Giáo trình Vi mạch số lập trình (Nghề: Điện tử công nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
lượt xem 7
download
Giáo trình "Vi mạch số lập trình (Nghề: Điện tử công nghiệp - Trình độ: Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên trình bày được cấu trúc các hàm sử dụng trong ngôn ngữ lập trình mô tả phần cứng đã được học. Có kỹ năng viết được các chương trình điều khiển theo yêu cầu; sử dụng được phần mềm dùng trong môn học;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Vi mạch số lập trình (Nghề: Điện tử công nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
- GT MTTCN 01-2015.docx ../../../../soft/offic2019/Product%20key%20office%202019.docx TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bảng hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- GT MTTCN 01-2015.docx ../../../../soft/offic2019/Product%20key%20office%202019.docx LỜI GIỚI THIỆU VI MẠCH SỐ LẬP TRÌNH là một trong những mô đun bắt buộc của nghề Điện tử công nghiệp được biên soạn dựa theo chương trình khung đã xây dựng và ban hành năm 2021 của trường Cao đẳng nghề Cần Thơ dành cho nghề Điện tử công nghiệp trình độ trung cấp. Giáo trình được biên soạn làm tài liệu học tập, giảng dạy nên giáo trình đã được xây dựng ở mức độ đơn giản và dễ hiểu, trong mỗi chương học đều có thí dụ và Chương tập tương ứng để áp dụng và làm sáng tỏ phần lý thuyết. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã dựa trên kinh nghiệm thực tế giảng dạy, tham khảo đồng nghiệp, tham khảo các giáo trình hiện có và cập nhật những kiến thức mới có liên quan để phù hợp với nội dùng chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dùng được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế. Nội dùng giáo trình được biên soạn với lượng thời gian đào tạo 45 giờ gồm có: Bài 01 MĐ14-01: Giao tiếp led đơn Bài 03 MĐ14-02: Giao tiếp led 7 đoạn Bài 03 MĐ14-03: Giao tiếp phím nhấn Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa học và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiên thức mới cho phù hợp. Trong giáo trình, chúng tôi có đề ra nội dùng thực tập của từng Chương để người học cũng cố và áp dụng kiến thức phù hợp với kỹ năng. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị, các trường có thề sử dụng cho phù hợp. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. Cần Thơ, ngày tháng 09 năm 2021 Tham gia biên soạn Chủ biên: Hồ Tấn Đạt 2
- GT MTTCN 01-2015.docx ../../../../soft/offic2019/Product%20key%20office%202019.docx MỤC LỤC Trang TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ............................................................................................ 1 LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 2 MỤC LỤC ....................................................................................................................... 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC .............................................................................................. 5 BÀI 1: GIAO TIẾP LED ĐƠN ....................................................................................... 8 1. Cổng logic ................................................................................................................... 8 1.1. Các hàm sử dụng ...................................................................................................... 8 1.2. Thực hành trên phần mềm điều khiển ...................................................................... 8 1.3. Nạp chương trình vào bộ KIT thực hành ............................................................... 20 2. Mạch tổ hợp .............................................................................................................. 25 2.1. Mạch mã hóa .......................................................................................................... 25 2.1.1. Chương trình ....................................................................................................... 25 2.1.2. Thực hành trên phần mềm điều khiển ................................................................. 25 2.1.3. Nạp chương trình vào bộ KIT thực hành ............................................................ 28 2.2. Mạch giải mã .......................................................................................................... 31 2.2.1. Chương trình ....................................................................................................... 31 2.2.2. Thực hành trên phần mềm điều khiển ................................................................. 32 2.2.3. Nạp chương trình vào bộ KIT thực hành ............................................................ 35 2.3. Mạch ghép kênh...................................................................................................... 38 2.3.1. Chương trình ....................................................................................................... 38 2.3.2. Thực hành trên phần mềm điều khiển ................................................................. 38 2.3.3. Nạp chương trình vào bộ KIT thực hành ............................................................ 41 2.4. Mạch phân kênh...................................................................................................... 44 2.4.1. Chương trình ....................................................................................................... 44 2.4.2. Thực hành trên phần mềm điều khiển ................................................................. 44 2.4.3. Nạp chương trình vào bộ KIT thực hành ............................................................ 47 3. Mạch đếm ................................................................................................................. 51 3.1. Flip Flop ................................................................................................................. 51 3.1.1. Chương trình ....................................................................................................... 51 3.1.2. Thực hành trên phần mềm điều khiển ................................................................. 51 3.1.3. Nạp chương trình vào bộ KIT thực hành ............................................................ 54 3.2. Đếm nhị phân.......................................................................................................... 57 3.2.1. Chương trình ....................................................................................................... 57 3.2.2. Thực hành trên phần mềm điều khiển ................................................................. 57 3.2.3. Nạp chương trình vào bộ KIT thực hành ............................................................ 60 3.3. Thanh ghi dịch ........................................................................................................ 63 3.3.1. Chương trình ....................................................................................................... 63 3.3.2. Thực hành trên phần mềm điều khiển ................................................................. 63 3.3.3. Nạp chương trình vào bộ KIT thực hành ............................................................ 66 3.4. Đếm Jonhshon ........................................................................................................ 69 3.4.1. Chương trình ....................................................................................................... 69 3.4.2. Thực hành trên phần mềm điều khiển ................................................................. 69 3.4.3. Nạp chương trình vào bộ KIT thực hành ............................................................ 72 3.5. Đếm vòng ............................................................................................................... 75 3.5.1. Chương trình ....................................................................................................... 75 3
- GT MTTCN 01-2015.docx ../../../../soft/offic2019/Product%20key%20office%202019.docx 3.5.2. Thực hành trên phần mềm điều khiển ................................................................. 75 3.5.3. Nạp chương trình vào bộ KIT thực hành............................................................. 77 BÀI 2: GIAO TIẾP LED 7 ĐOẠN ............................................................................... 82 1. Chương trình .............................................................................................................. 82 2. Thực hành trên phần mềm điều khiển ....................................................................... 82 3. Kết nối bộ KIT thực hành .......................................................................................... 85 BÀI 3: GIAO TIẾP PHÍM NHẤN ................................................................................ 90 1. Chương trình .............................................................................................................. 90 2. Thực hành trên phần mềm điều khiển ....................................................................... 91 3. Nạp chương trình vào bộ KIT thực hành................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 99 4
- GT MTTCN 01-2015.docx ../../../../soft/offic2019/Product%20key%20office%202019.docx GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: VI MẠCH SỐ LẬP TRÌNH Mã môn học: MĐ14 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau khi học xong các mô đun, môn học như: Kỹ thuật số, linh kiện điện tử….và học trước các mô đun, môn học như: Vi điều khiển cơ bản, PLC cơ bản, Thực hành PLC ... - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc của chương trình đào tạo trung cấp Điện tử công nghiệp - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Vi mạch số chức năng từ lâu đã có vai trò rất quan trọng trong các hệ điều khiển số. Nhưng vấn đề thường gặp trong thiết kế các hệ phức tạp là số lượng cổng quá nhiều và quá trình thiết kế cũng rất khó khăn kèm theo độ linh hoạt cũng kém. Một biện pháp khắc phục là phải tìm ra một linh kiện số đa năng có thể đáp ứng được các yêu cầu trên. Đó là các hệ vi mạch số lập trình từ những thiết bị quy mô nhỏ như PAL, GAL cho đến các chủng loại có mật độ tích hợp lên đến hàng ngàn cổng logic, vài chục thanh ghi, hàng trăm chân I/O. Ưu điểm của chúng là giãm kích thước, công suất tiêu thụ, tăng độ tin cậy, tính linh hoạt và đặc biệt với sự trợ giúp của các công cụ hổ trợ phần mềm nhờ đó quá trình thiết kế trở nên đơn giản rất nhiều. Do đó hiện nay chúng được áp dụng rất phổ biến trong lỉnh vực máy tính cũng như điều khiển tự đông trong công nghiệp. Chính vì thế kiến thức về họ thiết bị này không thể thiếu đối với công nhân sửa chữa điện tử công nghiệp. Mục tiêu môn học: - Kiến thức: + Trình bày được cấu trúc các hàm sử dụng trong ngôn ngữ lập trình mô tả phần cứng đã được học. - Kỹ năng: + Viết được các chương trình điều khiển theo yêu cầu. + Sử dụng được phần mềm dùng trong môn học. + Kết nối và điều khiển được KIT thực hành. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có sáng kiến, tìm tòi, khám phá trong quá trình học tập và công việc. + Có khả năng tự định hướng, chọn lựa phương pháp tiếp cận thích nghi với các bài học. + Có năng lực đánh giá kết quả học tập và nghiên cứu của mình. + Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn. III. Nội dùng mô đun: 1. Nội dùng tổng quát và phân bổ thời gian: Thời gian (giờ) Thực hành, thí Số nghiệm, Tên các Chương trong mô đun Tổng Lý Kiểm TT thảo số thuyết tra luận, Chương tập 1 Bài 1: Giao tiếp led đơn 24 10 13 1 1. Cổng logic 4 2 2 5
- GT MTTCN 01-2015.docx ../../../../soft/offic2019/Product%20key%20office%202019.docx 1.1. Các hàm sử dụng 1.2. Thực hành trên phần mềm điều khiển 1.3. Nạp chương trình vào bộ KIT thực hành 2. Mạch tổ hợp 8 3 5 2.1. Mạch mã hóa 2.1.1. Chương trình 2.1.2. Thực hành trên phần mềm điều khiển 2.1.3. Nạp chương trình vào bộ KIT thực hành 2.2. Mạch giải mã 2.2.1. Chương trình 2.2.2. Thực hành trên phần mềm điều khiển 2.2.3. Nạp chương trình vào bộ KIT thực hành 2.3. Mạch ghép kênh 2.3.1. Chương trình 2.3.2. Thực hành trên phần mềm điều khiển 2.3.3. Nạp chương trình vào bộ KIT thực hành 2.4. Mạch phân kênh 2.4.1. Chương trình 2.4.2. Thực hành trên phần mềm điều khiển 2.4.3. Nạp chương trình vào bộ KIT thực hành 3. Mạch đếm 11 5 6 3.1. Flip Flop 3.1.1. Chương trình 3.1.2. Thực hành trên phần mềm điều khiển 3.1.3. Nạp chương trình vào bộ KIT thực hành 3.2. Đếm nhị phân 3.2.1. Chương trình 3.2.2. Thực hành trên phần mềm điều khiển 3.2.3. Nạp chương trình vào bộ KIT thực hành 3.3. Thanh ghi dịch 3.3.1. Chương trình 3.3.2. Thực hành trên phần mềm điều khiển 3.3.3. Nạp chương trình vào bộ KIT thực 6
- GT MTTCN 01-2015.docx ../../../../soft/offic2019/Product%20key%20office%202019.docx hành 3.4. Đếm Jonhshon 3.4.1. Chương trình 3.4.2. Thực hành trên phần mềm điều khiển 3.4.3. Nạp chương trình vào bộ KIT thực hành 3.5. Đếm vòng 3.5.1. Chương trình 3.5.2. Thực hành trên phần mềm điều khiển 3.5.3. Nạp chương trình vào bộ KIT thực hành Kiểm tra 1 1 2 Bài 2: Giao tiếp led 7 đoạn 12 3 9 1. Chương trình 1 1 2. Thực hành trên phần mềm điều khiển 5 1 4 3. Kết nối bộ KIT thực hành 6 1 5 3 Bài 3: Giao tiếp phím nhấn 9 2 6 1 1. Chương trình 0.5 0.5 2. Thực hành trên phần mềm điều khiển 3 1 2 3. Nạp chương trình vào bộ KIT thực hành 4.5 0.5 4 Kiểm tra 1 1 Cộng 45 15 28 2 7
- GT MTTCN 01-2015.docx ../../../../soft/offic2019/Product%20key%20office%202019.docx BÀI 1: GIAO TIẾP LED ĐƠN Mã bài: MĐ14-01 Giới thiệu: Bài này trình bày về phương pháp viết ngôn ngữ lập trình mô tả phần cứng để giao tiếp modul led đơn trên KIT thực hành. Mục tiêu: - Kiến thức: + Trình bày được cấu trúc các hàm sử dụng trong ngôn ngữ lập trình mô tả phần cứng đã được học trong giao tiếp led đơn. - Kỹ năng: + Viết được các chương trình điều khiển theo yêu cầu điều khiển led đơn. + Sử dụng được phần mềm dùng trong môn học. + Kết nối và điều khiển được KIT thực hành. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có sáng kiến, tìm tòi, khám phá trong quá trình học tập và công việc. + Có khả năng tự định hướng, chọn lựa phương pháp tiếp cận thích nghi với các bài học. + Có năng lực đánh giá kết quả học tập và nghiên cứu của mình. +Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn. Nội dùng chính: 1. Cổng logic 1.1. Các hàm sử dụng Các hàm logic cơ bản: NOT - AND – OR . Các hàm có ý nghĩa như sau: - “NOT” có chức năng làm cho tí hiệu ngõ ra đảo ngược trạng thái tín hiệu ngõ vào. - “AND” có chức năng đảm bảo khi điều kiện các ngõ vào được chấp nhận thì tín hiệu ngõ ra được chấp nhận. - “OR” có chức năng cho phép chỉ cần 1 trong các điều kiện các ngõ vào được chấp nhận thì tín hiệu ngõ ra được chấp nhận. Chương trình điều khiển X
