BIỂU HIỆN RỐI LOẠN CỦA TRẺ TỰ KỶ<br />
TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT Ở THÀNH PHỐ HUẾ<br />
NGUYỄN THỊ NGỌC NHI<br />
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br />
NGUYỄN QUANG UẨN<br />
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt: Trẻ tự kỷ tại các cơ sở giáo dục đặc biệt ở Thành phố Huế hiện nay<br />
có tỷ lệ rối loạn nặng cao, thể hiện rõ ở lĩnh vực giao tiếp và khả năng quan<br />
hệ xã hội. Cho đến nay, ở các cơ sở này vẫn chưa chẩn đoán, xác định được<br />
mức độ và biểu hiện rối loạn cụ thể của các lĩnh vực mà trẻ tự kỷ đang mắc<br />
phải nên việc xây dựng kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ còn chưa phù hợp<br />
và thiếu tính khả thi. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu kết quả nghiên<br />
cứu, chẩn đoán, đánh giá mức độ những biểu hiện rối loạn của trẻ tự kỉ tại<br />
các cơ sở giáo dục đặc biệt ở Thành phố Huế, làm cơ sở để xây dựng kế<br />
hoạch giáo dục phù hợp và hiệu quả.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển lan tỏa/rối loạn phát triển theo diện rộng<br />
(Pervasive Developmental Desorder/PDD), gây nên những hạn chế cơ bản về các mặt:<br />
quan hệ xã hội, giao tiếp và hành vi, sở thích, làm cho trẻ mắc hội chứng này gặp khó<br />
khăn trong khả năng thiết lập quan hệ xã hội và phản ứng phù hợp, tự nhiên trước hoàn<br />
cảnh sống hàng ngày [1], [2]. Với những trẻ tự kỷ ở mức độ nặng, khả năng và cơ hội<br />
hòa nhập cộng đồng là rất ít. Việc phát hiện, chẩn đoán và can thiệp sớm một cách hợp<br />
lý và lâu dài sẽ làm giảm ảnh hưởng của rối loạn tự kỷ đến sự phát triển, giúp trẻ hiện<br />
thực hóa các khả năng tiềm tàng của mình và có cơ hội hòa nhập vào cuộc sống.<br />
Tại các cơ sở giáo dục đặc biệt (CSGDĐB) ở Thành phố Huế hiện nay, cùng với trẻ có<br />
các dạng khuyết tật khác, trẻ tự kỷ đang được can thiệp và hỗ trợ giáo dục theo nhiều hình<br />
thức khác nhau. Tuy nhiên, việc thiếu vắng các kế hoạch giáo dục cá nhân được xây dựng<br />
dựa trên sự đánh giá khách quan và khoa học về mức độ khuyết tật, các dạng rối loạn cụ<br />
thể của trẻ đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục. Vì<br />
vậy, việc nghiên cứu, xác định rõ biểu hiện rối loạn của trẻ tự kỷ tại các CSGDĐB ở<br />
Thành phố Huế, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân phù hợp là một công<br />
việc cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình can thiệp, hỗ trợ cho trẻ tự kỷ.<br />
2. BIỂU HIỆN RỐI LOẠN TỰ KỶ CỦA TRẺ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẶC<br />
BIỆT Ở THÀNH PHỐ HUẾ<br />
Để nghiên cứu, chẩn đoán, đánh giá mức độ rối loạn tự kỷ của trẻ tại các CSGDĐB ở<br />
Thành phố Huế, chúng tôi đã sử dụng Thang lượng giá hội chứng tự kỷ ở trẻ em<br />
(Children Autistic Rating Scale - CARS), phối hợp với các quan sát trên 15 trẻ độ tuổi<br />
từ 3-6 đã được chẩn đoán là tự kỷ đang theo học hoặc tham gia chương trình can thiệp<br />
sớm tại Trường Chuyên biệt Tương Lai (56 Lâm Hoằng, Huế) và Trung tâm Bretage<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(20)/2011: tr. 126-133<br />
<br />
BIỂU HIỆN RỐI LOẠN CỦA TRẺ TỰ KỶ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT...<br />
<br />
127<br />
<br />
(16 kiệt 6 Tam Thai, Huế) dưới sự quản lý của Văn phòng Tư vấn di truyền và Hỗ trợ<br />
