YOMEDIA
ADSENSE
Giới thiệu các kỹ thuật ghi nhớ (Phần 2)
253
lượt xem 100
download
lượt xem 100
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Các công cụ được viết trong tag này sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ. Không những có thể nhớ các thông tin một cách chính xác, bạn sẽ nhớ được cả cấu trúc của thông tin.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giới thiệu các kỹ thuật ghi nhớ (Phần 2)
- Giới thiệu các kỹ thuật ghi nhớ (Phần 2) Bài 4: Phương pháp nhớ theo bảng chữ cái – Ghi nhớ những danh sách có độ dài trung bình - Một hệ thống chốt phổ biến - Phương pháp nhớ theo bảng chữ cái là một hệ thống chốt, nó tương tự như phương pháp nhớ theo số/vần nhưng phức tạp hơn. Phương pháp này có hiệu quả trong việc giúp ghi nhớ những danh sách có thứ tự dài hơn và do đặc tính của nó, bạn sẽ có thể nhận biết nếu có chi tiết nào trong danh sách bị bỏ sót. Phương pháp nhớ theo bảng chữ cái hoạt động bằng cách kết hợp những hình ảnh đại diện cho các chữ cái với những hình ảnh bạn tạo ra để đại diện cho những thứ cần nhớ. Làm thế nào để sử dụng phương pháp? Khi bạn tạo ra những hình ảnh đại diện cho những chữ cái, hãy dùng những hình ảnh liên quan đến ngữ âm sao cho âm tiết đầu tiên trong từ đầu tiên của hình ảnh đại diện chính là tên của chữ cái. Ví dụ, bạn có thể biểu diễn chữ “k” với từ “cake”. Trong quyển “Sử dụng trí nhớ hoàn hảo của bạn” của Tony Buzan, ông đã đề nghị sử dụng một hệ thống cho việc tạo ra những hình ảnh sống động để mà bạn sẽ có thể tái lập những hình ảnh này nếu lỡ quên mất chúng. Buzan lấy âm tiết của chữ cái làm phụ âm đầu tiên của từ đại diện, sau đó lần lượt sử dụng các chữ theo thứ tự trong bảng chữ cái để tạo nên những phụ âm còn lại trong từ đại diện nhằm có được một từ dễ ghi nhớ. Ví dụ, với chữ cái “S” (gốc từ đại diện là “Es”), ta sẽ thiết lập nên một từ đại diện bằng cách lần lượt ghép các chữ cái vào “Es”: “EsA…”, “EsB…”, “EsC…”, “EsD…”, “EsE…”, v.v… rồi chọn lấy từ nào có hình ảnh dễ nhớ nhất. Cách của Tony Buzan có ưu điểm là tạo ra một hình ảnh mà bạn sẽ có thể tái lập nếu lỡ quên mất nó. Tuy nhiên, do phương pháp nhớ theo chữ cái là tương đối đơn giản nên cách trên là một sự phức tạp không cần thiết. Trong bất cứ trường hợp nào, tốt nhất là bạn hãy chọn hình ảnh ấn tượng nhất hiện lên trong suy nghĩ của bạn và gắn với nó. Dưới đây là một danh sách các hình ảnh đại diện cho các chữ cái: A - Ace of spades B - Bee C - Sea D - Diesel engine E - Eel F - Effluent G - Jeans H - H-Bomb, itch I - Eye J - Jade K - Cake
- L - Elephant M - Empty N - Entrance O - Oboe P - Pea Q - Queue R - Ark S - Eskimo T - Teapot U - Unicycle V - Vehicle W - WC X - X-Ray Y - Wire Z - Zulu Nếu bạn không thấy những hình ảnh trên là dễ nhớ, hãy thay đổi chúng thành những thứ khác có ý nghĩa với bạn hơn. Khi đã hình dung chắc chắn những hình ảnh này và nối chúng với những chữ cái gốc, bạn sẽ có thể kết hợp chúng với những thông tin cần phải ghi nhớ để tạo nên những bức tranh dễ nhớ. Hãy đọc bài giới thiệu để biết cách làm những bức tranh này trở nên rõ ràng trong tâm trí của bạn. Một khi đã thành thạo phương pháp này bạn sẽ có thể mở rộng nó bằng cách sử dụng những hình ảnh được mô tả trong các bài sau này. Ví dụ: Chúng ta sẽ tiếp tục sử dụng ví dụ về việc ghi nhớ một danh sách tên của các nhà tư tưởng hiện đại: A - Ace - Freud - a crisp ACE being pulled out of a FRying pan (FRiED) B - Bee - Chomsky - a BEE stinging a CHiMp and flying off into the SKY C - Sea - Genette - a GENerator being lifted in a NET out of the SEA D - Diesel - Derrida - a DaRing RIDer surfing on top of a DIESEL train E - Eagle - Foucault - Bruce Lee fighting off an attacking EAGLE with kung FU F - Effluent- Joyce - environmentalists JOYfully finding a plant by an EFFLUENT pipe G - Jeans - Nietzche - a holey pair of JEANS with a kNEe showing through H - H-Bomb - Kafka - a grey civil service CAFe being blown up by an H-Bomb v.v… Những ý chính: Phương pháp nhớ theo bảng chữ cái liên kết những thứ cần nhớ với những hình ảnh đại diện cho các chữ cái từ A đến Z. Điều này cho phép bạn ghi nhớ một danh sách có độ dài trung bình theo một thứ tự chính xác. Bằng việc chốt những thứ cần nhớ với những chữ cái, bạn sẽ nhận biết được nếu có chi tiết nào thiếu sót và sẽ biết những gợi ý để nhớ ra nó.