- GT MTTCN 01-2015.docx ../../../../soft/offic2019/Product%20key%20office%202019.docx Khởi động phần mềm ISE WEB PACK Nhấp đúp vào biểu tượng của chương trình ISE webpack trên màn hình windows thì chương trình sẽ khởi động Biểu tượn shortcut phần mềm Sau khi khởi động phần mềm ta có giao diện như hình 1.2 sau Giao diện phần mềm sau khi khởi động Nếu là lần đầu tiên khởi động phần mềm, hãy bấm vào mục: “Show Tips at Starup” (vị trí số 1) để cửa số sổ này không xuất hiện ở nhưng lần khởi động tiếp theo. Sau đó bấm “OK” (vị trí số 2)để đóng cửa sổ này Hãy mở menu “File” và chọn mục “Close Project” để đóng lại chương trình hiện hành nếu có (vị trí số 3) của hình 1.2 và chọn theo trình tự như hình 1.3 Thao tác đóng các chương trình hiện hành Ta có giao diện mới như hình 1.4 9
- GT MTTCN 01-2015.docx ../../../../soft/offic2019/Product%20key%20office%202019.docx Giao diện phần mềm sau khi đóng các chương trình Soạn thảo chương trình: ta thực hiện các bước sau Tạo dự án mới: hãy vào menu lệnh “File” và chọn “New Project” như hình 1.5 Tạo một dự án mới Cửa sổ mới xuất, vì mỗi một Project thì có rất nhiều file do chương trình tạo ra nên để dễ quản lý thì ISE yêu cầu người lập trình phải nhập tên thư mục cho Project. 10
- GT MTTCN 01-2015.docx ../../../../soft/offic2019/Product%20key%20office%202019.docx Hãy bấm chọn chọn như hình 1.6 để chỉ đườn dẫn đến nơi muốn lưu trữ dự án mới. Chọn đườn dẫn lưu trữ dự án Tiếp tục chọn nơi cần lưu trữ, sau đó bấm “OK” như hình 1.7 Chọn nơi lưu trữ 11
- GT MTTCN 01-2015.docx ../../../../soft/offic2019/Product%20key%20office%202019.docx Ở mục “Name”, hãy nhập tên cho dự án. Khi đặt tên cho project thì nên đặt tên gần với yêu cầu của bài lập trình: Ví dụ ta lập trình bài logic cơ thì ta đặt tên như sau đó bấm “Next” như hình 1.8 Đặt tên cho dự án Thiết lập thông số Cửa sổ mới xuát hiện, ta thực hiện chọn các thông số Menu lựa chọn thông số cho project 12
- GT MTTCN 01-2015.docx ../../../../soft/offic2019/Product%20key%20office%202019.docx Bước 1: Chọn mục “Product Category”: dùng để chọn lĩnh vực ứng dụng. Bạn hãy chọn mục như trong menu “General Purpose”. Chọn product category cho dự án Bước 2: Chọn mục “Family” dùng để chọn các họ chip gồm các họ sau: Chọn chip tương ứng bộ KIT Trong mục chọn này có rất nhiều họ IC khác nhau về cấu trúc do hãng Xilinx sản xuất và phần mềm này cho phép lập trình các họ IC được liệt kê. Đối với mục này thì ta chọn chip ví dụ như sau: Chip “XC6SLX16” thuộc họ “SPARTAN6” Họ “SPARTAN6” là họ sử dụng nguồn cung cấp Vcc = 3.3V. Bước 3: Sau khi chọn mục “XC6SLX16” tương thích với họ IC đang thực hành thì bạn hãy chọn loại IC trong mục “Device” như sau: Mục Device chip tương ứng trên bộ KIT Do sử dụng IC XC6SLX16 nên bạn phải chọn IC có trong danh sách liệt kê như trong hình Chú ý: nếu bạn chọn sai linh kiện thì bạn không thể thực hiện việc gán chân linh kiện được và project của bạn sẽ không thể thực thi. Bước 4: Sau khi chọn loại IC xong thì trong mục “Package” sẽ liệt kê các dạng vỏ mà IC này có được do nhà chế tạo cung cấp, bạn phải chọn loại vỏ cho chip tương 13
- GT MTTCN 01-2015.docx ../../../../soft/offic2019/Product%20key%20office%202019.docx ứng trong mục “Package” tương thích với loại vỏ của IC mà bạn đang thực hành. Trong bộ thí nghiệm thực hành FPGA Spartan6 sử dụng loại chíp có vỏ mã là “CSG324” nên chọn như hình Chọn loại Package cho IC Bước 4: Chọn tốc độ cho mạch: cũng trên thân IC nhà chế tạo có ghi tốc độ làm việc của IC và bạn chọn cho đúng tốc độ như hình 1.14 Mục “Speed” dùng để chọn tốc độ làm việc Trong mục “Speed” có 3 thông số tương ứng với 3 cấp tốc độ khác nhau, thông số này chính là thời gian trể của tín hiệu được tính từ khi chip nhận 1 tín hiệu ở ngõ vào cho đến khi xuất hiện tín hiệu ở ngõ ra. Thông số này càng nhỏ càng tốt và giá thành của IC cũng tăng theo. Các mục còn lại chưa cần quan tâm đến và kết quả sau khi chọn như hình 1.15 Kết quả sau khi đã lựu chọn thông tin theo bộ KIT thực hành Bấm chọn next để hoàn thành quá trình thiết lập. Trên cửa sổ hình 1.16 hãy bấm “Finish” để kết thúc quá trình thiết lập 14
- GT MTTCN 01-2015.docx ../../../../soft/offic2019/Product%20key%20office%202019.docx Giao diện trước kết thúc quá tringh thiết lập thông số Tạo module viết chương trình Để chuyển sang cửa sổ lập trình, Trong Tab “Project” giao diện chương trình chính chọn “New Source…” như hình 1.17 Chọn tạo mới cửa sổ viết chương trình Có nhiều ngôn ngữ lập trình nhưng chúng ta thực tập với ngôn ngữ lập trình VHDL nên bạn hãy chọn mục “VHDL Module” như hình 1.18 Chọn kiểu lập trình cho Project là “VHDL Module” Sau đó đặt chuột vào mục “File Name” và nhập tên cho chương trình nguồn tuỳ ý ví dụ như “mach_conglogic”. Lưu ý: Nên đặt tên file theo chức năng của bài cần lập 15
- GT MTTCN 01-2015.docx ../../../../soft/offic2019/Product%20key%20office%202019.docx trình và sau mỗi tên nên có tên đuôi để phân biệt file lập trình và file mô phỏng. Cuối cùng bấm “Next”. Khai báo các chân tín hiệu vào, ra: Ta thực hiện nhập tên các ngõ vào ra ở cộ “Port name” và chọn loại địa chỉ vào “in” hay ra “out” tại cột “Direction” như hình Khai báo các ngõ vào ra Tiếp tục bấm “Finish” ở hình 1.20 Bảng tóm tắt project Nhập đoạn chương trình điều khiển Cửa sổ soạn thảo chương trình như hình 1.21 16
- GT MTTCN 01-2015.docx ../../../../soft/offic2019/Product%20key%20office%202019.docx Tổ chức của chương trình khi chưa có lệnh xử lý Hãy quan sát thân chương trình Vị trí số 1: hàng “use IEEE.STD_LOGIC_1164.ALL;” Các thành phần thư viện thì phần mềm tự khai báo sẵn. Vị trí số 2: Các địa chỉ vào ra đúng như ta đã khai báo. Vị trí số 3: Đoạn chương trình được soạn thảo từ sau từ khóa “Begin” và dừng lại trước từ khóa “end Behavioral”. Nhập chương trình Đến đây ta có thể bắt đầu tiến hành nhập các mã lệnh vào trong thân chương trình theo yêu cầu của Project, như hình 1.22 Chương trình mô tả chức năng cổng logic Biên dịch chương trình. Hãy lưu chương trình, sau đó tiến hành lựa chọn như hình 1.23. Biên dịch chương trình Tại vị trí 1: là tên của cửa sổ. Tại vị trí 2: bấm vào dấu “+” nếu chưa thấy “Check Syntax”. Tại vị chí 3: bấm chuột phải vào “Check Syntax” và chọn “Run” như vị trí số 4 Sau khi biên dịch hoàn thành, xuất hiện thông báo như hình 1.24 17
- GT MTTCN 01-2015.docx ../../../../soft/offic2019/Product%20key%20office%202019.docx Hiển thị dấu chek xanh cho thấy chương trình đúng cú pháp Ở hình 1.25 tTrong trường hợp có lỗi thì ISE thông báo cho bạn biết thông tin của lệnh bị sai cú pháp là lệnh ở gần dòng thứ 42 và có gợi ý cho bạn cách hiệu chỉnh cú pháp cho đúng Bthông báo lỗi cú pháp Sau khi hiệu chỉnh cú pháp, hãy save lại và tiến hành kiểm tra lỗi Nếu không xuất hiện lỗi thì cú pháp đã đúng. Gán các chân của dự án cho cho các chân của thiết bị lập trình Thực hiện việc gán chân các ngõ vào ra trong ứng dụng của bạn cho chip XC6SLX16 bằng cách trong mục “User Constraints”, chọn mục “I/O Pin Planning (PlanAhead)” và mở lệnh chuột phải, một menu hiện và hãy chọn RUN Khởi động chương trình gán chân Một thông báo yêu cầu lưu trữ file xuất hiện như hình 1.27. Hãy chọn “Yes” Thông báo yêu cầu lưu trữ file 18
