intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giới thiệu các kỹ thuật ghi nhớ (Phần 3)

Chia sẻ: Ma Chan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

211
lượt xem
84
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'giới thiệu các kỹ thuật ghi nhớ (phần 3)', kỹ năng mềm, kỹ năng tư duy phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giới thiệu các kỹ thuật ghi nhớ (Phần 3)

  1. Giới thiệu các kỹ thuật ghi nhớ (Phần 3) Bài 8: Sử dụng các bản đồ khái niệm và các bản đồ kí ức để ghi nhớ những thông tin có cấu trúc I. Sử dụng các bản đồ khái niệm và các bản đồ kí ức để ghi nhớ những thông tin có cấu trúc Làm thế nào để sử dụng công cụ? Về mặt hình thức, các bản đồ kí ức không phải là những phương pháp ghi nhớ. Tuy nhiên chúng thực sự giúp bạn trình bày cấu trúc của một chủ đề theo một “hình thức” sáng sủa để bạn có thể ghi nhớ dễ dàng. Bạn sẽ có thể thúc đẩy bản thân ghi nhớ những thông tin được mã hóa bên trong hình thức bằng cách nghĩ đến nó. Việc này thậm chí còn trở nên dễ dàng hơn nếu bạn mã hóa thông tin bằng những hình ảnh nổi bật. Hãy đọc bài giới thiệu để biết làm thế nào để thông tin trở nên dễ nhớ. II. Những bản đồ kí ức (Mind Map) - Một công cụ mạnh để ghi chú Làm thế nào để sử dụng công cụ? Lập bản đồ kí ức là một phương pháp quan trọng giúp cải thiện việc ghi chú, đồng thời hỗ trợ và tăng cường khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Bằng việc sử dụng những bản đồ kí ức bạn sẽ có thể nhanh chóng nhận biết và hiểu cấu trúc của một vấn đề, cách mà các thông tin rời lại tương thích với nhau, cũng như ghi lại những sự kiện thô giống như những kiểu ghi chú thông thường. Hơn nữa, cấu trúc của những bản đồ kí ức có tác dụng khuyến khích việc giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Những bản đồ này còn lưu giữ thông tin theo một hình thức mà sẽ giúp bạn ghi nhớ dễ dàng và hồi tưởng nhanh chóng.
  2. Được phổ biến bởi Tony Buzan, những bản đồ kí ức đã loại bỏ những kiểu ghi chú có dạng danh sách truyền thống. Chúng làm đươc điều này là nhờ một cấu trúc 2 chiều. Một bản đồ kí ức tốt thể hiện “hình thức” của vấn đề, sự quan trọng tương đối của từng ý riêng biệt và cách mà theo đó các sự việc có liên hệ đến nhau. Những bản đồ kí ức thường sử dụng 1 mặt của tờ giấy, chúng súc tích hơn những cách ghi chú thông thường. Điều này giúp bạn tạo nên những sự kết hợp một cách dễ dàng. Nếu tìm ra thêm các thông tin sau khi đã vẽ phần chính của bản đồ kí ức thì bạn có thể dễ dàng bổ sung vào nó mà không bị gián đoạn nhiều. Những bản đồ kí ức cũng hữu dụng để: • Tóm tắt thông tin • Tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau • Nghĩ về những vấn đề phức tạp • Trình bày thông tin theo một hình thức mà thể hiện được cấu trúc chung của vấn đề Chúng rất dễ để hồi tưởng bởi bạn luôn có thể làm mới lại thông tin trong kí ức bằng việc liếc qua. Do vậy chúng cũng là là những cách ghi nhớ hiệu quả. Nhớ hình thức và cấu trúc của một bản đồ kí ức có thể cung cấp cho bạn những gợi ý để nhớ lại những thông tin chứa đựng bên trong. Với các tính chất như thế, những bản đồ kí ức thu hút tâm trí của bạn vào quá trình tiếp thu và liên kết những sự kiện nhiều hơn nhiều so với các phương pháp ghi chú truyền thống. Vẽ những bản đồ kí ức cơ bản Ở dưới đây là một phần nhỏ của một bản đồ kí ức. Bản đồ này thể hiện sự nghiên cứu về các kĩ năng quản lí thời gian: Hình 1 - Một ví dụ về bản đồ kí ức
  3. Để ghi chú về một vấn đề bằng một bản đồ kí ức, bạn hãy vẽ nó theo cách sau: 1. Viết tên của chủ đề bạn đang tim hiểu vào giữa tờ giấy và vẽ một vòng tròn quanh nó. Xem hình 1. 2. Khi bạn gặp những phân đoạn hay những tiểu đề của chủ đề (hoặc những sự việc liên quan đến chủ đề), hãy vẽ những đoạn thẳng nối với vòng tròn. Gán nhãn cho các đoạn thẳng này bằng tên của những phân đoạn và tiểu đề. Xem những đoạn thẳng có số 2 trong hình 1. 3. Khi bạn tìm hiểu vấn đề và khám phá ra một tầng thông tin nữa thuộc về những tiểu đề trên (những tiểu đề cấp tiếp theo hoặc những sự việc riêng lẻ), hãy vẽ tầng thông tin này như những đoạn thẳng gắn với những đoạn tiểu đề cấp trên. Xem những đoạn thẳng có số 3 trong hình 1. 4. Cuối cùng, với những sự việc hay những ý riêng lẻ, hãy vẽ những đoạn thẳng nối với đoạn thẳng đề mục thích hợp và gán nhãn cho chúng. Xem những đoạn thẳng có số 4 trong hình 1. Khi bạn gặp những thông tin mới, hãy kết nối chúng vào bản đồ kí ức một cách thích hợp. Một bản đồ kí ức hoàn thiện có thể có rất nhiều đoạn chủ đề chính tỏa ra theo khắp mọi hướng từ trung tâm. Những tiểu đề và những sự việc sẽ rẽ nhánh ra từ các đoạn này,
  4. giống như những cành và nhánh cây trên một thân cây. Bạn không cần bận tâm về cấu trúc được tạo ra bởi nó sẽ tự phát triển. Nhớ rằng ý tưởng về việc đánh số “các cấp độ” trong hình 1 chỉ được sử dụng để thể hiện một bản đồ kí ức được tạo ra như thế nào. Tất cả những điều tôi đang thể hiện là những chủ đề chính tỏa ra từ trung tâm, với các tiểu đề cấp thấp hơn và các sự việc rẽ nhánh ra từ đề mục cấp cao hơn. Mặc dù việc lập bản đồ kí ức bằng tay là thích hợp trong nhiều trường hợp, những phần mềm như MindGenius có thể cải thiện việc này bằng cách giúp bạn tạo ra những bản đồ khái niệm (Concept Map) chất lượng cao mà có thể dễ được sửa và phác thảo lại. Cải thiện những bản đồ kí ức của bạn Những bản đồ kí ức của bạn là tài sản riêng của bạn: một khi đã hiểu làm thế nào để ghi chú bằng bản đồ kí ức, bạn có thể phát triển những quy ước của riêng bạn để tiến xa hơn nữa. Những gợi ý sau đây có thể giúp tăng hiệu quả: • Dùng những từ đơn hoặc những nhóm từ đơn giản để biểu diễn thông tin: Hầu hết các từ dùng trong việc viết thông thường là những từ đệm, bởi chúng bảo đảm rằng những sự việc được đặt đúng văn cảnh và theo một hình thức mà tạo ra sự dễ chịu khi đọc. Trong những bản đồ kí ức của riêng bạn, những từ đơn mạnh mẽ và những nhóm từ có ý nghĩa có thể chuyển tải tốt hơn cùng một lượng thông tin. Quá nhiều chữ chỉ làm bản đồ trở nên lộn xộn. • Những chữ in: Nếu viết chữ quá sát nhau hoặc không rõ ràng thì sẽ khó đọc hơn, do vậy bạn hãy dùng kiểu chữ in. • Sử dụng màu sắc để phân chia các ý: Điều này sẽ giúp bạn phân chia các ý ở những chỗ cần thiết. Nó cũng giúp bạn hình dung ra bản đồ kí ức để nhớ lại thông tin. Màu sắc còn giúp bạn thể hiện cấu trúc của vấn đề. • Sử dụng các biểu tượng và hình ảnh: Ở những chỗ mà một biểu tượng hoặc một hình ảnh có ý nghĩa với bạn thì hãy sử dụng nó. Những hình ảnh có thể giúp bạn ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn là các từ. • Sử dụng những sự liên kết chéo: Thông tin ở một phần của bản đồ kí ức có thể liên quan đến một phần khác. Lúc đó bạn có thể vẽ những đoạn thẳng thể hiện những sự liên kết chéo. Điều này giúp bạn thấy một phần của vấn đề ảnh hưởng đến một phần khác như thế nào. Những ý chính: Lập bản đồ kí ức là một phương pháp ghi chú cực kì hiệu quả. Những bản đồ kí ức không chỉ thể hiện các sự kiện mà còn thể hiện cấu trúc tổng thể của vấn đề và sự quan trọng của từng phần đơn lẻ trong nó. Những bản đồ này có thể giúp bạn kết hợp những ý và tạo ra sự liên kết mà có thể những phương pháp khác không làm được. Nếu bạn thực hiện bất cứ một sự nghiên cứu hay ghi chú nào, hãy thử dùng các bản đồ kí ức, bạn sẽ thấy chúng hiệu quả đến ngạc nhiên!