- Bài 5: Phương pháp hành trình – Ghi nhớ những danh sách dài Phương pháp hành trình là một phương pháp ghi nhớ mạnh, linh hoạt và hiệu quả. Phương pháp này dựa trên ý tưởng về việc ghi nhớ những điểm mốc của một hành trình đã biết rõ. Nó kết nối dòng kể chuyện của phương pháp liên kết với cấu trúc và trật tự của các hệ thống chốt để tạo nên một phương pháp rất mạnh. Làm thế nào để sử dụng phương pháp? Bạn sử dụng phương pháp hành trình bằng cách kết hợp thông tin với những điểm mốc của một hành trình mà bạn đã biết rõ. Ví dụ, đây có thể là một hành trình đi làm buổi sáng của bạn, là đoạn đường để đi đến cửa trước khi bạn ngủ dậy, là đường mà bạn đi để đến thăm nhà cha mẹ, hoặc một chuyến đi quanh một địa điểm nào đó trong kì nghỉ. Khi đã quen với phương pháp này bạn có thể tạo ra những hành trình tưởng tượng mà khắc sâu vào suy nghĩ của bạn và áp dụng chúng để ghi nhớ. Muốn dùng phương pháp này đạt hiệu quả cao nhất thì hành trình thường phải được chuẩn bị trước để những điểm mốc hiện lên rõ ràng trong tâm trí của bạn trước khi bạn kết nối thông tin vào chúng. Một trong những cách để thực hiện điều đó là viết tất cả những điểm mốc mà bạn có thể nhớ đúng thứ tự ra một tờ giấy. Việc này cho phép bạn dùng những điểm mốc này như những gợi ý trong quy tắc nhớ. Khi bạn biết rõ hơn về tuyến đường, có thể sẽ có những điểm mốc mới mà bạn chú ý đến, lúc đó hãy phân biệt những điểm mốc mới với những điểm mốc cũ. Để nhớ một danh sách, dù là về người, các thí nghiệm, các sự kiện hay các đồ vật thì tất cả những gì bạn cần là kết hợp những thứ này với những điểm mốc trên hành trình của bạn. Đó là một cách cực kì hiệu quả để nhớ những danh sách dài. Với một hành trình đủ dài bạn sẽ có thể, ví dụ, ghi nhớ những nguyên tố trong bảng tuần hoàn, những danh sách các nhà vua và các tổng thống, các thông tin địa lý, hoặc thứ tự của các quân bài trong một bộ bài đã được xáo trộn. Phương pháp này cực kì linh hoạt: muốn nhớ được nhiều thứ hơn, bạn chỉ phải ghi nhớ một hành trình dài với nhiều điểm mốc hơn, còn để nhớ một danh sách ngắn, chỉ cần sử dụng một đoạn của tuyến đường là đủ! Một ưu điểm của phương pháp hành trình là bạn có thể sử dụng nó để nhớ ngược lại hoặc tiến lên trước, và có thể khởi đầu ở bất cứ chỗ nào trên tuyến đường để nhớ lại thông tin. Bạn có thể sử dụng kết hợp phương pháp này với những phương pháp ghi nhớ khác. Điều này có thể được thực hiện bằng việc lập nên những hình ảnh mã hóa phức tạp ở những điểm mốc trên hành trình hoặc bằng cách liên kết nó với những phương pháp nhớ khác ở mỗi điểm mốc. Bạn có thể bắt đầu những hành trình khác ở mỗi điểm mốc. Như một sự
- lựa chọn, bạn cũng có thể sử dụng một hệ thống chốt để thiết lập danh sách những cuộc hành trình, v.v… Hãy đọc bài giới thiệu để biết làm thế nào có thể nhấn mạnh những hình ảnh được sử dụng trong phương pháp này. Ví dụ: Bạn phải nhớ một thứ gì đó lặt vặt, ví dụ như danh sách những thứ cần mua sắm này chẳng hạn: Coffee, salad, vegetables, bread, kitchen paper, fish, chicken breasts, pork chops, soup, fruit, bath tub cleaner. Bạn có thể gắn danh sách này với một hành trình đến một siêu thị. Các hình ảnh dễ nhớ có thể là: Front door: spilt coffee grains on the doormat Rose bush in front garden: growing lettuce leaves and tomatoes around the roses Car: with potatoes, onions and cauliflower on the driver's seat End of the road: an arch of French bread over the road Past garage: with its sign wrapped in