- GT MTTCN 01-2015.docx ../../../../soft/offic2019/Product%20key%20office%202019.docx Tiếp tục bấm Close cho hình 1.28 Cửa sổ gán chân kèm bảng hướng dẫn sử dụng Sau khi đóng bảng hướng dẫn sử dụng, ta có giao diện cho phép gán chân như hình 1.29 Cửa sổ giao diện gán chân Trên cửa sổ giao diện này: Vị trí số 1: I/O ports là các chân vào ra đã được khái báo trong chương trình. Vị trí số 2: danh sách các chân. Bấm vào dấu “+” để liệt kê danh sách các chân như hình. Vị trí số 3: tại cột “Site” là nơi chọn chân gán cho các chân của IC. Vị tí số 4: bấm vào vị trí chân B, 1 lít các chân được trình bày, kéo thanh trượt để tìm chân cho B. Hãy chọn P18 Lưu ý: Các chân gán là do người thiết kế bộ thí nghiệm qui định thống nhất cho tất cả các ứng dụng để tiến trình thí nghiệm, kiểm tra, chỉnh sửa được thực hiện dễ dàng và các bạn thực hành nên theo đúng các trình tự đã đề ra. Tiếp tục cho đến khi gán chân hoàn tất như hình 1.30 Bảng gán chân hoàn tất Sau khi gán xong thì tiến hành lưu file và nhấn “Save” rồi thoát khỏi chương trình gán, trở về lại chương trình ISE để thực hiện các biên dịch còn lại. 19
- GT MTTCN 01-2015.docx ../../../../soft/offic2019/Product%20key%20office%202019.docx 1.3. Nạp chương trình vào bộ KIT thực hành Kết nối dây cáp vào máy tính. Cách thức nạp chương trình Tại của sổ “Design” (số 1), bấm chọn như vị trí số (2). Tiếp theo bấm đúp vào mục “Configure Target Device)”, sau đó nhấp chuột file vào “Generate Target PROM/ACE File” rồi chọn RUN Chọn chương trình nạp dữ liệu lên KIT Sau khi hoàn tất khởi động nạp như hình 1.32 Khởi động chương trình nạp Cửa sổ nạp chương trình Giao diện nạp chương trình 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Vi mạch số lập trình - Nghề: Điện tử công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng (Tổng cục Dạy nghề)
281 p | 761 | 227
-
GIÁO TRÌNH VI MẠCH SỐ KHẢ LẬP TRÌNH
124 p | 352 | 122
-
Giáo trình Vi điều khiển (Nghề: Tự động hoá - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2019)
76 p | 20 | 11
-
Giáo trình Vi mạch số lập trình - CĐ Nghề Công Nghiệp Hà Nội
321 p | 81 | 10
-
Giáo trình Vi điều khiển (Nghề: Tự động hoá - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
76 p | 14 | 10
-
Giáo trình Thực hành thiết kế vi mạch số với VHDL: Phần 1
182 p | 24 | 9
-
Giáo trình Vi mạch số lập trình - Trường Cao đẳng nghề Số 20
124 p | 9 | 7
-
Giáo trình Vi mạch số lập trình (Nghề: Điện tử công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
99 p | 17 | 7
-
Giáo trình Vi mạch số lập trình (Nghề: Điện tử công nghiệp - CĐ/TC): Phần 2 - Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp
189 p | 29 | 7
-
Thực hành Kỹ thuật số 1 (Tái bản lần thứ năm): Phần 2
76 p | 16 | 6
-
Giáo trình Vi mạch số lập trình (Nghề: Điện tử công nghiệp - CĐ/TC): Phần 1 - Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp
74 p | 43 | 5
-
Giáo trình Vi mạch số lập trình (Nghề: Điện tử công nghiệp) - CĐ Công nghiệp và Thương mại
125 p | 60 | 5
-
Giáo trình Kỹ thuật số (Ngành: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
168 p | 44 | 5
-
Giáo trình Vi mạch số lập trình (Nghề: Công nghệ kỹ thuật điện-điện tử - Trung cấp) - Trường Trung cấp Công nghệ và Du lịch Hà Nội
116 p | 23 | 5
-
Giáo trình Lập trình vi mạch số (Nghề: Điện tử công nghiệp): Phần 2 - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
222 p | 34 | 4
-
Giáo trình Lập trình vi mạch số (Nghề: Điện tử công nghiệp): Phần 1 - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
144 p | 45 | 4
-
Giáo trình Vi mạch số lập trình - Trường CĐ nghề Số 20
124 p | 7 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn