intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Xử trí viêm não do virus

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

332
lượt xem
64
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước một bệnh cảnh có sốt và tổn thương não, trong khi chờ đợi kết quả xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân, cần phải xử trí cấp cứu với các biện pháp sau đây: - Đảm bảo hô hấp – tuần hoàn. - Kháng sinh điều trị như viêm màng não do vi khuẩn cho đến khi có bằng chứng ngược lại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Xử trí viêm não do virus

  1. Xử trí viêm não do virus 1. Xử trí ban đầu khi chưa có xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân: Trước một bệnh cảnh có sốt và tổn thương não, trong khi chờ đợi kết quả xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân, cần phải xử trí cấp cứu với các biện pháp sau đây: - Đảm bảo hô hấp – tuần hoàn. - Kháng sinh điều trị như viêm màng não do vi khuẩn cho đến khi có bằng chứng ngược lại. - Kháng sốt rét nếu có nguy cơ sốt rét. - Phòng ngừa hạ đường huyết. - Phòng ngừa và điều trị phù não. - Điều trị triệu chứng: Hạ sốt, cắt cơn co giật. 2. Điều trị đặc hiệu: - Cho đến nay, chỉ có viêm não do Herpes simplex là có thể điều trị được, và Acyclovir được xem là thuốc chọn lựa dùng điều trị cho bệnh nhân viêm não do Herpes simplex vì tính hiệu quả, độ an toàn và dễ sử dụng của thuốc. - Cơ chế: Acyclovir được hoạt hóa bởi men Thymidine kinase của virus để trở thành chất ức chế men ADN của virus => Ngăn cản tổng hợp ADN của Herpes simplex trong tế bào ký chủ.
  2. Hình 1: Acyclovir tĩnh mạch (chưa có tại Việt Nam) Hình 2: Acyclovir uống 3. Điều trị triệu chứng: - Bảo toàn thông đường thở, cung cấp đủ Oxygen, nhất là khi có rối loạn tri giác. Trong trường hợp thở không hiệu quả, phải giúp thở với chế độ phù hợp. - Bồi hoàn thể tích máu lưu thông nếu có sốc hoặc có dấu hiệu thiếu nước trên lâm sàng.
  3. - Chống co giật với Diazepam tĩnh mạch trong trường hợp co giật có tím tái và Phenobarbital tĩnh mạch để phòng ngừa cơn co giật tái phát trên những bệnh nhi co giật liên tục hoặc co giật khó cắt cơn. - Điều trị và phòng ngừa hạ đường huyết. - Hạ sốt. - Phòng ngừa và điều chỉnh rối loạn nước – điện giải, đặc biệt là hạ Na+ máu. - Dinh dưỡng: Nếu có rối loạn tri giác và không có dấu hiệu thiếu nước => Hạn chế lượng dịch nhập: Chỉ cung cấp khoảng 2/3 nhu cầu cơ bản trong 24 giờ đầu. Sau đó điều chỉnh theo lâm sàng và ion đồ máu. Nếu không ăn uống được => Nuôi ăn qua sonde dạ dày nếu không có chống chỉ định. - Chống chỉ định của nuôi ăn qua sonde dạ dày: + Sốc. + Đang co giật. + Xuất huyết tiêu hóa. + Nghi ngờ bệnh ngoại khoa cần can thiệp phẫu thuật (cho nuôi ăn). + Giai đoạn đầu của hậu phẫu đường tiêu hóa. + Đang suy hô hấp nặng. 4. Theo dõi: - Lâm sàng: + Sinh hiệu: Mạch, nhiệt độ, HA, nhịp thở, nước tiểu. + Thần kinh: Tri giác, co giật, co gồng, dấu tăng áp lực nội sọ, dấu thần kinh khu trú. - Cận lâm sàng: - Nếu có rối loạn tri giác: Ion đồ máu và Na+ niệu mỗi ngày. - Các XN khác tùy bệnh cảnh lâm sàng. 5. Phòng ngừa:
  4. Chủng ngừa là biện pháp quan trọng nhất. Các thuốc chủng ngừa cho virus gồm: Sởi, quai bị, thủy đậu, và đặc biệt quan trọng cho các nước châu Á là Viêm não Nhật Bản. Hình 3: Virus viêm não Nhật Bản B.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2