intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIỚI THIỆU HỘI CHỢ TRIỄN LÃM CÀ PHÊ

Chia sẻ: Phan Thị Trai Anh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:27

156
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hội chợ, triễn lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại đ ược thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhát định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ nhằm giúp thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội gioa kết hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIỚI THIỆU HỘI CHỢ TRIỄN LÃM CÀ PHÊ

  1. GIỚI THIỆU HỘI CHỢ TRIỄN LÃM CÀ PHÊ I. Hội chợ & triển lãm thương mại: 1. Hội chợ, triễn lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại đ ược thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đ ẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ. Hội chợ là hoạt động mang tính định kỳ được tổ chức tại một thời điểm một thời gian nhất định, là nơi người bán và người mua trực tiếp giao dịch buôn bán. Triển lãm có hình thái giống như hội chợ nhưng mục đích của người tham gia triển lãm không phải là bán hàng tại chỗ mà chủ yếu để giới thiệu, quảng cáo . Những doanh nghiệp đạt được kết quả cao trong hội chợ triển l ãm là những doanh nghiệp thương mại làm tốt hoạt động trước, trong và sau hội chợ triển lãm. Sơ đồ 1: Tiến trình tham gia hội chợ triển lãm thương mại của các doanh nghiệp Khi quyết định tham gia hội chợ triển lãm, doanh nghiệp cần phải làm tốt công tác chuẩn bị. Trước tiên đó là chuẩn bị về t ài chính.Tiền cho hội chợ triển lãm sẽ lấy từ ngân sách xúc tiến.
  2. Vấn đề chuẩn bị nhân sự là không thể thiếu được khi tiến hành tham gia hội chợ. Các cán bộ, nhân viên thay mặt cho doanh nghiệp đi tham gia hội chợ phải được chọn lọc kỹ càng bởi chính họ là người thay mặt cho doanh nghiệp tiếp xúc với khách hàng và bạn hàng. Thiết kế và xây dựng gian hàng là yếu tố quan trọng nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng tham quan. Hội chợ triễn lãm là dịp quan trọng để các doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mục tiêu. Thông qua giao tiếp này, doanh nghiệp có thể tham ký kết hợp đồng tại chỗ. Sau hội chợ triễn lãm, doanh nghiệp tổ chức thành công sẽ thu hút được khách hàng và bạn hàng. Rất nhiều hợp đồng sẽ được ký kết sau hội chợ. Muốn như vậy, doanh nghiệp cần có mối liên hệ liên tục và sát sao với khách hàng. 2. Hội chợ triễn lãm cà phê: Tây Nguyên- vùng đất của cà phê 2.1. Nếu nói đến Tây Nguyên, mọi người sẽ nghĩ ngay đến văn hóa- nghệ thuật âm nhạc cồng chiêng, những đồn điền cao su, hồ tiêu…con đường đất đỏ bazan huyền thoại với cái nắng cái gió Tây Nguyên. Và một điều mà chúng ta không thể không nhắc đến là cà phê. Tây Nguyên - khu vực trồng và xuất khẩu cà phê lớn nhất cả nước với diện tích khoảng 434 nghìn ha, chiếm hơn 80% diện tích và sản lượng cà phê cả nước; sản lượng xuất khẩu . Ngày nay, cafe đã và đang là “món ăn tinh th ần” không thể thiếu của mọi người trong cuộc sống hiện đại. Hương vị đắng tự nhiên của cafe tạo nên một sự khác biệt không thể so sánh…Chính vì vậy mà càng ngày càng có nhiều thương hiệu café nổi tiếng, đang tìm cách mở rộng quy mô kinh doanh….Và đây là lần đầu tiên Hội chợ triễn lãm chuyên ngành café được đưa vào Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia nên đã thu hút khá lớn các doanh nghiệp và du khách tham gia. Lễ hội cà phê lớn nhất cả nước 2.2. Nhóm chúng tôi xin giới thiệu cụ thể về Hội chợ triển lãm chuyên ngành café với lễ hội cà phê Buôn Ma Thuộc. Đây là một lễ hội mang tầm quốc gia với quy mô và tầm ảnh hưởng lớn. “ Lễ hội cà phê “ được Chính phủ đồng ý tổ chức định kì 2 năm / lần tại thành phố Buôn Ma Thuộ v, Đắc Lắc. Hội chợ được được đưa vào
  3. Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia . Nó là dịp để các doanh nghiệp, nhà chuyên môn trong và ngoài nươc gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm về sản xuất , chế biến , xuất khẩu , chuyển giao khoa học kĩ thuật cho nhà nông và doanh nghiệp… Đặc biệt, lễ hội tạo cơ hội để quảng bá sản phầm cà phê Việt Nam nói chung và cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng ra thế giới, thúc đẩy hoạt động kinh tế, xúc tiến thương mại, du lịch, giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên , thu hút đầu tư và du khách ở trong và ngoài nước . Việc tổ chức thành công Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột sẽ góp phần quảng bá hình ảnh Đắc Lắc, thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuộc, thúc đẩy phát triển cà phê bền vững, đẩy mạnh tiêu dùng nội địa và xuất khẩu cà phê, thu hút đầu tư, du lịch trên địa bàn tỉnh. Hội chợ được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2005 mới chỉ có 106 doanh nghiệp với gần 300 gian hàng; lần thứ hai năm 2008 có 150 doanh nghiệp, hơn 400 gian hàng; thì đến lần này- lần thứ ba vào tháng 3 năm 2011, Hội chợ đã thu hút sự tham gia của 185 doanh nghiêp kinh doanh trong lĩnh vực cà phê và các sản phẩm liên quan với 650 gian hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó số lượng doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài tăng đáng kể: 18 đơn vị với 53 gian hàng. Thời gian Hội chợ lần này kéo dài hơn, lượng khách tham quan cũng đông hơn; bình quân mỗi ngày có trên 80.000 lượt khách. Mỗi doanh nghiệp tham dự Lễ hội đều mang theo những ý tưởng độc đáo, sáng tạo với mục đích quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp mình. Hội chợ cà phê 2.3. Là một nội dung lớn nằm trong chương trình Lễ Hội. Hội chợ được tổ chức tại Bảo tàng tỉnh Đắc Lắc - không gian chính của lễ hội. Đây là nơi tập h ợp các hoạt động giới thiệu, giao lưu của ngành cà phê, giữa ngành cà phê và các sản phẩm phụ trợ. Hằng đêm có chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc tại sân khấu chính của hội chợ, với chủ đề mang tên “Rock Café”. Là một không gian mở, kết hợp văn hóa cà phê với khung cảnh thiên nhiên, tạo ra hiệu ứng thân thiện môi trường. Các lĩnh vực, mặt hàng tham gia hội chợ- triển lãm gồm các sản phẩm: các loại cà phê nhân, cà phê chế biến, các sản phẩm chế biến khác có sử dụng hương liệu cà phê, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sản xuất từ cây cà phê, dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị chế biến cà phê, các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho cây cà
  4. phê…triển lãm các công trình nghiên cứu khoa học về cây cà phê; triển lãm mô hình chăm sóc cà phê; triển lãm ảnh nghệ thuật về cà phê và du lịch Đắc Lắc. Sôi động và thiết thực là những dư âm và ấn tượng mà hội chợ đã mang lại cho tất cả những người tham dự. Chương trình được tổ chức thành 2 phần, phần hội và phần chợ. • Phần Hội được sự đầu tư khá lớn, có sức hút đông đảo mọi thành phần tham gia, tạo không khí vui tươi, sôi động cho Hội chợ. Đó là các hoạt động bề nổi như khán giả cùng ca hát, thư pháp với cà phê; bốc thăm trúng thưởng; cuộc thi dành cho người trồng cà phê những kiến thức về chăm sóc và thu hoạch cà phê; biểu diễn cách pha chế để có ly cà phê ngon; uống thử cà phê để phân biệt cà phê Arabica và Robusta; chương trình giao lưu với các khách mời là ca sĩ, người mẫu, diễn viên nổi tiếng và các nghệ nhân...Bên cạnh đó, chương trình uống cà phê miễn phí, sự bài trí gian hàng cũng như phong cách phục vụ của doanh nghiệp giúp khách hàng được thực sự thư giãn trong một không khí vui tươi. Đó là một yếu tố khiến Hội chợ kéo dài đến 5 ngày mà vẫn nườm nượp người vào ra. Nông dân thì hào hứng với Góc huấn luyện canh tác cà phê bền vững tại Hội chợ. • Phần Chợ được tổ chức một cách bài bản, chuyên nghiệp, mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc quảng bá thương hiệu cà phê. Mỗi doanh nghiệp đều có những cách quảng bá của riêng mình nhằm tạo ấn tượng sâu sắc với người tiêu dùng, nhưng nội dung cơ bản đều nhằm khẳng định chất lượng sản phẩm. Những doanh nghiệp lớn có nguồn lực mạnh đua nhau trình diễn sự khác biệt, độc đáo của các nhóm sản phẩm, từ cà phê nhân đến cà phê bột, cà phê hòa tan. Vinacafé giới thiệu những sản phẩm cà phê chất lượng  cao, hương vị tự nhiên, gần với “gu” cà phê phin của người Việt, quy trình rang xay, đóng gói sản phẩm không sử dụng phụ gia, hương nhân tạo nhằm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng.
  5. Cà phê Trung Nguyên đầu tư xây dựng gian hàng độc đáo  và khác biệt qua mô hình hạt cà phê khổng lồ mang ý tưởng về “Con đường cà phê”, khẳng định chất lượng sản phẩm thông qua việc tái hiện sinh động quy trình sản xuất, thu hoạch, chế biến cà phê, đặc biệt là cách rang xay truyền thống, cách chế biến với những phụ gia độc đáo từ thảo mộc, nguồn năng lượng đặc biệt từ đá quý tạo nên hương vị đặc trưng cho sản phẩm; biểu diễn pha chế cà phê 4 nước : Ethiopia, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy và Việt Nam nhằm khẳng định sự hội nhập của văn hóa cà phê Việt Nam vào văn hóa cà phê thế giới. Nestlé quảng bá theo kiểu dội bom với sản phẩm mới  Nescafe cafe Việt - loại cà phê sữa đá đúng theo gu thưởng thức của người Việt; kèm nhiều chương trình khuyến mãi, tặng quà hấp dẫn. .. Các DN nhỏ tập trung đầu tư cho sản phẩm cà phê bột,  với những bí quyết về chất lượng, cũng như cách thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường ở từng phân khúc khác nhau. Với cà phê Thượng Hải, đó là dòng sản phẩm thiết kế riêng phù hợp gu người tiêu dùng từng vùng miền. Với cà phê Nam Nguyên, là việc tuân thủ khắt khe tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Cà phê Uy Tín với giá cả cạnh tranh, phục vụ trực tiếp người tiêu dùng qua các kênh phân phối như tiệm tạp hóa, quán cà phê... Qua sự thẩm định, xét chọn theo một quy trình chặt chẽ , khoa học với những tiêu chí khắt khe của Ban Tổ chức Hội chợ, đã có 26 sản phẩm của 20 doanh nghiệp đoạt Cúp vàng Sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm thân thiện môi trường. Nội dung chương trình hoàn toàn phù hợp với xu thế chung ngày nay, đó là đ ảm bảo hài hòa giữa hai yếu tố sản xuất- môi trường. Nắm bắt và đáp ứng nhu cầu đó, các doanh nghiệp đã chú trọng giới thiệu nhiều sản phẩm mới có tính năng thân thi ện
  6. môi trường, nhằm tăng năng suất, tăng chất lượng và tăng lợi nhuận cho nhà nông, cùng đội ngũ nhân viên kỹ thuật tư vấn, hướng dẫn tận tình.  Công ty Map Pacific Việt Nam giới thiệu các sản phẩm - giải pháp phòng trừ dịch hại, kèm theo các lợi ích khác như: tăng năng suất, cải thiện chất lượng nông sản.  Công ty Bayer CropScience Việt Nam giới thiệu Bộ giải pháp “3 tăng” gồm những sản phẩm có tác dụng diệt trừ các loại sâu hại và các loại bệnh phổ biến trên cây cà phê.  Hội Cơ khí Dak Lak giới thiệu sản phẩm cối xay cà phê ướt, máy bơm chìm loại nhỏ có đặc điểm tiêu thụ ít nhiên liệu, giá thành vừa phải, phù hợp với nông hộ có quy mô sản xuất nhỏ.  Có những sản phẩm tưởng chừng không liên quan nhưng đạt tiêu chuẩn thân thiện môi trường như trái bơ, mật ong, trà thảo mộc, túi xách tự hủy…được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn. Đó cũng là một nét thú vị ở Hội chợ- triển lãm. Thu hút rất đông người xem là khu vực trưng bày Bảo tàng Café do Tập đoàn cà phê Trung Nguyên thực hiện. Nhiều hiện vật phong phú liên quan đến chế biến, rang xay cà phê bằng phương pháp thủ công truyền thống lâu đời như: máy pha chế cà phê, máy rang cà phê, ca múc cà phê bằng đồng, bình sứ chứa cà phê…của các nước Costa Rica, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia… 3. Kết quả đạt được từ sự thành công của Hội Chợ cà phê: Đối với các doanh nghiệp Việt Nam 3.1. • Hội chợ lần này đã thu hút được sự quan tâm của cả khách hàng trong và ngoài nước, nhiều doanh nghiệp trong nước đã phát triển thêm được nhiều hợp đồng phân phối sản phẩm, nhận lời mời hợp tác làm ăn từ đối tác nước ngoài, trong đó có những đối tác đến từ các thị trường tiềm năng khu vực Đông Nam Á. • Các sản phẩm phụ trợ có cơ hội mở rộng việc làm ăn. Các mặt hàng như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chuyên ngành cho cây cà phê, cối xoay, bơm tưới nước loại nhỏ…được tiêu thụ khá mạnh trong dịp này.
  7. • Các doanh nghiệp được thỏa sức sáng tạo và trình bày ý tưởng, phong cách của mình trước các du khách tham quan, đổi tác làm ăn, đối thủ canh tranh…nhằm quảng bá thương hiệu và góp phần làm phong phú cho văn hóa cà phê Việt Nam. • Tạo kênh đưa sản phẩm chất lượng cao đến người tiêu dùng • Các thương hiệu cà phê lớn tại Việt Nam có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau cũng như từ các đối tác nước ngoài Đối với người nông dân Tây Nguyên 3.2. • Bên cạnh việc quảng bá thương hiệu cà phê, Hội chợ còn thực hiện mục tiêu chăm sóc người trồng cây cà phê, vì thương hiệu “cà phê Việt”. Đó là các chương trình hướng dẫn, giới thiệu đến bà con nông dân Tây Nguyên những kiến thức trồng, chăm sóc cây cà phê có khoa học hơn, những phụ tùng cần thiết để đem lại năng suất, chất lượng cao. • Được tiếp xúc với các doanh nghiệp, được cam kết về chất lượng sản phẩm, nông dân rất phấn khởi và tin tưởng trong việc chọn mua sản phẩm, phụ tùng nông nghiệp. Đối với chuyên ngành cà phê nói riêng và công nghiệp Việt Nam nói 3.3. chung • Sự quan tâm giúp đỡ của nhà nước và sự hưởng ứng tích cực của các doanh nghiệp và bà con nông dân góp phần thúc đẩy ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững. • Đưa cà phê trở thành ngành kinh tế công nghiệp mũi nhọn của Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk, đầy tiềm năng của Việt Nam. • Lễ hội cũng là cơ hội để giới thiệu, quảng bá, giúp khai phá và đánh thức tiềm năng đầu tư, du lịch bản địa, giàu bản sắc văn hóa của vùng đất Tây nguyên, đưa Buôn Ma Thuột thành một trung tâm du l ịch văn hóa đặc sắc, với nhiều gói du lịch giá trị và nhiều dịch vụ đ ầu tư thương mại bổ trợ cho ngành du lịch; đồng thời nâng cao giá trị và tầm quan trọng của cà phê Việt Nam, hướng đến phát triển bền vững và từng bước xây dựng thương hiệu quốc gia.
  8.  Qua Hội chợ triển lãm cà phê này, chúng ta tìm ra cho Cà phê Tây Nguyên nói riêng, và thương hiệu cà phê Việt Nam nói chung một con đường đi bền vững hơn. II. LỄ HỘI CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘC LẦN THỨ 3 – NĂM 2011 Trong năm 2011, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3, tiếp tục cho kế hoạch quảng bá ngành cà phê Việt Nam lên tầm cao mới, tạo sân chơi chung cho ngành cà phê thế giới. Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột đã được các Bộ: Công Thương, Ngoại Giao, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm ủng hộ; được Thường trực Chính phủ thống nhất cho tổ chức định kỳ 2 năm một lần. Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuộc lần thứ 3 - năm 2011 kế thừa những thành công đã đ ạt được của Lễ hội cà phê năm 2005 và năm 2008, Tuần lễ Văn hoá cà phê năm 2007 và tiến xa hơn với mong muốn trở thành sự kiện quan trọng của ngành cà phê Việt Nam mang tầm quốc tế, từng bước khẳng định chỗ đứng và khẳng định vị thế của thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. 1. Sự cần thiết “Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 – năm 2011” Mục tiêu của Lễ hội 1.1. 1.1.1. Mục tiêu chung Đưa mặt hàng cà phê xứng đáng là một trong năm sản phẩm của quốc  gia và khẳng định vị trí quan trọng của cà phê Việt Nam trong ngành cà phê thế giới. Xây dựng văn hóa cà phê riêng của người Việt Nam, góp phần tạo lên  sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, con người với con người, và không xung đột giữa các quan điểm chính trị, tôn giáo. Nâng tầm Lễ hội cà phê trở thành Lễ hội quy mô quốc tế, để chia sẻ  và hợp tác, từng bước tạo sự công bằng trong phân phối lợi ích giữa người trực tiếp sản xuất cà phê, người kinh doanh và người tiêu dùng được hợp lý, hài hoà trong nước nói riêng và các nước sản xuất cà phê lớn nói chung. 1.1.2. Mục tiêu riêng
  9. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy Đắk Lắk về  phát triển cà phê bền vững trong thời kỳ mới; quảng bá sâu rộng về xuất xứ địa lý, thương hiệu “Cà phê Buôn Ma Thuột”. Quảng bá hình ảnh Buôn Ma Thuột nói riêng, Đắk Lắk nói chung là  vùng đất huyền thoại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; vùng đất khởi nguồn của ý tưởng và là nơi xây dựng “Thủ phủ cà phê toàn cầu”. Lợi ích mang lại từ Lễ hội 1.2. 1.2.1. Kinh tế Với lợi thế thị trường cà phê là thị trường có giá trị giao thương lớn  (trên 100 tỉ USD) chỉ đứng sau dầu mỏ, là thị trường đầy sức hấp dẫn đã đưa hơn 2 tỷ người sử dụng như một loại giải khát tinh thần. Do đó, sức lan tỏa này sẽ tiếp tục ngày càng lan rộng khi người ta tìm ra được “chất” hấp dẫn thực sự của cà phê. Xét về trong nước, đây là cơ hội để khuyến khích và thúc đẩy tăng tiêu  dùng cà phê nội địa thông qua việc nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của cà phê đối với mỗi cá nhân cũng như quốc gia, toàn xã hội. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu trên 1 triệu tấn cà phê thô với giá trị  kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2 tỷ USD, xét về giá trị còn rất thấp so với thị trường cà phê thế giới. Do đó, đây là cơ hội để ng ành hàng cà phê Việt Nam thảo luận, thống nhất biện pháp nhằm tăng giá trị xuất khẩu và mang lại hiệu quả cao nhất cho sản phẩm cà phê. Cà phê là ngành kinh tế công nghiệp mũi nhọn của Buôn Ma Thuột -  Đắk Lắk, đầy tiềm năng của Việt Nam và một khi giá trị cà phê được gia tăng, được khẳng định đúng với vị thế vốn có sẽ góp phần nâng cao vị thế của vùng kinh tế Tây Nguyên – Đắk Lắk, kinh tế ngành và kinh tế quốc gia. Lễ hội cà phê cũng là cơ hội để tỉnh Đắk Lắk xúc tiến Thương mại,  đầu tư và Du lịch góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 1.2.2. Văn hóa – xã hội
  10. Lễ hội cà phê là cơ hội giới thiệu, quảng bá, giúp khai phá và đánh thức tiềm năng đầu tư, du lịch bản địa, giàu bản sắc văn hóa của vùng đất Tây Nguyên - đ ưa Buôn Ma Thuột thành một trung tâm du lịch văn hóa đặc sắc, với nhiều gói du l ịch giá trị và nhiều dịch vụ đầu tư thương mại bổ trợ du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời, nâng cao giá trị và tầm quan trọng của cà phê Việt Nam, hướng, đến phát triển bền vững và từng bước xây dựng thương hiệu quốc gia. 1.2.3. Ngoại giao Thông qua Lễ hội cà phê, Việt Nam và những người yêu cà phê muốn gửi đến với thế giới, với cộng đồng một thông điệp “ Ngoại giao xanh – ngoại giao cà phê”, đưa cà phê trở thành một biểu tượng văn hóa của ngoại giao quốc gia, một ngôn ngữ đặc biệt để kết nối mọi người trên toàn thế giới. 1.2.4. Môi trường Nâng cao nhận thức về cây cà phê là một loại cây bảo vệ môi trường, sức khoẻ con người, do đó cần khai thác, bảo vệ và phát triển cà phê một cách phù h ợp với sinh thái môi trường.Với đặc tính sẵn có của cây cà phê và xu hướng phát tri ển nông nghiệp thân thiện, hài hòa với môi trường, với cộng đồng thì cây cà phê là một yếu tố tiêu biểu cho khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững. 2. Công tác chuẩn bị Cơ cấu tổ chức 2.1. Cơ cấu tổ chức “Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 - năm 2011” dự kiến như sau:  Ban chỉ đạo: Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk - Trưởng ban;  Các Bộ: Ngoại giao; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển  Nông thôn; Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam; Tổng công ty cà phê Việt Nam; Mời Lãnh đạo UBND các tỉnh: Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum,  Đắk Nông.
  11. Các Sở, ngành: Tài chính; Công thương; Kế hoạch và Đầu tư;  Văn Hoá, Thể thao và Du lịch; Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch;…  Ban Tổ chức: Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk - Trưởng Ban;  Các Cục, Vụ của Bộ, ngành Trung ương;  Lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch  Đắk Lắk; Tổng công ty cà phê Việt Nam (VINACAFE);  Các Sở, ban, ngành: Công thương; Văn hoá, Thể thao và Du lịch,  Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Ngoại vụ, Công an, Tài chính, UBND thành phố Buôn Ma Thuột, Viện nghiên cứu nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ, Hội Nông dân, Hiệp hội doanh nghiệp, Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên, Công ty TNHH một  thành viên Quản lý đô thị và Môi trường. Thành lập các Tiểu ban giúp việc cho Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Lễ hội ; gồm 05 tiểu ban: Tiểu ban nội dung, Tiểu ban truyền thông - đối ngoại, Tiểu ban lễ tân và hậu cần, Tiểu ban tài chính, Tiểu ban an ninh. Phân công nhiệm vụ cho từng tiểu ban như sau: • Tiểu ban nội dung: Đảm bảo việc xây dựng và thể hiện các hình thức nội dung, nghệ thuật của Lễ hội một cách nhất quán, sáng tạo, hấp dẫn mang đậm bản sắc dân gian kết hợp hiện đại. • Tiểu ban truyền thông và đối ngoại: Đảm bảo nguyên tắc truyền thông xuyên suốt trước, trong và sau - Lễ hội. Chọn lọc và làm việc với các đơn vị bảo trợ truyền thông chiến - lược trên các kênh truyền thông báo hình, báo in, báo điện tử vietnamnet…
  12. • Tiểu ban lễ tân và hậu cần: Thực hiện công tác đón tiếp khách mời đảm bảo chu đáo; công tác bảo vệ sức khoẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác vệ sinh môi trường, điện, nước… • Tiểu ban tài chính: Thực hiện việc đôn đốc, quản lý thu chi, quyết toán tài chính từ nguồn Trung ương; Quản lý và tiếp nhận nguồn tài trợ. • Tiểu ban an ninh: Đảm bảo công tác an ninh, trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ xuyên suốt Lễ hội. Công tác vận động tham gia 2.2. Đề nghị các Bộ: Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, - Ngoại giao, Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mời Đại sứ quán , lãnh đạo, HIệp hội cà phê các nước có sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới, Câu lạc bộ thương hiệu nông sản Việt Nam, các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước tham gia Lễ hội. Tổng Công ty cà phê Việt Nam, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, - đơn vị phối hợp tổ chức hội chợ vận động các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia Hội chợ - Triển lãm; đối tượng là các thương nhân sản xuất, kinh doanh và chế biến cà phê, các sản phẩm từ cà phê và các sản phẩm phục vụ cho sản xuất, chế biến cà phê trong và ngoài nước. Trước mắt chọn một số doanh nghiệp tiêu biểu của ngành cà phê Việt Nam để chuẩn bị kế hoạch tham gia chu đáo và sẽ là những đơn vị tiêu biểu trong sự kiện của Lễ hội. Tôn vinh nhà nông tiêu biểu sản xuất cà phê giỏi của tỉnh ; Tổ chức - trưng bày triển lãm thành tựu khoa học, sản phẩm cà phê thô và các sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu cà phê; đồng thời gắn việc tổ chức Hội chợ - Triển lãm với các hoạt động du lịch, văn hóa, thể dục thể thao diễn ra ở nhiều điểm khác nhau trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh tổ chức các đoàn công tác do lãnh đạo tỉnh chủ trì và các - thành viên Ban chỉ đạo, Ban tổ chức đi vận động các tỉnh và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng tham gia.
  13. Công tác tuyên truyền quảng bá, phát hành thư mời, họp báo 2.3.  Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Công Thương, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch, Tổng công ty cà phê Việt Nam, Hiệp hội cà phê - Ca cao Việt Nam, các ngành liên quan và Công ty tổ chức Hội chợ - Triển lãm thực hiện những phần việc sau: Lên market thư mời tham gia “Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột” - trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 15/9/2010. Phát hành thư mời trước ngày 30/9/2010. Chuẩn bị nội dung, địa điểm và kinh phí cho các cuộc họp báo - theo thời gian cụ thể sau: + Tại Thành phố Hồ Chí Minh : Vào tháng 12/2010 + Tại Thành phố Hà nội : Vào tháng 1/2011 + Tại tỉnh Đắk Lắk : Vào cuối tháng 2/2011 Thực hiện kế hoạch dựng Panô lớn quảng cáo Lễ Hội cà phê - Buôn Ma Thuột lần thứ 3 – năm 2011 tại các trục đường chính của tỉnh; in và treo Banrol - cờ phướn, tờ rơi quảng bá về Lễ hội. Xây dựng một chuyên mục riêng cho Lễ hội trên website - http://www.daktip.com.vn. Ngoài ra, còn quảng bá bằng nhiều hình thức như áp phích, cổ - động rộng rãi ở nhiều nơi công cộng như các khu du lịch, các nhà hàng, khách sạn, các cơ quan công sở của tỉnh, trên các trục đường chính của trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện; các sân bay trong cả nước. Tất cả các hoạt động diễn ra trước và trong quá trình tổ chức Lễ hội.  Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan lập kế hoạch thông tin, truyền thông cho Lễ hội trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 30/09/2010, thực hiện những phần việc sau: Liên kết thông tin Lễ Hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 – - năm 2011 trên website http://www.daktip.com.vn với các Website
  14. các cơ quan, tổ chức có uy tín như: Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND Đắk Lắk, và website của các tỉnh Tây Nguyên, Phòng Thương mại và Công nghiệp, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, Cục xúc tiến Thương mại... Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, thông tin đại - chúng. Trong đó quảng bá về Lễ hội trên các kênh truyền hình VTV1, VTV4, VTC và các đài truyền hình các tỉnh Tây Nguyên bằng hình ảnh, video clip với thời lượng từ 15 - 30 giây thường xuyên trước thời gian diễn ra Lễ hội. Phối hợp với Bộ Ngoại giao có kế hoạch và triển khai kết hợp - quảng bá về Lễ hội thông qua các chương trình giao lưu giữa Việt Nam và các quốc gia khác từ nay cho đến tháng hết tháng 02/2011 (như Chương trình Lễ hội Việt Nam tại CHLB Đức sẽ diễn ra vào tháng 8/2010). 3. Các nội dung và hoạt động của lễ hội Tên Lễ hội Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 – năm 2011 Tên tiếng Anh Buon Ma Thuot Coffee Festival, 2011 Địa điểm Thành Phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk Thời gian Từ ngày 10 – 13/3/2011 Ngày khai mạc Vào lúc 20giờ, thứ năm ngày 10/3/2011 Ngày bế mạc Vào lúc 20giờ, chủ nhật ngày 13/3/2011 Trên 140 doanh nghiệp, 400 – 450 gian hàng Quy mô Các nội dung chương trình của Lễ hội 3.1. 3.1.1. Chương trình khai mạc, bế mạc  Lễ khai mạc: Chủ đề: Lễ rước và tôn vinh cà phê “Tạ ơn cà phê” - Thời gian: 20 giờ, ngày 10/3/2011 - Địa điểm: Quảng trường 10/3, Thành phố Buôn Ma Thuột. -  Lễ bế mạc: Chủ đề: Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Đêm thế giới cà phê” - Thời gian: 20 giờ, ngày 13/3/2011 - Địa điểm: Quảng trường 10/3, Thành phố Buôn Ma Thuột. -
  15. Truyền hình trực tiếp Lễ khai mạc và bế mạc trên Đài truyền hình - Việt Nam VTV1, VTV4, VTC và các đài truyền hình 5 tỉnh Tây Nguyên. UBND tỉnh có văn bản gửi Đài truyền hình Việt Nam . Đài truyền hình Đắk Lắk chịu trách nhiệm làm việc với Đài truyền hình Việt Nam. Do Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên chủ trì phối hợp với Sở - Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng kịch bản Lễ khai mạc, bế mạc trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 20/09/2010. 3.1.2. Hội chợ triễn lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm liên quan Đây là không gian chính cho Lễ hội, nơi tập hợp các hoạt động giới thiệu, giao lưu của ngành cà phê, giữa ngành cà phê với các sản phẩm phụ trợ. Hình thức tổ chức ở đây là một không gian mở kết hợp văn hóa cà phê với khung cảnh thiên nhiên sẽ tạo được hiệu ứng cao cho Lễ hội. Mời 4 tỉnh Tây Nguyên tham gia triển lãm thành tựu phát triển cà phê, kinh tế – xã hội. Hội chợ –Triển lãm sẽ được diễn ra trong 6 ngày, dự kiến lễ khai mạc vào lúc 9 giờ ngày 10/3/2011 và bế mạc vào lúc 18 giờ ngày 13/3/2011. Địa điểm: Khu Bảo tàng tỉnh, số 02 đường Y Ngông , Thành phố Buôn Ma Thuột. Các lĩnh vực, mặt hàng tham gia Hội chợ - Triển lãm gồm:  Các loại cà phê nhân, cà phê chế biến.  Các sản phẩm chế biến khác được chế biến từ hương liệu cà phê.  Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sản xuất từ cây cà phê.  Các dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị chế biến cà phê.  Các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho cây cà phê.  Triển lãm các công trình nghiên cứu khoa học về cây cà phê.  Triển lãm các loại giống cây cà phê.  Triển lãm các mô hình chăm sóc cây cà phê.  Triển lãm biểu đồ phát triển cà phê và nguồn gốc xuất xứ cà phê Buôn Ma Thuột.  Triển lãm hình ảnh, sản phẩm từ cây cà phê
  16.  Các sản phẩm khác có liên quan đến cà phê. Hiệp hội Du lịch chủ trì tỉnh lập kế hoạch thực hiện chương trình ẩm thực trình UBND tỉnh trước ngày 20/11/2010. + Tổ chức bố trí khu vực ẩm thực phục vụ Hội chợ triển lãm. + Chọn một số địa điểm du lịch để bố trí tổ chức khu ẩm thực với các đặc sản Tây Nguyên kết hợp du lịch – văn hoá ẩm thực phục vụ cho du khách. Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch chủ trì phối hợp với Sở Công Thương, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chọn đơn vị phối hợp tổ chức Hội chợ –Triển lãm trình UBND tỉnh quyết định trước ngày 15/9/2010. Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch phối hợp với Sở Công Thương, VINACAFE, VICOFA, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội Nông dân và đơn vị tổ chức Hội chợ – Triển lãm mời các thương nhân sản xuất, kinh doanh và chế biến cà phê, kinh doanh thương mại trong và ngoài nước tham gia. a. Về tổ chức gian hàng của doanh nghiệp và các tổ chức khác Có 2 hình thức gian hàng: Gian theo tiêu chuẩn (3mx3m) và đơn vị tự - thiết kế, dàn dựng. Chi phí hỗ trợ: Doanh nghiệp tham gia sẽ được hỗ trợ 50% chi phí tiền - thuê gian hàng; trong đó tối đa 04 gian cho loại gian chuẩn 3mx3m/doanh nghiệp hoặc 36m2 cho doanh nghiệp tự dựng. b. Tổ chức gian hàng chung Đây là gian hàng tổng quan trưng bày, giới thiệu quá trình hình thành, phát triển ngành cà phê, quy trình sản xuất, chế biến, các thương hiệu cà phê. Giao cho Trung tâm xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện. Các nội dung của gian hàng này: Triển lãm những thành tựu của ngành cà phê: Xây dựng bằng mô hình - mô phỏng qua các chặng thời gian lịch sử. Quy trình từ trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến cà phê. - Khu vực tư vấn về trồng, chăm sóc, thu hoạch cà phê. - Triển lãm các thương hiệu cà phê. - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên chuẩn bị 50 cây cà phê loại 1 tuổi, 2 tuổi, đang ra hoa, trái xanh, trái chín và quy trình ghép chồi… để
  17. triển lãm tại gian hàng chung của tỉnh, lập kế hoạch trình Uỷ Ban Nhân dân tỉnh phê duyệt trước ngày 20/11/2010 để giới thiệu với du khách và phục vụ cho công tác quảng bá tại Hội chợ – Triển lãm. Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn thực hiện chuẩn bị các hình ảnh tư liệu về quy trình sản xuất, chế biến, trồng và chăm sóc cà phê, để giới thiệu với du khách và phục vụ cho công tác quảng bá tại Hội chợ – Triển lãm. c. Tổ chức gian hàng giới thiệu và hỗ trợ tư vấn cho người dân và doanh nghiệp tham gia giao dịch cà phê của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột Sở Công thương lập kế hoạch thực hiện trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 20/11/2010 o Quyền lợi của doanh nghiệp tham gia: Được Ban tổ chức hỗ trợ phí tham gia là 3.000.000 đ/ gian hoặc - 275.000đ/m2 nhưng không vượt quá 04 gian tiêu chuẩn hoặc 36m2 đất thuê tự dựng theo quy định của chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia. Trong trường hợp đơn vị đăng ký vượt mức hỗ trợ nêu trên, đơn - vị đóng đủ 100% phí cho Ban tổ chức. o Thủ tục cần thiết tham gia: Hồ sơ gồm: + Bản đăng ký tham dự Hội chợ triển lãm + Hợp đồng tham gia Hội chợ triển lãm + Thanh lý hợp đồng tham gia Hội chợ triển lãm + Bản sao giấy phép kinh doanh có công chứng 3.1.3. Lễ hội đường phố Tổ chức Lễ hội đường phố như múa lân, Voi mang biểu tượng cà phê đi diễu hành trên các đường phố, giao lưu văn hoá Cồng chiêng… Chủ đề “Hội tụ cảm xúc” Thời gian: 15 giờ, ngày 10/3/2011. Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên chủ trì, phối hợp Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch lập kế hoạch thực hiện trình UBND tỉnh trước ngày 20/09/2010.
  18. 3.1.4. Thưởng thức cà phê miễn phí và vận động nhân dân thực hiện quảng bá lễ hội + Tuyên truyền sâu rộng đến toàn dân trên địa bàn thành phố về Lễ hội , thực hiện cho một số hoạt động của thành phố diễn ra trong thời gian Lễ hội đ ể tạo không khí toàn dân cùng tham gia Lễ hội; tạo không gian văn hóa cà phê tại các khu vực trung tâm của Thành phố, nhà hàng, khách sạn, các quán cà phê… + Tổ chức uống cà phê miễn phí: Vận động các điểm kinh doanh cà phê lớn, đặc trưng trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột gắn việc hoạt động kinh doanh của đơn vị với việc tuyên truyền, quảng bá cà phê Buôn Ma Thuột qua hình thức cho khách uống miễn phí cà phê trong suốt thời gian diễn ra Lễ hội. Trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 50%, doanh nghiệp 50%. * UBND thành phố Buôn Ma Thuột chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch lập kế hoạch thực hiện trình UBND tỉnh trước ngày 15/10/2010. 3.1.5. Tổ chức Hội thảo Nội dung: “Sản xuất - Tiêu thụ cà phê bền vững và Phát triển Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột”. Thời gian, địa điểm: Tổ chức ngày 11/3/2011, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Trong đó hai nội dung được thực hiện như sau: a. Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Sản xuất - Tiêu thụ Cà phê bền vững” Đối tượng tham gia: đại diện các nước sản xuất cà phê (Braxin, Columbia, Indonesia, Ethiopia và Việt Nam…), các nhà nhập khẩu, các Hiệp hội cà pheecuar các nước sản xuất cà phê (tổ chức khoảng 150 đại biểu quốc tế và Việt Nam). Sở Công thương tỉnh chủ trì, làm đầu mối liên lạc với các Bộ, ngành liên quan chuẩn bị nội dung; trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 10/9/2010. b. Hội thảo với chủ đề “Phát triển thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột” Đối tượng tham gia: Các tổ chức nghiên cứu, quản lý về ngành cà phê; Các tổ chức tiêu thụ cà phê.
  19. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Viện nghiên cứu Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Sở Công thương và ngành liên quan chuẩn bị nội dung ; trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 15/9/2010. 3.1.5. Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, du lịch a. Thời trang cà phê và Duyên dáng Việt Nam 24 Chương trình “Duyên dáng Việt Nam 24” lấy cà phê là tâm điểm của chương trình: Chủ đề: “Thăng hoa sáng tạo” Thời gian: 20 giờ, ngày 11/3/2011. Công ty cổ phần Trung Nguyên chịu trách nhiệm liên hệ và thực hiện; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/09/2010. Chương trình biểu diễn ca nhạc b. Chủ đề “Rock cà phê” đêm 12/3/2011, với sự tham gia của các nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng của Tây Nguyên và Việt Nam với các ca khúc về chủ đề cà phê, về Tây Nguyên tại sân khấu trường Đại học Tây Nguyên. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch thực hiện trình UBND tỉnh trước ngày 20/11/2010. c. Các chương trình văn hóa, nghệ thuật khác Trình diễn văn hóa ẩm thực Tây Nguyên và các trò chơi dân gian các dân tộc đồng bào Tây Nguyên tại trung tâm Hội chợ - Triển lãm trong suốt thời gian diễn ra Lễ hội. Đơn vị tổ chức Hội chợ - Triển lãm xây dựng kế hoạch thực hiện báo cáo Ban Tổ chức trước ngày 20/11/2010. Hoạt động du lịch d. Sở Văn Hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và các đơn vị liên quan làm việc với các nhà hàng, khách sạn, các doanh nghiệp du lịch tổ chức các Tuor du lịch kết hợp với quảng bá về cà phê Buôn Ma Thuột cho du khách. Xây dựng kế hoạch báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20/11/2010.
  20. Hiệp Hội du lịch tỉnh phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng “ Tour du lịch cà phê”: Các Tour du lịch ngắn khám phá và trải nghiệm cà phê, tham quan các khu vườn trồng cà phê và một số nhà máy chế biến cà phê, khám phá phong cảnh đẹp của Đắk Lắk cho các tổ chức, hiệp hội của các cộng đồng người nước ngoài sinh s ống t ại Việt Nam; các CLB đặc thù như vespa cổ, xe mô tô Harley, du khách… Lập kế hoạch thực hiện trình UBND tỉnh trước ngày 20/11/2010. Các công tác khác 3.2. 3.2.1. Công tác bảo vệ Công an tỉnh Đắk Lắk chủ trì, phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, UBND thành phố Buôn Ma Thuột và các đơn vị liên quan xây dựng phương án bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy trước, trong và sau thời gian diễn ra Lễ hội, trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 10/12/2011. 3.2.2. Công tác bảo vệ sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm Lễ hội có nhiều hoạt động cùng diễn ra trên địa bàn rộng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng ăn uống tăng cao, vì vậy đòi hỏi công tác bảo vệ sức khoẻ và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm phải được chú trọng. Giao cho Sở Y tế chịu trách nhiệm lập kế hoạch thực hiện trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 20/02/2011. 3.2.3. Công tác vệ sinh môi trường, điện, nước Đảm bảo nguồn nước và cung cấp nguồn điện ưu tiên; có những phương án khi có sự cố về điện; bố trí, thuê bộ phận chuyên trách đảm bảo tốt công tác vệ sinh môi trường trước, trong và sau kết thúc Lễ hội. Giao cho Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện ; trình UBND tỉnh trước ngày 20/02/2011 4. Kế hoạch tài chính và tổ chức thực hiện Kinh phí tổ chức lễ hội 4.1. Tổng kinh phí dự kiến : 20.000.000.000 đồng Trong đó: + Chi từ ngân sách địa phương : 5.000.000.000 đồng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2