NỮ TƯỚNG<br />
LƯƠNG HÒA<br />
<br />
BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN ĐƯỢC THỰC HIỆN<br />
BỞI THƯ VIỆN KHTH TP.HCM<br />
Thanh Giang<br />
Nữ tướng Lương Hòa : bút ký / Thanh Giang. - T.P. Hồ Chí Minh : Văn hóa<br />
- Văn nghệ T.P. Hồ Chí Minh, 2016<br />
280 tr. ; 20 cm<br />
1. Nguyễn Thị Định,1920-1992 2. Nữ tướng -- Việt Nam. I. Ts.<br />
959.704092 -- ddc 23<br />
T367-G43<br />
<br />
THANH GIANG<br />
<br />
NỮ TƯỚNG<br />
LƯƠNG HÒA<br />
Bút ký<br />
<br />
Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ<br />
Thành phố Hồ Chí Minh - 2016<br />
<br />
Lời giới thiệu<br />
“Nữ tướng Lương Hòa” là ấn phẩm dạng bút ký do nhà<br />
văn Thanh Giang thực hiện trong nhiều năm, nhằm khắc họa<br />
chân dung vị nữ tướng tài ba của nước ta và cũng rất độc đáo, so<br />
với thế giới. Đó là Thiếu tướng Nguyễn Thị Định.<br />
Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày 15.3.1920 ở xã Lương<br />
Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Tham gia cách mạng khi<br />
vừa tròn 16 tuổi, hai năm sau, bà đã được kết nạp vào Đảng<br />
Cộng sản Đông Dương. Cùng thời gian này, bà kết hôn với ông<br />
Nguyễn Văn Bích, Tỉnh ủy viên tỉnh Bến Tre. Khi chồng bị giặc<br />
bắt tù đày, tại quê nhà, bà gửi con nhỏ cho mẹ trông coi, tích cực<br />
hoạt động cách mạng. Kể từ đây, trải qua nhiều gian nan, sóng<br />
gió, thác ghềnh cách mạng, cả những đau buồn, mất mát riêng<br />
tư, do chồng và đứa con trai độc nhất đều đã hy sinh, nhưng<br />
chưa bao giờ bà lùi bước trước khó khăn. Với tinh thần mưu trí,<br />
dũng cảm, sáng tạo và bài học nằm lòng về “sức dân”, về “lòng<br />
dân”, bà đã cùng các đồng chí lãnh đạo ở địa phương tổ chức<br />
thắng lợi nhiều hoạt động cách mạng, góp phần đáng kể vào<br />
thắng lợi chung của cả nước, đóng góp cho Đảng nhiều bài học<br />
kinh nghiệm quý báu trong công tác quân sự, lãnh đạo đoàn thể<br />
và các giới quần chúng tham gia cách mạng.<br />
Lúc sinh tiền, Bác Hồ từng nói: “Phó Tổng tư lệnh Quân<br />
Giải phóng miền Nam là cô Nguyễn Thị Định, cả thế giới chỉ nước<br />
ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật vẻ vang cho cả miền Nam,<br />
cho cả dân tộc ta”. Chính vậy, năm 1943, sau khi từ nhà tù Bà<br />
Rá trở về Bến Tre, bà liên lạc với tổ chức Đảng, chính quyền cách<br />
mạng của tỉnh và tham gia giành chính quyền vào tháng 8.1945.<br />
<br />