intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Gieo mạ xuân muộn theo phương pháp tunel nền khô

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

298
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gieo mạ xuân muộn theo phương pháp Tunel nền khô có ưu điểm cây mạ được bảo vệ chống rét nên sinh trưởng tốt. Nền gieo mạ là đất khô nên dễ làm, đất tơi nên dễ cấy, cấy được ít dảnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Gieo mạ xuân muộn theo phương pháp tunel nền khô

  1. Gieo mạ xuân muộn theo phương pháp tunel nền khô Nguồn: khuyennongvn.gov.vn Gieo mạ xuân muộn theo phương pháp Tunel nền khô có ưu điểm cây mạ được bảo vệ chống rét nên sinh trưởng tốt. Nền gieo mạ là đất khô nên dễ làm, đất tơi nên dễ cấy, cấy được ít dảnh. Bộ rễ mạ được bảo toàn, cấy xong nhanh bén rễ, nhanh chóng chuyển sang giai đoạn đẻ nhánh, đẻ nhánh sớm và tập trung. Ít phải chăm sóc, mạ lên nhanh nếu cấy chậm vài ba ngày vẫn ít bị ảnh hưởng. Vì những ưu điểm trên mà phương pháp gieo mạ Tunel nền khô nhanh chóng được người nông dân ở nhiều địa phương hưởng ứng. Các bước gieo mạ Tunel nền khô như sau: 1. Giống và thời vụ: Giống: Sử dụng các giống lúa ngắn ngày như các giống lúa lai, lúa thuần Trung Quốc: D.ưu 527; My Sơn (2-4); CV1 (Nông ưu 28); TH 3-3; LVN 20; LVN 24; Khang Dân 18; ĐB 5; VH1; LT 2; Thơm số 1, … Thời vụ: Gieo mạ từ 15/1-15/2. Tốt nhất gieo trong thời điểm 25/1-5/2, để lúa trổ bông an toàn vào 5/5-10/5 ...Lượng thóc giống cần cho 1 sào bắc bộ (360 m2) lúa: Đối với lúa lai là 1 kg; lúa thuần là 1,5-2,0 kg. 2. Chọn hạt mẩy và khử trùng hạt giống: Chọn hạt mẩy (chỉ áp dụng đối với các giống lúa thuần): Có tác dụng làm cho các nhánh mạ mọc đồng loạt, lúa đẻ nhánh, trỗ, chín tập trung, bằng ngọn, tăng năng suất thêm 7-10%. Dùng phương pháp tỷ trọng để loại trừ hạt lửng, hạt lép, cách làm đơn giản, chi phí thấp như sau: Lấy bùn ao pha loãng với nước cho vào thùng nhựa, chum vại có dung tích khoảng 20-30 lít. Dùng quả trứng gà tươi thả vào dung dịch bùn làm dụng cụ đo tỷ trọng, khi nào thấy quả trứng nổi nằm ngang lập lờ trên mặt nước, phần nổi bằng khoảng đồng xu kim loại là vừa, (nếu
  2. trứng chìm cần cho thêm bùn, ngược lại trứng nổi nhiều cần cho thêm nước), khi đó ta đổ thóc giống vào, các hạt chắc mẩy chìm xuống đáy giữ lại. Hạt lửng, hạt lép nổi lên trên mặt nước, vớt bỏ. Khử trùng hạt giống: Có nhiều phương pháp để khử trùng hạt giống như: Ngâm nước nóng 540C trong 5-10 phút, dùng các loại thuốc trừ nấm, … Nhưng đơn giản và dễ làm hơn cả là dùng nước vôi trong 2-3% ngâm thóc trong 10-12 giờ để diệt mầm bệnh von, bệnh thối mộng mạ. Cách làm như sau: lấy 0,2-0,3 kg vôi cục hoặc 0,3-0,5 kg vôi tôi (chú ý là vôi mới tôi khoảng 30-40 ngày trở lại mới có giá trị diệt mầm bệnh), hoà trong 10 lít (kg) nước sạch, lọc lấy 6-7 kg nước vôi trong, ngâm được 6-7 kg thóc giống trong 10-12 giờ. Vớt thóc ra đãi sạch nước vôi, tiếp tục ngâm thêm nước lã sạch trong 60 giờ (đối với lúa thuần) và 36 giờ đối với lúa lai, ngày thay nước 2 lần (ngâm cả nước vôi và nước lã đối với lúa thuần, lúa nếp là 72 giờ và đối với lúa lai là 48 giờ). Đãi sạch, đem ủ ấm trong nhiệt độ 28-320C trong 30-40 giờ là hạt nảy mầm. Chọn đất gieo mạ: Chọn loại đất khô có thành phần cơ giới nhẹ, lấy vồ đập nhỏ, trộn thêm dinh dưỡng theo tỷ lệ sau: 1m3 đất tơi +10 kg phân vi sinh Sông Danh hoặc phân tổng hợp NPK (5:10:3) hoặc thay bằng 4 kg supe lân + 250 gam ure + 250 gam kali clorua + 20 kg phân chuồng mục. 1 m3 đất trộn phân đủ làm 10 m2 nền và đủ cấy cho 3-4 sào lúa. Chọn một mảnh đất một góc vườn dùng cuốc san phẳng, đổ đất đã trộn thêm phân lên mặt, san thành luống rộng 1-1,2 m, dày 10 cm. Để lại 1/10 lượng đất phủ mặt sau khi gieo. Gieo: Dùng ôdoa tưới đẫm nền, để đất hút hết nước thì gieo mộng. Gieo đều trên toàn bộ luống. Sau khi gieo xong dùng phần đất còn lại phủ đều lên cho kín hết hạt, chờ 10 phút nếu thấy nước ngấm đều hết phần đất phủ thêm là đủ nước, nếu còn có chỗ khô là thiếu nước cần bổ xung thêm. Dùng bình phun thuốc trừ sâu phun nước sạch lên những chỗ đất còn khô cho bề mặt luống ướt đều. Nếu thấy hạt thóc hở ra cần phủ thêm đất cho kín hết.
  3. Làm Tunel: Che phủ nilon ngay sau khi vừa gieo mạ, cách làm như sau: Dùng các thanh tre rộng 1,5-2,0 cm; vót mỏng thanh tre để dễ dàng uốn thành hình vòm cống; chiều dài thanh tre 1,7-2,0 m cắm theo hình vòm cống, cứ 1,0-1,5 m dài cắm một thanh, trên đỉnh các thanh tre uốn hình vòm cống được nối liên kết với nhau bằng một thanh tre ""Nóc"" theo chiều dọc luống cho chắc chắn. Dùng nilon hình ống màu trắng khổ 1,2-1,4 m, dọc làm đôi chùm kín xung quanh luống mạ. Dùng xẻng xúc đất chèn kín kỹ 4 xung quanh sao cho không khí không lọt vào và thoát ra ngoài luống mạ được, không cần tưới vừa giữ ấm cho mạ. Sau khi gieo mạ trung bình 10-12 ngày, cây mạ ra được 2,2-2,5 lá thật là có thể đem đi cấy được. Hai ngày trước khi cấy cần cuốn một bên của Tunel lên, ngày hôm sau bỏ hẳn; nếu thấy đát khô cần dùng bình bơm phun cho mạ đủ ẩm. Sau khi bỏ tấm che 1-2 ngày thì đem mạ đi cấy. Dùng loại xẻng nhỏ lưỡi mỏng hoặc cuốc bàn mỏng đào bật khối mạ lên, rũ nhẹ cho rơi bớt đất, xếp vào rổ vào rành đem đi cấy ngay. Chú ý: Chỉ được mở nilon và cấy khi nhiệt độ ngoài trời>150C.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2