kitchen roll Under railway bridge: from which haddock and cod are dangling by their tails Traffic lights: chickens squawking and flapping on top of lights Past church: in front of which a pig is doing karate, breaking boards Under office block: with a soup slick underneath: my car tires send up jets of tomato soup as I drive through it Past car park: with apples and oranges tumbling from the top level Supermarket car park: a filthy bath tub is parked in the space next to my car! Những điểm quan trọng: Phương pháp hành trình là một phương pháp mạnh và hiệu quả để nhớ những danh sách dài bằng cách kết nối những hình ảnh và những sự kiện tưởng tượng với những điểm mốc của một hành trình. Bởi những hành trình được sử dụng là khác biệt về địa điểm và hình thức, các danh sách được ghi nhớ bằng phương pháp này sẽ rất dễ phân biệt với nhau. Để sử dụng phương pháp này bạn cần đầu tư một chút thời gian để chuẩn bị những hành trình sao cho chúng hiện lên thật rõ trong suy nghĩ của bạn. Bằng việc sử dụng phương pháp hành trình, sự đầu tư thời gian này sẽ mang lại kết quả lớn gấp nhiều lần.
- Bài 6: Phương pháp căn phòng La Mã – Ghi nhớ những thông tin kiểu nhóm Phương pháp căn phòng La Mã, còn được gọi lại phương pháp Loci, là một phương pháp cổ xưa và hiệu quả để ghi nhớ những thông tin mà cấu trúc của chúng không quan trọng. Ví dụ, nó có thể làm nền tảng cho những hệ thống ghi nhớ mạnh được sử dụng để học ngoại ngữ. Làm thế nào để sử dụng phương pháp? Để sử dụng phuơng pháp căn phòng La Mã, hãy tưởng tượng ra một căn phòng mà bạn biết, chẳng hạn như phòng khách, phòng ngủ, văn phòng hay lớp học. Bên trong căn phòng là những đồ vật. Lúc nhớ lại thông tin, bạn chỉ cần dùng suy nghĩ đi một vòng quanh căn phòng, hình dung ra những vật đã biết và những hình ảnh gắn liền với chúng. Phương pháp này có thể được mở rộng bằng cách đi vào chi tiết và gắn những thông tin cần nhớ vào những vật nhỏ hơn. Bạn cũng có thể có một lựa chọn khác là mở những cánh cửa ngăn căn phòng của bạn với các phòng khác rồi sử dụng những đồ vật trong các căn phòng đó. Khi cần bạn có thể tưởng tượng ra những sự mở rộng đối với căn phòng và lấp đầy những khoảng không mới này bằng những vật thể phù hợp. Những căn phòng khác nhau có thể được sử dụng để chứa những loại thông tin khác nhau. Các căn phòng không phải là những sự lựa chọn duy nhất giúp ghi nhớ những thông tin kiểu nhóm, nếu muốn bạn có thể sử dụng một khung cảnh hoặc một thị trấn mà bạn biết rõ và gắn vào chúng những hình ảnh giúp ghi nhớ. Căn phòng La Mã chỉ là một trong những cách biểu diễn bản đồ nhận thức của bạn về thông tin sao cho dễ tiếp cận. Hãy đọc bài giới thiệu để biết làm thế nào để nhấn mạnh những hình ảnh được sử dụng trong phương pháp này. Ví dụ: Tôi sử dụng phòng khách của tôi như một nền tảng cho phương pháp. Trong căn phòng này có những đồ vật sau: bàn, đèn, sofa, tủ sách lớn, tủ sách nhỏ, dàn CD, điện thoại, TV, đầu DVD, ghế, gương, những bức ảnh đen trắng, v.v… Tôi phải nhớ một danh sách những nhà thơ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất: Rupert Brooke, G. K. Chesterton, Walter de la Mare, Robert Graves, Rudyard Kipling, Wilfred Owen, Siegfried Sassoon, W. B. Yates Tôi hình dung ra mình đang bước qua cửa trước của căn phòng, ai đó đã vẽ một bức tranh thể hiện một cảnh trong trận Somme lên cánh cửa. Ở trung tâm của bức tranh là một người đàn ông đang ngồi trong một chiến hào và viết vào một quyển vở dơ bẩn.
- Tiếp đó, tôi bước vào trong phòng khách và nhìn vào chiếc bàn. Trên mặt bàn là con gấu RUPERT đang ngồi trong một dòng suối - BROOK - nhỏ (chúng ta không cần quan tâm đến việc dòng suối đi vào sự tưởng tượng từ đâu). Đây là sự mã hóa cho Rupert Brooke. Dường như ai đó đã di chuyển một vài đồ đạc trong phòng: một chiếc rương - CHEST - được đặt lên trên chiếc sofa, một vài chiếc quần jeans (G = Jeans) lòng thòng bên ngoài một chiếc ngăn kéo và có vài chiếc bánh nằm bên trên chúng (K = Cake). Đây là sự mã hóa cho G. K. Chesterton. Chiếc đèn được gắn vào một cái đế nhỏ ở trên một bức tường - WALL - , cái đế có hình một con ngựa cái - MARE - đang chuẩn bị nhảy. Đây là sự mã hóa cho Walter de la Mare. v.v… Những ý chính: Phương pháp căn phòng La Mã tương tự như phương pháp hành trình, cả 2 đều hoạt động trên nguyên lí chốt những hình ảnh mã hóa thông tin với những thứ đã biết. Trong trường hợp của phương pháp căn phòng La Mã, những thứ đã biết là những đồ vật trong một căn phòng. Phương pháp căn phòng La Mã đạt hiệu quả cao nhất khi được dùng để ghi nhớ những danh sách mà các thông tin trong đó không liên quan đến nhau, còn phương pháp hành trình thì phù hợp hơn với việc ghi nhớ những danh sách có thứ tự.
- Bài 7: Phương pháp chính – Ghi nhớ những số rất dài Phương pháp chính là một trong những phương pháp ghi nhớ mạnh nhất hiện nay nhưng để sử dụng thành thạo nó cần rất nhiều thời gian. Phương pháp này thường tạo ra nền tảng để những nhà ảo thuật và những người biểu diễn trí nhớ thực hiện các màn biểu diễn phi thường của họ. Phương pháp chính hoạt động dựa trên nguyên lí biến đổi các chuỗi số thành các danh từ, các danh từ thành các hình ảnh và liên kết các hình ảnh thành một chuỗi. Những chuỗi hình ảnh này có thể rất phức tạp và chi tiết. Làm thế nào để sử dụng phương pháp? Những khối cấu trúc của phương pháp này là sự liên kết của những con số dưới đây với các phụ âm theo sau chúng: 0 - s, z, c mềm - nhớ z là chữ cái đầu tiên của zero 1 - d, t, th - nhớ đây là những chữ có 1 nét đi xuống 2 - n - nhớ chữ này có 2 nét đi xuống 3 - m - nhớ chữ này có 3 nét đi xuống 4 - R - tưởng tượng ra một số 4 và một chữ R bị dán lưng vào nhau 5 - L - tưởng tượng ra số 5 được dựng tựa vào gáy của một quyển sách (có hình giống chữ L) 6 - j, sh, ch mềm, dg, g mềm - nhớ g là số 6 quay 180 độ 7 - K, ch cứng, c cứng, g cứng, ng - tưởng tượng K là 2 số 7 bị xoay và dán lưng vào nhau 8 - f, v - tưởng tượng vòng tròn phía dưới số 8 như một ống thoát nước thải eFfluent (eFfluent là hình ảnh đại diện cho chữ f) 9 - p, b - nhớ b là số 9 quay 180 độ. Bạn phải ghi nhớ những sự kết hợp này một cách hoàn hảo để có thể đi xa hơn với phương pháp chính. Bắt đầu sử dụng phương pháp chính Phương pháp này có nhiều mức độ sử dụng, phụ thuộc vào lượng thời gian bạn bỏ ra để học phương pháp. Mức độ đầu tiên chỉ là mã hóa những số 1 chữ số thành những từ ngắn. Ở mức độ này phương pháp chính gần như là một bản sao nghèo nàn của phương pháp nhớ theo số/vần. Chỉ ở những mức độ cao hơn bạn mới có thể khai thác sức mạnh thật sự của nó. Tuy nhiên bạn nên học cách sử dụng phương pháp chính ở mức độ đầu tiên trước khi tiến lên các mức độ khác. Mục đích của thủ thuật biến đổi các số thành các từ này là CHỈ sử dụng những phụ âm để mã hóa thông tin của từ, đồng thời dùng những nguyên âm độn vào giữa những phụ âm để tạo ra ý nghĩa. Nếu bạn phải dùng thêm những phụ âm khác để tạo nên một từ đại diện cho con số, hãy chỉ sử dụng những phụ âm KHÔNG CÓ tác dụng mã hóa các con số - h,
- q, w, x và y - để tránh nhầm lẫn. Ở mức độ đầu tiên chúng ta mã hóa các số 1 chữ số thành một danh từ ngắn. Ban đầu là tạo nên phần phụ âm mã hóa con số, rồi kết hợp các nguyên âm với các phụ âm để tạo thành một từ. Dùng một tờ giấy, hãy viết những con số từ 0 đến 9 và ứng dụng những quy tắc này để tạo ra những từ ghi nhớ của riêng bạn. Một vài ví dụ được thể hiện dưới đây: 0 - saw 1 - toe 2 - neigh 3 - ma 4 - ray 5 - law 6 - jaw 7 - key 8 - fee 9 - pie Bạn có thể sử dụng kết hợp những từ trên giống như những từ chốt trong các phương pháp khác. Tiến tới mức độ thứ 2 Những quy tắc tương tự cũng được áp dụng để tạo ra các từ đại diện cho những số 2 chữ số. Tốt nhất bạn không nên cố sử dụng những từ đại diện cho các số 1 chữ số để tạo nên những từ đại diện cho các số 2 chữ số bởi điều này có thể gây lẫn lộn các hình ảnh đại diện. Hãy viết ra các số từ 01 đến 99 và áp dụng các quy tắc để tạo ra những từ đại diện của riêng bạn. Một vài ví dụ: 09 - z, p - zap 17 - t, ch - tech 23 - n, m - name 36 - m, sh - mesh 41 - r,s - rose 52 - l, n - line 64 - ch, r - chair 75 - k, l - keel 89 - f, p - fop 98 - b, f - beef Đi xa hơn với phương pháp chính Chỉ sử dụng những từ đại diện cho các số 2 chữ số là đã có thể đủ để tạo ra một công cụ ghi nhớ mạnh cho bạn. Tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng những từ đại diện cho các số 3
- chữ số. Những từ này được tạo ra bởi cùng các quy tắc cấu tạo như trong trường hợp các số 2 chữ số ở trên. Một vài ví dụ: 182 - d, v, n - Devon 304 - m, s, r - miser 400 - r, c, s - races 651 - j, l, d - jellied 801 - f, z, d - fazed Ở mức độ phức tạp này tốt hơn là bạn nên viết các từ đại diện ra để có thể đọc chúng nhiều lần nhằm tăng cường sự liên kết giữa trí não của bạn với các con số và các từ đại diện. Điều này giúp bạn ghi nhớ những từ đại diện nhanh hơn. Sử dụng những từ đại diện để nhớ những số dài Khi đã nghĩ ra những từ đại diện và những hình ảnh để biểu diễn những con số, bạn có thể bắt đầu ứng dụng phương pháp chính để ghi nhớ, ví dụ, các số dài. Một cách tốt để làm điều này là kết hợp các từ đại diện của phương pháp chính với các điểm mốc trên một hành trình (xem thêm phương pháp hành trình). Ví dụ: Số Pi là 3.14159265359 (11 số sau dấu phẩy). Sử dụng kết hợp phương pháp chính và phương pháp hành trình, ta có thể ghi nhớ như sau: Passing my Ma (3) by the front door of my house Seeing that someone has dared (1,4,1) to sleep under the rose bush in the garden Someone has tied a loop (5,9) of yellow ribbon onto the steering wheel of my car I see a poster with a photo of a steaming pile of sausages and mashed potato, with the title 'glorious nosh' (2,7) at the end of the road A lama (5,3) is grazing on grass outside the garage forecourt Another loop (5,9) of yellow ribbon has been tied around the railway bridge. This is getting strange! Những ý chính: Phương pháp chính hoạt động bằng cách gán các phụ âm vào các số rồi kết nối các phụ âm này thành các từ. Bằng cách sử dụng những hình ảnh mà những từ này tạo ra và liên kết chúng với nhau theo phương pháp hành trình, một lượng lớn thông tin có thể được ghi nhớ chính xác.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn