intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Vẽ xây dựng (Ngành: Công nghệ kỹ thuật nội thất và điện nước công trình - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Vẽ xây dựng (Ngành: Công nghệ kỹ thuật nội thất và điện nước công trình - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Khái niệm, tính chất và ứng dụng của phép chiếu vuông góc, hệ thống ba mặt phẳng hình chiếu và đồ thức; khái niệm các yếu tố hình học cơ bản và các vị trí của chúng trong không gian; các dạng khối vật thể hình học;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Vẽ xây dựng (Ngành: Công nghệ kỹ thuật nội thất và điện nước công trình - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: VẼ XÂY DỰNG NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NỘI THẤT VÀ ĐIỆN NƯỚC CÔNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1 ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Hà Nội, năm 2021 -0-
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. -1-
  3. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình VẼ XÂY DỰNG được biên soạn nhằm phục vụ giảng dạy và học tập dành cho hệ Trung cấp nghề, chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Nội thất và Điện nước công trình, Vẽ Xây dựng là môn học cơ sở nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về đọc và thiết lập các bản vẽ kỹ thuật Xây dựng. Giáo trình Vẽ Xây dựng do các giảng viên thuộc Bộ môn Kiến trúc - Khoa Xây dựng - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 – Bộ lao dộng và thương binh xã hội biên soạn. Giáo trình này được viết theo đề cương môn học Vẽ Xây dựng, là sự kết hợp giữa kiến thức Hình học hoạ hình và Vẽ kỹ thuật, cập nhật mới và tuân thủ theo các quy tắc thống nhất của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO). Giáo trình đã bổ sung, chỉnh sửa nội dung về kiến thức và kỹ năng so với giáo trình Vẽ Xây dựng trước để phù hợp hơn với đối tượng giảng dạy và phù hợp với yêu cầu của Tổng cục dạy nghề - Bộ lao dộng và thương binh xã hội. Nội dung cuốn giáo trình gồm 7 bài sau: Bài 1: Mở đầu Bài 2: Những tiêu chuẩn và phương pháp vẽ hình học cơ bản của bản vẽ kỹ thuật xây dựng Bài 3: Phép chiếu vuông góc – Hệ thống ba mặt phẳng hình chiếu và đồ thức Bài 4: Biểu diễn điểm – Đoạn thẳng – Hình phẳng – Khối Bài 5: Hình chiếu trục đo Bài 6: Mặt cắt – Hình cắt Bài 7: Giới thiệu phương pháp chung đọc bản vẽ công trình. Trong quá trình thực hiện, nhóm tác giả đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin được lượng thứ và tiếp thu những ý kiến đóng góp, để lần tái bản sau cuốn sách được hoàn chỉnh hơn. Trân trọng cảm ơn! Nhóm tác giả Th.S Tạ Bình Th.S Lê Hồng Linh Th.S Hoàng Việt Hà -2-
  4. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 1 BÀI 1. MỞ ĐẦU 7 1.1 Vị trí, đặc điểm môn học 7 1.2 Yêu cầu môn học 7 1.2.1 Nội dung môn học 7 1.2.2 Yêu cầu môn học 7 2 BÀI 2. NHỮNG TIÊU CHUẨN VÀ PHƯƠNG PHÁP VẼ HÌNH HỌC 9 CƠ BẢN CỦA BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG 2.1 Vật liệu và dụng cụ vẽ 9 2.1.1 Vật liệu 9 2.1.2 Dụng cụ 10 2.2 Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật 11 2.2.1 Khổ giấy 11 2.2.2 Cách trình bày 12 2.2.3 Tỷ lệ 13 2.2.4 Đường nét 13 2.2.5 Chữ và chữ số 15 2.2.6 Ghi kích thước 15 2.3 Vẽ hình học cơ bản của bản vẽ kỹ thuật xây dựng 20 BÀI TẬP LỚN SỐ 1 20 3 BÀI 3. PHÉP CHIẾU VUÔNG GÓC, HỆ THỐNG BA MẶT PHẲNG 21 HÌNH CHIẾU VÀ ĐỒ THỨC 3.1 Phép chiếu vuông góc 21 3.2 Hệ thống ba mặt phẳng hình chiếu 21 3.3 Đồ thức của hệ thống ba mặt phẳng hình chiếu 22 2.3.1 Khái niệm 22 2.3.2 Đồ thức của hệ thống ba mặt phẳng hình chiếu 22 2.3.3 Hệ trục tọa độ 22 4 BÀI 4. BIỂU DIỄN ĐIỂM, ĐOẠN THẲNG, HÌNH PHẲNG, KHỐI 23 4.1 Biểu diễn điểm 23 4.1.1 Điểm bất kỳ 23 4.1.2 Tọa độ của điểm bất kỳ 24 4.1.3 Điểm đặc biệt 24 4.2 Biểu diễn đoạn thẳng 27 4.2.1 Đoạn thẳng bất kỳ 27 -3-
  5. 4.2.2 Đoạn thẳng đặc biệt 28 4.2.3 Vị trí tương đối giữa hai đoạn thẳng 30 4.3 Biểu diễn hình phẳng 32 4.3.1 Hình phẳng bất kỳ 32 4.3.2 Hình phẳng đặc biệt 33 4.4 Biểu diễn khối 34 4.4.1 Khái niệm 34 4.4.2 Biểu diễn khối đa diện 34 4.4.3 Biểu diễn khối mặt cong 37 4.5 Bài tập tham khảo 38 5 BÀI 5. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO 40 5.1 Phương pháp xây dựng hình chiếu trục đo 40 5.1.1 Cơ sở hình thành hệ trục đo 40 5.1.2 Các nguyên tắc chung 40 5.2 Các loại hình chiếu trục đo 41 5.2.1 Phân loại theo hướng chiếu trục đo 41 5.2.2 Phân loại theo hệ số biến dạng 41 5.3 Phương pháp vẽ hình chiếu trục đo xiên góc đứng cân (Nhị trắc) 41 5.4 Phương pháp vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều (Đẳng trắc) 42 5.5 Các ví dụ về hình chiếu trục đo 42 5.5.1 Hình chiếu trục đo của điểm 42 5.5.2 Hình chiếu trục đo của đoạn thẳng 43 6.5.3 Hình chiếu trục đo của hình phẳng 44 5.5.4 Hình chiếu trục đo của hình tròn 45 5.5.5 Hình chiếu trục đo của các khối cơ bản 47 5.5.6 Hình chiếu trục đo của vật thể 48 BÀI TẬP LỚN SỐ 2 49 6 BÀI 6. MẶT CẮT – HÌNH CẮT 50 6.1 Định nghĩa 50 6.1.1 Mặt phẳng cắt 50 6.1.2 Mặt cắt 50 6.1.3 Hình cắt 50 6.2 Các loại hình mặt cắt thường dùng trong xây dựng 51 6.2.1 Mặt bằng 51 6.2.2 Mặt cắt đứng 51 6.2.3 Mặt cắt cạnh 52 -4-
  6. 6.2.4 Mặt cắt chập 52 6.2.5 Mặt cắt/hình cắt của chi tiết đối xứng 52 6.2.6 Mặt cắt/hình cắt cục bộ 53 6.2.7 Mặt cắt xoay 53 6.3 Ký hiệu vật liệu 54 6.4 Cách xây dựng mặt cắt 54 BÀI TẬP LỚN SỐ 3 55 7 BÀI 7. GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP CHUNG ĐỌC BẢN VẼ CÔNG 57 TRÌNH 7.1 Giới thiệu chung về các loại bản vẽ trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật công 57 trình xây dựng 7.1.1 Công trình xây dựng mới 57 7.1.2 Công trình sửa chữa cải tạo 57 7.2 Trình tự thể hiện bản vẽ kỹ thuật xây dựng 58 7.3 Đọc bản vẽ công trình 59 7.3.1 Phương pháp và trình tự đọc bản vẽ kỹ thuật xây dựng 59 7.3.2 Thứ tự đọc các bản vẽ công trình xây dựng 60 BÀI TẬP LỚN SỐ 4 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 -5-
  7. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: VẼ XÂY DỰNG Mã môn học: MH07 Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ. Trong đó: - Lý thuyết: 15 giờ; - Thực hành, thảo luận, bài tập: 28 giờ; - Kiểm tra: 2 giờ. I.Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: + Môn học được bố trí ở kỳ học 1 + Môn học tiên quyết: Không - Tính chất: Là môn học cơ sở II.Mục tiêu môn học II.1. Kiến thức 1.1 Trình bày được vị trí, đặc điểm và yêu cầu của môn học; 1.2 Trình bày được khái niệm, tính chất và ứng dụng của phép chiếu vuông góc, hệ thống ba mặt phẳng hình chiếu và đồ thức; 1.3 Trình bày được khái niệm các yếu tố hình học cơ bản và các vị trí của chúng trong không gian; 1.4 Phân biệt được các dạng khối vật thể hình học; 1.5 Trình bày được tiêu chuẩn và quy định của bản vẽ kỹ thuật xây dựng; 1.6 Phân loại được các dạng hình chiếu trục đo và phương pháp vẽ hình chiếu trục đo của vật thể; 1.7 Trình bày được định nghĩa mặt cắt – hình cắt của vật thể và các dạng mặt cắt thường dùng trong bản vẽ kỹ thuật xây dựng; 1.8 Trình bày được phương pháp vẽ mặt cắt của vật thể và các ký hiệu vật liệu dùng trong bản vẽ kỹ thuật xây dựng; 1.9 Trình bày được các loại bản vẽ, tài liệu có trong hồ sơ thiết kế công trình xây dựng và các quy ước, ký hiệu trong bản vẽ công trình xây dựng; 1.10 Trình bày được phương pháp chung đọc bản vẽ kỹ thuật xây dựng. II.2. Kỹ năng 2.1 Biểu diễn được các yếu tố hình học cơ bản trên đồ thức; 2.2 Biểu diễn được các dạng khối vật thể hình học trên đồ thức; 2.3 Sử dụng được vật liệu và dụng cụ vẽ kỹ thuật; 2.4 Thể hiện được bản vẽ, vẽ được vật thể theo các tiêu chuẩn và quy định của bản vẽ kỹ thuật xây dựng; 2.5 Vẽ được hình chiếu trục đo của vật thể; 2.6 Vẽ được mặt cắt của vật thể; 2.7 Đọc và mô tả khái quát được hình dáng công trình xây dựng trên bản vẽ kỹ thuật. -6-
  8. II.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm 3.1 Cẩn thận, chính xác trong công việc; 3.2 Có tinh thần tự học hỏi, nghiên cứu; 3.3 Có khả năng học tập, làm việc theo nhóm. -7-
  9. BÀI 1: MỞ ĐẦU Mục tiêu: Giới thiệu cho người học về vị trí, đặc điểm, nội dung và yêu cầu của môn học 1.1 VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC Vẽ Xây dựng là môn học nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về đọc và lập các bản vẽ kỹ thuật xây dựng. Nhờ những bản vẽ này, người cán bộ kỹ thuật xây dựng có thể thể hiện rõ ý định thiết kế của mình và thực hiện được ý định đó. Đây là môn học cơ sở nhằm phát triển khả năng hình dung không gian và rèn luyện tính khoa học, chính xác và kiên nhẫn – là những đức tính cần có của những người làm công tác kỹ thuật. 1.2. NỘI DUNG, YÊU CẦU MÔN HỌC 1.2.1. Nội dung môn học Môn học vẽ Xây dựng bao gồm hai nội dung chính: + Hình học họa hình: Nghiên cứu việc thể hiện các vật thể trong không gian lên bản vẽ, nó là cơ sở của vẽ kỹ thuật. + Vẽ kỹ thuật xây dựng: Thiết lập các bản vẽ kỹ thuật xây dựng, phần này là phần ứng dụng các nguyên lý của hình học họa hình (hình họa), kết hợp với các tiêu chuẩn, quy phạm chuyên ngành về vẽ kỹ thuật để vẽ các bản vẽ kỹ thuật xây dựng. 1.2.2. Yêu cầu môn học  Kiến thức Học sinh trình bày được phương pháp biểu diễn các yếu tố hình học cơ bản trong không gian trên bản vẽ. + Trình bày được tính chất và công dụng của dụng cụ và vật liệu vẽ kỹ thuật. + Trình bày được về các quy định của bản vẽ kỹ thuật xây dựng. + Trình bày được phương pháp đọc bản vẽ kỹ thuật xây dựng.  Kỹ năng Vẽ được bản vẽ: Nghĩa là từ vật thật hay ý đồ thiết kế diễn tả thành hình biểu diễn trên giấy vẽ. Đọc được bản vẽ: Xem và hiểu bản vẽ, hình dung được hình dạng thật của vật thể trong thực tế. Muốn đạt được hai yêu cầu trên, học sinh cần nắm vững: + Các phương pháp biểu diễn hình học hoạ hình. + Các tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật xây dựng. + Sử dụng thành thạo các vật liệu và dụng cụ vẽ. -8-
  10.  Một số ký hiệu thường dùng trong môn học: Điểm trong không gian: A, B, C ... M, N, P ... Đoạn thẳng trong không gian: AB, CD, MN … Đường thẳng trong không gian: a, b ... m, n... Hình phẳng trong không gian: ABC ... MNP ... Mặt phẳng: , ,  ..., (P), (Q), (R), … Các mặt phẳng hình chiếu: + Mặt phẳng hình chiếu đứng: P1 + Mặt phẳng hình chiếu bằng: P2 + Mặt phẳng hình chiếu cạnh: P3 + Các hình chiếu tương ứng của điểm A: A1, A2, A3  Các thuộc tính hình học: Tính song song: // (AB//CD), (a//b) Tính vuông góc:  (ABCD), (ab) Sự cắt nhau:  (ABCD), (ab) Sự trùng nhau:  (ABCD), (ab) Sự liên thuộc:  (KCD), (Ma), (M(R))  Các từ viết tắt thường dùng: Mặt phẳng hình chiếu: MPHC Mặt phẳng phụ trợ: MPPT -9-
  11. BÀI 2: NHỮNG TIÊU CHUẨN VÀ PHƯƠNG PHÁP VẼ HÌNH HỌC CƠ BẢN CỦA BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG Mục tiêu: - Cung cấp cho người học các kiến thức về vật liệu và dụng cụ vẽ; - Cung cấp kiến thức về các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật; - Cung cấp phương pháp vẽ hình học cơ bản của bản vẽ kỹ thuật. 2.1. VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ VẼ 2.1.1. Vật liệu  Giấy vẽ: gồm 3 loại - Giấy vẽ tinh (croqui): là loại giấy dày, dài, không nhoè khi gặp nước, có hai mặt khác nhau: nhẵn và nhám, khi vẽ thường dùng mặt nhám. - Giấy can: là loại giấy bóng mờ khổ dài (1 cuộn dài 40m), dùng để vẽ lại các bản vẽ hoặc in bản vẽ trên máy nối với máy tính. - Giấy vẽ phác: là loại giấy kẻ sẵn ô vuông để dễ dàng chọn kích thước và tỷ lệ khi vẽ.  Bút chì - Bút chì cứng: ký hiệu chữ H (từ H, 2H, Hình 2.1: Giấy vẽ …, 6H) - Bút chì mềm: ký hiệu chữ B (từ B, 2B, …, 6B) - Bút chì loại vừa (HB) Số hiệu của bút chì càng lớn thì độ cứng của bút chì càng cứng hoặc càng mềm. Trong vẽ kỹ thuật thường dùng loại chì cứng H, 2H để vẽ nét mảnh do vót được nhọn, loại chì mềm B, 2B chỉ để vẽ nét đậm và vẽ chữ. Ngoài bút chì dạng vỏ gỗ thông thường, hiện nay còn có bút chì bấm là loại chỉ có lõi Hình 2.2: Một số loại bút chì gỗ chì rời với đường kính thông dụng là 0,5mm.  Tẩy Dùng để tẩy nét chì khi vẽ sơ phác, muốn tẩy nét mực, có thể dùng lưỡi dao lam để cạo nét mực khỏi giấy hoặc bút phủ mực trắng để Hình 2.3: Bút chì bấm 0.5mm đè lên. Các loại vật liệu khác gồm có: - Loại để cố định giấy như đinh gim, đinh mũ, băng dính và keo - Loại để mài chì như giấy nhám, viên đá mài, gọt bút chì. - Ngoài ra, còn có miếng vải sạch để lau bản vẽ. - 10 -
  12. 2.1.2. Dụng cụ  Ván (bảng) vẽ Bảng vẽ dùng để cố định tờ giấy vẽ. Mặt bảng phải phẳng, bằng gỗ mềm (thường bằng gỗ ván ép mịn), 4 cạnh bảng phải phẳng, các góc vuông 90o, bảng vẽ có thể để rời hoặc đóng thành mặt bảng. (Hình 2.4)  Thước T Dùng để kẻ các đường thẳng nằm ngang hoặc kết hợp với Êke kẻ các đường thẳng đứng hoặc xiên theo góc độ quy định. Thước T thường làm bằng gỗ hoặc nhựa Hình 2.4: Bảng vẽ trong, trên thân thước có vạch đơn vị đo độ dài, thước có hai loại: - Loại có góc vuông, ở đầu thước có thể dùng ốc vít để xoay thân thước theo một góc nào đó để vẽ các đường xiên. Khi sử dụng, cặp một cạnh thước vào cạnh bảng dể trượt lên, trượt xuống vẽ những đường ngang hoặc xiên. - Loại thước dây: là loại dùng dây dẫn bắt cố định vào bảng vẽ, thước chuyển động lên xuống thông qua ròng rọc ở hai đầu. Loại thước này chỉ dùng để kẻ những đường xiên.  Hộp compa Compa dùng để vẽ các đường tròn, cung tròn hoặc đo một đoạn dài. Compa có một đầu kim nhọn, đầu kia có thể thay thế là kim nhọn, bút chì hoặc bút mực tuỳ theo yêu cầu sử dụng (Hình 2.5). Hình 2.5: Bộ compa kỹ thuật Hình 2.6: Bộ thước êke  Êke - Êke làm bằng nhựa, góc các cạnh có vạch đơn vị dài, mỗi bộ gồm hai chiếc (Hình 2.6): một chiếc tam giác vuông cân, một chiếc là tam giác vuông có hai góc nhọn lần lượt là 30o và 60o. - Êke dùng để vẽ các đường thẳng đứng và đường xiên. Kết hợp hai êke có thể kẻ những góc 15o, 30o, 45o, 60o, 75o và 90o.  Bút kẻ mực Mực dùng trong các bản vẽ kỹ thuật xây dựng là loại mực đen, dùng bút kim bơm mực để vẽ. Bút kim có nhiều cỡ nét, đường kính từ 0,1 đến 2,0mm. Tuỳ theo từng loại nét vẽ mà chọn bút có đường kính lỗ kim cho phù hợp. - 11 -
  13. Hình 2.7: Bút kẻ mực kỹ thuật Hình 2.8: Thước cong  Các loại thước vẽ - Thước cong: làm bằng nhựa trong, dùng để vẽ các đường cong có bán kính thay đổi mà không vẽ được bằng compa (Hình 2.8). - Thước lỗ: làm bằng nhựa trong, dùng để vẽ các vòng tròn hoặc elip có đường kính khác nhau và để viết chữ, số. Khi dùng thước, người ta lấy bút chì hoặc bút kim có cỡ số phù hợp với kích cỡ ô chữ để tô theo các khuôn mẫu có sẵn. Hình 2.9: Thước chữ kỹ thuật Hình 2.10: Thước lỗ tròn 2.2. TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT Tiêu chuẩn là những quy định trong một lĩnh vực nào đó mà người hoạt động trong lĩnh vực đó phải tuân theo. Các tiêu chuẩn thường gặp: - Tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam: TCVN - Tiêu chuẩn vùng: TCV - Tiêu chuẩn ngành: TCN - Tiêu chuẩn cơ sở: TC - Tiêu chuẩn quốc tế: ISO Ví dụ: Số hiệu tiêu chuẩn TCVN 8-20:2002 2.2.1. Khổ giấy (TCVN 7285:2003) Bản vẽ được thực hiện trên khổ giấy nhỏ nhất, đảm bảo sự rõ ràng và độ chính xác cần thiết. Khổ giấy khổ ISO-A gồm khổ A0 có diện tích 1m2 và các khổ có được bằng cách chia đôi cạnh dài của khổ giấy trước. - 12 -
  14. Bảng kích thước của khổ giấy đã xén: Khổ giấy A0 A1 A2 A3 A4 Dài (mm) 841 594 420 297 210 Rộng (mm) 1189 841 594 420 297 2.2.2. Cách trình bày (TCVN 7285:2003)  Lề và khung bản vẽ Tất cả các khổ giấy phải có lề, lề trái rộng 20mm, lề này thường dùng để đóng bản vẽ thành tập, các lề khác rộng 10mm. Khung bản vẽ để giới hạn vùng vẽ được vẽ bằng nét liền có chiều rộng nét bằng 0,7mm. Trong khi vẽ, các hình, chi tiết của bản vẽ không được vượt quá vùng giới hạn này. Hình 2.11. Mẫu khung tên, khung bản vẽ  Khung tên Khung tên nằm ở góc phải phía dưới vùng vẽ. Định dạng này chỉ cho phép đối với các tờ giấy nằm ngang. Đối với khổ giấy từ A0 đến A3, bản vẽ được trình bày ngang. Đối với khổ giấy A4, bản vẽ được trình bày đứng, khung tên đặt ở phía cạnh ngắn hơn của vùng vẽ. Hướng đọc bản vẽ là hướng khung tên. Nội dung và hình thức của khung tên do đơn vị thiết kế quy định. Sau đây là mẫu khung tên dùng trong học tập (16x4cm): chữ số dùng trong khung tên dùng chữ thẳng, theo quy định TCVN về chữ và chữ số trên bản vẽ kỹ thuật. - 13 -
  15. 2.2.3. Tỷ lệ (TCVN 7286:2003) Tỷ lệ là tỷ số giữa kích thước dài của một phần tử thuộc vật thể biểu diễn trong bản vẽ gốc và kích thước thật của vật thể đó. Các tỷ lệ ưu tiên trong bản vẽ kỹ thuật: + Tỷ lệ nguyên hình: 1:1 + Tỷ lệ thu nhỏ: 1:2, 1:5, 1:10, 1:20, 1:50, 1:100, 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000. + Tỷ lệ phóng to: 2:1, 5:1, 10:1, 20:1, 50:1. Ký hiệu gồm chữ “TỶ LỆ” và tiếp sau là tỷ số (ví dụ: TỶ LỆ 1:2). Nếu không gây hiểu nhầm có thể có thể không ghi từ “TỶ LỆ” hoặc viết tắt là “TL”. Khi cần dùng nhiều tỷ lệ khác nhau trong một bản vẽ, tỷ lệ chính được ghi trong khung tên, các tỷ lệ khác được ghi bên cạnh chú dẫn của phần tử tương ứng. Đối với các bản vẽ có tỷ lệ thu nhỏ từ 1:500 trở lên, thông thường ngoài tỷ lệ ghi trong bản vẽ, sẽ gồm có thước tỉ lệ để đi kèm để kiểm tra kích thước của các phần tử trên bản vẽ một cách chính xác hơn (hạn chế sai số khi in ấn). 2.2.4. Đường nét (TCVN 8-20:2002)  Kiểu đường nét thường dùng STT Hình biểu diễn Tên nét 1 Nét liền (continuous) 2 Nét đứt (dash) 3 Nét đứt rộng (dash space) 4 Nét gạch dài chấm (long dash dot) 5 Nét chấm chấm (dot) 6 Nét gạch chấm (dash dot) 7 Nét gạch dài gạch ngắn (long dash double short dot) - 14 -
  16.  Kích thước của nét vẽ - Chiều rộng nét vẽ: + Tuỳ thuộc vào loại và kích thước của bản vẽ, chiều rộng d của tất cả các nét vẽ phải chọn theo dãy số sau: 0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1,0; 1,4; 2,0mm + Chiều rộng của các nét rất đậm, đậm, mảnh tuân theo tỷ lệ 4:2:1 + Chiều rộng nét của bất kỳ đường nào phải như nhau trong suốt chiều dài của đường đó.  Khoảng cách Phần tử Chấm Khoảng hở Gạch ngắn Gạch Gạch Khoảng hở dài lớn Chiều dài δ= 0,5d 3d 6d 12d 24d 18d  Các loại đường nét thường gặp trong xây dựng TT Tên gọi Hình dạng Bề rộng Áp dụng 1 Nét liền d Đường bao, cạnh thấy 2 Nét liền đậm 1,5d Giao tuyến giữa mặt phẳng cắt và các mặt của vật thể 3 Nét đứt d/2 Đường bao, cạnh khuất 4 Nét gạch dài, d/3 Đường trục, đường tâm,… gạch ngắn 5 Nét liền mảnh d/3 Đường dóng, đường kích thước, đường dẫn và chú dẫn, đường gạch gạch mặt cắt, đường bao mặt cắt chập, giao tuyến tưởng tượng, đường tâm ngắn 6 Nét lượn sóng d/3 Đường giới hạn hình biểu diễn 7 Nét dích dắc d/3 Đường giới hạn hình biểu diễn 8 Nét gạch dài, 1,5d Vị trí mặt phẳng cắt chấm đậm Trong trường hợp vẽ bằng tay, bề rộng nét d thường lấy bằng 0,5mm (bằng bề rộng của một nét bút chì kim).  Cách vẽ - Đường nét phải thống nhất trên cùng bản vẽ. - Khoảng cách tối thiểu giữa các đường song song nhau là 0,7mm - Các nét vẽ cắt nhau, tốt nhất là cắt nhau bằng nét gạch. - Thứ tự ưu tiên của đường nét: + Đường bao hay cạnh thấy. - 15 -
  17. + Đường bao hay cạnh khuất. + Nét cắt + Đường trục, đường tâm + Đường dóng. 2.2.5. Chữ và chữ số (TCVN 7284:2003)  Khổ chữ danh nghĩa - Là chiều cao h của kiểu chữ hoa. Dãy khổ chữ danh nghĩa được quy định (mm): 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20.  Các kích thước (Kiểu chữ rộng) Chiều cao chữ: h Chiều cao chữ thường: c1= 7/10h Đuôi chữ thường: c2 =3/10h Khoảng cách giữa các ký tự: 2/10h Khoảng cách từ: 6/10h Khoảng cách nhỏ nhất giữa các đường cơ sở: + Chữ hoa và chữ thường có dấu: 19/10h + Chữ hoa và chữ thường không dấu: 15/10h + Chữ hoa: 13/10h  Kiểu chữ Là loại nét trơn, viết thẳng đứng hoặc nghiêng 75o so với phương ngang. Chiều rộng d của các nét chữ đều bằng nhau: d=1/10h (kiểu chữ B)  Cấu tạo chữ Chữ gồm có 3 dạng + Chữ hoa + Chữ thường + Chữ số  Cách viết chữ Khi viết chữ phải kẻ đường dẫn. Chia chữ thành nhiều phần rời rạc, chỉ vẽ theo chiều thuận tay (từ trên xuống dưới, từ trái qua phải). 2.2.6. Ghi kích thước (TCVN 7583-1:2006)  Quy định chung - Kích thước trên bản vẽ là kích thước thật của vật thể, không phụ thuộc vào tỷ lệ của hình biểu diễn. - 16 -
  18. - Thông tin về kích thước phải đầy đủ và ghi trực tiếp trên bản vẽ. - Mỗi kích thước chỉ ghi 01 lần. - Các kích thước nên đặt ở vị trí sao cho nó thể hiện rõ ràng nhất các yếu tố có liên quan. - Các kích thước có liên quan nên nhóm lại một cách tách biệt để dễ đọc. - Đơn vị đo: + Các kích thước chỉ được ghi cùng một đơn vị đo. + Khi có nhiều đơn vị đo kích thước được dùng trong một tài liệu, phải ghi chú một cách rõ ràng đơn vị sử dụng cho từng phần của tài liệu. + Dùng độ, phút, giây để dùng cho đơn vị đo góc (Ví dụ: 36o24’10’’).  Đường dóng - Đường dóng được vẽ bằng nét liền mảnh và vượt quá đường kích thước 1 khoảng bằng xấp xỉ 8 lần chiều rộng nét. - Đường dóng nên vẽ vuông góc với độ dài cần ghi kích thước. - Đường dóng có thể vẽ nghiêng nhưng chúng phải song song nhau. - Ở chỗ có vát góc hay cung lượn, đường dóng được vẽ từ giao điểm các đường bao. Đường kéo dài của các đường bao phải vượt quá giao điểm 1 đoạn xấp xỉ 8 lần chiều rộng nét. - Đường dóng có thể bị ngắt quãng nếu khi vẽ liên tục sẽ gây mập mờ, khó hiểu.  Đường kích thước - Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh và phải được vẽ theo trong các trường hợp sau (Hình 2.13): + Kích thước dài song song với đoạn cần ghi kích thước + Kích thước góc hoặc kích thước của một cung. + Các kích thước xuất phát từ tâm hình học của cung tròn để thể hiện bán kính. Hình 2.13: Cách vẽ đường kích thước - Một số chú ý trong cách ghi kích thước (Hình 2.14a): + Khi không đủ chỗ, đường kích thước có thể được kéo dài và đảo chiều mũi tên (trong trường hợp sử dụng mũi tên làm giới hạn kích thước). + Nếu một bộ phận bị cắt lìa, đường kích thước phải vẽ như là không bị cắt. + Nên tránh cho đường kích thước giao nhau với bất kỳ đường nào khác trên bản vẽ. Trong trường hợp không tránh được, đường kích thước phải vẽ liên tục. - 17 -
  19. - Các đường kích thước có thể vẽ không đầy đủ khi (Hình 2.14b): + Vẽ các đường kích thước cho đường kính và chỉ vẽ cho một phần của yếu tố đối xứng trong hình chiếu hoặc hình cắt. + Một nửa là hình chiếu và một nửa là hình cắt. Hình 2.14a: Một số chú ý khi vẽ đường kích Hình 2.14b: Đường kích thước thước có thể vẽ không đầy đủ  Giá trị kích thước - Giá trị kích thước phải đặt song song với đường kích thước, ở gần điểm giữa đường kích thước và ở phía trên đường kích thước một chút. - Không cho bất kỳ đường nào cắt hoặc tách đôi giá trị kích thước. - Các giá trị kích thước phải ghi theo hướng đọc bản vẽ (Hình 2.15). - Nếu không đủ chỗ ghi, giá trị kích thước có thể đặt trên phần kéo dài của đường kích thước hoặc ghi trên đường chú dẫn. Hình 2.15: Hướng và cách ghi kích thước  Dấu kết thúc - Đường kích thước phải kết thúc bằng một dấu kết thúc (mũi tên, vạch xiên, chấm) thống nhất trên cùng một bản vẽ (Hình 2.16). - Nếu không đủ chỗ có thể thay các mũi tên đối nhau bằng chấm hoặc vạch xiên (Hình 2.17). - 18 -
  20. Hình 2.16: Các dạng dấu kết thúc Hình 2.17: Dấu kết thúc có thể thay đổi khi không đủ chỗ  Ghi kích thước đặc biệt - Đường kính (Hình 2.18): Hình 2.18: Cách ghi kích thước đường kính - 19 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD


ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2