Giáo trình Y học 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh
lượt xem 1
download
Giáo trình "Y học 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp người học áp dụng được kiến thức về giải phẫu, sinh lý, vi sinh vật để giải thích nguyên nhân, triệu chứng các bệnh thường gặp trong tình huống lâm sàng cụ thể; phân tích được chẩn đoán bệnh và cách điều trị một số bệnh thường gặp; giải thích được cách dùng, liều dùng các loại thuốc trong một số bệnh trường gặp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Y học 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: Y HỌC 2 NGÀNH: DƯỢC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: ……/QĐ-CĐYT ngày …. tháng … năm 202.. của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh) Bắc Ninh, năm 2021
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng sai với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng đào tạo của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và chương trình đào tạo nghề , Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh tổ chức biên soạn giáo trình Y học 2 để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của đối tượng Cao đẳng. Cuốn sách này được biên soạn dựa vào chương trình khung Giáo dục nghề nghiệp trình độ Cao đẳng thuộc ngành dược của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội,. Sách được các giảng viên có kinh nghiệm và tâm huyết với đào tạo biên soạn dựa vào chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh. Mỗi bài trong cuốn sách đều có mục tiêu đào tạo cụ thể, học viên học theo các mục tiêu đó là có thể nắm vững những kiến thức cơ bản và đủ để thi kết thúc môn học. Tuy nhiên, học viên cần phải đọc thêm những phần ngoài mục tiêu để mở rộng và nâng cao hiểu biết nhằm vận dụng được những kiến thức cơ bản trong việc học tập các môn chuyên ngành. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có tham khảo tài liệu của một số trường Đại học Dược, Đại học Y, một số tác giả trong và ngoài nước, và có sự góp ý của các bạn đồng nghiệp. Trong quá trình xuất bản, mặc dù đã cố gắng, nhưng chắc chắn còn có thiếu sót, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của đồng nghiệp và bạn đọc để lần tái bản sau sách được hoàn chỉnh hơn Xin trân trọng cảm ơn! BAN BIÊN SOẠN 1
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................. 1 Chương 1: MỘT SỐ BỆNH DA - CƠ - XƯƠNG THƯỜNG GẶP ................. 5 1. BỆNH CÒI XƯƠNG ........................................................................................ 5 2. SUY DINH DƯỠNG......................................................................................... 6 3. BỎNG ................................................................................................................ 7 4. BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP ............................................................... 8 5. BỆNH HẮC LÀO ........................................................................................... 10 6. ECZEMA (CHÀM) ........................................................................................ 11 7. GHẺ ................................................................................................................. 11 Chương 2: CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP VỀ MÁU, BẠCH HUYẾT ..... 13 1. BỆNH THIẾU MÁU ...................................................................................... 13 2. BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT .......................................................................... 13 3. BỆNH SỐT RÉT ............................................................................................. 14 4. BỆNH BẠCH CẦU ......................................................................................... 15 Chương 3: CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP HỆ HÔ HẤP ........................... 17 1. HEN PHẾ QUẢN ........................................................................................... 17 2. VIÊM PHỔI .................................................................................................... 17 3. BỆNH CÚM .................................................................................................... 19 4. BỆNH SỞI ....................................................................................................... 19 5. BỆNH BẠCH HẦU ........................................................................................ 21 6. BỆNH LAO PHỔI .......................................................................................... 22 Chương 4: CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP HỆ TUẦN HOÀN .................. 25 1. TĂNG HUYẾT ÁP ......................................................................................... 25 2. SUY TIM ......................................................................................................... 26 3. BỆNH THẤP TIM .......................................................................................... 29 5. NHỒI MÁU CƠ TIM ..................................................................................... 32 Chương 5: CÁC BỆNH NGOẠI KHOA THƯỜNG GẶP ............................. 33 Ở HỆ TIÊU HÓA ............................................................................................... 33 1. BỆNH VIÊM RUỘT THỪA CẤP ................................................................ 33 2. THỦNG DẠ DÀY ........................................................................................... 34 3. BỆNH SỎI MẬT ............................................................................................. 35 4. TRĨ ................................................................................................................... 36 5. RÒ HẬU MÔN ............................................................................................... 37 Chương 6: CÁC BỆNH NỘI KHOA THƯỜNG GẶP HỆ TIÊU HOÁ ........ 38 1. BỆNH LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG ........................................................ 38 2. BỆNH TIÊU CHẢY: ...................................................................................... 39 3. BỆNH TẢ ........................................................................................................ 40 4. BỆNH LỴ ........................................................................................................ 41 5. BỆNH GIUN, SÁN: ........................................................................................ 43 6. BỆNH VIÊM GAN VIRUS: .......................................................................... 44 7. XƠ GAN: ......................................................................................................... 45 Chương 7: CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP HỆ TIẾT NIỆU – SINH DỤC ..... 47 1. BỆNH SỎI THẬN. ......................................................................................... 47 2
- 2. BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU ............................................................. 48 3. BỆNH VIÊM CẦU THẬN CẤP: .................................................................. 49 4. HỘI CHỨNG THẬN HƯ .............................................................................. 50 5. BỆNH LẬU: .................................................................................................... 51 6. BỆNH GIANG MAI ....................................................................................... 51 7. VIÊM PHẦN PHỤ: ........................................................................................ 52 8. SẢY THAI ....................................................................................................... 53 Chương 8: CÁC BỆNH NỘI TIẾT – THẦN KINH THƯỜNG GẶP ........... 54 1. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ......................................................................... 54 2. BƯỚU CỔ ĐƠN THUẦN: ............................................................................. 55 3. BỆNH BAZƠĐÔ (BASEDOW) .................................................................... 55 4. SUY NHƯỢC THẦN KINH .......................................................................... 57 5. BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN. .................................................................. 59 6. BỆNH UỐN VÁN ........................................................................................... 61 7. BỆNH ĐỘNG KINH ...................................................................................... 63 Chương 9: CÁC BỆNH VỀ MẮT– RĂNG MIỆNG ....................................... 66 1. BỆNH VIÊM KẾT MẠC ............................................................................... 66 2. BỆNH THIÊN ĐẦU THỐNG (GLÔCÔM) ................................................. 67 3. BỆNH MẮT HỘT ........................................................................................... 69 4. SÂU RĂNG VÀ DỰ PHÒNG BỆNH SÂU RĂNG ...................................... 70 5. VIÊM TỦY RĂNG ......................................................................................... 71 Chương 10: CÁC BỆNH VỀ TAI MŨI HỌNG ............................................... 73 1. VIÊM V.A........................................................................................................ 73 2. BỆNH VIÊM HỌNG- VIÊM AMIDAN ...................................................... 74 3. BỆNH VIÊM TAI GIỮA ............................................................................... 76 4. VIÊM MŨI XOANG CẤP ............................................................................. 78 5. DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ: ................................................................................. 79 6. DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN ..................................................................................... 81 Chương 11: CÁC BỆNH CẤP CỨU THƯỜNG GẶP .................................... 84 1. GÃY XƯƠNG: ................................................................................................ 84 2. VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM: ...................................................................... 86 3. SAY NẮNG, SAY NÓNG .............................................................................. 87 4. ĐUỐI NƯỚC ................................................................................................... 88 5. ĐIỆN GIẬT: .................................................................................................... 89 6. BONG GÂN: ................................................................................................... 91 7. SAI KHỚP: ..................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Y HỌC 2 Mã môn học: Đối tượng: Cao đẳng dược chính quy Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Chương trình môn học áp dụng cho sinh viên cao đẳng Dược hệ chính quy 3 năm, được tổ chức học vào học kỳ I năm thứ 2. - Tính chất: Môn YHCS, môn học lý thuyết. Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và phòng bệnh một số bệnh lý thường gặp ở các hệ cơ quan của cơ thể người. Mục tiêu môn học: - Kiến thức - Áp dụng được kiến thức về giải phẫu, sinh lý, vi sinh vật để giải thích nguyên nhân, triệu chứng các bệnh thường gặp trong tình huống lâm sàng cụ thể. - Phân tích được chẩn đoán bệnh và cách điều trị một số bệnh thường gặp. - Giải thích được cách dùng, liều dùng các loại thuốc trong một số bệnh trường gặp. - Kỹ năng Vận dụng kiến thức đã học vào việc tư vấn cho khách hàng sử dụng thuốc an toàn hợp lý và hiệu quả trong các tình huống lâm sàng. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Thể hiện được tính tích cực trong học tập, có khả năng phối hợp tốt trong làm việc theo nhóm. - Nhận thức được tầm quan trọng của môn học đối với ngành và biết vận dụng những kiến thức đã học trong thực hành dùng thuốc an toàn hợp lý và hiệu quả. Nội dung môn học: 4
- Chương 1: MỘT SỐ BỆNH DA - CƠ - XƯƠNG THƯỜNG GẶP MỤC TIÊU: 1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng của một số bệnh lý về da, cơ, xương thường gặp. 2. Nêu được phương pháp điều trị, phòng bệnh và hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn cho các bệnh lý da, cơ, xương thường gặp. NỘI DUNG: 1. BỆNH CÒI XƯƠNG 1.1. Đại cương Còi xương là bệnh rối loạn chuyển hoá Canxi và Phospho do thiếu vitamin D gây nên biến dạng ở bộ xương và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cơ thể. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 tháng đến 2 tuổi. 1.2. Nguyên nhân - Do thiếu ánh sáng mặt trời: như nhà cửa tối tăm, u ám, chật trội, tập quán kiêng khem quá mức. - Do điều kiện dinh dưỡng không đủ đạm, mỡ, muối khoáng, gây thiếu thành phần cơ bản của bộ xương. - Do trẻ ăn quá nhiều sữa bò, không được cung cấp đầy đủ vitamin D, trẻ ăn sam quá sớm. 1.3.Triệu chứng lâm sàng: bệnh thường tiến triển qua 3 giai đoạn - Giai đoạn đầu: giai đoạn thần kinh kích thích, trẻ có biểu hiện hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, hay ra mồ hôi trộm, khó chịu, rụng tóc gáy tạo nên dấu hiệu “chiếu liếm”. - Giai đoạn hai: giai đoạn toàn phát, biểu hiện các xương bị mềm và biến dạng, xương sọ mềm ấn lõm như quả bóng nhựa, thóp chậm liền. Xương ngực giô ra giống ngực gà. Xương tứ chi cong, có vòng cổ chân, cổ tay. Trương lực cơ giảm, cơ nhẽo, bụng to ỏng, da xanh thiếu máu. - Giai đoạn ba: giai đoạn ổn định, bệnh không tiến triển nữa song để lại di chứng chân vòng kiềng, méo khung chậu. 1.4. Điều trị - Vitamin D: Thể nhẹ : 200.000 400.000đv chia làm 20 ngày uống hoặc tiêm. Thể vừa : 600.000đv. Thể nặng : 800.000đv - Dùng tia cực tím: chiếu mỗi ngày 10 - 15 phút, 20 - 25 ngày/đợt, kết hợp với tắm nắng buổi sáng. - Cho trẻ ăn uống đầy đủ vitamin và chất đạm - Điều trị chỉnh hình khi có biến dạng chi. 5
- 1.5. Phòng bệnh - Đối với phụ nữ có thai ba tháng cuối: ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và uống thêm vitamin D với liều 500 - 1000 đơn vị/ngày, dùng trong 15 ngày. - Đối với trẻ em: đảm bảo đủ sữa mẹ, tắm nắng buổi sáng hàng ngày, hoặc tắm tia cực tím. Uống vitamin D với liều 500 - 1000đơn vị/ngày. 2. SUY DINH DƯỠNG 2.1. Đại cương Suy dinh dưỡng là tình trạng rối loạn dinh dưỡng làm ngừng trệ sự phát triển về thể lực và có những biến đổi về chức phận, hình thể các bộ phận. Suy dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý phổ biến ở trẻ em nhỏ hơn 3 tuổi đồng thời là nguyên nhân thuận lợi làm trẻ em dễ mắc các bệnh khác. 2.2. Nguyên nhân - Do mắc sai lầm về ăn uống: như sai lầm về số lượng (trẻ bị thiếu sữa, trẻ trên 6 tháng ăn sam không hợp lý). Sai lầm về chất lượng (trẻ bị thiếu đạm, mỡ và vitamin). Sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng (trẻ ăn vặt không đúng giờ giấc, kiêng khem quá mức). - Do trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: sởi, ho gà, viêm họng, viêm V.A, rối loạn tiêu hoá… - Do trẻ bị các dị tật bẩm sinh: sứt môi, hở hàm ếch… 2.3. Phân loại - Trọng lượng trẻ còn 60 -80% trọng lượng chuẩn là suy dinh dưỡng nhẹ - Trọng lượng trẻ còn dưới 60% trọng lượng chuẩn là suy dinh dưỡng nặng - Trọng lượng trẻ còn 60 – 80%, trẻ có phù kèm theo gọi là suy dinh dưỡng Kwashiorkor. 2.4. Triệu chứng lâm sàng - Phát triển chậm, không tăng cân hoặc giảm cân. - Teo cơ nhẹ ở cánh tay, trường hợp nặng teo cả cơ mông và mặt - Teo mỡ: lớp mỡ dưới da bụng giảm hoặc mất - Phù với thể Kwashiorkor, phù mềm ở mu bàn chân, ấn lõm, thể nặng phù toàn thân và mặt. - Da xanh, kém ăn - Tóc khô, thưa, dễ rụng - Thiếu sinh tố, thường gặp là sinh tố A gây quáng gà, từ khô giác mạc đến thủng loét giác mạc ở thể nặng. - Rối loạn tiêu hoá, ỉa phân sống, ỉa chảy - Viêm tai giữa - Viêm đường hô hấp cấp 6
- 2.5. Điều trị - Trường hợp nhẹ : chỉ cần cải tiến chế độ ăn hợp lý, đúng phương pháp, sau 6 tháng cho trẻ ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng hợp lý. - Trường hợp nặng : chế độ ăn cần tăng đạm, mỡ, giảm đường, thêm nhiều vitamin PP, vitamin A, vitamin C, và các vitamin nhóm B. - Trường hợp cần thiết có thể truyền đạm, truyền máu, sử dụng kháng sinh chống nhiễm khuẩn. - Vệ sinh mũi họng sạch sẽ. 2.6. Phòng bệnh - Đảm bảo đủ sữa mẹ cho những trẻ ở độ tuổi còn bú mẹ - Tuyên truyền phương pháp nuôi dạy trẻ có khoa học, hợp vệ sinh - Đề phòng và giải quyết tốt các ổ nhiễm khuẩn ở tai, mũi họng và bệnh lý tiêu hoá. 3. BỎNG Bỏng là những tổn thương ở da, tổ chức dưới da gây nên bởi sức nóng quá cao như nước sôi, lửa, kim loại nóng hoặc các hoá chất ăn mòn da như acid, kiềm mạnh. Chiều sâu của tổn thương bỏng và diện tích da bị bỏng quyết định tình trạng bỏng nặng hay nhẹ. 3.1. Cách đánh giá tổn thương bỏng: Dựa vào 2 yếu tố diện tích da bị bỏng và chiều sâu của tổn thương bỏng. - Diện tích da bị bỏng (tính theo Vallace) + Bỏng vùng đầu mặt cổ chiếm 9% diện tích da toàn bộ cơ thể + Bòng 2 chi trên chiếm 18% diện tích da toàn bộ cơ thể + Bỏng thân trước và thân sau chiếm 36% diện tích da toàn bộ cơ thể + Bỏng 2 chi dưới chiếm 36% diện tích da toàn bộ cơ thể + Bỏng bộ phận sinh dục chiếm 1% diện tích da toàn bộ cơ thể - Dựa vào chiều sâu của tổn thương bỏng: chia làm 4 độ bỏng + Bỏng độ 1: tổn thương lớp thượng bì của da, biểu hiện da đỏ, đau rát nhẹ, khi khỏi không để lại sẹo. + Bỏng độ 2: tổn thương đến lớp trung bì của da, biểu hiện da đỏ, nổi các phỏng nước mọng, dịch trong, xung quanh vết bỏng phù nề. Người bệnh đau rát nhiều. + Bỏng độ 3: Tổn thương da và tổ chức mỡ dưới da. Nơi bị bỏng trắng bệch hoặc vàng nâu, phỏng nước có dịch đục, có khi tuột ra. Người bệnh rất đau đớn và dễ bị sốc. + Bỏng độ 4: tổn thương sâu đến tận cơ và xương, là vết bỏng rất nặng, thường gặp do bỏng điện. Ngoài 2 yêú tố trên khi đánh giá vết bỏng người ta còn dựa vào vị trí bỏng, tuổi của người bệnh. 3.2. Các giai đoạn của bỏng - Giai đoạn sốc bỏng - Giai đoạn nhiễm độc - Giai đoạn nhiễm trùng - Giai đoạn hồi phục, suy kiệt 3.3. Xử trí bỏng ở cơ sở 7
- + Loại trừ nguyên nhân gây bỏng như: dập lửa, ngắt dòng điện. + Rửa vết bỏng bằng nước sạch ngay lập tức. + Tránh gây đau đớn thêm cho người bệnh. + Phòng và chống sốc: uống trà đường ấm, tiêm giảm đau + Chống nhiễm khuẩn: dùng khăn sạch, vô khuẩn băng kín vết bỏng. Không bôi thuốc mỡ, rắc thuốc bột lên bề mặt vết bỏng + Trợ tim, trợ sức + Giải quyết các tổn thương phối hợp: sơ cứu gẫy xương, cầm máu… + Nặng phải chuyển đến cơ sở y tế điều trị thực thụ. 4. BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP 4.1. Đại cương - Viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm tổ chức liên kết mạn tính, có tổn thương chủ yếu ở các khớp ngoại vi, tiến triển từ từ dẫn đến teo cơ, dính khớp và biến dạng khớp. Là một bệnh mang tính chất xã hội vì sự thường có, vì sự diễn biến kéo dài và vì hậu quả dẫn đến sự tàn phế. - Viêm khớp dạng thấp gặp ở mọi nơi trên thế giới, chiếm 0,5- 3% dân số. Bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ (70- 80%), tuổi hay gặp trên 30 tuổi ( 60 –70%). Bệnh có tính chất gia đình. Đây là bệnh không gây chết người, nhưng gây tàn phế mất khả năng lao động. 4.2. Nguyên nhân - Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp hiện nay vẫn chưa được biết rõ, người ta thấy có 1 số yếu tố thuận lợi sau có liên quan đến sự khởi phát bệnh : + Khí hậu lạnh ẩm + Chấn thương tâm lý + Các rối loạn về chuyển hoá nội tiết… - Theo quan niệm hiện nay thì tổn thương tổ chức liên kết trong viêm khớp dạng thấp là hậu quả của sự rối loạn miễn dịch bệnh lý (quá trình tự miễn dịch). Ngoài ra người ta còn nói đến vai trò của vi rút nhất là virut Epatein Barr khu trú ở tế bào Limpho, chúng có khả năng làm rối loạn quá trình tổng hợp các Globulin miễn dịch . Vai trò của yếu tố di truyền cũng được chú ý vì thấy tỷ lệ mắc bệnh rất cao ở những người thân trong gia đình người bệnh. 4.3. Triệu chứng 4.3.1. Triệu chứng lâm sàng Đa số trường hợp bệnh bắt đầu từ từ tăng dần, nhưng cũng có thể bắt đầu đột ngột với các dấu hiệu cấp tính * Viêm khớp: với các đặc điểm - Vị trí: thường gặp các khớp nhỏ: khớp cổ tay, cổ chân, khớp bàn ngón tay, chân, 1/3 số trường hợp gặp ở khớp gối và các khớp còn lại. - Tính chất: đối xứng, sưng đau là chủ yếu, nóng đỏ là thứ yếu, sưng phần mu tay nhiều hơn lòng bàn tay, đau tăng về đêm, hạn chế vận động. - Cứng khớp về buổi sáng (10 –20% ) - Các khớp viêm tiến triển tăng dần, kéo dài từ từ vài tuần đến vài tháng rồi phát triển thêm các khớp khác. 8
- - Các khớp viêm dần dần đưa đến tình trạng dính khớp và biến dạng khớp. Bàn tay gió thổi, ngón tay cổ cò, khớp gối thường dính ở tư thế nửa co… * Triệu chứng toàn thân và ngoài khớp - Toàn thân: người bệnhgầy sút mệt mỏi, ăn ngủ kém, da xanh, niêm mạc nhợt - Biểu hiện ngoài da: Hạt dưới da 10-20% đây là dấu hiệu đặc hiệu. Đó là những hạt hay cục nổi lên khỏi mặt da, chắc, không đau, không có lỗ dò, không di động vì dính vào nền của xương ở dưới. Vị trí thường gặp là trên xương trụ gần khớp khuỷu, trên xương chầy gần khớp gối hoặc quanh các khớp khác. Da khô, teo và xơ nhất là các chi 4.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng - Công thức máu: hồng cầu giảm, bạch cầu tăng - Tốc độ lắng máu tăng, sợi huyết tăng - Dịch khớp: lượng muxin giảm rõ, dịch khớp lỏng giảm dộ nhớt có màu vàng thẫm. - X-Quang: chụp khớp thấy tình trạng mất vôi ở đầu xương, có hình khuyết nhỏ ở đầu xương phần tiếp giáp với sụn khớp, khe khớp hẹp và có thể kèm theo dính khớp. - Xét nghiệm miễn dịch: phản ứng tìm các yếu tố thấp trong huyết thanh hoặc dịch khớp dương tính. 4.4. Tiến triển, biến chứng 4.4.1. Tiến triển Bệnh diễn biến kéo dài hàng năm, phần lớn có tiến triển từ từ tăng dần, nhưng có 1/4 các trường hợp có tiến triển từng đợt, có những giai đoạn lui bệnh rõ rệt. Rất hiếm thấy trường hợp bệnh lui dần rồi khỏi hẳn. bệnh có thể tiến triển nặng lên khi bị nhiễm khuẩn, lạnh, chấn thương, phẫu thuật. Bệnh diễn biến qua 4 giai đọan: + Giai đoạn1: tổn thương khu trú màng hoạt dịch, sưng đau chỉ có ở phần mềm, vận động vẫn bình thường, X-Quang chưa thay đổi. + Giai đoạn 2: Tổn thương đã ảnh hưởng một phần đến đầu xương, sụn khớp, vận động bị hạn chế. X-Quang có hình khuyết, khe khớp hẹp. + Giai đoạn 3: tổn thương nhiều ở đầu xương, sụn khớp, dính khớp một phần, khả năng vận động còn ít, không đi lại được. + Giai đoạn 4: dính khớp và biến dạng trầm trọng, mất hết khả năng vận động, tàn phế hoàn toàn (giai đoạn này thường gặp sau 10 - 20 năm). 4.4.2. Biến chứng - Hậu quả của biến dạng khớp: khiến người bệnh trở nên tàn phế, phải có người phục vụ. - Các tai biến do dùng thuốc không đúng cách: + Tai biến do dùng Corticoid kéo dài: tổn thương dạ dày- tá tràng, tăng đường máu, loãng xương, tăng huyết áp, hội chứng Cushing, lao và các bội nhiễm khác. + Tai biến do dùng thuốc giảm đau chống viêm không Steroid: tổn thương dạ dày tá tràng. + Các tai biến do dùng thuốc điều trị cơ bản: suy tủy, suy gan, suy thận… 4.5. Điều trị 9
- * Nguyên tắc chung: - Điều trị phải kiên trì, liên tục có khi suốt cả cuộc đời người bệnh - Phải kết hợp nhiều biện pháp điều trị như nội khoa, ngoại khoa, vật lý chỉnh hình, tái giáo dục lao động nghề nghiệp - Thời gian điều trị chia làm nhiều giai đoạn: nội trú, ngoại trú và điều dưỡng - Phải có người chuyên trách theo dõi và quản lý người bệnhlâu dài. * Cụ thể: - Điều trị nội khoa: + Dùng thuốc giảm, chống viêm: Thuốc không có Steroid: Aspirin, Indomethacin, Brufen, Profenid, Voltaren(Diclofenac), Mobic, Felden (Pirocicam)… Thuốc chống viêm có Steroid: Prednisolon, Hydrocortisone… + Nhóm thuốc điều trị cơ bản bệnh (có nghĩa là thuốc điều trị theo cơ chế bệnh sinh) Thuốc chống sốt rét tổng hợp: Delagyl, Quinacrin hydrochloride ( Atabrrine viên 100 mg)… Thuốc ức chế miễn dịch: Methotrexat (MTX) 7,5 –10mg / 1tuần. Tiêm bắp hoặc uống. Chống chỉ định khi hạ bạch cầu, suy gan, thận, tổn thương phổi mạn tính. Hoặc có thể dùng Cyclophosphamid, Chlorambucil… Sulfsalazine: viên nén 0,5g . liếu 2-3 g/24h + Điều trị tại chỗ: Tiêm Corticoid tại khớp với các khớp còn viêm mặc dù đã điều trị toàn thân. Cắt bỏ màng hoạt dịch khi bệnh chỉ còn khu trú ở khớp gối và phẫu thuật chỉnh hình để phục hồi chức năng (ghép khớp nhân tạo bằng chất dẻo hoặc kim loại) + Các phương pháp điều trị khác: Phục hồi chức năng: Y học cổ truyền và nước suối khoáng: Điều trị vật lý bao gồm điều trị bằng điện, Laser, suối nước khoáng, vận động thụ động và chủ động. Châm cứu hoặc sử dụng thuốc nam… 5. BỆNH HẮC LÀO 5.1. Đại cương Hắc lào là một bệnh thường gặp, nhất là nơi tập thể đông người, điều kiện vệ sinh kém do một loại nấm trichophiton gây ra. Bệnh dễ lây lan. 5.2.Triệu chứng lâm sàng - Tổn thương là những đám màu đỏ hoặc hồng, hình tròn, ranh giới rõ rệt, đường kính khoảng vài cm, trên mặt có những mụn nước nhỏ lấm tấm, đỏ ở xung quanh, ở giữa có xu hướng lành. - Người bệnh ngứa nhiều, càng gãi nấm càng phát triển rộng ra. 5.3. Điều trị - Đặc trị : mỡ Cryzophanic 5% bôi ngày 2 - 3 lần - Bôi dung dịch ASA, BSI 1 - 3% hoặc cồn Iod ngày 2 - 3 lần. - Nếu có bội nhiễm phải dùng kháng sinh 10
- - Cần phải điều trị cả tập thể, vệ sinh da, tắm rửa thường xuyên, giặt là quần áo, luộc sôi đồ vải. 6. ECZEMA (CHÀM) 6.1. Đại cương Eczema là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp hay mãn tính. Bệnh tiến triển từng đợt, hay tái phát và rất dai dẳng. Nguyên nhân chưa rõ ràng, bệnh thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng. 6.2. Triệu chứng lâm sàng: Bệnh tiến triển qua 4 giai đoạn: 6.2.1. Giai đoạn da đỏ: - Thường bắt đầu bằng những đám da đỏ, danh giới không rõ rệt, có những nốt sần chi chít. - Ngứa là triệu chứng xuất hiện đầu tiên và tồn tại suốt thời gian mắc bệnh. 6.2.2. Giai đoạn mụn nước: Những nốt sần phát triển thành mụn nước nhỏ, vỡ ra một chất dịch vàng quánh, dễ nhiễm khuẩn. 6.2.3. Giai đoạn đóng vảy: Những mụn nước vỡ ra đóng thành vẩy, khô dần, da hơi sẫm màu. 6.2.4. Giai đoạn mãn tính: Eczema tiến triển lâu ngày, các tổ chức ở sâu bị xơ hoá. Da bị cộm, cứng, sẫm màu nổi hẳn lên. 6.3. Biến chứng - Eczema nhiễm khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, viêm thận cấp. - Eczema ở trẻ nhỏ suy nhược dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến sốc, truỵ tim mạch cấp. 6.4. Điều trị - Điều trị toàn thân: + Tránh các chất kích thích thần kinh, tránh các chất gây dị ứng như tôm, cua, cá, sò, ốc… + Thuốc chống dị ứng: Dimedron, depersolon, … + Trường hợp nặng có thể dùng corticoid + Nếu có bội nhiễm dùng kháng sinh - Điều trị tại chỗ: + Giai đoạn cấp tính có mụn nước, vỡ chảy nước : dùng hồ nước bôi ngày 2 lần, chấm dung dịch gentian violet. + Giai đoạn bán cấp : đóng vảy, lên da non: dùng dầu kẽm, bôi ngày 2 lần. + Giai đoạn mãn tính : dầu Ichtyol 5% - bôi ngày 2 lần. 7. GHẺ 7.1. Đại cương - Ghẻ là tổn thương ở da do cái ghẻ ký sinh ở dưới lớp thượng bì gây nên. - Cái ghẻ thường ký sinh ở những nơi nếp gấp của da như bàn tay, kẽ ngón tay… - Bệnh dễ lây truyền từ người nọ sang người kia do tiếp xúc ngoài da, ngủ chung, dùng chung quần áo, chăn chiếu… 7.2. Triệu chứng - Ngứa: là triệu chứng nổi bật, nhất là về đêm làm da bị xây sát dễ dẫn đến nhiễm khuẩn. 11
- - Tổn thương da có những đường hang ghẻ rất thanh mảnh, ngoằn nghoèo, sẫm màu cùng với các mụn nước thường gặp ở kẽ ngón tay, bàn tay, bàn chân, nách, bẹn, thắt lưng… 7.3. Điều trị - Vệ sinh da: tắm xà phòng, luộc quần áo, đồ vải - Bắt cái ghẻ: theo đường hành lang ghẻ (cái ghẻ có màu trắng) - Bôi mỡ lưu huỳnh 3% hoặc DEP (Di Ethyl Phtalat) - Khi có nhiễm khuẩn phải dùng kháng sinh. - Cần điều trị cho cả gia đình hoặc tập thể. 7.4. Đề phòng - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày - Là ủi quần áo, tránh nấm mốc - Giặt, phơi chăn màn, chiếu giường thường xuyên tránh ẩm… 12
- Chương 2: CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP VỀ MÁU, BẠCH HUYẾT MỤC TIÊU: 1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng của một số bệnh lý về máu, bạch huyết thường gặp. 2. Nêu được phương pháp điều trị, phòng bệnh và hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn cho các bệnh lý về máu, bạch huyết thường gặp. NỘI DUNG: 1. BỆNH THIẾU MÁU 1.1. Nguyên nhân - Do mất máu: Như mất máu cấp tính do chấn thượng, phẫu thuật, chảy máu đường tiêu hoá, chảy máu nội tạng, ho ra máu...Mất máu mãn tính: bệnh giun móc, loét dạ dày tá tràng, rong kinh, trĩ... - Do thiếu nguyên liệu tạo hồng cầu: Như thiếu đạm do hẹp môn vị, ăn thiếu đạm, viêm ruột kém hấp thu. Thiếu sắt do mắc bệnh giun sán, chửa đẻ nhiều...Thiếu Vitamin B12, acid folic... - Do bị phá huỷ hồng cầu quá mức: bệnh sốt rét, bệnh cường lách, truyền nhầm nhóm máu... - Do cơ quan tạo máu bị thoái hoá: bệnh suy tuỷ xương, bệnh bạch cầu cấp... - Do các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc: bệnh lao phổi, viêm thận mãn, nhiễm độc chì... 1.2.Triệu chứng lâm sàng - Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, lòng bàn chân, bàn tay trắng bệch. - Ù tai, hoa mắt, chóng mặt, dễ ngất. - Cảm giác đánh trống ngực, tim đập nhanh - Xét nghiệm máu: số lượng hồng cầu giảm < 3,5 triệu/mm3 máu, Hb < 14g% 1.3. Biến chứng: - Ngất : do thiếu máu tế bào não - Ngừng tim đột ngột do cơ tim phải làm việc nhiều trong điều kiện bản thân cơ tim thiếu nuôi dưỡng. - Suy tim toàn bộ 1.4. Điều trị - Điều trị nguyên nhân thiếu máu như tẩy giun, loét dạ dày, trĩ, sốt rét... - Truyền máu nếu trường hợp thiếu máu nặng - Cung cấp viên sắt, vitamin B12, acid folic - Nâng cao thể trạng bằng cách ăn uống đầy đủ đạm, vitamin... 1.5.Phòng bệnh - Phòng và điều trị tốt các bệnh gây thiếu máu - Chế độ ăn đủ đạm, vitamin... 2. BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT 2.1. Đại cương Bệnh sốt xuất huyết (Dengue xuất huyết) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra và muỗi Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh. Bệnh 13
- có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt cấp diễn và xuất huyết dưới nhiều dạng khác nhau, thể nặng có thể sốc do giảm lượng máu lưu hành. 2.2. Triệu chứng - Thời kỳ nung bệnh từ 4 - 6 ngày : người bệnhkhông có biểu hiện gì - Thời kỳ khởi phát : người bệnh sốt và đau cơ, nhức đầu, đau thắt lưng - Thời kỳ toàn phát: bệnh biểu hiện bằng 4 hội chứng : + Hội chứng nhiễm khuẩn: sốt cao đột ngột 39 - 400C, kéo dài 5 - 6 ngày. Kèm theo rối loạn tiêu hoá như chán ăn, buồn nôn, đau bụng, táo bón hoặc ỉa lỏng. + Hội chứng xuất huyết: Xuất huyết dưới da với mọi hình thái (chấm, nốt, mảng) xuất huyết có thể xuất hiện tự nhiên, có thể sau một sang chấn. Xuất huyết niêm mạc: chảy máu cam, chảy máu chân răng. Xuất huyết nội tạng: thường hay gặp xuất huyết tiêu hoá (nôn ra máu, ỉa phân đen...) hoặc xuất huyết đường niệu như chảy máu thận gây đái máu. + Hội chứng thần kinh: Người lớn nhức đầu liên miên, đau khắp mình mẩy, đau cơ, đau thắt lưng. Trẻ em biểu hiện bằng trằn trọc, vật vã, nếu nặng có thể co giật, hôn mê. + Hội chứng tim mạch: Mạch nhanh nhỏ, huyết áp giảm, có thể truỵ tim mạch. - Xét nghiệm máu: Số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu đều giảm. Thời gian máu chảy kéo dài 2.3. Điều trị - Trường hợp nhẹ: Cho người bệnh nằm nghỉ tại chỗ, cho ăn lỏng dễ tiêu, uống nhiều nước hoa quả. Dùng vitamin C liều cao 500 – 1000mg/ngày. Dùng thuốc hạ nhiệt (không dùng hạ nhiệt có aspirin). Dùng thuốc an thần: Seduxen... - Trường hợp nặng: Khôi phục khối lượng tuần hoàn cho người bệnh bằng cách truyền máu, các loại huyết thanh mặn, ngọt, kiềm... Trợ tim mạch, trợ hô hấp: Digoxin, thở oxy, vitamin C liều cao và các thuốc điều trị triệu chứng như hạ nhiệt, an thần... 2.4. Phòng bệnh - Phát hiện sớm và cách ly kịp thời người bệnh - Chống muỗi đốt bằng cách nằm màn, phun thuốc diệt muỗi - Vệ sinh ngoại cảnh: phát quang bụi râm, khơi thông cống rãnh... 3. BỆNH SỐT RÉT 3.1. Đại cương Sốt rét là bệnh truyền nhiễm lây theo đường máu, do ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) được truyền từ người bệnh sang người lành bởi muỗi Anopheles. Bệnh lưu hành địa phương và có thể phát thành dịch. 3.2. Nguyên nhân: - Bệnh sốt rét do ký sinh trùng sốt rét gây nên và do muỗi anophen đóng vai trò trung gian truyền bệnh. - Có 4 loài ký sinh trùng sốt rét gây bệnh cho người: Plasmodium falciparum. Plasmodium vivax. Plasmodium malaria. Plasmodium ovale - Việt Nam thường gặp Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax 3.3. Triệu chứng: có 2 thể 14
- 3.3.1. Thể sốt rét thông thường: - Người bệnh đột ngột lên cơn rét run kéo dài khoảng 1 giờ rồi chuyển sang nóng. Người bệnhsốt nóng, nhiệt độ lên cao 39 - 400C, kéo dài khoảng 1 giờ. Sau đó vã mồ hôi, thân nhiệt hạ dần rồi trở lại bình thường. - Tuỳ theo loài ký sinh vật gây bệnh mà người bệnh có thể sốt hàng ngày, cách ngày hoặc 3 ngày 1 cơn. 3.3.2. Thể ác tính: Thường do Plasmodium falciparum gây nên, bệnh biểu hiện rất nặng với các triệu chứng: - Thần kinh: rối loạn về tinh thần như mê sảng, lú lẫn có khi hôn mê - Tim mạch: tim đập yếu, huyết áp hạ, da tái nhợt, truỵ tim mạch. - Tiêu hoá: nôn mửa, ỉa lỏng - Tiết niệu: đái ra albumin, huyết sắc tố. - Toàn thân: sốt cao có thể tới 40 - 410C, có trường hợp nhiệt độ hạ 35 - 360C. 3.4. Điều trị - Cắt cơn sốt bằng Quinin uống 0,5g x 3 viên/ngày x 5 ngày. Nivaquin uống 0,25g x 4v/ngày. Artemisinin 2,5g - 3g/đợt - Điều trị sốt rét ác tính bằng Qiunin 0,5g x 1-2 ống truyền tĩnh mạch với NaCl 0,9%, kết hợp với tiêm bắp sâu 3 - 4 ống/ngày. Tổng liều 2,5 g/24giờ cho đến khi người bệnh tỉnh. Kết hợp truyền dịch, trợ tim, trợ sức, an thần - Điều trị dự phòng chống tái phát bằng Nivaquin 0,25g x 2 viên/tuần x 3 tháng 3.5. Phòng bệnh - Diệt muỗi và chống muỗi đốt - Uống thuốc phòng bằng Cloroqin trước khi vào vùng có sốt rét cho đến khi ra khỏi vùng sốt rét 1 tuần. 4. BỆNH BẠCH CẦU 4.1. Đại cương Lơxêmi là bệnh máu ác tính có sự tăng sinh không bình thường các bạch cầu non trong tuỷ. Cũng có sự tăng sinh bạch cầu ở gan, lách và bạch huyết. Các bộ phận ngoài cơ quan tạo máu như màng não, hệ tiêu hoá, thận và da cũng bị xâm lấn. Bệnh này nếu được chẩn đoán sớm, điều trị đúng cách sẽ có khả năng kéo dài cuộc sống của người. 4.2. Nguyên nhân Nguyên nhân chưa rõ ràng, có nhiều tác giả cho rằng: - Do virus. - Do phóng xạ, hoá học. - Rối loạn miễn dịch. - Chưa rõ nguyên nhân nhưng có liên quan đến yếu tố di truyền (trong gia đình người bị ung thư khác thì tỉ lệ lơxêmi tăng gấp 4 lần). 4.3. Phân loại và triệu chứng lơxêmi 4.3.1. Phân loại: Có nhiều cách. - Theo dòng: Lơxêmi dòng lympho, lơxêmi dòng tuỷ bào. - Theo độ trưởng thành: Lơxêmi cấp, lơxêmi mạn. 15
- 4.3.2. Triệu chứng lâm sàng Nổi bật là dấu hiệu: - Thiếu máu: Da xanh, niêm mạc nhợt, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi khi gắng sức, tim có thể có tiếng thổi tâm thu do thiếu máu.Thiếu máu nặng có thể dẫn đến suy tim cấp (mạch nhanh, khó thở). - Chảy máu: Chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất huyết dưới da hoặc nội tạng, kinh nguyệt kéo dài ở nữ giới. - Sốt: Có thể có nhiễm khuẩn (loét họng, miệng, viêm phổi). - Bạch cầu cấp dòng lympho hay có sưng nhiều hạch ngoại biên. Lơxêmi dòng tuỷ hay có gan - lách- hạch sưng to và đau. - Các rối loạn khác do hiện tượng thâm nhiễm của tế bào non: + Đau đầu hoặc nôn do u bạch cầu ở não. + Đau xương do các tế bào tăng sinh trong tuỷ xương. + U dưới da, u xương, mắt lồi. + Sút cân, kém ăn, đau mỏi các khớp, sạm da, rụng tóc. 4.3.3. Cận lâm sàng - Xét nghiệm máu: Làm công thức máu, huyết đồ, tuỷ đồ thấy: + Số lượng hồng cầu giảm. + Số lượng tiểu cầu giảm. + Bạch cầu tăng thường trên 80.000 tế bào/mm3 máu. • Nếu lơxêmi cấp: Bạch cầu hầu hết là tế bào non chưa biệt hoá (hoặc biệt hoá rất ít) do đó trong công thức bạch cầu có khoảng trống. • Nếu lơxêmi mạn: Bạch cầu đã biệt hoá, trong công thức bạch cầu gặp đủ các lứa tuổi từ non đến già (nhưng chất lượng bạch cầu không bình thường), công thức bạch cầu không có khoảng trống bạch cầu. • Cá biệt bạch cầu có thể giảm (lơxêmi thể suy tuỷ). + Thời gian chảy máu kéo dài. - Làm sinh thiết tuỷ khi thật cần thiết để chẩn đoán xác định. - Làm các xét nghiệm tìm biến chứng: Máu lắng, điện tim, X quang tim phổi… 4.4. Biến chứng - Nhiễm khuẩn: Viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết. - Xuất huyết: Não, màng não. - Suy tim (do thiếu máu nặng). 4.5. Điều trị - Các phương pháp điều trị nhằm chống lại sự tăng sinh tế bào ác tính. + Hoá học trị liệu: Vincrisin, Vinblastin, Myelosan Doxorubicin. + Quang tuyến liệu pháp. + Miễn dịch liệu pháp: Methotrexat, Prednisolon. + Cắt bỏ lách, ghép tuỷ xương. - Điều trị triệu chứng: + Chống nhiễm khuẩn: Kháng sinh. + Chống thiếu máu: Cho thuốc tăng tạo tế bào máu, nếu thiếu máu nặng thì truyền máu. 16
- Chương 3: CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP HỆ HÔ HẤP MỤC TIÊU: 1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng của một số bệnh lý về hô hấp thường gặp. 2. Nêu được phương pháp điều trị, phòng bệnh và hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn cho các bệnh lý hô hấp thường gặp. NỘI DUNG: 1. HEN PHẾ QUẢN 1.1. Đại cương - Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở. Biểu hiện đặc trưng là cơn khó thở có tiếng cò cử do hậu quả của co thắt cơ trơn phế quản, phù nề niêm mạc phế quản và tăng tiết nhầy phế quản. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi. - Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng song người ta nghĩ nhiều đến yếu tố dị ứng, nội tiết, cơ địa người bệnh. - Điều kiện thuận lợi gây cơn hen như: Thay đổi thời tiết, thức ăn lạ, nhiễm khuẩn mũi, họng... 1.2. Triệu chứng cơn hen Sau khi tiếp xúc với các yếu tố thuận lợi: Phấn hoa, thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh… - Cơn hen thường xảy ra đột ngột vào ban đêm. - Thường bắt đầu với các biểu hiện: Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ho khan, buồn ngủ... - Người bệnhkhó thở dữ dội, khó thở ra là chủ yếu, kèm theo tiếng cò cử. - Phải ngồi dậy để thở, trường hợp nặng có thể tím tái. - Các cơ hô hấp bị co kéo làm lõm trên xương ức. - Cơn kết thúc bằng một trận ho và khạc đờm. Đờm thường trong, quánh và dính - Nghe phổi : có nhiều ran rít, ran ngáy (dấu hiệu bệnh lý của hen phế quản). - Nhịp tim nhanh 120 – 130 lần/phút. 1.3. Tiến triển - Các cơn hen có thể ngắn, dài xảy ra từng đợt, làm người bệnh suy nhược và kiệt sức. Thông thường các cơn hen đều qua khỏi, những cơn nặng có thể làm người bệnh ngạt thở và chết. - Lâu dài hen phế quản có thể dẫn đến tâm phế mạn và khí phế thũng. 1.4. Điều trị - Trong cơn hen để người bệnh nằm tư thế Fowler, thở oxy - Dùng thuốc giãn phế quản: Theophylin, Salbutamol, Diaphylin.. - Thuốc an thần: Seduxen… - Những cơn hen nặng, kéo dài liên tục cần phối hợp corticoid 1.5. Phòng bệnh Gặp nhiều khó khăn, thường phòng cơn hen xảy ra bằng cách tránh các yếu tố thuận lợi gây cơn hen như: tránh lạnh đột ngột, điều trị tốt các viêm nhiễm mũi họng, tăng sức đề kháng cho người bệnh. 2. VIÊM PHỔI 2.1. Đại cương 17
- Viêm phổi là tình trạng viêm nhu mô phổi bao gồm phế nang, mô kẽ phổi và đôi khi là cả các tiểu phế quản do tác nhân gây bệnh phần lớn là vi khuẩn. Viêm phổi là bệnh cấp tính thường gặp, bệnh có thể gặp quanh năm Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là phế cầu khuẩn song thường phối hợp với tụ cầu, liên cầu và virus. Có 2 loại viêm phổi khác nhau, về tiến triển và tiên lượng đó là viêm phổi khối và viêm phổi đốm. 2.2. Triệu chứng 2.2.1. Bệnh viêm phổi khối (viêm phổi thuỳ) Là viêm phổi có ranh giới rõ rệt, khu trú ở một thuỳ hay nhiều thuỳ phổi, thường gặp ở thanh niên và trung niên * Thời kỳ khởi phát: Bệnh tiến triển đột ngột cấp tính. - Ho: ban đầu ho khan (ho không có đờm), sau đó ho có đờm đặc, màu vàng hay xanh hoặc có thể lẫn máu (trường hợp điển hình đờm màu gỉ sắt). - Sốt: cơn sốt khởi đầu thường rét run, sau đó sốt nóng và vã mồ hôi. Có thể kèm theo rùng mình. Nhiệt độ có thể lên đến 39-40oC. - Cảm giác khó thở: thở nhanh và nông. Trường hợp khó thở nặng có thể thấy môi và đầu chi tím, thậm chí ngừng thở (đặc biệt ở người già). - Đau ngực tại vị trí tương ứng với vùng phổi bị viêm, mức độ từ ít đến nhiều, có trường hợp đau rất dữ dội. Đau có thể tăng lên khi ho hay hít vào. - Nhịp tim nhanh - Buồn nôn, nôn, có thể tiêu chảy * Thời kỳ toàn phát: - Người bệnhvẫn sốt cao, kéo dài song đau ngực và khó thở giảm - Ho nhiều, khạc đờm dính màu rỉ sắt - Chiếu hoặc chụp X. quang thấy hình ảnh viêm phổi rất điển hình (một đám mờ đều hình tam giác.) * Tiến triển: - Bệnh thường khỏi sau từ 5 – 7 ngày, sốt hạ nhanh, đau ngực khó thở giảm dần, bệnh khỏi. 2.2.2. Viêm phổi đốm (phế quản phế viêm) - Thường gặp ở người già, trẻ em - Nguyên nhân thường phối hợp nhiều loại vi khuẩn và hay thứ phát sau sởi, ho gà... - Người bệnh biểu hiện sốt nhẹ, sốt tăng dần, mạch nhanh - Ho và đau ngực ít song khó thở nhiều và ngày càng nặng, có khi tím tái, trẻ em biểu hiện bằng cánh mũi phập phồng. - Triệu chứng toàn thân rất nặng dễ bị suy hô hấp, truỵ tim mạch - Chiếu hoặc chụp X quang có hình ảnh nhiều đám mờ nhỏ, đều rải rác hai bên phổi. - Tiến triển: là bệnh nặng, rất dễ bị suy hô hấp nhất là trẻ em, người già 2.3. Điều trị 2.3.1. Kháng sinh diệt vi khuẩn - Penicilin: 1.000.000đv/ngày chia 2 lần - Ampicilin: 1g/ngày Có thể dùng Gentamycin, Cloramphenicol 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Bảo quản thuốc và dụng cụ y tế: Phần 2 - Nxb. Hà Nội
53 p | 699 | 213
-
Giáo trình bệnh học 2 (Phần 12)
22 p | 103 | 25
-
Giáo trình bệnh học 2 (Phần 2)
24 p | 96 | 17
-
Giáo trình bệnh học 2 (Phần 9)
24 p | 86 | 15
-
Giáo trình bệnh học 2 (Phần 10)
40 p | 101 | 14
-
Giáo trình bệnh học 2 (Phần 13)
46 p | 80 | 12
-
Giáo trình bệnh học 2 (Phần 17)
60 p | 92 | 10
-
Giáo trình bệnh học 2 (Phần 18)
32 p | 97 | 10
-
Giáo trình Sản xuất protein trong Y học: Phần 2
168 p | 55 | 6
-
Giáo trình Điều dưỡng nhi (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng chương trình 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
235 p | 4 | 1
-
Giáo trình Dược lý 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
273 p | 0 | 0
-
Giáo trình Hóa sinh 1 (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
226 p | 0 | 0
-
Giáo trình Y học hạt nhân và xạ trị (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
64 p | 2 | 0
-
Giáo trình Huyết học I (Ngành: Xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
233 p | 1 | 0
-
Giáo trình Huyết học II (Ngành: Xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
167 p | 0 | 0
-
Giáo trình Hóa học (Ngành: Hình ảnh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
110 p | 0 | 0
-
Giáo trình Hóa học (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
110 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn