Giáo trình Vệ sinh thú y (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
lượt xem 9
download
Giáo trình Vệ sinh thú y cung cấp cho người học những kiến thức như: Vệ sinh môi trường không khí; Vệ sinh môi trường trong nước; Vệ sinh môi trường đất; Vệ sinh chuồng trại; Vệ sinh thức ăn; Công tác vệ sinh an toàn dịch bệnh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Vệ sinh thú y (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: VỆ SINH THÚ Y NGÀNH, NGHỀ: THÚ Y TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP/CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 257/QĐ-TCĐNĐT-ĐT ngày 13 tháng 07 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017
- CHƢƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Vệ sinh thú y Mã số môn học: MH 13 Thời gian môn học: 30 giờ (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành: 16 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí của môn học: môn học này cần được giảng dạy sau khi sinh viên đã học xong môn dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi - Tính chất môn học: là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo cao đẳng nghề thú y, tạo cho các em có kiến thức vệ sinh chuồng trại chăn nuôi. II. Mục tiêu của môn học - Kiến thức: Trình bày được các biện pháp vệ sinh môi trường không khí, nước, đất, chuồng trại, thức ăn - Kỹ năng: Thực hiện dọn dẹp sạch sẽ chuồng trại, pha chế thuốc sát trùng đúng nồng độ, phun thuốc sát trùng đúng cách - Thận trọng khi sử dụng thuốc sát trùng III. Nội dung môn học 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian STT Tên chƣơng mục Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành Tra Chƣơng 1: Vệ sinh môi trƣờng 4 2 2 không khí 1. Vai trò của không khí đối với vật 0,25 0,25 1 nuôi 2. Tính chất vật lý của không khí 2 1 1 3. Thành phần hóa học của không khí 1,5 0,5 1 4. Vi sinh vật trong không khí 0,25 0,25 Chƣơng 2: Vệ sinh môi trƣờng 4 2 2 trong nƣớc 1. Vai trò của nước đối với vật nuôi 0,25 0,25 2. Tính chất vật lý của nước 0,25 0,25 2 3. Tính chất hóa học của nước 0,25 0,25 4. Đặc tính vi sinh vật trong nước 0,25 0,25 5. Đánh giá vệ sinh các nguồn nước 0,5 0,5 6. Xử lý nước 2,5 0,5 2 Chƣơng 3: Vệ sinh môi trƣờng đất 4 2 2 1. Ý nghĩa của đất trong môi trường 0,25 0,25 chăn nuôi 3 2. Tính chất vật lý của đất 0,25 0,25 3. Thành phần hóa học của đất 0,5 0,5 4. Tính chất vi sinh vật trong đất 0,5 0,5 5. Sự ô nhiễm của đất và dịch bệnh 2,5 0,5 2 1
- Chƣơng 4: Vệ sinh chuồng trại 6 2 3 1 1. Những nguyên tắc chủ yếu khi xây 0,5 0,5 dựng chuồng trại 2. Những điểm cần lưu ý khi xây 0,5 0,5 dựng chuồng trại 4 3. Cấu tạo và vệ sinh các bộ phận 3.5 0,5 3 trong chuồng 4. Nguyên tắc quản lý chuồng về mặt 0,5 0,5 vệ sinh Kiểm tra 1 1 Chƣơng 5: Vệ sinh thức ăn 4 2 2 1. Thức ăn trong chăn nuôi 0,5 0,5 5 2. Các loại thức ăn có hại 1 1 3. Đánh giá vệ sinh thức ăn 2,5 0,5 2 Chƣơng 6: Công tác vệ sinh an toàn 8 4 2 2 dịch bệnh 1. Ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập 2 2 6 vào cơ thể 2. Tăng sức đề kháng của cơ thể vật 4 2 2 nuôi Kiểm tra 2 2 Cộng 30 14 13 3 2
- 2. Nội dung chi tiết: Chương 1: Vệ sinh môi trường không khí 1.Mục tiêu : - Trình bày được tính chất vật lý, hóa học, vi sinh vật học của không khí, vai trò của không khí đối với vật nuôi - Đánh giá được một số tính chất vật lý của tiểu khí hậu chuồng nuôi, thực hiện phun thuốc sát trùng để vệ sinh môi trường không khí - Cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc trong công việc 2. Nội dung : 2.1. Vai trò của không khí đối với vật nuôi Là không khí bên trong chuồng nuôi, gồm các yếu tố: - Vật lý: Nhiệt độ, ẩm độ, tia bức xạ, thông thoáng, v..v.. - Hoá học: các chất khí & bụi - Sinh học: vi sinh vật, các thành phần từ tế bào vi sinh vật Các yếu tố này có quan hệ & ảnh hưởng lẫn nhau Sự thay đổi 1 yếu tố có thể dẫn đến sự thay đổi những yếu tố khác 2.2. Tính chất vật lý của không khí 2.2.1. Nhiệt độ Nhiệt độ chuồng nuôi bị ảnh hưởng bởi: mật độ nuôi, ẩm độ không khí, sự thông thoáng, thiết kế chuồng trại 2.2.1.1. Sự điều tiết thân nhiệt - Nhiệt độ tiểu khí hậu ảnh hưởng sự điều hoà thân nhiệt (thermal regulation) Vùng trung hòa nhiệt: thân nhiệt được duy trì bằng cơ chế giãn mạch, thay đổi tốc độ chuyển hóa thay đổi mức độ cách nhiệt * Thân nhiệt được duy trì phụ thuộc vào 2 quá trình: - Sinh nhiệt - Thải nhiệt * Các quá trình sinh nhiệt phụ thuộc vào: - Tuổi, sức khỏe, kích thước, thể trọng 3
- - Hoạt động - Giống, sức sản xuất, năng suất - Giai đoạn tăng trưởng, thai nghén * Các quá trình sinh nhiệt chủ yếu xảy ra bên trong cơ thể, các cơ quan nội tạng: tim, gan, cơ trơn, cơ bắp Do đó, lượng nhiệt sinh ra cần được vận chuyển đến da để thải ra ngoài 2.2.1.2. Ảnh hƣởng của nhiệt độ không khí đến sự điều tiết thân nhiệt và sức kháng bệnh của cơ thể gia súc a. Nhiệt độ môi trƣờng cao Xảy ra khi: - Nhiệt độ không khí cao - Mật độ nuôi cao - Sự thông thoáng kém - > Là nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất trong chăn nuôi - 1 số phản ứng: + Biếng ăn, giảm chuyển hóa + Giảm sản lượng sữa, trứng, giảm tăng trọng, giảm các hoạt động + Giảm khả năng sinh sản + Giãn mạch, tăng nhịp thở Khi nhiệt độ không khí cao gần bằng hay cao hơn cơ thể, chủ yếu thải nhiệt - Tăng thải nhiệt bằng mồ hôi: mất nước, mất muối, tuần hoàn suy kiệt – giảm thải nhiệt - Tăng nhịp thở - Mất nước - Mất CO2 – rối loạn cân bằng acid - base - Ảnh hưởng của nhiệt độ luôn kết hợp với ẩm độ tƣơng đối - Ảnh hưởng khác nhau trên các loài động vật khác nhau Ví dụ: - Trâu bò thải nhiệt bằng tiết mồ hôi - Heo/gà không có tuyến mồ hôi 4
- Do đó Khi ẩm độ tương đối cao, trâu bò > < heo/gà ?? Khi ẩm độ tương đối thấp, trâu bò > < heo/gà ?? Phản ứng tức thời - Co mạch ngoại vi – giảm nhiệt độ ngoài da – giảm sự mất nhiệt bằng bức xạ & đối lưu - Dựng lông cách nhiệt - Tăng sinh nhiệt = tăng chuyển hoá & run Nhiệt độ thấp kéo dài: - Tăng tiết thyroxine, giảm đồng hóa lông mọc dày - Giảm miễn dịch Nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ tối ưu: tăng tiêu hoá thức ăn, giảm sản lượng thịt, trứng, sữa -
- g/ m3 Ẩm độ tuyệt đối: lượng hơi nước (g) có trong 1 m3 không khí Ẩm độ tƣơng đối (RH): tỷ lệ (%) giữa ẩm độ tuyệt đối & ẩm độ cực đại - Ẩm độ giữ vai trò quan trọng trong điều hoà thân nhiệt - Ẩm độ thích hợp cho vật nuôi: 70-75% RH cao: giảm bốc hơi nước (nóng), tăng mất nhiệt bằng đối lưu (lạnh), tạo điều kiện cho VSV phát triển (trong không khí, chất thải, nền) RH thấp: khô da, khô niêm mạc, tăng bụi trong không khí, tăng khả năng nhiễm các bệnh hô hấp. 2.2.3. Áp lực và sự chuyển động của không khí Hệ thống thông gió cần thiết để loại bỏ: - Loại bỏ hơi ẩm, khí, mùi, bụi, các VSV gây bệnh - Cung cấp khí sạch và phân phối đồng đều nhưng không tạo gió lùa - Kiểm soát nhiệt độ chuồng nuôi Dòng không khí lưu thông trong chuồng được điều chỉnh bằng: + Hướng chuồng trại + Thiết kế (độ dốc mái, vị trí lối vào, hành lang, vách ngăn...) + Bố trí các dãy chuồng + Lắp đặt quạt Nhiệt độ cao trong chuồng Nhiệt không thoát được do sự thông thoáng kém - Ít cửa - Mật độ vật nuôi cao - Không hệ thống thông thoáng nhân tạo ( quạt gió..) - Ẩm độ cao (>80%) -> ngột ngạt, khó thải nhiệt bằng bốc hơi 2.2.4. Tiếng ồn và bức xạ mặt trời - Ánh sáng khả kiến: 400-760 nm - Tia hồng ngoại (IR): 760 nm – 1 mm, tác dụng nhiệt, kích thích tuần hoàn 6
- Cảm nắng: - Động vật bị phơi dưới ánh nắng mặt trời, chịu tác động của tia hồng ngoại lên trung ương thần kinh - Kích thích khu ương thần kinh, tăng hô hấp, tuần hoàn - Xung huyết não, có thể gây phù não, tổn thương giác/kết mạc mắt - Ánh sáng mặt trời chứa 3 loại tia tử ngoại : UVA, 400 nm - 320 nm, long wave, 99% UVB, 320 nm - 280 nm, medium wave UVC, < 280 nm, short wave, highest energy, germicidal, most dangerous UBA, UVB: kích thích tạo melanin 2.2.5. Bụi 2.2.5.1. Nguồn gốc và tính chất của bụi - Nguồn gốc: cơ thể vật nuôi, thức ăn, chất lót chuồng - Bụi trong chuồng nuôi có thể chứa tới 90% chất hữu cơ - Thành phần của bụi trong chăn nuôi: Thức ăn Protein Phấn Nấm mốc Phấn hoa Côn trùng và các thành phần từ chúng Protease Vi sinh vật Endotoxin Amonia và các khí khác - Lượng bụi trong chuồng thay đổi theo: + Mật độ vật nuôi + Sự thông thoáng + Loài gia súc + Thời gian trong ngày: hoạt động, nhiệt độ và ẩm độ không khí, tình trạng vệ sinh. Do đó: khó xác định tiêu chuẩn hàm lượng bụi và vi sinh vật trong chuồng nuôi 2.2.5.2. Ảnh hƣởng của bụi đối với gia súc - Hàm lượng bụi trong chuồng nuôi gia cầm & heo > trâu bò 7
- - Tỷ lệ bệnh đường hô hấp: trên người và vật nuôi trong chuồng gà, heo > trâu, bò. - Tác hại đến sức khỏe vật nuôi và người phụ thuộc nhiều yếu tố: - Tính chất bụi: vô cơ > < hữu cơ - Thành phần của hạt bụi: khí độc, vi sinh vật, toxins - Kích thước hạt bụi: hạt bụi < 5 µm có thể đi sâu vào phổi - Thường gây bệnh hô hấp mãn tính trên người và vật nuôi Bám vào niêm mạc: Kích ứng cơ giới, khó chịu, kích ứng tiết dịch, ho Gây dị ứng trên người mẫn cảm Làm tăng sinh các tế bào biểu mô có lông, các tế bào globet * Kéo dài: - Có thể làm teo màng nhầy, suy kiệt các tuyến nhờn gây kích ứng mãn tính, tổn thương phổi - Tổn thương niêm mạc, giảm đề kháng, mở đường cho VSV gây bệnh * Cải thiện chất lượng không khí chuồng nuôi - Ẩm độ không khí dưới 60% - Thiết kế hệ thống thông thoáng hợp lý, không đưa bụi vào, nhưng vẫn bảo đảm sự thông thoáng - Thức ăn: trộn với nước hay dầu, thức ăn viên - Giảm những hoạt động không cần thiết trong chuồng - Dọn vệ sinh nền chuồng - Mật độ và khoảng không gian cho vật nuôi hợp lý - Hệ thống phun sương giảm bụi - Khí độc và mùi hôi trong chăn nuôi - Khí thải hô hấp và các khí từ quá trình phân giải chất thải - Chủ yếu H2S, NH3, CO2, CH4 - Có khoảng 40 loài khí khác nhau Có những loại nồng độ thấp nhưng rất độc như acid bay hơi, amin, mecaptamin 8
- Các phản ứng của cơ thể: giảm nhịp thở, giảm thể tích khí hô hấp, tăng thời gian thở ra, co thắt thanh quản, phế quản, tăng tiết dịch mũi, viêm mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt, hắt xì hơi, co mạch ngoại vi, tăng huyết áp… 2.3. Thành phần hóa học của không khí 2.3.1. Thành phần các chất khí trong không khí 2.3.2. Ảnh hƣởng của một số chất khí đến cơ thể - Tác hại của H2S: + Đối với người tiếp xúc lâu ngày: mất ngon miệng, nhức đầu, choáng váng, khó chịu, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, sẩy thai. + 700 – 800 ppm có thể gây chết + Triệu chứng trúng độc: thở khó, tím da, lừ đừ, co giật - Tác hại của NH3: + Viêm mũi, viêm xoang + Nặng ngực, thở ngắn, thở khò khè + Viêm màng nhầy, viêm phổi mãng tính + Hội chứng hen suyễn + Có thể làm tăng khả năng viêm khớp.. 2.3.3. Biện pháp loại trừ khí độc trong chuồng nuôi Hạn chế sự phát triển vi sinh hoại sinh, sinh các khí độc - Các acid hữu cơ - Probiotics - Prebiotics - Tăng tiêu hóa proteins - Bổ sung proteases 2.3.4. Đo nồng độ một số khí trong chuồng nuôi 2.4 Vi sinh vật trong không khí Nguồn gốc: vật nuôi, thức ăn, chất thải, chất lót chuồng Thành phần: Sự tồn tại của vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi: - Có thể tồn tại riêng lẻ 9
- - Tuy nhiên, có khuynh hướng kết hợp > 85% hạt gây nhiễm có > 2 tế bào vi khuẩn (Fisar et al. , 1990) Thường chỉ tồn tại trong không khí ở 1 thời gian ngắn Thời gian coliforms tồn tại trong không khí < Gram + ve cocci Số lượng trong không khí phụ thuộc vào các yếu tố: Mật độ vật nuôi Sự thông thoáng Loài gia súc Thời gian trong ngày: hoạt động, nhiệt độ và ẩm độ không khí, tình trạng vệ sinh Mật độ thú, độ thông thoáng, nhiệt độ và ẩm độ không khí, hàm lượng bụi trong không khí Khó khăn trong xác định số lượng của vi sinh vật trong không khí: chƣa có phƣơng pháp lấy mẫu tiêu chuẩn Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và sự tồn tại của VSV trong không khí Trong không khí, VSV bị phân hủy sinh học & hóa lý Phân hủy: khả năng phân chia & khả năng gây nhiễm Các yếu tố khí hậu & TKH ảnh hưởng đến sự phân hủy VSV: nhiệt độ, ẩm độ (RH), sự thông thoáng, ánh sáng mặt trời, các sản phẩm oxy hóa của ozone, các ion không khí các chất ô nhiễm khác Endotoxins + bụi có thể: - Stress hệ miễn dịch, giảm sự đề kháng - Mở đường cho bệnh truyền nhiễm - Quá mẫn cảm, dị ứng, tăng khả năng viêm - Lan truyền bệnh qua không khí - Nhiều bệnh có thể lan truyền qua không khí - Tuy nhiên, do khả năng phát tán xa bị hạn chế: - Không khí là đường lan truyền bệnh quan trọng - trong trại - Không phải đường truyền lây bệnh quan trọng - giữa các trại Các nghiên cứu cho thấy: 10
- - 90% khả năng lan truyền bệnh giữa các trại gà xảy ra: con người (công nhân), trang thiết bị dùng trong chăn nuôi, phương tiện vận chuyển. 11
- Chương 2: Vệ sinh môi trường nước 1. Mục tiêu: - Trình bày được tính chất vật lý, hóa học, vi sinh vật học của nước, vai trò của nước đối với vật nuôi - Thực hiện xử lý nước để đảm bảo vệ sinh - Cẩn thận, tỷ mỉ, nghiêm túc trong công việc 2. Nội dung: 2.1. Vai trò của nước đối với vật nuôi - Nước là môi trường cần thiết để sinh vật duy trì sự sống và cũng là thành phần chủ yếu của cơ thể động vật. - Chiếm 52 – 75% trọng lượng cơ thể - 60 – 70% trọng lượng gia súc - 55 – 75% trọng lượng gia cầm - 65% trọng lượng trứng - Tham gia quá trình biến dưỡng - Dung môi các phản ứng trong tế bào - Tham gia hấp thu và bài tiết các chất - Liên quan đến quá trình điều hòa thân nhiệt - Tham gia vào quá trình thải nhiệt khi nhiệt độ môi trường cao. 2.2. Tính chất vật lý của nước - Nhiệt độ: + Thay đổi tùy theo nguồn nước + Nhiệt độ nước uống quá thấp, tiêu hao năng lượng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt thú mang thai và thú non + Nhiệt độ thích hợp: phụ thuộc vào tập quán, thích nghi - Màu sắc: + Do các chất trong nước tạo nên: các chất hóa vô/ hữu cơ, VSV, phiêu sinh vật, tảo, rong, rêu 12
- + Màu thật: do các chất hòa tan, màu còn lại do loại bỏ độ đục + Màu giả: do các chất, các vật thể lơ lửng - Độ đục: + Do các chất vô cơ, hữu cơ lơ lửng, phù sa, đất sét,... + Nước đục phải được xử lý: xử lý bằng bể cát lọc chậm hay keo tụ, bằng máy đo độ đục, thang màu kaolin hay trepen. - Mùi: do các sản phẩm của quá trình phân giải/ lên men các chất hữu cơ, từ phân, xác hay các sản phẩm phân giải động vật, các chất thải công nghiệp... + Gây cảm giác khó chịu, làm giảm sự uống nước - Vị: do các chất hòa tan trong nước tạo thành + Gây cảm giác khó chịu, làm giảm sự uống nước 2.3. Tính chất hóa học của nước 2.3.1. Độ pH - pH: nồng độ ion H trong nước - pH của nước thiên nhiên dao động từ 5,5 – 9,5 - pH của nước thiên nhiên bị dao động lớn bởi CO2, sinh ra từ sự phân giải các chất hữu cơ, chất mùn, từ quá trình quang hợp - Các muối sắt, nhôm, hay các sunfide kim loại làm giảm pH của nước pH của nước sử dụng trong chăn nuôi nên có pH từ 5 - 8 2.3.2. Độ muối 2.3.3. Độ cứng - Do muối Ca và Mg hòa tan gây nên (chủ yếu muối cacbonat và muối sunfat). Thường muối Ca có nhiều hơn muối Mg, muối Cacbonat có nhiều hơn muối sunfat. Trong nước có CO2 thì làm cho muối Ca và muối Mg thấm vào nước. - Độ cứng của nước chia thành các loại: + Tổng độ cứng chưa qua xử lý: tổng số muối Mg và muối Ca trong nước + Độ cứng vĩnh cửu: được cấu tạo bởi các loại muối CaSO4, MgSO4 hoặc CaCl2. Sau khi đun sôi 1 giờ thì các muối này không bị phân hủy. + Độ cứng tạm thời: sau khi đun sôi 1 giờ thì mất đi. 13
- + Đơn vị đo độ cứng của nước là độ Đức. Theo tiêu chuẩn, tổng độ cứng của nước là 18 – 20 độ. Bệnh ỉa chảy của bê nghé ở miền Nam có nguyên nhân là do uống nước có độ cứng quá cao, làm tăng nhu động ruột. Ngoài ra uống nước quá cứng còn gây viêm ruột, dạ dày, túi mật. 2.3.4. Lƣợng oxy hòa tan - Thay đổi theo nhiệt độ và áp suất nước - Tùy thuộc vào các hoạt tính lý, hóa, sinh hóa của nguồn nước - Là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá ô nhiễm nguồn nước và kiểm soát quá trình xử lý chất thải - Nước ngầm, nước ô nhiễm có DO thấp - Nước có nhiều sinh vật quang hợp có DO cao 2.3.5. Lƣợng Nitrat và Nitric - Bản thân nitrat không phải là chất rất độc nhưng nitric là chất rất độc - Giới hạn: + Gia súc, gia cầm: có thể chịu đựng nitrate là 300 ppm, nitric là 100 ppm, tuy nhiên trong nước uống cho vật nuôi, nitrate không nên quá 100 ppm, nitrite không nên quá 10 ppm. 2.3.6. Hợp chất Clo - Trong nước thiên nhiên, ở trạng thái hợp chất Cl chủ yếu ở dạng NaCl, sau đó là KCl, CaCl2, MgCl2. Nguồn gốc vô cơ của Cl là do đất thấm muối rữa ra, có thể làm cho vị đất kém đi nhưng không có hại. Nguồn gốc hữu cơ do nước tiểu, phân, ... phân giải ra, rất có hại về mặt vệ sinh, là chỉ tiêu quan trọng của nước nhiễm bẩn. - Cl là hợp chất rất quan trọng có trong mọi mô bào của cơ thể, Cl cùng với Na, K có vai trò quan trọng trong việc hình thành áp suất thẩm thấu của máu, huyết tương, giữ độ toan kiềm ổn định. Cl là nguyên liệu tạo nên dịch vị dạ dày (HCl), xúc tiến hoạt động men nước bọt và giữ vững hoạt động thần kinh. - Gia súc khi thiếu Cl sẽ ngừng sinh trưởng, ngược lại Cl trong nươc quá nhiều sẽ gây mất cân bằng áp suất thẩm thấu của cơ thể, từ đó gây phù thủng, viêm loét, nếu lâu ngày thì Cl sẽ kích thích nang tuyến Bowman của cần thận gây viêm cầu thận và sinh chứng albumin niệu. 14
- 2.3.7. Các nguyên tố vi lƣợng trong nƣớc - Bao gồm Pb, hợp chất Cu, Zn, Iod... + Lượng Pb trong nước là do chảy qua mỏ chì, công xưởng, cống dẫn nước. Nước có chì gây bệnh lị, bệnh tim, thần kinh. + Nếu thiếu Iod thì sinh bệnh bướu. 2.4. Đặc tính vi sinh vật trong nước - Hệ vi sinh vật nước rất đa dạng, tùy theo nguồn nước - Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần hệ vi sinh vật nước: + Hàm lượng muối + pH, độ đục, nhiệt độ + Hàm lượng chất hữu cơ + Các nguồn nhiễm khuẩn -Vi sinh vật nhiễm vào nước: + Từ các nguồn đất chảy qua, từ chất thải, từ không khí + Có thể phát triển tốt sau khi vào nước + Có thể tồn tại trong thời gian ngắn, ví dụ vi khuẩn gây bệnh - Thành phần vi sinh vật nước: + Đa số là các vi khuẩn dị dưỡng, cần chất dinh dưỡng hữu cơ, phần lớn là vi khuẩn hoại sinh phân hủy xác động thực vật + Vi khuẩn quang tự dưỡng + Vi khuẩn hóa tự dưỡng + Trong nước còn có các loại nấm, hoại sinh hay kí sinh trên các động thực vật nước + Virus + Kí sinh trùng và trứng hay ấu trùng * Sự tồn tại của vi sinh vật trong nước - Sống tự do hay bám vào các chất rắn - VSV tự nhiên trong nước có khả năng: + Sử dụng chất dinh dưỡng nhưng nồng độ rất thấp + Phát triển được môi trường có nhiệt độ thấp + Chịu được hay sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời 15
- + Cạnh tranh với vi sinh vật nhiễm vào nước. - Đa số VSV nhiễm vào nước chỉ tồn tại thời gian ngắn trong nước, một số có thể sống lâu, tùy điều kiện và nguồn nước. 2.5. Đánh giá vệ sinh các nguồn nước 2.5.1. Nƣớc mƣa - Có thể dùng trực tiếp - Có thể cuốn theo các thành phần trong không khí như bụi, vi sinh vật, các khí,.. - Thành phần thay đổi theo mùa, thời gian và khu vực - Nồng độ oxy hòa tan cao - Nồng độ NO3 cao - Cung cấp đạm cho đất - Là nước mềm 2.5.2. Nƣớc ngầm: có thể dùng trực tiếp - Do nước mưa, nước sông hồ thấm vào đất - Mực nước ngầm thay đổi theo mùa - Nhiệt độ ổn định - Tính chất và thành phần phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, độ sâu khai thác - VSV oxy hóa các chất hữu cơ: + Hàm lượng chất hữu cơ thấp + Lượng oxy hòa tan thấp + Độ cứng cao + Hàm lượng nitrate cao 2.5.3. Nƣớc sông: Không dùng trực tiếp - Hàm lượng cặn lơ lửng, chất hữu cơ và vô cơ cao - Số lượng VSV cao 2.5.4. Nƣớc ao: Không dùng trực tiếp - Hàm lượng cặn lơ lửng, chất hữu cơ và vô cơ cao - Số lượng VSV cao 2.6. Xử lý nước 2.6.1. Làm sạch và trong (lắng cặn, lọc) 16
- - Quá trình tự loại bỏ các chất ô nhiễm khỏi nguồn nước, khử độ đục và khử màu của nước. Đây là quá trình xử lý cơ bản nhất đối với nguồn nước, gồm 2 công đoạn lắng và lọc nước. - Quá trình sa lắng + Người ta chứa nước trong các bể lớn, ở trạng thái tĩnh thì các hạt lơ lửng sẽ bị lắng dần xuống đáy bể. Nhưng nếu để nước lắng dần xuống tự nhiên thì rất lâu và chỉ loại trừ được những hạt lơ lửng trong nước có kích thước lớn. Vì vậy người ta thường áp dụng các phương pháp hóa học để làm keo tụ các hạt chất keo có trong nước. + Lọc nước: là công đoạn tiếp theo của sa lắng nhằm tiếp tục loại trừ độ đục của nước. Khi nước ngầm qua các chất liệu lọc khác nhau, nhờ sự hình thành màng lọc mà nó giữ lại các hạt đã ngưng kết trong quá trình keo tụ sa lắng chưa triệt để. Các lớp chất liệu lọc thường là: tầng dưới là sỏi, sau đến lớp cát, trên cùng là lớp cát có kích thước các hạt cát rất nhỏ. Người ta cũng đặt thêm vào giữa các lớp chất liệu một lớp than hoạt tính, than củi hoặc bột than để khử mùi và khử sắt. 2.6.2. Xử lý nƣớc bằng phƣơng pháp hóa học - Quá trình oxy hóa, thủy phân 2.6.3. Khử sắt, mùi trong nƣớc, tiệt trùng nƣớc - Quá trình oxy hóa, thủy phân do vi sinh vật đóng vai trò quan trọng, phụ thuộc và ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan. - Mức độ ô nhiễm cao, tiêu thụ hết oxy, DO = 0, yếm khí, số lượng vi sinh vật hiếu khí giảm do điều kiện bất lợi và dòng sông chết + Chim, cá xé và nhặt các mẫu lớn Chương 3: Vệ sinh môi trường đất 1. Mục tiêu: - Trình bày được tính chất vật lý, hóa học, vi sinh vật học của đất, ý nghĩa của đất trong môi trường chăn nuôi - Thực hiện vệ sinh đất trong khu vực chăn nuôi 17
- - Cẩn thận, tỷ mĩ, nghiêm túc trong công việc 2. Nội dung : 1. Ý nghĩa của đất trong môi trường chăn nuôi - Đất là phần trên của vỏ trái đất, luôn luôn biến chuyển và cây cối có thể mọc được. - Đất là một trong những hoàn cảnh sống của động vật, có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe động vật, thực vật và mọi thứ phế vật. Trong đất có những biến đổi hóa học và sinh vật học phức tạp làm cho chất hữu cơ biến thành chất vô cơ. - Đất là nơi trồng cây thức ăn để nuôi sống gia súc. Tùy từng vùng đất tốt xấu khác nhau mà nó ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng cây thức ăn. - Đất là nơi xây dựng chuồng trại cho gia súc. - Đất là nơi chứa tất cả các loại chất thải, do đó trong đất có nhiều vi sinh vật, cả vi sinh vật gây bệnh và không gây bệnh. - Đất cũng mang rất nhiều vi khuẩn của các mầm bệnh truyền nhiễm khác: đóng dấu, phó thương hàn, tụ huyết trùng... 2. Tính chất vật lý của đất 2.1. Tính chất xốp của đất - Độ xốp là tỉ lệ % các khe hở trong đất so với thể tích đất. Tính chất xốp có quan hệ với cấu tạo cơ giới. Những viên đất càng to thì khe hở càng lớn, tính chất thấm nước và thoáng khí càng tăng, nước thấm xuống rất nhanh. - Độ xốp của đất tỉ lệ nghịch với đường kính của viên đất, viên đất càng nhỏ thì độ xốp càng cao. - Độ xốp của đất rất có ý nghĩa vì nước và không khí trong đất di chuyển trong những khoảng trống. 2.2. Nƣớc ở trong đất - Nước trong đất tồn tại ở các thể khác nhau như rắn, lỏng, khí. - Căn cứ vào trạng thái tồn tại và lực tác động vào phân tử nước, có thể chia nước trong đát thành các dạng sau: + Nước ở thể rắn (nước đóng băng) + Nước ở thể hơi (hơi nước ở trong không khí đất) + Nước liên kết (nước liên kết lý học và nước liên kết hóa học) 18
- + Nước tự do (nước mao quản, nước trọng lực, nước ngầm). 2.3. Không khí trong đất - Nằm chủ yếu trong các khe hở của đất - Là một thành phần không thể thiếu trong đất - Thể tích không khí trong đất: Va = p – Vn Trong đó: Va là thể tích không khí đất ( %) P: độ xốp đất ( %) Vn: thể tích nước trong đất (%) 2.4. Đặc tính nhiệt của đất - Nguồn nhiệt chủ yếu của đất là bức xạ mặt trời, nhất là lớp đất bề mặt. Tính trung bình, nhiệt năng đi vào trái đất 1 phút là 1.946 KCal/ cm2. - Đất có màu sẫm, có nhiều chất mùn, chất hữu cơ thì hấp thu tia sáng tương đối mạnh. - Sự phân bố nhiệt trong đất do tính tích nhiệt, dẫn nhiệt và năng lượng bức xạ quyết định. + Tính tích nhiệt: là chỉ số nhiệt lượng cần thiết để tăng nhiệt độ đất lên 1oC. + Tính truyền nhiệt: là khả năng dẫn nhiệt qua các tầng của đất, được đo bằng lượng nhiệt đi qua diện tích 1 cm2 bề dày 1cm trong 1 giây. - Đất khô, xốp, mùn dẫn nhiệt kém. Đất cát, ẩm ướt, đất chặt dẫn nhiệt lớn nhất. Đất càng khô thì dẫn nhiệt càng cao. 3. Thành phần hóa học của đất - Nói chung thành phần hóa học của đất là CO2, Si, Mg, K, P...và những chất không hòa tan hoặc khó hòa tan khác. - Ảnh hưởng trực tiếp của những thành phần đó với vệ sinh gia súc rất nhỏ. Nhưng trong lớp đất bên trên còn có những chất hữu cơ và vô cơ khác như xác thực vật thối rữa, chất bài tiết của động vật, xác động vật, những chất thừa trong công nghiệp, trong đời sống... 3.1. Thành phần và ảnh hƣởng của các chất hóa học trong đất 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Chăn nuôi thú y cơ bản - KSCN. Trần Thị Thuận (chủ biên)
118 p | 855 | 319
-
Giáo trình Pháp lệnh thú y và kiểm nghiệm sản phẩm vật nuôi - KSTY. Ngô Thị Hòa
125 p | 447 | 146
-
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN SINH SẢN HƯỞNG LẠC - CHUYÊN ĐỀ 5 VỆ SINH THÖ Y VÀ PHÕNG BỆNH TRONG CHĂN NUÔI LỢN
27 p | 342 | 82
-
Giáo trình Dược lý thú y (Nghề: Thú y) - Trường CĐ Cộng động Lào Cai
84 p | 61 | 17
-
Giáo trình Dược lý thú y (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
140 p | 35 | 14
-
Giáo trình Kiểm nghiệm súc sản - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc
57 p | 46 | 12
-
Giáo trình môn Luật thú y (Ngành: Chăn nuôi thú y - Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
54 p | 28 | 12
-
Giáo trình Vệ sinh an toàn thực phẩm (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
49 p | 33 | 11
-
Giáo trình Dược lý thú y - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc
64 p | 35 | 11
-
Giáo trình Luật thú y (Nghề: Chăn nuôi thú y - Trung cấp) - Trường Trung cấp Trường Sơn, Đắk Lắk
46 p | 22 | 9
-
Giáo trình Dược lý thú y (Nghề: Dịch vụ thú y - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
140 p | 44 | 7
-
Giáo trình Luật thú y (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
122 p | 28 | 7
-
Giáo trình Vệ sinh gia súc (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
81 p | 17 | 6
-
Giáo trình Chăn nuôi thú y cơ bản: Phần 2
60 p | 18 | 3
-
Giáo trình Chăn nuôi thú y cơ bản: Phần 1
58 p | 14 | 3
-
Giáo trình Kiểm tra vệ sinh thú y: Phần 1
109 p | 14 | 2
-
Giáo trình Kiểm tra vệ sinh thú y: Phần 2
163 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn