intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Xây dựng Đảng - ĐH Huế

Chia sẻ: Le Cong Hoan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:188

628
lượt xem
108
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình "Xây dựng Đảng” được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên Trung tâm Đào tạo Từ xa và sinh viên Đại học Huế về môn học “Xây dựng Đảng”. Nội dung cuốn sách được hoàn thành dựa trên cơ sở biên tập và bổ sung nội dung hai cuốn sách: “Xây dựng Đảng” - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Hà Nội-1995 và “Xây dựng Đảng”-Giáo trình Trung học Chính trị-Tài liệu lưu hành nội bộ-Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh-1997.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Xây dựng Đảng - ĐH Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA HOÀNG NGỌC VĨNH GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG ĐẢNG ̀ ̣ ̉ ̣ TAI LIÊU GIANG DAY LƯU HANH NÔI BỘ ̀ ̣ ̣ ́ ̣ ́ ̉ Chiu trach nhiêm xuât ban: PGS.TS VÕ DUY DÂN ̀ ̣ ̣ ̃ ́ ̃ Biên tâp nôi dung: TS NGUYÊN TIÊN DUNG Biên tâp mỹ thuât: HUNG PHONG ̣ ̣ ̀ Biên tâp kỹ thuât: HUNG PHONG ̣ ̣ ̀ Trinh bay bia: THU HƯƠNG ̀ ̀ ̀ HUẾ - 2003 1
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................. 2 Bài 1: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU CỦA BỘ MÔN XÂY DỰNG ĐẢNG............................................................................................ 3 BÀI 2: HỌC THUYẾT MÁC-LÊNIN ............................................................................ 8 VỀ CHÍNH ĐẢNG CÁCH MẠNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN................................8 BÀI 3: QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN .............................................. 21 VỀ ĐẢNG CẦM QUYỀN........................................................................................... 21 BÀI 4: NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ CỦA ĐẢNG....................................31 BÀI 5: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG..................................... 42 BÀI 6: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ..........................................................................53 TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG........................................................................................ 53 BÀI 7: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÃNH ĐẠO ......................................................66 CỦA CẤP ỦY ĐẢNG TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI........................................... 66 BÀI 8: XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT THỐNG NHẤT VỮNG CHẮC TRONG ĐẢNG ...................................................................................................................................79 BÀI 9: XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN...............................................................86 BÀI 10: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ....................................................................... 99 ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA............................................................ 99 BÀI 11: ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẦN CHÚNG CỦA ĐẢNG, TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VÀ QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN.......................................107 BÀI 12: CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG......................................................120 BÀI 13: CÔNG TÁC LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG............................................................131 BÀI 14: CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA ĐẢNG............................................................. 141 BÀI 15: PHONG CÁCH LÀM VIỆC ........................................................................ 152 CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO....................................................................................... 152 BÀI 16: NỘI DUNG, THỦ TỤC KIỂM TRA VÀ THI HÀNH KỶ LUẬT ĐẢNG CƠ SỞ .................................................................................................................................165 BÀI 17: NỘI DUNG và THỦ TỤC KẾT NẠP, QUẢN LÝ, THUYÊN CHUYỂN Đ ẢNG VIÊN........................................................................................................................ 176 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................187 LỜI NÓI ĐẦU Chúng tôi biên soạn cuốn “Giáo trình Xây dựng Đảng” nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên Trung tâm Đào tạo Từ xa và sinh viên Đ ại học Huế về môn học “Xây dựng Đảng”. Nội dung cuốn sách được hoàn thành dựa trên cơ sở biên tập và bổ sung nội dung hai cuốn sách: “Xây dựng Đảng” - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội - 1995 và “Xây dựng Đảng” - Giáo trình Trung học Chính trị - Tài liệu lưu hành nội bộ - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - 1997. 2
  3. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song không thể tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, đọc giả xa gần để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2003 Th.s Hoàng Ngọc Vĩnh Bài 1: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU CỦA BỘ MÔN XÂY DỰNG ĐẢNG I. Đối tượng nghiên cứu của bộ môn xây dựng Đảng. Xây dựng Đảng là một môn khoa học xã hội, là bộ phận không thể tách rời của học thuyết Mác-Lênin về Đảng cách mạng của giai cấp công nhân. Khoa học xây dựng Đảng ra đời và phát triển trên cơ sở lý luận Mác-Lênin, trên cơ sở tổng kết thực tiễn xây dựng Đảng của các Đảng Cộng sản và Công nhân. Xây dựng Đảng là khoa học về những quy luật về sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội; về những quy luật xây dựng nội bộ Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Nói cách khác, khoa học xây dựng Đảng nghiên cứu những quy luật và cơ chế xây dựng và hoạt động của Đảng làm cho Đảng ngày càng vững mạnh về phẩm chất, năng lực, trí tuệ và năng lực lãnh đạo, làm tròn vai trò đ ội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân, lãnh đạo xã hội phát triển toàn diện. Trong điều kiện có chính quyền, xây dựng Đảng là khoa học về những nguyên tắc và phương pháp lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị, về những nguyên tắc và phương pháp lãnh đạo của Đ ảng đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế, xã hôi, tư tưởng, văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Trong nội bộ Đảng thì đó là những nguyên lý về tư tưởng và tổ chức, những nguyên tắc, tiêu chuẩn sinh hoạt và những cơ chế để thực hiện những nguyên tắc, tiêu chuẩn đó. Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở lý luận của khoa học xây dựng Đảng. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Đảng, về xây dựng Đảng chiếm một vị trí quan trọng trong các tác phẩm của Mác, Ăngghen và Lênin. Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ, Đảng cách mạng của giai cấp công nhân phải được xây dựng trên cơ sở khoa học nghiêm túc, tức được xây dựng và hoạt động theo những quy luật khách quan. Những nguyên lý tư tưởng và tổ chức, những nguyên tắc lãnh đạo và các tiêu chuẩn 3
  4. sinh hoạt của Đảng đều mang tính khách quan. Tất cả đều bắt nguồn từ những đòi hỏi của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, của những nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng và trong từng thời kỳ cách mạng. Lênin đã phân tích một cách toàn diện những nguyên lý tư tưởng và tổ chức của một Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản. Lênin là người đầu tiên chỉ rõ sự cần thiết phải thành lập chính Đảng kiểu mới ở nước Nga. Với thiên tài đặc biệt, Lênin đã nhìn thấy sức mạnh của một tổ chức Đảng đối với quá trình cách mạng. Người nêu ra luận điểm nổi tiếng: “Hãy cho chúng tôi một tổ chức những người cách mạng, và chúng tôi sẽ đảo ngược cả nước Nga lên” 1. Chính Lênin đã đề ra lý luận về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân chống lại các lý luận phản động, xét lại, cơ hội chủ nghĩa về xây dựng Đảng. Từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, lợi dụng những khuyết điểm và sai lầm trong cải tổ, cải cách ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động khác luôn tập trung mũi nhọn tấn công vào vai trò lãnh đạo của các Đảng cầm quyền. Đặc biệt là các chiêu bài “dân chủ”, “đa nguyên” chúng đã lật đổ được chính quyền cách mạng, thủ tiêu được vai trò lãnh đ ạo c ủa Đ ảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Sự thất bại của các Đảng cầm quyền ở Liên Xô và Đông Âu không phải là do chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và học thuyết về Đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin nói riêng đã lỗi thời, mà là do sai lầm trong nhận thức của các Đảng đó khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin và có cả sự phản bội lại chủ nghĩa Mác-Lênin. Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trên 70 năm qua. Sự kiên định vững vàng của Đảng ta là điều kiện quyết định nhất cho mọi thắng lợi của cách mạng nước ta. Thực tiễn và lý luận xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong hơn 73 năm qua rất phong phú. Đi dôi với việc nghiên cứu những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin về xây dựng Đảng, Đảng ta coi trọng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và thực tiễn xây dựng Đảng đã được tổng kết trong các văn kiện của Đảng. II. Đặc điểm nghiên cứu và vị trí của bộ môn xây dựng Đảng. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhưng sự lãnh đạo của Đảng tiên phong là nhân tố đầu tiên quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng lãnh đạo toàn diện đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đối với mọi tổ chức trong hệ thống chính trị. 1 V.I Lênin toàn tập - tập 6 - Nxb Tiến bộ Matxcova 1975 - trang 162. 4
  5. Lãnh đạo vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Vì vậy việc trang bị cho cán bộ lãnh đạo những tri thức về Đảng, những kiến thức và những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng và về xây dựng Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả lãnh đạo chính trị của Đảng. Khoa học xây dựng Đảng có quan hệ hữu cơ với chủ nghĩa duy vật biện chứng, với kinh tế chính trị học, với khoa học Lịch sử Đảng, với Chủ nghĩa xã hội khoa học và với lịch sử phong trào công nhân và cộng sản quốc tế. “Điều cốt yếu để công cuộc đổi mới giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa và đi đến thành công là trong quá trình đổi mới Đảng phải kiên trì vận dụng sáng tạo chủ nghiã Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững vai trò lãnh đạo xã hội. Đảng phải tự đổi mới và chỉnh đốn, không ngừng nâng cao năng l ực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình” 2 Tư tưởng chỉ đạo trong các văn kiện của các Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam từ lần thứ VI đ ến XIX là phải nâng cao tính cách mạng và khoa học trong công tác xây dựng Đ ảng, phải coi trọng việc nghiên cứu, tổng kết lý luận về đảng cầm quyền. Việc nghiên cứu lý luận về xây dựng Đảng đòi hỏi phải gắn chặt lý luận với thực tiễn. Đó là thực tiễn cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc và thực tiễn xây dựng Đảng ta, đặc biệt là trong qua trình đổi mới từ sau Đại hội VII. Đó còn là những kinh nghiệm (cả thành công và thất bại) về cải tổ, cải cách ở các nước xã hội chủ nghĩa. Trong tình hình quốc tế hiện nay, khi chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, khi các thế lực thù địch đang tìm mọi thủ đoạn tấn công vào sự lãnh đạo của Đảng ta, hòng thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” thì việc nghiên cứu môn xây dựng Đảng càng cần được coi trọng, càng có ý nghĩa to lớn cả về lý luận, cả về thực tiễn đối với mọi cán bộ, đảng viên. Mục tiêu của bộ môn xây dựng Đảng là nhằm nâng cao chất lượng công tác cho cán bộ lãnh đạo chính trị, giúp cho cán bộ, đảng viên có khả năng nhận thức và giải quyết đúng đắn, kịp thời những vấn đề trước mắt, cũng như những vấn đề cơ bản đặt ra đối với sự lãnh đạo của Đảng và việc xây dựng nội bộ Đảng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Môn xây dựng Đảng còn giúp cho cán bộ, đảng viên của Đảng quán triệt và vận dụng những nguyên tắc, phương pháp lãnh đạo của Đảng và những tiêu chuẩn sinh hoạt Đảng trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền. III. Phương pháp nghiên cứu của bộ môn xây dựng Đảng. 2 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, nhà xuất bản Sự Thật , Hà Nội, 1991, tr 53. 5
  6. Phép biện chứng duy vật là phương pháp cơ bản của khoa học xây dựng Đảng. Vận dụng trung thành và khoa học phép biện chứng duy vật vào nghiên cứu khoa học xây dựng Đảng, nó cho phép: a. Trong nghiên cứu sâu sắc khoa học xây dựng Đảng, không rơi vào chủ quan duy ý chí, không rơi vào chủ nghĩa giáo điều, công thức, rập khuôn, máy móc và không rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm trong công tác Đảng. b. Có quan điểm lịch sử cụ thể đối với mọi quá trình và mọi hiện tượng, phân tích những quá trình, hiện tượng đó trong sự biến đổi và phát triển. c. Nhận thức được những quy luật lịch sử về sự ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản và vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng tăng lên trong tiến trinh xây ̀ dựng chủ nghĩa xã hội. d. Xác định được đúng đắn vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng với tư cách là đội tiên phong chính trị lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội và đối với sự phát triển của toàn xã hội. e. Xác định được mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các tổ chức trong cơ cấu xây dựng Đảng, hình thức và phương pháp xây dựng Đảng tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể, những nhiệm vụ của Đảng và những kinh nghiệm của Đảng đã tích lũy được. f. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng tăng lên trên tất cả mọi mặt, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế thị tr ường có s ự quản lý của Nhà nước và sự không ngừng hoàn thiện những hình thức của tổ chức Đảng cũng như những phương pháp lãnh đạo sinh động của Đảng đối với xã hội. g. Kết hợp đúng đắn tính cách mạng và tính khoa học của những nguyên tắc của Đảng đối với xã hội, của những nguyên tắc và tiêu chuẩn sinh hoạt Đảng. h. Xác định đúng được ý nghĩa của thành phần xã hội xuất thân và của hệ tư tưởng đối với bản chất giai cấp công nhân của Đảng, mối quan hệ của hai yếu tố đó trong công tác xây dựng nội bộ Đảng. i. Phép biện chứng mac-xít cho phép xem xét hoạt động của Đảng như một quá trình không ngừng phát triển cùng với quá trình phát triển của đời sống xã hội - một quá trình không ngừng phát triển mâu thuẫn, không ngừng đổi mới những hình thức hợp lý với nội dung. Cùng với sự phát triển của xã hội xã hội chủ nghĩa, bản thân Đảng - người lãnh đạo toàn xã hội - cũng phát triển trưởng thành, nội dung lãnh đạo các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng ngày càng phong phú. Đồng thời, cơ cấu, hình thức và những phương pháp công tác của Đảng cũng ngày càng được hoàn 6
  7. thiện. Nội dung, cơ cấu, cơ chế, hình thức xây dựng nội bộ Đảng cũng không ngừng phát triển. j. Ngoài phương pháp cơ bản chung trên đây, thực tiễn xây dựng Đảng đòi hỏi sử dụng một phương pháp khác gắn liền lý luận với thực tiễn xây dựng Đảng. Đó là phương pháp tổng kết điển hình tiên tiến. Các Đảng Cộng sản chân chính đều lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng của tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, đều dựa trên những nguyên tắc c ủa chủ nghĩa Mác-Lênin để lãnh đạo toàn xã hội, đều phải dựa trên những nguyên tắc và tiêu chuẩn Lêninnít về sinh hoạt Đảng để xây dựng nội bộ Đảng. Nhưng mỗi Đảng ra đời và hoạt động trong những điều kiện chính trị, lịch sử, kinh tế, xã hội,.. khác nhau, có những nhiệm vụ lịch sử khác nhau và có những đặc điểm riêng về nội bộ Đảng. Thực tiễn đó đòi hỏi tính sáng tạo cao trong việc vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng Đảng, cũng như những kinh nghiệm về xây dựng Đảng của các Đảng khác, cả kinh nghiệm thành công và kinh nghiệm không thành công. Đảng ta lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một nước mà nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, lại bị chiến tranh tàn phá lâu dài, nên việc sáng tạo đ ược mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đòi hỏi một quá trình tìm tòi, thử nghiệm công phu. Tình hình đó đòi hỏi phải đặc biệt coi trọng việc tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, coi trọng những sáng kiến từ cơ sở, coi trọng việc tổng kết những điển hình tiên tiến để bổ sung và phát triển lý luận về xây dựng Đ ảng. Đ ảng Cộng s ản chân chính là Đảng có lời nói đi đôi với việc làm, là Đảng nhạy cảm với cái mới, giải quyết được kịp thời và đúng đắn những vấn đề do cuộc sống đ ặt ra. Do đó, tổng kết điển hình tiên tiến là một phương pháp quan trọng để xây dựng Đảng, gắn lý luận với thực tiễn, khẳng định cái đúng, phê phán cái sai, góp phần sáng tạo lý luận, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. 7
  8. PHẦN 1 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG BÀI 2: HỌC THUYẾT MÁC-LÊNIN VỀ CHÍNH ĐẢNG CÁCH MẠNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN Học thuyết Mác-Lênin về chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân là một bộ phận cấu thành của chủ nghĩa xã hội khoa học - khoa học về cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, về cách mạng vô sản, về những quy luật chính tr ị-xã hội của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Học thuyết đó chỉ ra những quy luật về sự ra đời của Đảng, những nguyên tắc về xây dựng tư tưởng, tổ chức và hoạt động lãnh đạo chính trị của Đảng nhằm cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Học thuyết gắn liền với tên tuổi của Mác, Ăngghen, Lênin và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Quá trình đó gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể của cuộc đấu tranh cách mạng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. I. MÁC VÀ ĂNGGHEN BÀN VỀ CHÍNH ĐẢNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN 1. Quy luật ra đời của Đảng Cộng sản với tư cách là đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân. a) Giai cấp, đấu tranh giai cấp, chính Đảng và cách mạng xã hội. Xã hội loài người từ sau chế độ xã hội cộng sản nguyên thủy tới nay là xã hội có giai cấp. Các giai cấp có lợi ích khác nhau, do đó có mâu thuẫn về lợi ích. Đó là nguồn gốc cơ bản dẫn đến mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp. 8
  9. Đấu tranh giai cấp thoạt đầu là đấu tranh về quyền lợi kinh tế. Cuộc đ ấu tranh đó phát triển đến một trình độ nhất định thì chuyển hóa thành cuộc đ ấu tranh chính trị. Đấu tranh chính trị là cuộc đấu tranh biểu hiện tập trung nhất, bao quát nhất và mạnh mẽ nhất của đấu tranh giai cấp. Đó là cuộc đấu tranh dành quyền lực chính trị về tay một giai cấp. Cuộc đấu tranh này phát triển đến gioai đoạn cao thì cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể nổ ra. Cách mạng xã hội là đỉnh cao của cuộc đấu tranh chính trị mang mục đích giành quyền lực về tay giai cấp mình. Cuộc đấu tranh giai cấp phát triển đến một trình độ nào đó thì chính Đảng ra đời. Chính Đảng ra đời là một tất yếu lịch sử, là sản phẩm tự nhiên của cuộc đấu tranh giai cấp đạt đến trình độ đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất mọi hoạt động của giai cấp, nhằm hướng các nổ lực chung vào mục tiêu chống lại giai cấp đối lập cùng với nhà nước thống trị của giai cấp đó. Cuộc đấu tranh của các chính Đảng là sự biểu hiện hoàn chỉnh nhất, đầy đủ nhất và rõ rệt nhất của cuộc đ ấu tranh chính trị của giai cấp. Đảng là một tổ chức chính trị, là sản phẩm lịch sử tự nhiên của cuộc đ ấu tranh chính trị của một giai cấp, và chủ yếu, trước hết nó đại biểu cho quyền lợi của giai cấp đó. Bất kỳ một chính Đảng của một giai cấp nào cũng ra đời theo quy luật đó. Không có Đảng siêu giai cấp. Đảng bao giờ cũng mang tính chất của một giai cấp. Chính Đảng của giai cấp công nhân ra đời là một đòi hỏi tất yếu khách quan của cuộc đấu tranh giai cấp cần có lực lượng lãnh đạo giai cấp thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử thế giới của mình. Mục tiêu đấu tranh của Đảng Cộng sản không có gì khác là giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động thoát khỏi ách áp bức bóc lột, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, đưa dân tộc đến chế độ tự do ấm no và hạnh phúc nhất - xã hội cộng sản chủ nghĩa - mà giai đoạn đầu của nó là xã hội xã hội chủ nghĩa. Hiện nay nhiều học giả tư sản và bọn cơ hội xét lại hiện đại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang ra sức phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Họ bắt đầu từ sự phủ nhận vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và những thành quả cách mạng của nó. Hậu quả của sự sụp đổ ở Liên Xô và một số nước Đông Âu mà Đảng Cộng sản đã giành được chính quyền trước đây không phải vì bản thân chủ nghĩa xã hội khoa học mà vì các Đảng Cộng sản ở các nước ấy phạm sai lầm chủ quan duy ý chí, mà chủ yếu ở sự nhận thức và vận dụng nó một cách xơ cứng giáo điều; càng 9
  10. không phải ở chỗ giai cấp công nhân đã mất vai trò lịch sử thế giới của mình. Vai trò đó được quyết định trước hết và chủ yếu bởi vai trò của nó trong nền sản xuất xã hội và điều kiện lịch sử quy định một cách khách quan. Giai cấp công nhân đã và vẫn là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, song chúng ta cũng cần có một nhận thức mới về giai cấp công nhân hiện đại. Đó là giai cấp công nhân có khoa học, kỹ thuật, có trí tuệ, được tri thức hóa. Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. Phong trào công nhân các nước đều phải một thời kỳ đấu tranh tự phát. Phong trào tự phát đó không vượt quá giới hạn cao nhất của nó là chủ nghĩa công đoàn. Cho tới nay, công đoàn ở tất cả các nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu vẫn chỉ là những tổ chức nghề nghiệp của giai cấp công nhân được tổ chức ra nhằm bênh vực quyền lợi của giai cấp mình về mặt kinh tế trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản. Theo Lênin, cuộc đấu tranh của các công đoàn ở các nước tư bản chủ nghĩa là chỉ nhằm thay đổi một hình thức bóc lột này bằng một hình thức bóc lột khác. Chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ăngghen sáng lập và được Lênin làm phong phú cả về lý luận và thực tiễn. Chủ nghĩa xã hội khoa học khi chưa kết hợp với phong trào công nhân, thì về mặt tổ chức, sự phát triển cao nhất của nó cũng chỉ dẫn đến một sự ra đời của các hội truyền bá chủ nghĩa Mác. Về mặt lịch sử , nó ra đời sau phong trào công nhân, nhưng giữa chủ nghĩa xã hội khoa học và phong trào công nhân lại có chung nguồn gốc, đó là những quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa. Do quan hệ kinh tế này, nảy sinh cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân và từ đó phong trào công nhân ra đ ời. Mác và Ăngghen đã nghiên cứu những quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa mà phát hiện ra sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân và từ đó xây dựng nên lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội khoa học và phong trào công nhân lại sinh ra từ hai tiền đề khác nhau. Chủ nghĩa xã hội khoa học, một mặt là sản phẩm của việc nghiên cứu những quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa; mặt khác nó còn là kết quả khách quan, tất yếu của quá trình phát triển của những tư tưởng tiến bộ do loài người đã tạo ra từ đầu thế kỷ XIX: Triết học Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán Anh và Pháp. Phong trào công nhân ra đời từ tiền đề trực tiếp của cuộc đấu tranh hàng ngày của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản. Chỉ từ khi chủ nghĩa xã hội khhoa học xâm nhập và soi sáng vào phong trào công nhân, giai cấp công nhân mới thấy rõ bản chất bóc lột của nhà tư bản, thấy rõ 10
  11. sứ mệnh vẻ vang của mình. Và chỉ từ khi đó, giai cấp công nhân mới ý thức đ ược rằng, nó cần phải tự tổ chức ra chính Đảng độc lập của mình để lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp đi đến thắng lợi hoàn toàn. Từ khi có chủ nghĩa xã hội khoa học soi sáng, có chính Đảng cách mạng lãnh đạo, giai cấp công nhân mới chuy ển thành giai cấp tự giác, đi tiên phong trong cuộc đấu tranh giải phóng nhân loại khỏi ách áp bức và bóc lột, mới từ giai cấp tự mình trở thành giai cấp vì mình như Ăngghen đã nói. Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng Lao Động Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đ ầu năm 1930”3. Quá trình kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học và phong trào công nhân là một quá trình đấu tranh cách mạng, gay go, quyết liệt chống các trào lưu tư tưởng tư sản, cơ hội, vô chính phủ. Việc kết hợp đó phải được thể hiện một cách khoa học thì Đảng mới ra đời được. Có thể nói, chính Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân ngay từ khi ra đời đã mang bản chất cách mạng và khoa học. Những bản chất này được củng cố và phát triển đồng thời với quá trình xây dựng Đảng, cũng tức là quá trình tiếp tục thực hiện sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân để Đảng ngày càng phát triển, vững mạnh. 2. Những tư tưởng cơ bản của Mác và Ăngghen về chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân. Mác và Ăngghen là những người đầu tiên đã nêu lên những tư tưởng cơ bản về chính Đảng Cộng sản. Những tư tưởng đó bắt nguồn từ luận điểm khoa học về vai trò lịch sử thế giới của giai cấp công nhân với tư cách là người đào huy ệt chôn chủ nghĩa tư bản, sáng tạo ra xã hội mới không còn người bóc lột người: xã hội cộng sản, mà giai đoạn thấp của nó là chủ nghĩa xã hội. Những tư tưởng đó còn được rút ra từ sự phân tích một cách biện chứng những điều kiện lịch sử cụ thể của quá trình phát triển của xã hội loài người nói chung và giai cấp công nhân nói riêng. Mác và Ăngghen thảo ra “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” và sáng lập nên tổ chức cộng sản đầu tiên trên thế giới mang tên “Đồng minh những người c ộng sản”. Hai ông cũng tổ chức và lãnh đạo Quốc tế I, quốc tế đầu tiên c ủa giai c ấp công nhân. Sau khi Mác mất, Ăngghen đã tiếp tục sự nghiệp của Mác sáng lập và lãnh đạo Quốc tế II. 3 Hồ Chí Minh , Về xây dựng Đảng, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1981, Trang 126. 11
  12. Hai ông đã chỉ rõ rằng, giai cấp công nhân là giai cấp cách mạng nhất, tiên tiến nhất trong xã hội. Nhưng giai cấp công nhân chỉ có thể thực nhiện được sứ mệnh lịch sử của mình khi nó tự tổ chức ra được chính Đảng độc l ập của nó. Ăngghen viết: “Để cho giai cấp công nhân có đủ sức mạnh và có thể chiến thắng trong giờ phút quyết định thì điều cần thiết là Mác và tôi đã bảo vệ quan điểm này từ 1847: Phải tổ chức được một Đảng riêng biệt, tách khỏi tất cả các Đảng khác và đối lập với các Đảng đó, nhận thức rõ mình là Đảng của giai cấp”4. Khi chứng minh tính tất yếu của việc cần phải thành lập chính Đảng của giai cấp công nhân, Mác và Ăngghen đã chỉ ra rằng: đó là điều kiện tiên quyết đ ể bảo đảm cho cách mạng xã hội thu được thắng lợi và thực hiện đ ược mục đích cuối cùng của nó là tiêu diệt giai cấp. II. LÊNIN KẾ THỪA NHỮNG DI SẢN CỦA MÁC VÀ ĂNGGHEN SÁNG TẠO HỌC THUYẾT VỀ CHÍNH ĐẢNG KIỂU MỚI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, là thời kỳ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của phong trào công nhân quốc tế. Lúc này chủ nghĩa tư bản đã bước vào giai đoạn cao - giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Giai cấp tư sản đã trở thành l ực l ượng phản động, cản trở sự phát triển của xã hội. Tính phản động của nó đã bao trùm lên nhiều lĩnh vực của xã hội tư bản. Dựa vào những kết luận trong Bộ Tư Bản của Mác, Lênin đã phân tích một cách sâu sắc chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn mới và chỉ ra rằng, chủ nghĩa đế quốc là đêm trước của cách mạng xã hội chủ nghĩa, rằng trên thực tế đã có những điều kiện khách quan để lật đổ chế độ tư bản. Đồng thời trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân cũng đã lớn mạnh không ngừng về số lượng và chất lượng, về chính trị và tổ chức, ý thức giác ngộ được nâng cao. Những cuộc đấu tranh mạnh mẽ ở nhiều nước châu Âu đã chứng minh rằng, giai cấp công nhân hoàn toàn có khả năng đoàn kết xung quanh mình những người bị áp bức và bóc lột để lật đổ chế độ tư bản và xây dựng xã hội mới. Cách mạng vô sản đã trở thành một vấn đề thực tiễn trước mắt. Lênin đưa ra khẩu hiệu như một lời hiệu triệu: “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!”. Những điều kiện lịch sử mới đòi hỏi giai cấp công nhân phải có đường lối chiến lược, sách lược mới; đòi hỏi Đảng của nó phải là một đội tiên phong chính trị có khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh mới. Trong khi đó, các lãnh tụ của Quốc tế II đã xét lại chủ nghĩa Mác, biến các Đảng Dân chủ Xã hội thành các Đảng cải lương, thực hiện một chính sách đầu hàng giai cấp tư sản. Lênin đã đấu tranh không khoan 4 Các Mác - Ăngghen, toàn tập, tập 4, nhà xuất bản Chính trị, Matxcova 1978, trang 35 (Tiếng Nga). 12
  13. nhượng đối với quan điểm cơ hội, xét lại của họ và phát triển sáng tạo những luận điểm của Mác và Ăngghen về xây dựng Đảng, xây dựng nên học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Dựa trên những quan điểm của Lênin, Đảng Bônsêvich Nga đã ra đời năm 1903, và năm 1919 Quốc tế III - Quốc tế Cộng sản - được thành lập theo sáng kiến của Lênin. Quốc tế III đã đóng một vai trò to lớn đối với sự ra đời của hàng loạt các Đảng Cộng sản trên thế giới. Dưới đây là hệ thống những nguyên tắc cơ bản của Lênin về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Hệ thống những nguyên tắc cơ bản ấy có thể khái quát thành 8 điểm sau: 1. Chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. Chủ nghĩa Mác-Lênin là một hệ thống lý luận khoa học về cuộc cách mạng của giai cấp công nhân nhằm tự giải phóng mình, là kết quả của sự phát triển một cách khoa học những tư tưởng tiên tiến của xã hội loài người, thể hiện đúng đắn lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, đã chỉ ra cho giai cấp công nhân thấy rõ những phương hướng chính trị của tất cả các mặt hoạt động cần thiết trong cuộc đấu tranh để thực hiện sứ mệnh lịch sử thế giới của mình. Lênin đã chứng minh rằng, không có lý luận cách mạng sẽ không có phong trào cách mạng, và khi lý luận cách mạng đã thâm nhập vào quần chúng nhân dân thì nó sẽ trở thành sức mạnh vật chất to lớn. Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở khoa học của công tác xây dựng Đảng, là ngọn cờ đoàn kết những người cộng sản và là cơ sở để vạch ra cương lĩnh hành động, chiến lược và sách lược của cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo có ý nghĩa phát triển lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” 5. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam viết: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của dân tộc và của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan và 5 Hồ Chí Minh , Tuyển tập, Tập 1, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1980, Trang 176 - 177. 13
  14. thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, Đường lối cách mạng đúng đắn và phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân”6. Đó là nguồn gốc của những thắng lợi của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, Đảng cũng nhận thấy còn lạc hậu về lý luận, thể hiện trên cả hai mặt nhận thức và vận dụng các quy luật của chủ nghĩa xã hội như giáo điều, duy ý chí, giản đ ơn, nóng vội. Đảng đã nghiêm khắc tự phê bình và nhấn mạnh rằng, đổi mới tư duy là yêu cầu bức thiết của cuộc sống. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã chỉ ra rằng, cần phải “tổ chức tốt công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, nâng cao trình độ và năng lực vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, góp phần xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng, lý giải những vấn đề mới mà cuộc sống đặt ra. Đổi mới căn bản công tác giáo dục chính trị, lý luận”7. 2. Đảng Cộng sản là đội tiên phong chính trị có tổ chức và là đội ngũ có tổ chức chặt chẽ nhất, giác ngộ nhất của giai cấp công nhân. Đảng là một bộ phận của giai cấp công nhân, nhưng phải phân biệt Đảng với toàn bộ giai cấp. Theo Lênin, Đảng là đội tiên phong chính trị và là đội ngũ có tổ chức chặt chẽ, có giác ngộ nhất của giai cấp công nhân, Đảng là người đưa yếu tố tự giác nhất vào phong trào công nhân, là người định hướng chính trị và là người giáo dục, động viên, tổ chức cho quần chúng hành động cách mạng. Lênin chỉ ra rằng: “Không được lẫn lộn Đảng, tức là đội tiên phong của giai cấp công nhân, với toàn bộ giai cấp”8 Vai trò tiên phong của Đảng được thể hiện trước hết trên lĩnh vực lý luận. Lênin đã chỉ rõ: “Chỉ Đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò người chiến sỹ tiền phong”9. Đòi hỏi đầu tiên về tư cách người Đảng viên phải là giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, có trình độ nhất định về chủ nghĩa Mác-Lênin, nắm vững được đường lối chính sách của Đảng. Theo Lênin: “trong điều kiện có chính quyền, Đảng phải là trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại chúng ta”10. Vai trò tiên phong của Đảng còn được thể hiện về mặt tổ chức và sự hoạt động gương mẫu của người Đảng viên trong thực tiễn. Đảng phải được tổ chức chăt chẽ để bảo đảm là một đội ngũ thống nhất ý chí và hành động, có kỷ luật 6 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Sự THật, Hà Nội, 1991, trang 4. 7 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1991, Trang 95. 8 V.I. Lêni n, Toàn tập, Tập 8, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Matxcova, 1979, Trang 289. 9 Sdd, tập 6, 1978,32. 10 Sđ, tập 34, 1976, trang 122 14
  15. nghiêm minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người”11. Đảng là của giai cấp, nhưng không phải là toàn bộ giai cấp. Không được lẫn lộn giữa Đảng và giai cấp. Đảng chỉ thu hút vào đội ngũ của mình những người giác ngộ nhất, có ý thức tổ chức và kỷ luật cao nhất trong giai cấp công nhân và nhân dân lao động. 3. Khi có chính quyền, Đảng là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính tr ị của chủ nghĩa xã hội và là một bộ phận của hệ thống đó. Đảng là đội tiên phong giác ngộ có tổ chức chặt chẽ nhất của giai cấp, do đó, trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa chỉ có Đảng mới đủ phẩm chất chính trị và năng lực xứng đáng là người lãnh đạo. Lênin viết: “Chủ nghĩa Mác giáo dục Đảng công nhân, là giáo dục đội tiên phong của giai cấp vô sản, đội tiên phong này đủ sức nắm chính quyền và dẫn dắt toàn dân tiến lên chủ nghĩa xã hội, đủ sức lãnh đạo và tổ chức một chế độ mới, đủ sức làm thầy, làm người dẫn đường, làm lãnh tụ của tất cả những người lao động và những người bị bóc lột để giúp họ tổ chức đời sống xã hội của họ, mà không cần đến giai cấp tư sản và chống lại giai cấp tư sản”12. Lênin nhấn mạnh, về nguyên tắc, Đảng Cộng sản phải giữ vai trò lãnh đạo, đó là điều không còn phải nghi ngờ gì nữa. Trở thành Đảng cầm quyền, Đảng có quyền lãnh đạo, định hướng sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự lãnh đạo của Đ ảng là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công. Buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng là sai lầm về nguyên tắc, là thủ tiêu sức mạnh của Nhà nước và của cả hệ thống chính trị trong chủ nghĩa xã hội, là mở đường cho những phần tử phản động trở lại con đường tư bản chủ nghĩa. Hiện nay, chủ nghĩa cơ hội, xét lại hiện đại đang ra sức thổi phồng cái gọi là “đa nguyên”, “đa Đảng”, lợi dụng “con đường dân chủ” nhằm tiếm đoạt quyền lãnh đạo của các Đảng Cộng sản. Những sự kiện ở Đông Âu và Liên Xô trong thời gian qua đã chứng minh điều đó. Đảng lãnh đạo về chính trị trên mọi mặt hoạt động của Nhà nước và các tổ chức quần chúng bằng đường lối và các chính sách của Đảng. Thông qua các tổ chức Đảng cùng với đội ngũ cán bộ, Đảng viên hoạt động trong các cơ quan Nhà nước và trong các tổ chức quần chúng, mà mọi định hướng chính trị, đường lối, chủ trương của Đảng được cụ thể hóa thành những chính sách, những quy định pháp lý. Đảng ý thức rõ rằng, trong xã hội xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đạo của Đảng luôn luôn 11 Hồ Chí Minh, Tuyển tập, Tập 1, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1980, Trang 445. 12 V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 33, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Matxcova, 1976, Trang 33. 15
  16. gắn liền với việc phát huy hiệu lực quản lý của Nhà nước và vai trò của các tổ chức quần chúng. Đảng phê phan thói chuyên quyền, độc đoán, bao biện, làm thay ́ công việc của Nhà nước và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị xã hội. Đồng thời, Đảng cũng lên án sự buông lỏng, xem nhẹ vai trò lãnh đạo của Đảng. 4. Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng tổ chức sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Đảng là một liên minh tự nguyện của những người cùng chung lý tưởng và lợi ích cơ bản của những đại biểu ưu tú nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Thực hiện dân chủ là nhằm phát huy cao nhất trí tuệ và mọi khả năng sáng tạo của những chiến sỹ tiên phong trong Đảng. Đó là điều kiện cơ bản đảm bảo cho Đảng có trí tuệ cao nhất để làm tròn được vai trò người lãnh đạo toàn xã hội. Đảng còn là một tổ chức chiến đấu. Dân chủ trong Đảng phải có sự chỉ đạo của tập trung để đảm bảo sự thống nhất ý chí và hành động trong Đảng. Tập trung là quyền lực của tập thể giao cho những người lãnh đạo để thực hiện ý chí của đa số. Tập trung dân chủ hoàn toàn đối lập với chuyên quy ền độc đoán, vô chính phủ. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng được thực hiện, vận dụng phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của cuộc đấu tranh giai cấp, với điều kiện hoạt động và vị trí của Đảng trong đời sống xã hội. Thiếu sự chỉ đ ạo tập trung, dân chủ có thể trở thành vô chính phủ. Coi nhẹ dân chủ là phá hoại tính tập thể lãnh đạo và sẽ dẫn đến tình trạng tập trung quan liêu, chuyên quyền, độc đoán. Buông lỏng tập trung sẽ rơi vào tình trạng vô chính phủ, cục bộ, địa phương chủ nghĩa, phá hoại sự thống nhất và làm giảm sức chiến đấu của Đảng. Trong điều kiện Đảng nắm chính quyền, nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng phải được thực hiện trong bộ máy Nhà nước nhằm bảo đảm xây dựng được một cơ chế quản lý tập trung và phân cấp hợp lý giữa trung ương và địa phương, cấp trên và cấp dưới; bảo đảm xây dựng được chế độ trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi tổ chức và mỗi cá nhân, giữ vững được nguyên tắc tập thể lãnh đạo đi đôi với phân công trách nhiệm cá nhân phụ trách rõ ràng. Tập trung dân chủ là nguyên tắc chỉ đạo trong xây dựng tổ chức và hoạt động của Đảng. Những nội dung cơ bản của nguyên tắc này được phản ánh sâu sắc trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyên tắc tập trung dân chủ kết hợp hữu cơ giữa tập trung và dân chủ; tập trung phải trên cơ sở dân chủ và dân chủ phải dưới sự chỉ đạo của tập trung. Đảng ta kiên quyết phản đối việc phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ. Sự phủ nhận đó không tránh khỏi tạo nên sự lỏng lẻo về kỷ luật, rạn nứt về tổ chức trong Đảng. Đảng coi tập trung dân chủ “là nguyên tắc tổ chức cơ bản, phân 16
  17. biệt chính Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, Đảng cách mạng chân chính, với các Đảng khác. Phủ nhận nguyên tắc này là phủ nhận Đảng Cộng sản từ bản chất”13. Kinh nghiệm lịch sử phong trào công nhân trên thế giới trước đây, ở Liên Xô và Đông Âu vừa qua đều cho thấy những kẻ phản bội Đảng đều phá Đảng bắt đầu từ việc tìm mọi cách phủ nhận nguyên tắc này. 5. Đảng là một khối thống nhất về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng. Đoàn kết thống nhất là quy luật trưởng thành của Đảng. Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bắt nguồn từ bản chất của giai cấp vô sản, từ sự kết cấu chặt chẽ của Đảng. Đảng chỉ thu nhận vào đội ngũ của mình những đại biểu ưu tú của giai cấp vô sản tự nguyện xin gia nhập Đảng. Đó là những người có cùng lý tưởng, mục đích và lợi ích. Trong nhiều tác phẩm của mình, Lênin đã lý giải một cách toàn diện, sâu sắc tính tất yếu và tầm quan trọng đặc biệt của sự thống nhất trong đội ngũ Đ ảng. Theo Lênin, muốn đưa cách mạng đến thắng lợi, Đảng “phải có một sự thống nhất ý chí hết sức chặt chẽ, tuyệt đối” 14. Đồng thời Người chỉ rõ, đó là nguồn gốc sức mạnh chủ yếu, vô địch và vô tận của Đảng, là điều kiện để đoàn kết giai cấp. Người coi mục tiêu của công tác xây dựng và củng cố Đảng là nhằm xây dựng và củng cố sự thống nhất đội ngũ Đảng. Trong điều kiện có chính quyền, Lênin đặc biệt quan tâm đến sự thống nhất của Đảng. Thực tế ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã chứng tỏ sự thống nhất đội ngũ Đảng là nguồn gốc của mọi thắng lợi, là nhân tố để đoàn kết toàn dân, quyết định sự vững mạnh của Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nền tảng chính tr ị, xã hội của nó. Lênin còn chỉ rõ, khi đã có chính quyền, nếu để xảy ra chia rẽ thì không chỉ là nguy hiểm mà còn là cực kỳ nguy hiểm nếu Đảng đó lại nắm chính quyền ở một nước mà giai cấp công nhân chiếm một tỷ lệ nhỏ bé trong dân cư15. Để đảm bảo sự thống nhất trong Đảng luôn luôn được củng cố và phát triển, Đảng cần phải thường xuyên và nghiêm chỉnh thực hiện tự phê bình và phê bình. Lênin chỉ ra rằng: “Thái độ của một chính Đảng trước những sai l ầm c ủa mình là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất và chắc chắn nhất đ ể xem xét Đảng ấy có nghiêm túc không và có thực sự làm tròn nghĩa vụ của mình đối với giai cấp mình và đối với quần chúng lao động không. Công khai thừa nhận sai l ầm, tìm ra nguyên nhân sai lầm, phân tích hoàn cảnh đã đẻ ra sai lầm, nghiên cứu cẩn thận những biện pháp để sửa chữa sai lầm ấy, đó là dấu hiệu chứng tỏ một Đảng 13 Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VII, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1991, Trang 130. 14 V.I. Lênin, Toàn tập, Tập 36, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Matxcova, 1978, Trang 245. 15 Xem sách đã dẫn, Tập 42, Trang 336. 17
  18. nghiêm túc, đó là Đảng làm tròn những nghĩa vụ của mình, đó là giáo dục và huấn luyện giai cấp, rồi đến quần chúng”16. Tự phê bình và phê bình là biện pháp quan trọng nâng cao trí tuệ, phát hiện và giải quyết những mâu thuẫn trong Đảng. Tự phê bình và phê bình đòi hỏi phải có tính Đảng, tính nguyên tắc cao, phải đảm bảo tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, nâng cao được mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng và quần chúng. Tự phê bình và phê bình là một nội dung thường xuyên của sinh hoạt Đảng. Đảng ta đã trải qua nhiều thời kỳ đấu tranh cách mạng và trong bất kỳ một thời kỳ nào, Đảng cũng luôn luôn coi trọng xây dựng khối đoàn kết thống nhất của Đảng. Hồ Chí Minh dạy: “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”17. Đảng ta rất coi trọng việc xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Đảng và thường xuyên, nghiêm chỉnh thực hiện tự phê bình và phê bình. Trong điều kiện có chính quyền, Đảng đặc biệt chăm lo xây dựng khối đoàn kết thống nhất và coi đó là cơ sở để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Đảng trong điều kiện mới. Đ ảng kiên quyết ngăn chặn và phê phán nghiêm khắc những hiện tượng như: đàn áp, trù dập người phê bình, chủ nghĩa thành tích, che dấu khuyết điểm, coi tự phê bình và phê bình là dịp để đả kích lẫn nhau, đi đến chia rẽ, bè phái trong Đảng. 6. Đảng gắn bó chặt chẽ với quần chúng, kiên quyết đấu tranh để ngăn ngừa và khắc phục bệnh quan liêu, xa rời quần chúng. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Đảng là một tổ chức tự nguyện, đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng quần chúng khỏi ách áp bức bóc lột. Quần chúng cần có Đảng với tư cách là người lãnh đạo họ trong cuộc đấu tranh ấy. Nếu không có sự đồng tình và ủng hộ của quần chúng thì mọi chủ trương, đường lối của Đảng không trở thành hiện thực. Xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là một sự nghiệp hoàn toàn mới mẻ và vô cùng khó khăn. Sự nghiệp đó chỉ có thể thành công nếu Đảng tổ chức và phát huy được tính sáng tạo, cách mạng của quần chúng. Lênin chỉ ra rằng, những người cộng sản chỉ như những giọt nước trong đại dương nhân dân mênh mông và chỉ riêng với bàn tay những người cộng sản thì không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Tính sáng tạo linh động của quần chúng, đó là nhân tố cơ bản của xã hội mới. Chủ nghĩa xã hội không phải là kết quả của những sắc lệnh từ trên ban xuống. Tính chất máy móc, hành chính và quan liêu không dung hợp được với tinh thần của chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa xã hội sinh động, sáng tạo là sự nghiệp của bản thân quần chúng nhân dân. 16 V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 41, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Matxcova, 1978, Trang 51. 17 Hồ Chí Minh, Về xây dựng Đảng, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1981, Trang 183. 18
  19. Khi Đảng Bônsevich Nga đã có chính quyền, Lênin thường nhấn mạnh rằng, sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ mối liên hệ mật thiết với quần chúng, từ sự đồng tình và ủng hộ của quần chúng đối với Đảng. Thiếu điều kiện đó không những không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, mà còn có thể dẫn đến mất chính quyền. Kinh nghiệm ở một số nước Đông Âu và Liên Xô vừa qua đã chứng minh luận điểm đó. Khi đã có chính quyền, Đảng có nhiều điều kiện mới, công cụ mới rất thuận lợi cho việc tăng cường mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng; đồng thời trong Đảng cũng dễ nảy sinh bệnh quan liêu, mệnh lệnh làm cho một bộ phận cán bộ, Đảng viên thiếu rèn luyện có thể rơi vào tình trạng thoái hóa, biến chất, xa rời quần chúng. Lênin coi đó là một trong những nguy cơ mà Đảng cầm quyền cần chú ý đề phòng, khắc phục. Từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam, Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ VII của Đảng ta đã khẳng định: “Trong điều kiện lãnh đạo chính quyền, Đảng đặc biệt coi trọng đổi mới công tác quần chúng của Đảng theo quan điểm: cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời nhân dân, làm suy yếu sức mạnh của Đảng, của cách mạng sẽ đưa đến những tổn thất không lường được đối với vận mệnh của đát nước”18. 7. Đảng phải tích cực kết nạp những đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vào Đảng, phải thường xuyên đưa những người không đủ tiêu chuẩn và những phần tử cơ hội ra khỏi Đảng. Đảng là đội tiên phong của giai cấp. Đảng chỉ có thể làm tròn vai trò ấy nếu trong Đảng chỉ bao gồm những chiến sỹ tiên phong. Tích cực kết nạp những đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vào Đảng là biện pháp quan trọng để cải thiện thành phần, chất lượng của Đảng là điều kiện vô cùng trọng yếu để nâng cao uy tín và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng. Ở mỗi thời kỳ của cách mạng, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đều không tránh khỏi có một số người không còn giữ được vai trò tiên phong. Có người do trình độ nhận thức, năng lực hoạt động thực tiễn, có người do không kiên đ ịnh về chính trị, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, thoái hóa, biến chất trở thành những kẻ quan liêu, tham nhũng, ức hiếp quần chúng... Đặc biệt là trong điều kiện Đảng có chính quyền không tránh khỏi có những phần tử cơ hội tìm mọi cách luồn lọt chui vào Đảng với mưu đồ đặc quyền, đặc lợi, phá hoại sự thống nhất đội ngũ Đ ảng, làm niềm tin của quần chúng đối với Đảng bị giảm sút. Từ thực tiễn của Đảng Cộng 18 Báo cáo xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng, nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1991, Trang 20. 19
  20. sản (B) Nga sau những năm có chính quyền, trước khi qua đời, Lênin đã nhấn mạnh rằng: “Phải đuổi ra khỏi Đảng những kẻ gian giảo, những Đảng viên cộng sản đã quan liêu hóa, không trung thực, nhu nhược...”19. Để đội ngũ của Đảng luôn luôn trong sạch, chỉ bao gồm những chiến sỹ tiên phong được quần chúng tin yêu thì Đảng phải thường xuyên đưa những người không đủ tiêu chuẩn và những phần tử cơ hội ra khỏi Đảng. Đó là một biện pháp đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã ý thức rõ điều đó nên từ ngày thành l ập đ ến nay, nhất là từ khi có chính quyền, Đảng đã thực hiện nhiều hình thức khác nhau nhằm chỉnh đốn đội ngũ Đảng. Tình hình một số Đảng ở Liên Xô và Đông Âu vừa qua cho phép chúng ta có thể rút ra kết luận rằng: Khi đội ngũ của Đảng có nhiều Đảng viên không còn giữ được vai trò tiên phong và có nhiều phần tử cơ hội thì khi gặp những biến cố của lịch sử, Đảng khó có thể giữ vững được vai trò lãnh đạo của mình. Chất lượng chứ không phải số lượng đội ngũ Đảng viên là y ếu tố c ơ bản quyết định sức mạnh của Đảng. 8. Tính quốc tế của Đảng. Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân là bản chất của Đảng cộng sản. Bản chất đó bắt nguồn từ vai trò, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân. Tính chất quốc tế của Đảng thể hiện trước hết ở chỗ Đảng được tổ chức và hoạt động theo những nguyên lý của học thuyết Mác-Lênin về Đảng, ở đường lối chiến lược, sách lược đối nội và đối ngoại của Đảng, ở chỗ Đảng luôn luôn quan tâm giáo dục đội ngũ Đảng viên và nhân dân lao động chủ nghĩa quốc tế vô sản. Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng. Đảng kiên quyết chống mọi khuynh hướng vô vanh nước lớn hoặc chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. III. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA HỌC THUYẾT MÁC-LÊNIN VỀ CHÍNH ĐẢNG CÁCH MẠNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN Học thuyết Mác-Lênin về chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân, cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác-Lênin với thuộc tính cách mạng và khoa học của nó đoi hỏi các chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân phải xuất phát từ điều ̀ kiện cụ thể của dân tộc, giai cấp, thực tiễn chính trị và xã hội của đ ất nước mình mà vận dụng sáng tạo. Kinh nghiệm của lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã chứng minh rằng, học thuyết Mác-Lênin về Đảng cộng sản đến nay vẫn có giá trị to lớn. 19 V.I. Lênin, Toàn tập, Tập 44, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Matxova, 1978, Trang 154. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1