  5. Ứng dụng các phương pháp ghi nhớ: Học một ngoại ngữ và Nhớ thông tin cho một kì thi I. Làm thế nào để học một ngoại ngữ? Các phương pháp cần dùng: • Phương pháp liên kết • Phương pháp căn phòng La Mã Sử dụng các phương pháp: Học ngoại ngữ là lĩnh vực lí tưởng để ứng dụng các phương pháp ghi nhớ. Khi học một từ mới của một ngoại ngữ bạn thường phải liên kết một tập hợp những âm tiết vô nghĩa với một từ trong tiếng mẹ đẻ của bạn. Người ta hay làm điều này qua việc nhắc đi nhắc lại từ cần học bằng tiếng mẹ đẻ và bằng ngoại ngữ. Bạn có thể cải thiện cách học tẻ nhạt đó bằng cách sử dụng 3 phương pháp hữu ích sau: 1. Sử dụng phương pháp liên kết từ: Đây là một sự mở rộng đơn giản của phương pháp liên kết: Bạn sử dụng những hình ảnh đại diện để liên kết một từ trong tiếng mẹ đẻ của bạn với một từ ngoại ngữ. Ví dụ: khi một người Anh cần học vài từ mới tiếng Pháp, anh ta có thể tưởng tượng như sau: • English: rug/carpet - French: tapis = an ornate oriental carpet with a TAP as the central design woven In chrome thread. • English: grumpy - French: grognon = a grumpy man GROaning with irritation. • English: to tease - French: taquiner = a woman teasing her husband as she TAKEs IN the washing. Bạn hãy tự tìm cho mình những ví dụ trong trường hợp một người Việt học từ mới tiếng Anh, rất dễ. Phương pháp này được chính thức hóa bởi TS. Michael Gruneberg và được biết đến với cái tên Phương pháp liên kết từ. TS. Michael Gruneberg đã viết những quyển sách dạy ngoại ngữ về nhiều cặp ngôn ngữ nhằm giúp các học viên có được vốn từ vựng cơ bản cần thiết (thường là khoảng 1000 từ) để học ngoại ngữ tốt hơn. Việc sử dụng phương pháp này để học thuộc số từ vựng cơ bản trong vòng 10 giờ đã được xác nhận là khả thi. 2. Sử dụng phương pháp ngôn ngữ thị trấn: Đây là một phương pháp rất hiệu quả, nó kết hợp một biến thể phức tạp của phương pháp căn phòng La Mã với phương pháp liên kết từ được mô tả ở trên. Phương pháp này được phát triển dựa trên thực tế rằng vốn từ vựng cơ bản của một ngôn ngữ luôn gắn với những thứ hàng ngày - những thứ bạn có thể nhìn thấy trong một thành phố, thị trấn hay làng mạc. Để sử dụng phương pháp bạn cần chọn một thị trấn mà bạn rất quen thuộc rồi dùng những thứ bên trong thị trấn như những gợi ý để nhớ lại các hình ảnh đại diện gắn với các từ ngoại ngữ. Những danh từ trong thị trấn: Những danh từ nên được gắn với những địa điểm thích
  6. hợp nhất. Ví dụ: hình ảnh mã hóa một từ ngoại ngữ chỉ một cuốn sách có thể được kết hợp với một quyển sách trên một giá sách trong thư viện; một từ chỉ bánh mì nên được kết hợp với một hình ảnh một ổ bánh mì trong một hiệu bánh; những từ chỉ thực vật có thể được kết hợp với những phần phía bên ngoài nhà một người bán rau quả; còn về tên các con vật thì bạn có thể sử dụng một nông trại nào đó ngoài rìa thị trấn. Những tính từ bên trong công viên: Những tính từ có thể được gắn với một khu vườn hoặc một công viên bên trong thị trấn: những từ như green, smelly, bright, small, cold, v.v….có thể dễ dàng có mối liên quan đến các thứ trong công viên như một cái hồ, một khu rừng nhỏ, những con người với những tính cách khác nhau đang đi dạo xung quanh, v.v… Động từ trong trung tâm thể thao: Những động từ có thể được gắn một cách dễ dàng với một trung tâm thể thao hoặc một sân chơi. Những thứ ở những khu vực này cho phép chúng ta tạo nên các hình ảnh đại diện cho các hành động như: lifting, running, walking, hitting, eating, swimming, driving, v.v… Ghi nhớ giống của danh từ: Với những ngôn ngữ mà giới tính là quan trọng thì 1 cách tốt để ghi nhớ điều này là chia thị trấn của bạn thành 2 vùng chính. Trong 1 vùng bạn mã hóa thông tin cho những danh từ giống đực còn trong vùng kia bạn mã hóa thông tin cho những danh từ giống cái. Nếu ngôn ngữ đó có giống trung thì hãy chia ra 3 vùng. Bạn có thể phân chia vùng bằng những con đường đông đúc, những dòng sông, v.v… Để cố định giới tính của một danh từ, chỉ cần gắn những hình ảnh đại diện của nó với một vùng chính xác tương ứng của thị trấn. Điều này khiến việc ghi nhớ giống của danh từ trở nên dễ dàng. Nhiều ngôn ngữ, nhiều thị trấn: Một biến thể hiệu quả khác của phương pháp căn phòng La Mã cũng được dùng đến khi học nhiều ngôn ngữ. Việc học nhiều ngôn ngữ có thể gây nhầm lẫn, nhưng với phương pháp ngôn ngữ thị trấn, tất cả những gì bạn cần làm là chọn những thành phố, thị trấn hay làng mạc khác nhau cho những ngôn ngữ phải học. Lí tưởng nhất là học tiếng nước nào thì chọn 1 thị trấn ở nước đó. Tuy nhiên trên thực tế bạn có thể chỉ cần dùng một thị trấn ngay trên đất nước bạn, với điều kiện thị trấn này có những yếu tố ngoại quốc thích hợp. 3. 100 từ phổ biến nhất:
  7. Trong quyển “Sử dụng trí nhớ của bạn”, Tony Buzan đã chỉ ra rằng hầu như ngôn ngữ nào cũng có 100 từ phổ biến, những từ này tuy ít nhưng chiếm tới 50% số lượng từ dùng trong đàm thoại thông thường. Học 100 từ phổ biến sẽ giúp bạn tiến một đoạn dài trong việc luyện kĩ năng nói, mặc dù đây vẫn chỉ là một mức độ cơ sở. 100 từ cơ bản được sử dụng trong đàm thoại tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác được nêu dưới đây: Tóm lược: 3 cách để học ngoại ngữ trong bài này có thể rất hiệu quả nếu bạn sử dụng chúng thành thạo. Chúng giúp chỉ ra: - Những từ quan trọng nhất phải học. - Làm thế nào để liên kết những từ trong tiếng mẹ đẻ của bạn với các từ nước ngoài, và - Làm thế nào tạo ra những cấu trúc giúp đại diện giúp bạn nhớ ngôn ngữ đang học thông qua việc sử dụng những hình ảnh gắn với một thị trấn. II. Làm thế nào để nhớ thông tin cho một kì thi? Những phương pháp cần dùng: • Phương pháp số/vần • Phương pháp số/hình dạng • Phương pháp bảng chữ cái • Phương pháp hành trình • Các bản đồ khái niệm hoặc các bản đồ kí ức Sử dụng những phương pháp: Một trong những cách rất hiệu quả trong việc lập cấu trúc cho thông tin cần ghi nhớ là vẽ
  8. ra một bản đồ khái niệm hoặc bản đồ kí ức về một vấn đề, bản đồ này phải đầy đủ và được mã hóa theo nhóm. Điều này giúp bạn quan sát cấu trúc tổng thể của chủ đề và cho bạn biết những sự liên kết giữa các phần của thông tin. Một bản đồ khái niệm tốt chính là một công cụ giúp ghi nhớ hiệu quả. Vấn đề với phương pháp trên là việc bạn có thể quên mất nhãn của 1 hay vài đoạn thẳng nào đó trên bản đồ khái niệm. Một phương pháp đáng tin cậy hơn là lấy bản đồ khái niệm của bạn, viết nó ra thành 1 danh sách được đánh số gồm những ý quan trọng, sau đó bạn có thể sử dụng một trong những phương pháp chốt (xem những đường dẫn ở trên) để nhớ những ý trong danh sách. Bạn cũng có thể dùng phương pháp hành trình cho những danh sách dài. Bằng việc kết hợp những ý trong danh sách với một phương pháp chốt hay một hành trình bạn sẽ có thể kiểm tra xem liệu mình có nhớ lại đầy đủ các thông tin được lưu trữ trong công cụ không. Những sự việc phụ trợ có thể được mã hóa và kết hợp thành những hình ảnh hay những công cụ ghi nhớ cấp thấp bằng cách sử dụng các phương pháp chốt hoặc phương pháp hành trình. Như một sự lựa chọn, bạn cũng có thể gắn một cách lỏng lẻo những sự việc đã được mã hóa này vào thông tin cần nhớ. Như vậy, việc nhớ lại toàn bộ những thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi trở thành một việc đơn giản là rà soát những công cụ ghi nhớ đã được mã hóa. Khi tiến hành, bạn hãy viết ra những ý chính phù hợp với câu hỏi, sau đó áp dụng các công cụ ghi nhớ cấp thấp để chi tiết hóa thông tin cũng như chú giải những mối quan hệ và những sự liên kết của các sự việc xuất hiện trong phần trả lời của mình. Việc này đảm bảo rằng bạn sẽ có được tất cả mọi thông tin có sẵn và lập ra được một dàn ý tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0