Có nhiều loại giấy vẽ, giấy vẽ cứng mặt nhẵn và mặt nhám, giấy vẽ phác là loại giấy thường, kẻ ô vuông. 1.2 - Bút chì: Trên bản vẽ chỉ dùng loại chì đen. Loại chì cứng kí hiệu là H (ví dụ: 2H, 3H…6H). Và chì mềm kí hiệu là B (ví dụ: 2B, 3B…6B). Trong vẽ kĩ thuật thường dùng chì HB để vẽ mờ, và chì 2B để tô đậm bản vẽ. Phải vót nhọn như (hình 1-1). 1.3 - Tẩy: Chỉ nên dùng loại tẩy mềm, muốn tẩy những nét vẽ bằng mực có thể dùng dao cạo hoặc dùng bút tẩy mực trắng.
  3. 2. DỤNG CỤ VẼ: 2.1 - Ván vẽ: Có thể rời hoặc đóng thành mặt bàn, các cạnh phải vuông góc thẳng. 2.2 - Thước tê: Dùng vẽ những đường thẳng song song (hình 1-4) Dùng để tô đậm các đường cong không vẽ được bằng compa. 2.3 - Êke: Một bộ gồm 2 cái, 1 cái có góc Hình 1-8 nhọn bằng 45o , một cái có góc nhọn bằng 60o. Phối hợp hai êke có thể tạo những đường song song (hình 1-3) 2.4. Hộp compa: Có nhiều loại, compa chì,vẽ kim… Compa đo dùng để do độ dài đoạn thẳng, compa vẽ vòng tròn nhỏ riêng, và compa vẽ vòng tròn lớn…(hình 1- 8) 2.5. Thước cong: (hình 1 - 9) Hình 1-9
  4. 2.6. Thước lỗ: (hình 1- 10) Là những tấm nhựa có lỗ sẵn với các chữ số hoặc vật dụng trong kiến trúc, (đã tiêu chuẩn hóa) hoặc các lỗ tròn, lỗ elip v.v… Với nhiều cỡ khác nhau. Khi dùng người ta lấy bút kim có số phù hợp để tô vào các lỗ thủng cần thiết như trên thước. Hình 1-10
  5. 3. KHỔ GIẤY: Khổ giấy là kích thước đo theo mép ngoài của bản vẽ. Các quy định về khổ giấy cơ bản như sau: Ký hiệu A0 A1 A2 A3 A4 Kích thước 1189 x 841 841 x 594 594 x 420 420 x 297 297 x 210 Chú ý: Các khổ A1, A2, A3, A4 được chia ra từ khổ A0. Sự phân chia trên đây thực hiện theo một nguyên tắc chia đôi cạnh dài của khổ trước đó để được cạnh ngắn của khổ tiếp sau, còn một cạnh giữ nguyên.
  6. 4. KHUNG VẼ VÀ KHUNG TÊN 4.1 - Khung vẽ: Được vẽ bằng nét liền đậm cách mép khổ giấy 10mm. Nếu có nhiều bản vẽ dự định sẽ đóng thành tập thì ở kẽ khung cách mép trái khổ giấy 15mm. 4.2 - Khung tên dùng: Để ghi các thông số bản vẽ, vẽ bằng nét liền đậm, đặt ở mép bên phải, phía dưới có 2 cạnh trùng với 2 cạnh của khung 1 : Họ tên 5 : Bài tập bản vẽ. Chữ viết trong 2 : Họ tên người vẽ 6 : Tên bài tập khung tên phải đúng với tiêu 3 : GVHD 7 : STT chuẩn Việt Nam (TCVN). 4 : Họ tên GVHD 8 : STT bài tập Kích thước khung bản vẽ và khung tên như sau:
  7. 5. TỶ LỆ: Tỷ lệ bản vẽ là tỷ số giữa kích thước đo được trên bản vẽ và kích thước thật của vật thể. Tỷ lệ được ký hiệu 2 chữ TL và các chữ số biểu diễn. TCVN quy định: TL phóng to : 200:1; 100:1; 50:1; 25:1 TL thu nhỏ : 1:200; 1:100; 1:50; 1:25
  8. BÀI 2:
  9. 1. CÁC NÉT VẼ: - Nét liền đậm, độ dày 0.5 - Nét liền mảnh, độ dày 0.3 - Nét đứt - Nét chấm gạch, độ dày 0.2 - Nét liền đậm: vẽ các đường bao thấy, đường bao mặt cắt rời, khung bản vẽ và khung tên. Nét liền đậm phải vẽ đều như nhau trên cả bản vẽ. - Nét liền mảnh: vẽ các đường gióng và các đường kích thước. - Nét đứt: vẽ các cạnh khuất, đường bao khuất. - Nét chấm gạch: vẽ trục đối xứng, đường tâm của vòng tròn.
  10. MỘT SỐ CHÚ Ý: - Cầm viết: Cách cầm viết cũng một phần hoàn thiện nét vẽ của mình, tuy nhiên theo thói quen không sửa được các bạn có thể bỏ qua. Nhưng nét vẽ phải được đúng nguyên tắc. - Trên một bản vẽ các nét vẽ phải thống nhất nhau. Khi hai hay nhiều nét khác trùng nhau phải vẽ theo thứ tự ưu tiên: 1- đường bao thấy, cạnh thấy (nét liền đậm, loại A), 2-đường bao khuất, cạnh khuất (nét đứt, loại C), 3- mặt phẳng cắt (nét chấm mảnh, tô đậm ở hai đầu và ở chỗ gẫy khúc, loại E), 4-trục đối xứng, đường tâm (nét chấm gạch mảnh, loại D), 5- đường trọng tâm (nét gạch hai chấm mảnh, Loại H), 6 - đường dóng (nét liền mảnh, loại B).
  11. - Các hình bên dưới giúp chúng ta thể hiện nét vẽ kĩ thuật chuẩn, tạo những bề rộng nét vẽ bằng nhau, trường hợp vẽ máy thì phải định bề rộng nét vẽ cho phù hợp. Chú ý: Các nét vẽ phải liền nhau, trong trường hợp vẽ giao nhau giữa cung tròn và đường thẳng thì nên vẽ cung tròn trước.
  12. 2. CHỮ VIẾT - Tiêu chuẩn TCVN 6-85 quy định kiểu chữ kĩ thuật (hình 2-5) và (hình 2-6). - Khổ chữ và chữ số được gọi theo theo chiều cao (h) của chữ hoa. - Chiều cao của chữ thường nói chung bằng 7/10h. - Chiều rộng của chữ thường nói chung bằng 5/10h. HÌNH 2 - 5 HÌNH 2 - 6
  13. 3. GHI KÍCH THƯỚC Đường kích thước: Dùng để biểu thị đoạn hoặc góc cần ghi kích thước. Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh, hai đầu có mũi tên chạm sát vào các đường gióng. Đường kích thước của góc là cung tròn có tâm ở đình góc. Trên bản vẽ các kích thước thể hiện độ lớn của vật thể được biểu diễn. Việc ghi kích thước phải tuân theo các quy định nên trong TCVN 5705- 1993 để giúp cho việc đọc bản vẽ được dễ dàng, tránh mọi nhầm lẫn. 4.1 - Những quy định chung Khi ghi kích thước trên bản vẽ, nói chung phải tiến hành như sau: Vẽ đường gióng kích thước Vẽ đường kích thước Ghi con số kích thước Các kích thước nên ghi ở ngoài hình biểu diễn. Trên bản vẽ dùng đơn vị dài là mm, và không ghi đơn vị sau con số kích thước. 4.2 - Đường gióng và đường kích thước Đường gióng: Dùng để giới hạn phần tử được ghi kích thước. Đường kích thước: Dùng để biểu thị đoạn hoặc góc cần ghi kích thước. Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh, hai đầu có mũi tên chạm sát vào các đường gióng. Đường kích thước của góc là cung tròn có tâm ở đình góc.
  14. Cách ghi kích thước Cách ghi kích thước đường cong Trong trường hợp ghi nghiêng
  15. Trong trường hợp không đủ mũi tên và trường hợp đối xứng có thể vẽ 1 mũi tên như trên
  16. 4. KÍ HIỆU VẬT LIỆU
  17. Ghi Chú: - Trên mặt cắt nếu không chỉ rõ loại vật liệu thì dùng kí hiệu như trên để thể hiện. - Các đường gạch của các kí hiệu vật liệu được vẽ bằng nét mảnh, liên tục hoặc ngắt quãng và nghiêng một góc thích hợp, tốt nhất là 45o với đường bao quanh chính hoặc trục đối xứng của mặt cắt. - Cho phép chỉ vẽ kí hiệu ở vùng biên của mặt cắt nếu miền cần vẽ kí hiệu quá rộng.(hình 2-9) - Cho phép tô đen các mặt cắt hẹp có bề rộng nhỏ hơn 2mm. Nếu có các mặt cắt hẹp kề nhau thì phải để một khe hở không nhỏ hơn 0,7mm giữa các mặt cắt đó. HÌNH 2 - 9
  18. 5. KÍ HIỆU VẬT DỤNG Trên mặt bằng có vẽ kí hiệu quy ước các đồ đạc và thiết bị thường gặp:
  19. 6. MỘT SỐ LƯU Ý KHI THỂ HIỆN Cẩn thận khi thể hiện Khung tiêu đề tiêu biểu Cách ghi tiêu đề
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2