trẻ khuyết tật của Đại học Y khoa Huế. Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành điều tra bằng<br />
anket, phỏng vấn cha mẹ, giáo viên, nhà quản lý các CSGD để tìm hiểu biểu hiện rối<br />
loạn ở các trẻ tự kỷ, phân loại tự kỷ và những nội dung liên quan đến quá trình chăm<br />
sóc, hỗ trợ giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình và CSGD. Kết quả nghiên cứu như sau:<br />
2.1. Mức độ tự kỷ của trẻ tại các CSGDĐB ở TP Huế<br />
Theo kết quả chẩn đoán bằng thang đo CARS, 15 trẻ trong phạm vi nghiên cứu đều<br />
thuộc dạng tự kỷ điển hình, không có các hội chứng khác trong phổ tự kỷ (Asperger,<br />
Rett hay rối loạn bất hòa nhập tuổi ấu thơ...). Trong đó có 06 trẻ rối loạn tự kỷ ở mức<br />
nhẹ - vừa (mức điểm từ 33,5-36), 09 trẻ còn lại ở mức nặng (từ 38,5-51 điểm). Tỷ lệ trẻ<br />
em nam mắc chứng tự kỷ nhiều hơn trẻ em nữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 13/15<br />
trẻ được nghiên cứu là trẻ nam (chiếm 80%) và 2 trẻ nữ (chiếm 20%).<br />
Kết quả chẩn đoán, đánh giá trên cho thấy tỷ lệ trẻ tự kỷ ở mức độ nặng cao. Nguyên<br />
nhân của thực tế này là do trẻ tự kỷ không được phát hiện và chẩn đoán sớm, chưa được<br />
can thiệp, hỗ trợ kịp thời, thiếu tính khoa học và không bền vững. Điều này gây nên khó<br />
khăn cho công tác hỗ trợ giáo dục cũng như khả năng hòa nhập cộng đồng ở trẻ.<br />
2.2. Biểu hiện rối loạn tự kỷ của trẻ tại các CSGDĐB ở Thành phố Huế<br />
Những biểu hiện rối loạn điển hình của trẻ tự kỷ được nghiên cứu trên 3 lĩnh vực: quan<br />
hệ - tương tác xã hội, ngôn ngữ - giao tiếp và sở thích, hành vi. Từ kết quả điều tra bằng<br />
anket về mức độ biểu hiện rối loạn tự kỷ ở các lĩnh vực nêu trên dành cho cha mẹ trẻ và<br />
giáo viên cho thấy:<br />
2.2.1. Lĩnh vực quan hệ - tương tác xã hội<br />
Những rối loạn trong lĩnh vực này thể hiện ở nhu cầu và khả năng thiết lập quan hệ xã<br />
hội và khả năng tương tác cảm xúc với người khác.<br />
- Về Nhu cầu và khả năng thiết lập mối quan hệ xã hội, kết quả đánh giá thể hiện ở<br />
bảng sau.<br />
Bảng 1. Kết quả đánh giá nhu cầu và khả năng thiết lập quan hệ xã hội của trẻ tự kỷ<br />
Stt<br />
<br />
Nhu cầu và khả năng thiết lập mối quan hệ qua lại với người<br />
khác<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
Thứ<br />
bậc<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
Khả năng đáp trả khi có người hỏi chuyện<br />
Khả năng tiếp xúc bằng mắt<br />
Khả năng hiểu và thực hiện yêu cầu phù hợp<br />
Khả năng sử dụng ngôn ngữ cử chỉ trong mối quan hệ tương tác<br />
với người khác<br />
Nhu cầu và khả năng thiết lập mối quan hệ với người lớn (cô<br />
giáo/bố mẹ)<br />
Nhu cầu và khả năng thiết lập mối quan hệ với bạn/anh chị em<br />
<br />
2,20<br />
2,00<br />
2,04<br />
1,80<br />
<br />
0,45<br />
0,39<br />
0,48<br />
0,48<br />
<br />
2<br />
5<br />
4<br />
6<br />
<br />
2,10<br />
<br />
0,36<br />
<br />
3<br />
<br />
2,38<br />
2,09<br />
<br />
0,55<br />
0,36<br />
<br />
1<br />
<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
Chung ( X )<br />
Ghi chú: X : Giá trị trung bình; SD: Độ lệch chuẩn<br />
<br />
128<br />
<br />
NGUYỄN THỊ NGỌC NHI – NGUYỄN QUANG UẨN<br />
<br />
Khó khăn nhiều nhất mà các trẻ gặp phải là khả năng và nhu cầu thiết lập mối quan hệ<br />
với bạn, anh chị em đồng lứa ( X = 2.38). Theo ý kiến của cha mẹ và giáo viên: chỉ 1/15<br />
trẻ thích và biết chơi trong nhóm bạn, số trẻ thường xuyên chơi một mình, không biết<br />
chơi cùng nhóm bạn chiếm 4/15 trẻ. Nhu cầu này cũng thể hiện rõ trong mối quan hệ<br />
với người lớn (kể cả bố mẹ trẻ): phần lớn trẻ thường xuyên không để ý đến sự hiện diện<br />
của người lớn (8/15 trẻ), chỉ 2/15 số trẻ thường xuyên có nhu cầu và khả năng tạo quan<br />
hệ với người lớn nhưng chủ yếu trẻ thích được người lớn gần gũi, chiều chuộng hơn là<br />
biết chia sẻ, đặt câu hỏi với họ… Nhu cầu quan hệ với người lớn ở trẻ thể hiện tốt và<br />
thường xuyên hơn với bạn bè, anh chị em do trẻ phải cần đến người lớn trong việc đáp<br />
ứng các nhu cầu trợ giúp.<br />
Khả năng đáp trả khi tiếp xúc, trò chuyện với người khác cũng gặp khó khăn lớn, ở mức<br />
thường xuyên: chỉ 1/15 trẻ biết đáp trả phù hợp, đa số trẻ hầu như không phản ứng, bất<br />
động (6/15 trẻ), số trẻ khác biết phản ứng đáp lại sau một thời gian. Bởi thường trẻ tự<br />
kỷ không có ngôn ngữ và hạn chế trong việc nắm bắt các quy tắc xã hội. Điều này ảnh<br />
hưởng đến chất lượng cũng như số lượng các quan hệ của trẻ với người khác. Biểu hiện<br />
ít gặp khó khăn nhất khả năng sử dụng ngôn ngữ cử chỉ nói chung và khả năng tiếp xúc<br />
mắt nói riêng trong quá trình tương tác ( X từ 1,8 đến 2,0 điểm). Mối liên kết giữa trẻ<br />
với người khác chủ yếu diễn ra bằng con đường sử dụng ngôn ngữ cử chỉ. Trong quá<br />
trình tương tác, người lớn cố gắng đoán và hiểu ra những mong muốn của trẻ thông qua<br />
các cử chỉ thay vì bằng ngôn ngữ - nhất là ở trẻ không nói được. Dù vậy, đa số trẻ<br />
thường xuyên chưa biết sử dụng các hành vi cử chỉ để tương tác với người khác (8/15<br />
trẻ), khi tiếp xúc trẻ thường nhìn chỗ khác, tránh nhìn thẳng. Khả năng hiểu và thực<br />
hiện yêu cầu phù hợp được đánh giá khó khăn ở mức trung bình so với các biểu hiện<br />
khác nhưng số trẻ thường xuyên bất động, ù lì trước những yêu cầu của người khác rất<br />
lớn (9/15 trẻ)… Nhu cầu và khả năng thiết lập quan hệ xã hội là khó khăn rất lớn của trẻ<br />
tự kỷ tại các CSGDĐB này.<br />
Về Khả năng tương tác cảm xúc với người khác:<br />
Bảng 2. Kết quả đánh giá về khả năng tương tác cảm xúc của trẻ tự kỷ<br />
Stt<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
Khả năng tương tác cảm xúc với người khác<br />
Cách thức trẻ bày tỏ cảm xúc với thế giới<br />
Phản ứng khi có người tiếp xúc cơ thể<br />
Phản ứng đối với những thay đổi, yêu cầu của người lớn<br />
Thái độ, phản ứng của trẻ khi được khen<br />
Chung ( X )<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
2,10<br />
1,65<br />
2,21<br />
1,98<br />
1,99<br />
<br />
0,33<br />
0,42<br />
0,42<br />
0,35<br />
0,23<br />
<br />
Thứ<br />
bậc<br />
2<br />
4<br />
1<br />
3<br />
<br />
Ghi chú: X : Giá trị trung bình; SD: Độ lệch chuẩn<br />
<br />
Nhu cầu về sự quan tâm, ôm ấp, vỗ về (tiếp xúc cơ thể) của trẻ ở đây ít gặp khó khăn nhất,<br />
nhưng có đến 4/15 trẻ thường xuyên không chấp nhận sự tiếp xúc trẻ phản ứng bằng cách:<br />
la hét, tránh né người khác hoặc vô cảm, ngồi yên bất động. Sự tiếp xúc cơ thể tạo cho trẻ<br />
tự kỷ cảm giác mất an toàn. Ở mức thỉnh thoảng các trẻ có phản ứng phù hợp với những<br />
<br />
BIỂU HIỆN RỐI LOẠN CỦA TRẺ TỰ KỶ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT...<br />
<br />
129<br />
<br />
lời nhận xét, khen - chê của người lớn (9/15 trẻ), trong đó chủ yếu trẻ phản ứng với lời<br />
khen. Khó khăn lớn nhất là phải có thái độ phù hợp với những thay đổi, yêu cầu của<br />
người lớn: chỉ 1/15 trường hợp thường xuyên biết ghi nhận, chấp nhận thay đổi còn đa số<br />
trẻ có phản ứng như khóc thét, chống đối hoặc lãnh đạm trước yêu cầu của người lớn.<br />
Cách thức trẻ bày tỏ cảm xúc với những gì xảy ra xung quanh cũng là mặt biểu hiện có<br />
nhiều khó khăn. Nhìn chung, những phản ứng cảm xúc càng có nhiều đòi hỏi về hiểu biết<br />
thế giới, quy tắc xã hội thì phản ứng của trẻ càng thiếu phù hợp.<br />
Như vậy, trong lĩnh vực quan hệ - tương tác xã hội thì khả năng tương tác cảm xúc ở trẻ<br />
gặp ít khó khăn hơn nhu cầu và khả năng thiết lập mối quan hệ qua lại với người khác<br />
( X = 2,09) > ( X = 1,99). Việc thiết lập mối quan hệ, tương tác với người khác đòi hỏi<br />
phải có khả năng sử dụng công cụ giao tiếp và các kĩ năng xã hội khác, trong khi đó<br />
tương tác cảm xúc là nhu cầu tồn tại cơ bản của trẻ.<br />
2.2.2. Những rối loạn trong lĩnh vực ngôn ngữ - giao tiếp<br />
Khả năng ngôn ngữ của trẻ tự kỷ thể hiện ở tính chất và việc sử dụng ngôn ngữ trong<br />
giao tiếp. Kết quả từ bảng 3 cho thấy ngôn ngữ là lĩnh vực trẻ gặp nhiều khó khăn nhất.<br />
Đa số trẻ được khảo sát thiếu vắng ngôn ngữ hoặc thường xuyên phát ra âm thanh vô<br />
nghĩa, kì lạ như ciu..ri…, ưư..ư.., măm..mi..ma… một cách vô thức hay có ý thức khi thể<br />
hiện nhu cầu, yêu cầu nào đó (13/15 trẻ). Chẳng hạn: khi H “đói bụng” hay “muốn<br />
uống nước” thì phát âm “măm..mi..ma” và kéo tay cô đến nơi cháu cần. Ở những trẻ có<br />
ngôn ngữ thì mắc các lỗi như: chỉ nói lặp lại một từ, câu cho mọi tình huống: “năm”=<br />
“vui, sợ, không đồng ý”, “ảnh của mạ” = “nhớ mẹ, vui, buồn, sợ”; nhại lại lời nói của<br />
người khác... Đa số trẻ thiếu vắng ngôn ngữ nên những khảo sát sâu về sau như: cách sử<br />
dụng đại danh từ; sự phù hợp của khả năng văn phạm; sự phù hợp nhịp điệu, ngữ điệu,<br />
âm điệu của lời nói thể hiện khó khăn rất lớn ( X từ 2,60 đến 2,94 điểm).<br />
Bảng 3. Kết quả đánh giá về khả năng ngôn ngữ - giao tiếp của trẻ tự kỷ<br />
Stt<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Lĩnh vực ngôn ngữ - giao tiếp<br />
Khả năng ngôn ngữ nói trong giao tiếp<br />
Khả năng sử dụng ngôn ngữ cử chỉ trong giao tiếp của trẻ<br />
Khả năng khởi xướng, thiết lập, duy trì hội thoại<br />
Khả năng bắt chước<br />
Chung ( X )<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
2,60<br />
2,19<br />
2,31<br />
2,03<br />
2,28<br />
<br />
0,23<br />
0,90<br />
0,52<br />
0,54<br />
0,38<br />
<br />
Thứ<br />
bậc<br />
1<br />
3<br />
2<br />
4<br />
<br />
Ghi chú: X : Giá trị trung bình; SD: Độ lệch chuẩn<br />
<br />
Khả năng khởi xướng, thiết lập, duy trì hội thoại là khó khăn lớn thứ 2 sau ngôn ngữ<br />
nói, điều này một phần là hệ quả của hạn chế về ngôn ngữ ( X = 2,31). Bắt chước là<br />
biểu hiện gặp ít khó khăn hơn cả trong các mặt này. Chỉ có 2/15 trường hợp có khả năng<br />
bắt chước tốt nhưng trong đó chủ yếu bắt chước hành động, điều này gây nên hạn chế<br />
trong việc tiếp nhận những hỗ trợ giáo dục. Khả năng sử dụng ngôn ngữ cử chỉ trong<br />
giao tiếp ít khó khăn hơn so với các mặt khác do nó không liên quan đến việc sử dụng<br />
<br />
130<br />
<br />
NGUYỄN THỊ NGỌC NHI – NGUYỄN QUANG UẨN<br />
<br />
ngôn ngữ nói, nhưng có đến 4/15 trẻ thường xuyên không biết sử dụng ngôn ngữ cử chỉ<br />
để giao tiếp như: trẻ không hiểu và không sử dụng cử chỉ, điệu bộ để yêu cầu, phản đối<br />
hay thể hiện nhu cầu bản thân; khó học các quy tắc giao tiếp thông thường như chào<br />
hỏi, xin đồ vật; nét mặt, cử chỉ hoặc hành động không đi đôi với ý muốn hay lời nói…<br />
Những hạn chế này là do trẻ tự kỷ không hiểu được ý nghĩa của các công cụ giao tiếp và<br />
không nắm bắt được các quy tắc giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ là khó khăn rất lớn của trẻ,<br />
điều này ảnh hưởng đến chất lượng giao tiếp và quan hệ xã hội.<br />
2.2.3. Những bất thường trong lĩnh vực hành vi, sở thích<br />
Bảng 4. Kết quả đánh giá về lĩnh vực hành vi, sở thích của trẻ tự kỷ<br />
Stt<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Lĩnh vực hành vi, sở thích<br />
Cách thức trẻ chơi, sử dụng đồ dùng, đồ chơi<br />
Phản ứng của trẻ khi có âm thanh bất ngờ xảy ra<br />
Phản ứng của trẻ khi bị nhéo đau<br />
Sự xuất hiện những hành vi máy móc, định hình<br />
Sự xuất hiện những hành vi bất thường: tự hủy, xâm kích, tăng động…<br />
Chung ( X )<br />
<br />
X<br />
<br />
SD<br />
<br />
2,14<br />
1,67<br />
1,63<br />
1,99<br />
1,75<br />
1,84<br />
<br />
0,47<br />
0,32<br />
0,29<br />
0,31<br />
0,27<br />
0,17<br />
<br />
Thứ<br />
bậc<br />
1<br />
4<br />
5<br />
2<br />
3<br />
<br />
Ghi chú: X : Giá trị trung bình; SD: Độ lệch chuẩn<br />
<br />
Những kiểu hành vi, những mối quan tâm và những hoạt động lặp lại, rập khuôn là lĩnh<br />
vực khó khăn thứ 3 mà trẻ tự kỷ mắc phải. Trong lĩnh vực này các trẻ gặp khó khăn nhất<br />
là cách thức sử dụng đồ dùng, đồ chơi: 10/15 số trẻ được khảo sát chưa biết sử dụng đồ<br />
dùng, đồ chơi phù hợp, trong đó: cách tiếp cận không bình thường như ngửi, liếm, gặm,<br />
gãi trên bề mặt, ném, đập ở mức thường xuyên (5/15 trẻ); trẻ lưu tâm một cách khác<br />
thường, như chỉ say mê, thao tác với một bộ phận của đồ vật, đồ chơi như bánh xe ô tô,<br />
soi vật, bàn tay (6/15 trẻ); bị cuốn hút vào một vài đồ chơi, đồ dùng, hoạt động nhất<br />
định (2/15 trẻ); say sưa thao tác với một vài đồ vật bình thường như bấm điện thoại,<br />
máy vi tinh (4/15 trẻ). Những hành vi máy móc, định hình thường gặp ở các trẻ: đu đưa,<br />
lắc lư thân mình; vê xoắn, vặn tay, đập tay; nhún nhảy, đi nhón gót. Các hành vi bất<br />
thường ít gặp hơn hành vi định hình X = 23,2 > X = 16,7. Trong đó, có hành vi tăng<br />
động, hành vi ù lì, hành vi tự hủy và xâm kích... Mặt ít có biểu hiện rối loạn nhất là thính<br />
giác và vị giác, khứu giác, xúc giác ( X từ 1,63 đến 1,67 điểm). Trong đó, 2/15 số trẻ có<br />
biểu hiện quá thái: la hét hay bất động, vô cảm với những kích thích giác quan này.<br />
Xem xét mối quan hệ giữa 3 lĩnh vực khi tác động đến tình trạng tự kỷ của trẻ, chúng tôi<br />
nhận thấy có mối tương quan thuận và chặt chẽ giữa ba lĩnh vực khó khăn mà một trẻ tự<br />
kỷ mắc phải. Trong đó, quan hệ - tương tác xã hội đồng thời có mối quan hệ tương hỗ<br />
với lĩnh vực ngôn ngữ - giao tiếp (r = 0,673, p