intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIỚI HẠN CÓ THỂ VƯỢT QUA

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

65
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đã nhiều năm rồi họa sĩ Nguyễn Thanh Bình ngày nào cũng lên giường ngủ vào lúc tám giờ tối, hai giờ sáng thì thức dậy vẽ. Anh không có những đêm trà dư tửu hậu, đêm của anh là ngủ và vẽ - ngủ để vẽ. Vẽ liên tục mà trong nhà không lúc nào có tranh. Tranh của anh ngay khi một tác phẩm của Nguyễn Thanh Bình vẽ xong đã bay đi, đậu trên tường nhà người khác. Người mua tranh của Bình cư ngụ ở nhiều đô thị của châu âu, châu á, Mỹ la tinh... họ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIỚI HẠN CÓ THỂ VƯỢT QUA

  1. GIỚI HẠN CÓ THỂ VƯỢT QUA Đã nhiều năm rồi họa sĩ Nguyễn Thanh Bình ngày nào cũng lên giường ngủ vào lúc tám giờ tối, hai giờ sáng thì thức dậy vẽ. Anh không có những đêm trà dư tửu hậu, đêm của anh là ngủ và vẽ - ngủ để vẽ. Vẽ liên tục mà trong nhà không lúc nào có tranh. Tranh của anh ngay khi một tác phẩm của Nguyễn vẽ xong đã bay đi, đậu trên tường nhà Thanh Bình người khác. Người mua tranh của Bình cư ngụ ở nhiều đô thị của châu âu, châu á, Mỹ la tinh... họ mua tranh đều đặn, nhẹ nhàng như là một sức mua tự nhiên, bền bỉ. Nhiều người trong giới tạo hình cho rằng tranh Nguyễn Thanh Bình là loại tranh dễ treo trong mọi ngôi nhà, và anh đã trở thành người sản xuất tranh (không còn sáng tạo nữa). Mặc nhiên, người mua tranh vẫn tiếp tục mua, người vẽ vẫn tiếp tục vẽ.
  2. Một người bạn tôi cho rằng tranh của Bình được nhiều người yêu chuộng vì nó có “ tính thị dân” cao. ý là nó đồng điệu với mỹ cảm và tâm trạng của người dân sống ở đô thị; Đúng vậy, tranh của Bình thỏa mãn thị hiếu về cái đẹp của người đô thị và góp phần giúp họ thoát khỏi sự vây bủa của những áp lực trong cuộc sống. Nhưng nó có thấp hơn “tính nghệ thuật” không. Những bức tranh mà nhiều người sẵn sàng bỏ tiền ra mua này chỉ là dễ treo, chỉ là tranh sản xuất ? Dường như công việc bận rộn nhất trong suốt đời người là cặm cụi tìm cách vượt qua các giới hạn. Người họa sĩ khi vẽ cũng vậy. Làm cho “cái tôi” lộ diện trên mặt tranh là vượt qua một giới hạn lớn. Cá tính, hình thức và chủ đề thường khó nhập nhuyễn vào nhau, len giữa chúng là một thứ giới hạn vô hình, đa dạng và rất ngoan cố, cứ tách chúng ra, như là muốn thử thách người họa sĩ. Trong tranh Nguyễn Thanh Bình, cá tính, hình thức, chủ đề nhập lại tự nhiên như là hơi thở. Tôi đã được xem nhiều bức vẽ của Bình trước khi anh bước vào “cuộc hành trình màu trắng”, thấy rằng anh đã trải qua không ít xoay trở gian nan mới có thể làm cho “cái tôi” lộ diện trên tác phẩm một cách rõ ràng và độc đáo. Nhưng “cái tôi” ấy là gì, như thế nào đối với cộng đồng. . . lúc này thì giới hạn về tài năng và giới hạn về con người như là một tấm lưới dầy ngăn trở, xem ra không dễ gì vượt qua, có ít người vượt qua được,
  3. nhưng đã có những người vượt qua, trong đó có Nguyễn Thanh Bình. Người ở các đô thi âu, á, Mỹ... nhìn tranh Bình như nhìn những tác phẩm hội họa Việt Nam mới. Ngôn từ hiện đại nhưng cách lập ngôn thì rất Việt Nam. Nó tránh được lối mòn “bình cũ rượu mới”, lại không sa vào sự gồng mình để tìm cái “mới lạ”. Cách trình bày chủ đề đơn giản, độc đáo của tranh dân gian cộng với bút pháp điêu luyện và sự hồn hậu, giầu cảm xúc đã làm cho tranh của Nguyễn Thanh Bình hoàn chỉnh, hấp dẫn. Xem tranh anh thấy yêu người Việt Nam hơn, yêu cuộc sống hơn. Có một nhận xét về tranh của Bình rất hay: “ ...vừa dân giã vừa sang trọng. Nó có thể trang trí cho câu chuyện đời thường của bạn mà cũng có thể dẫn bạn vào một giấc mơ xa...” Thiết lập được nhân cách nghệ thuật riêng là một thành công. Nhưng giới hạn mới lập tức xuất hiện. Người mua nhiều thì phải vẽ nhiều. Đúng là những người làm nghệ thuật bất luận là viết văn, viết nhạc, làm phim hay vẽ tranh đều mong muốn có công chúng. (“nghệ thuật đơn độc” là sự ngụy biện cao đạo, đã lùi xa rồi). Nhưng ranh giới giữa lối mòn và sáng tạo (khi phải duy trì tình yêu của công chúng bằng chủ đề quen thuộc và phong cách quen thuộc) là rất mỏng manh. Cái ranh giới này nếu mất thì tác giả cũng không còn, và nó dựng lên những giới hạn của sự thử thách không nhỏ. Trước tiên là giới hạn của cảm xúc. Tranh của Bình, bên cạnh kết cấu chắt lọc “ý tại ngôn ngoại”
  4. thì nó đứng vững chủ yếu bằng cái nền cảm xúc mạnh mẽ mà mỏng manh. Vẽ rất nhiều, rất nhanh và liên tục, giới hạn của cảm xúc có thể vượt qua? Giống một người lang thang trong vùng phong cảnh đã quá quen thuộc, dù là đẹp đẽ đến đâu thì cũng khó tránh khỏi mệt mỏi. Bình cũng nhiều lúc mệt mỏi. Nhưng bản lĩnh được hình thành từ lòng say mê nghề nghiệp giúp anh nhẫn nại phát hiện ra sự súc tích vô tận ở ngay trong cái vùng quen, tưởng như đã thuộc lòng. Lặp lại mình ở quãng nào đó trong sáng tác là chuyện thường xảy ra với mọi người. Nhưng vẽ như sản xuất để bán thì hoàn toàn không phải thể tạng của Nguyễn Thanh Bình .Khi cảm thấy sút giảm cảm hứng với “hành trình mầu trắng” anh chuyển qua vẽ khỏa thân hay tĩnh vật, rồi lại trở về chủ đề trắng với niềm cảm hứng tinh khôi. “Chỉ có thế thôi ?” “Cứ vẽ mãi áo dài sao?”, một số đồng nghiệp thốt lên như vậy Tôi chợt nghĩ, câu hỏi này có thể đặt ra với bác Bùi xuân Phái được không. Người danh họa tài hoa chẳng phải đã lang thang suốt đời với “phố” của Hà Nội?. Đây là thoáng liên tưởng chứ không so sánh, liên tưởng để nhận thấy, hình như có một giới hạn của sự nhìn nhận. Những năm gần đây thị trường tranh lắng xuống, nhưng người mua vẫn tiếp tục mua tranh của những họa sĩ Việt Nam mà họ yêu thích, có lẽ họ
  5. nhận thấy điều gì đó khác biệt, chứ không đơn thuần là mua những bức tranh dễ treo. Giới hạn của sự nhìn nhận có thể làm tuột đi những giá trị có lợi cho nhận thức nghề nghiệp. Trần Luân Tín
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2