intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giới thiệu về Phân loại tính cách MBTI

Chia sẻ: Loi K | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:47

122
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Giới thiệu về Phân loại tính cách MBTI trình bày định nghĩa về MBTI, quá trình phát triển của MBTI, MBTI ngày nay, định nghĩa về xu hướng MBTI, các xu hướng MBTI, những hiểu biết về bản thân và những người xung quanh với MBTI.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giới thiệu về Phân loại tính cách MBTI

  1. Giới Thiệu về PHÂN LOẠI TÍNH CÁCH MBTI Dịch và biên tập bởi đội ngũ chuyên gia đào tạo và huấn luyện viên của TGM © Toàn bộ bản quyền thuộc về TGM Corporation GIỚI THIỆU Isabel Briggs Myers viết Introduction to Type® (Giới thiệu về  Phân loại tính cách) cho  khách hàng sử  dụng sau khi họ  đã tham dự  qua phần nhận thông tin phản hồi giải thích về  phân   loại   tính   cách   và   kết   quả   của   họ   trong   bản   tóm   tắt   tính   cách   Myers­Briggs   Type   Indicator® (MBTI®). Mục đích của bà là muốn trang bị  cho khách hàng những thông tin cần  thiết để họ suy ngẫm về tính cách của chính mình và để bắt đầu đưa những kiến thức ấy vào   đời sống hàng ngày của mình. Ý định của bà là tất cả những người đã được giới thiệu về phân  loại tính cách và MBTI đều nhận được những thông tin cơ bản này. MBTI là gì? MBTI là một bảng câu hỏi tự đánh giá được thiết kế dựa trên lý thuyết của Jung về phân  loại tính cách tâm lý một cách dễ  hiểu và hữu ích trong cuộc sống hàng ngày. Kết quả  MBTI  chỉ  ra những khác biệt quan trọng giữa những người bình thường và khoẻ  mạnh, những khác  biệt mà có thể là nguồn gốc của những hiểu lầm và giao tiếp không hiệu quả. Làm bài trắc nghiệm MBTI và nhận kết quả  phản hồi sẽ  giúp bạn nhận diện những   điểm mạnh độc đáo của mình. Những thông tin này sẽ  gla tăng hiểu biết về  bản thân bạn,   động lực thúc đẩy bản thân, những điểm mạnh tự  nhiên, và các lĩnh vực tiềm năng để  phát   triển. Nó cũng sẽ giúp bạn đánh giá đúng những người khác. Hiểu về tính cách MBTI của bạn   sẽ giúp bạn tự nhận thức bản thân và khuyến khích sự hợp tác đối VỚI những người khác. Quá trình phát triển của MBTI Các tác glả  của MBTI, Katharine Cook Brlggs (1875­1968) và con cái của bà, Isabel   Brlggs Myers (1897­ 1980) là những người đam mê quan sát những khác biệt trong tính cách  con người. Họ đã nghiên cứu và cụ thể hoá các khái niệm của nhà tâm lý học người Thuỵ Điển  Carl G. Jung (1875­1961), và  ứng dụng chúng để  hiểu về  con người xung quanh mình. Được  thúc đẩy bởi việc sử dụng tiềm năng của con người không hiệu quả trong Chiến tranh thế giới   thứ  II, Myers bắt đầu phát triển công cụ  chỉ  dẫn (Indlcator) để  giúp cho nhiều người tiếp cận   với những lợi ích mà bà đã tìm thấy trong việc hiểu về  phân loại tính cách và đánh giá đúng   những khác biệt trong tính cách con người. MBTI ngày nay
  2. Sau hơn 50 năm nghiên cứu và phát triển, MBTI hiện là công cụ được sử dụng rộng rãi  nhất để hiểu về những khác biệt trong tính cách con người. Bởi vì nó giải thích những mô thức   hoạt động cơ bản của con người, MBTI được sử dụng cho rất nhiều mục đích bao gồm: • Hiểu về bản thân và quá trình phát triển • Phát triển và khám phá sự nghiệp • Phát triển tổ chức • Làm việc nhóm hiệu quả • Huấn luyện kỹ năng quản lý và lãnh đạo • Giải quyết vấn đề • Tư vấn các mối quan hệ • Phát triển nền giáo dục và chương trình giảng dạy • Tư vấn học thuật • Huấn luyện về sự đa dạng và đa văn hoá Có hơn hai triệu bài đánh giá MBTI được thực hiện hàng nàm tại Mỹ. MBTI cũng được  sử dụng trên toàn cầu và đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng. Các xu hướng là gì? MBTI mô tả các xu hướng thành 4 nhóm, mỗi nhóm gồm hai xu hướng đối lập nhau. Bài  tập dưới đây sẽ cho bạn thấy ngụ ý của Jung và MBTI khi nói về xu hướng là gì. Đầu tiên, hãy ký tên bạn vào dòng dưới đây như cách bạn vẫn thường làm. Bấy giờ, hãy ký tên bạn vào dòng dưới nhưng lần này sử dụng tay ngược lại Trải nghiệm của bạn khi viết tên bằng tay thuận như thế nào? Và với tay không thuận   như thế nào? Hầu hết mọi người ngay lập tức nhận ra những điểm khác biệt sau: TAY THUẬN TAY KHÔNG THUẬN Tự nhiên Gượng gạo Khồng cần phải nghĩ Phải tập trung khi làm Không cần nỗ lực, dễ dàng Lúng túng và vụng về Nhìn   sắc   sảo,   dễ   đọc,   chữ   viết   giống  Nét chữ giống con nít người lớn Những từ ngữ mà bạn và những người khác dùng để miêu tả xu hướng cho tay thuận và  không thuận chỉ ra nguyên lý của xu hướng trong MBTI: Bạn có thể sử dụng cả hai tay khi cần,   và bạn sử  dụng cả  hai tay thường xuyên; nhưng khi viết, một bên sẽ  cảm thấy tự  nhiên và   thành thạo, trong khi bên kia đòi hỏi nỗ lực và có cảm giác lúng túng. Chúng ta có thể  phát triển kỹ nàng viết với tay không thuận của mình, nhưng bạn hãy   thử tưởng tượng nếu như bạn được yêu cầu viết bằng tay không thuận của mình suốt cả  một   ngày làm việc hoặc học tập thì nó sẽ khó khăn như thế nào? Tương tự, theo như lý thuyết của 
  3. Jung, mỗi người đều có một xu hướng tự nhiên nghiên về một trong hai xu hướng đối lập nhau   của bốn nhóm xu hướng đối lập. Chúng ta sử dụng đồng thời cả  hal xu hướng trong một cặp   đối lập tại những thời điểm khác nhau, nhưng không sử  dụng cả  hai cùng lúc và với sự  tự  tin   như nhau. Khi chúng ta sử dụng những phương pháp ưa thích, chúng ta thường làm tốt nhất và   cảm thấy có khả nảng nhất, tự nhiên và đầy sinh lực. Các xu hướng MBTỈ chỉ ra sự khác biệt trong con người do những điểm sau đây: Nơi họ thích tập trung sự chú ý của mình và lấy năng lượng (Extraversion hoặc Introversion) Cách họ thích tiếp nhận thông tin (Sensing hoặc Intuition) Cách họ thích đưa ra quyết định (Thinking hoặc Feeling) Cách họ định hướng bản thân đối với thế giới bên ngoài (Judging hoặc Perceiving) Không có đúng hoặc sai đối với những xu hướng này. Mỗi xu hướng chỉ ra những hành  vi thông thường là quan trọng của con người. Khi chúng ta sử dụng những xu hướng này trong mỗi lĩnh vực trên, chúng ta phát triển   cái mà Jung và Vyers định nghĩa là loại tính cách tâm lý: một khuôn mẫu tính cách cơ bản, nó  là kết quả  từ  các tương tác giữa bốn xu hướng, những  ảnh hưởng của môi trường, và chính   các lựa chọn của chúng ta. Con người có xu hướng phát triển những hành vi, kỹ năng và thái   độ  tương  ứng với loại tính cách của mình,  những người có loại tính cách khác rất có thể  sẽ  đối lập với bạn theo nhiều hướng khác nhau. Mỗi loại tính cách đều đại diện cho một lớp tính  cách phù hợp và hữu ích. MỖI loại có những điểm mạnh tiềm tàng riêng cũng như là điểm yếu  của chính nó. Các xu hướng MBTI Trong các bản dưới đây, hãy đánh dấu v bên cạnh xu hướng của từng cặp đối lập mà  bạn cảm thấy mô tả  đúng nhất với phương cách tự  nhiên mà bạn làm việc ­ con người của  chính bạn chứ không phải những vai trò mà bạn đang phải thể hiện hoặc thích thể hiện Bạn thích tập trung sự chú ý cùa mình vào đâu? Bạn lấy năng lượng từ đâu? Cặp đối lập E­l Extraversion (hướng ngoại)
  4. Những người có xu hướng Extraversion thích tập trung vào thế  giới bên ngoài của con   người và các hoạt động. Họ hướng năng lượng và sự tập trung của mình ra bên ngoài và nhận   năng lượng thông qua việc tương tác với con người và từ việc hành động. Những đặc điểm tính cách tương ứng với những người thiên về Extraversion: • Hoà mình với môi trường bên ngoài • Thích giao tiếp thông qua nói chuyện • Tìm giải pháp cho những ý tưởng bằng cách thảo luận về chúng • Học tốt nhất qua việc làm và thảo luận • Có nhiều mối quan tâm rộng rãi • Hoà đồng và dễ bộc lộ • Sẵn sàng hành động trong công việc và các mối quan hệ Introversion (hướng nội) Những người có xu hướng Introversion thích tập trung vào thế glớl bên trong của những   ý tưởng và trải nghiệm. Họ hướng năng lượng và sự tập trung của mình vào bên trong và nhận   năng lượng từ việc suy ngẫm về những suy nghĩ, ký ức và cảm xúc của minh. Những đặc điểm tính cách tương ứng với những người thiên về Introversion: • Hướng vào thế giới bên trong • Thích giao tiếp thông qua viết lách • Tim giải pháp cho ý tưởng bằng cách suy ngẫm về chúng • Học tốt nhất bằng cách ngẫm nghĩ, "luyện tập" trong tâm trí • Tập trung vào những mối quan tâm theo chiều sâu • Kín đáo và độc lập • Hành động khi hoàn cảnh hoặc vấn đề đó rất quan trọng đối với họ  Cách bạn tiếp nhận thông tin? Cặp xu hướng đối lập S­N Sensing (Giác Quan) Những người có xu hướng Sensing thích tiếp nhận những thông tin thực tế và rõ ràng ­  cái đang thực sự  diễn ra. Họ  rất tinh ý VỚI những chi tiết của những gì đang xảy ra xung   quanh họ, và họ đặc biệt muốn nhìn thấy những ứng dụng thực tế. Những đặc điểm tính cách tương ứng VỚI những người thiên về Sensing: • Hướng tới những thực tế trong hiện tại • Thực tế và rõ ràng • Tập trung vào cái có thật và ở hiện tại
  5. • Quan sát và nhớ những chi tiết • Cấn thận và kỹ lưỡng đốl với các kết luận • Hiểu những ý tưởng và khái niệm thông qua các ứng dụng thực tế • Tin vào kinh nghiệm Intuition (Trực Giác) Những người có xu hướng thiên về  Intultlon thích tiếp nhận thông tin bằng cách nhìn  bức tranh toàn cảnh, tập trung vào những mối quan hệ và các liên kết giữa những dữ kiện. Họ  muốn nắm rõ các mô thức và đặc biệt muốn nhìn thấy những khả năng mới. Những đặc điểm tính cách tương ứng VỚI những người thiên về Intultlon: • Hướng tới những khả năng trong tương lai • Giàu trí tưởng tượng và sáng tạo trong lời nói • Tập trung vào những liên kiết và ý nghĩa trong dữ liệu • Nhớ những chỉ tiết khi chúng có liên hệ với một mô thức, khuôn mẫu • Nhanh chóng đưa ra kết luận, làm theo linh cảm • Muốn làm rõ những khái niệm và lý thuyết trước khi đưa chúng vào thực hành • Tin vào cảm hứng Cách bạn ra quyết định? Cặp xu hướng đối lập T­F Thinking (hợp lý) Feeling (cảm xúc) Thinking (hợp lý) Những người có xu hướng sử dụng Thinking trong việc ra quyết định thích nhìn vào sự  hợp lý của những hệ  quả  của các lựa chọn hoặc hành động. Họ  muốn đưa bản thân ra bên  ngoài tình huống (thực hiện trong tâm trí) để xem xét các điểm lợi và hại một cách khách quan.  Họ được tiếp thêm sinh lực bằng việc đánh giá và phân tích để nhận diên ra điểm không đúng   của vấn đề nào đó, để từ đó họ có thể giải quyết được vấn đề. Mục tiêu của họ là tìm ra một   chuẩn mực hoặc nguyên tắc mà có thể ứng dụng vào tát cả những trường hợp tương tự. Những đặc điểm tính cách tương ứng với nhưng người thiên về Thinking • Phân tích • Lập luận nguyên nhân­kết quả • Giải quyết vấn đề với logic • Phấn đấu đến một chuẩn mực khách quan của sự thật • Hợp lý • Công bằng ­ muốn mọi người được đối xử như nhau
  6. Felling (cảm xúc) Những người có xu hướng sử dụng Feeling trong việc ra quyết định thích cân nhắc xem  điều gì là quan trọng VỚI họ và với những người có liên quan. Họ đặt bản thân mình vào tình  huống (thực hiện trong tâm trí) để đồng cảm với mọi người, từ đó họ  có thể đưa ra quyết định  dựa trên giá trị  cá nhân về  tôn trọng người khác. Họ  được tiếp thêm sinh lực bằng cách trân   trọng và hỗ  trợ  những người khác và tìm kiếm những phẩm chất để  khen ngợi. Mục tiêu của   họ là tạo ra một môl trường hoà hợp và đối xử với từng người như là một cá thể độc nhất. Những đặc điểm tính cách tương ứng với những người thiên về Feeling: • Cảm thông • Được dẫn dắt bởi giá trị cá nhân • Đánh giá tác động của các quyết định đối VỚI con người • Phấn đấu để đạt được sự hoà hợp và những tương tác tích cực • Lòng trắc ẩn • Công bằng ­ muốn mọi người được đối xử một cách riêng của bản thân họ Bạn định hướng bản thân với thế giới bên ngoài như thế nào? Cặp xu hướng đối lập J­P Judging (Nguyên tắc­quyết định) Những người có xu hướng sử dụng Judging của mình đối với thế giới xung quanh thích  sống có kế hoạch, thứ tự. Hộ muốn kiểm soát và quả  lý cuộc  sống của mình. Họ  muốn kiểu   soát và quản lý cuộc sống của mình. Họ muốn ra quyết định, đi đến kết thúc, và tiếp tục tiến   lên. Cuộc sống của họ có xu hương theo cấu trúc và tổ chức, và họ thích mọi hướng theo cấu   trức và tổ  chức, và họ  thích mọi thứ  được bố  trí dàn xếp. Theo kế  hoạch và thời gian biểu là  việc rất quan trọng đối với hộ, và họ  được tiếp sinh lực bằng cách hoàn thành công việc của   mình. Những đặc điểm tính cách tương ứng với những người người thiên về Judging: • Theo kế hoạch • Sắp xếp cuộc sống của mình • Hệ thống • Cẩn thận và có phương pháp • Lập nên những kế hoạch ngắn và dài hạn • Thích mọi thứ được quyết định Cố gắng tránh các cơn stress xảy ra ở những giây phút cuối Perceiving (linh hoạt­tiếp nhận)
  7. Những người có xu hướng sử dụng Perceiving ở thế giới bên ngoài thích một cuộc sống   linh hoạt và không gò bó. Họ  muốn trải nghiệm và hiểu cuộc sống, hơn là điều khiển nó.   Những kết hoạch chi tiết và các quyết định cuối cùng khiến họ cảm thấy bị gò bó; họ thích glữ  cho bản thân rộng mở  với những thông tin mớỉ  và những lựa chọn  ở  những giây phút cuối  cùng. Họ được tiếp sinh lực bởl sự tháo vát của mình trong việc thích nghi với những yêu cầu   ngay tại thời điểm ấy. Những đặc điểm tính cách tương ứng với những người thiên về Perceiving: • Không gò bó • Linh hoạt • Tự nhiên • Không giới hạn • Thích nghi, thay đổi kế hoạch • Thích mọi thứ mơ hồ và rộng mở với sự thay Cảm thấy có động lực bởi những áp lực ở giây phút cuối Lưu ý: Dù mọt số từ chỉ các xu hướng MBTI là những từ quen thuộc, ý nghĩa của nó xét về mặt   phân loại tính cách MBTI có điểm khác biệt so với lối sử dụng hàng ngày. Hãy luôn nhớ rằng: • "Hướng ngoại" (Extravert) không đồng nghĩa với "nói nhiều" hoặc "ồn ào" • "Hướng nội" (Introvert) không đồng nghĩa với "ngại ngùng" hay "rụt rè" • "Cảm xúc" (Feeling) không có nghĩa là "dễ xúc động" • "Hợp lý" (Thinking) không có nghĩa là "không có cảm xúc" Bốn xu hướng từ mỗi cập đối lập khi đi chung với nhau sẽ thành một tổ hợp 4 ký tự, 4 ký  tự này được gọi là loại tính cách MBTI của bạn ISTJ  ISFJ  INFJ  INTJ ISTP  ISFP  INFP  INTP ESTP  ESFP 
  8. ENFP  ENTP ESTJ  ESFJ  ENFJ  ENTJ ISTJ Chức nằng chủ đạo Si Chức năng hỗ trợ Te Chức năng thứ cấp F Chức năng hạ cấp  Ne Điểm mạnh ISTJ có tinh thần trách nhiệm cao và lòng trung thành tuyệt đối với các tổ chức/cơ quan,  gia đình, và những mối quan hệ khác của họ. Họ sống và làm việc với một nguồn năng lượng   ổn định để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng hạn. Họ đương đầu với tất cả những   khó khăn để  hoàn thành những việc họ  nghĩ là quan trọng và bỏ  qua những việc họ  cho là   không có ý nghĩa. ISTJ thông thường thích làm việc một mình và chịu trách nhiệm với kết quả  công việc  được giao. Tuy nhiên, họ vẫn thoải mál làm việc nhóm khi cần thiết; khi các vai trò trách nhiệm   được định rõ, và khi tất cả  mọi người trong nhóm đều góp sức cùng hoàn thành công việc.  Năng lực và trách nhiệm là vô cùng quan trọng đối với ISTJ; họ luôn mong muốn những người  khác phải có ý thức chấp hành nhiệm vụ  và đáng tin cậy như  chính họ  mong muốn cho bản  thân mình. Tính cách tiêu biểu của ISTJ vò cùng đánh giá cao thực tế. Họ chủ yếu sử dụng Sensing nội tại; họ có một “kho” lưu   trữ thông tin ­ Cung nó để hiểu được những sự việc đang xảy ra ở hiện tại. Do đó, họ là những  người: • Thiết thực, hợp lý và thực tế • Làm việc có hệ thống ISTJ dựa vào Thinking để đưa ra quyết định, tiếp cận với sự việc một cách khách quan,   có loglc và cứng rắn. Họ tập trung vào hệ thống và công việc một cách tổng thể hơn là chú ý   tới những cá thể. Do đó, 30 XU hướng thể hiện mình: • Có óc phân tích và logic
  9. • Khách quan và hiểu lý lẽ ISTJ rất rõ ràng và kiên định trong việc đưa ra ý kiến bản thân bởi vì họ  luôn suy xét   những lý lẽ  đó một cách cẩn thận và thấu đáo dựa trên những kinh nghiệm cá nhân và kiến  thức thu thập được. Họ tin rằng những quy trình chuẩn mực được tạo ra vì những quy trình đó  hoạt động hiệu quả. ISTJ sẽ đồng ý thay đổi khi thực tế chứng minh được rằng thay đổi đó sẽ  mang tớl những kết quả khả quan hơn. Trong mắt những người xung quanh ISTJ hòa đồng khi họ cảm thấy dễ chịu với những vai trò họ  đang thể  hiện. Tuy nhiên,  thông thường họ không chia sẻ những ký ức hoặc những điều mình quan sát được trừ  những   người bạn thân. Mọi người xung quanh có thể nhận biết được những chuẩn mực và cách đánh  glá sự  việc của ISTJ, sự  đề  cao tính kết cấu chặt chẻ  và có kế  hoạch, thế  nhưng họ  có thể  không để ý tới những phản ứng riêng biệt, có đôi khi hài hước và kín đáo của ISTJ. ISTJ có thể  sẽ  tnấy khó khăn trong việc thấu hiểu những nguyện vọng vô cùng khác  biệt của mọl người xung quanh nhưng một khi họ đã biết được rằng điều gì có ý nghĩa với   những người mà họ  quan tâm, những mong muốn đó sẽ  trờ  thành một thực tế  mà họ  chấp  nhận. Khi đó, họ sẽ cố gắng giúp đỡ hoàn thành mong muốn ấy, mặc dù họ vẫn tiếp tục nghĩ   rằng những điều đó không hề có ý nghĩa đốl với họ. Mọi người xung quanh thường nhìn nhận ISTJ là những người: người thiên về Perceiving: • Bình tĩnh dè dặt và nghiêm túc • Kiên định và ngăn nắp • Đề cao các giá trị truyền thống Những lĩnh vực tiêm năng cho sự phát triển Có đôi lúc, những hoàn cảnh trong cuộc sống không tạo điều kiện cho ISTJ được thể  hiện và phát triển khả năng Thinking và Sensing. • Nếu họ chưa phát triển về mặt Thinking của mình, ISTJ có thể sẽ không thể hiện được   những cách ứng xử thích hợp với thế giới bên ngoài; họ sẽ chỉ để tâm tới những ký ức và thông   tin bên trong tâm trí. • Nếu họ chưa phát triển về mặt Sensing của mình, họ có thể sẽ đưa ra những phán xét   thiếu cơ sở và hành động gấp gáp mà không suy xét những thông tin mới. Nếu ISTJ không thể tìm được nơi họ có cơ hội được sử dụng tài năng của mình để đóng   góp, họ sẽ cảm thấy nản lòng và có thể sẽ:
  10. •  Trở  nên cứng nhắc khi cân nhắc thời gian, lên kế  hoạch, và những quy trình chuẩn   mực; hành động “rập khuôn” • Chỉ trích và phán xét người khác • Thấy khó khăn trong việc tin tưởng người khác để giao phó công việc Theo lẽ  tự  nhiên, do không phải xu hướng  ưu tiên, ISTJ thường sẽ  không để  ý và thể  hiện khả  năng iNtuition và Feeling của mình. Tuy nhiên, nếu họ  bỏ  qua hoặc quá thờ   ơ  với   những điều này, họ có thề sẽ: • Không nhìn thấy được những khía cạnh và các mối liên kết rộng hơn của các quyết   định trong hiện tại • Không để tâm tới những tác động lên người khác vì họ chỉ chú ý tới logic • Không thể đáp ứng được những nhu cầu về việc chia sẻ và thân mật của người khác Dưới áp lực cao, ISTJ sẽ  không thể  giữ  được sự  bình tĩnh vốn có, không thể  đưa ra  những phán xét hợp lý và sẽ bị mắc kẹt trong mớ suy nghĩ tiêu cực về những điều không may   sẽ xảy đến với họ và những người khác. ISFJ Chức năng chủ đạo Si Chức nàng hỗ trợ Fe Chức năng thứ cấp T Chức năng hạ cấp  Ne Điểm mạnh ISFJ là những người chu đáo và có thể tin cậy, luôn có trách nhiệm với mọi người xung   quanh và những chức mà họ có Hên quan, và luôn tận tấm trong việc hoàn thành những trách   nhiệm đó. Họ làm việc với một nguồn năng lượng ổn định để  hoàn thành công việc một cách   tuyệt đối và đúng thời hạn. Họ sẵn sàng đương đầu khó khăn khi thấy cần thiết nhưng không   thích bị yêu cầu làm gì mà họ cho là không có ý nghĩa đối với họ. ISFJ luôn chú trọng tới những điều người khác cần và muốn, và họ  sẽ  sắp xếp những   quy trình thực hiện sẽ bảo đảm rằng những nguyện vọng  ấy sẽ được đáp ứng. Họ  thực hiện   những vai trò và trách nhiệm của mình một cách nghiêm túc và mong muốn mọi người cũng   làm như vậy. Mối quan hệ và trách nhiệm: trong gia đình luôn là những thứ vô cùng quan trọng  đối VỚI họ. Họ  tận tâm hoàn thành vai trò của mình và mong muốn những người thân trong  gia đình cũng làm như vậy. Tính cách tiêu biểu của ISFJ
  11. ISFJ luôn tôn trọng thực tế  và sự  thật. Họ  chủ  yếu sử  dụng Sensing hướng vào bên   trong bản thân, nơi hc sờ  lửu một kho lưu trữ  các thông tin. Họ  nhớ  rất rõ từng chi tiết của  những thứ có ý nghĩa với bản thân, chẳng hạn như âm vực giọng nói hoặc biểu hiện nét mặt.   Do đó, ISFJ là những người: • Có đầu óc thực tế • Cụ thể và rõ ràng ISFJ đưa ra các quyết định dựa trên Feeling, những giá trị của bản thân và sự quan tâm  đến người khác. Họ  coi trọng sự hòa thuận và tinh thần hợp tác, do đó họ  nỗ  lực để  tạo nên   những điều đó. Do đó, ISFJ là những người: • Có tính cộng tác và luôn nghĩ cho người khác • Tốt bụng và nhạy cảm Những ý kiến cá nhân của họ  luôn kiên định bởl vì họ  đưa ra các quyết định dựa trên  việc áp dụng các giá trị cụ thể của riêng mình và những thông tin được lưu trữ. ISFJ tôn trọng   cấp bậc và quy trình được quy định sẵn, tin rằng những điều đó vẫn còn tồn tại là nhờ  tính  hiệu quả  của nó. Chính vì thế, họ  sẽ  chỉ  đồng ý thay đổi có thông tin chứng tỏ  được những   điều mớl đó sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho mọl người. Trong mắt những người xung quanh ISFJ là những người khiêm tốn và ít nói trong cách cư  xử, thường đặt mong muốn và   nguyện vọng của người khác lên trên hết ­ đặc biệt là những người thân trong gia đình. Họ  không thích tranh cãi và sẽ luôn cố gắng giúp đỡ những người khác, mặc dù sự tôn trọng của   họ về những giá trị  truyền thống và cảm xúc của mọi người có thể  sẽ  dẫn họ  đến thách thức   những hành động họ nghĩ là thiếu nhạy cảm và gây tổn thương. Những người xung quanh có  thể  nhìn thấy được glá trị, những mong muốn về  trật tự  và mong muốn hoàn tất công việc,   cũng như  lòng tốt của họ. Nhưng cái người khác có thể  không nhìn thấy được là những  ấn  tượng và ký ức bằng sensing vô cùng chính xác và sinh động từ  ISFJ. Mọi người xung quanh  thường nhìn nhận ISFJ là những người: • Ít nói, nghiêm túc và tận tâm • Chu đáo, là những người trông nom chảm sóc tốt • Đề cao sự tận tâm, giữ gìn truyền thống Những lĩnh vực tiêm năng cho sự phát triển Có đôi lúc, những hoàn cảnh trong cuộc sống không cho phép ISFJ được thể  hiện và  phát triển mặt Feeling và Sensing.
  12. • Nếu họ chưa phát triển về mặt Feeling của mình, ISFJ có thể sẽ không thể hiện được  cách ứng xử thích hợp với thế giới bên ngoài; họ sẽ chĩ để tâm tới những ký ức và cảm tưởng   của họ. • Nếu họ chưa phát triển về mặt Sensing của mình, họ có thề sẽ đưa ra những đánh giá   chủ quan hoặc quá quan tâm tới người khác mà không hề để ý tới thực tại. Nếu ISFJ không thể  tìm được nơi có cơ  hội được sử  dụng tài năng của mình để  đóng   góp, họ sẽ cảm thấy nản lòng và có thể sẽ: • Trở nên cứng nhắc trong việc ủng hộ các thủ tục, tôn ti trật tự và thẩm quyền • Cảm thấy không được trân trọng, trở nên bực bội và than phiền nhiều • Quá chú trọng vào những kết quả trước mắt của các quyết định Theo lẽ tự nhiên, do không phải xu hướng  ưu tiên, ISFJ thường sẽ  không để  ý hay thề  hiện khả năng Thinking và iNtuition của mình. Mặc dù vậy, nếu họ  bỏ  qua hoặc quá thờ   ơ  với những   điều này, họ có thể sẽ: • Không nhìn thấy được những khía cạnh và các mối liên kết rộng hơn của các quy trình   trong hiện tại • Cảm thấy khó khăn trong việc đòi hỏi quyền lợi cho bản thân • Cảm thấy khó chịu khi phải đưa ra những quyết định dựa trên những tiêu chí khách   quan, dù có đôi lúc cần thiết Dưới áp lực cao, ISFJ sẽ  bị  mắc kẹt trong mớ suy nghĩ tiêu cực về  những điều không   may sẽ xảy đến. Họ  sẽ  thể  hiện điều này cùng với sự  vô tâm, không hề  để  ý tới những  ảnh hưởng lên   người khác, trong khi thông thường họ luôn luôn chú trọng. ESTP Chức năng chủ đạo Se Chức năng hỗ trợ Ti Chức năng thứ cấp F Chức năng hạ cấp  Ni Điểm mạnh ESTP những người đầy năng lượng, tích cực giải quyết vấn đề, phản  ứng một cách  sáng tạo với những tình huống đầy thử  thách trong môi trường của họ. Hiếm khi để  các quy   tắc hay phương pháp tiêu chuẩm can dự vào, họ  tìm tòi ra phương pháp mới để  sử  dụng trên   hệ thống sẵn có. Họ phát triển những phương pháp đơn giản để giải quyết những vấn đề phức  
  13. tạp và biến công việc thành nên thú vị. Họ linh hoạt, dễ thích nghi, sáng tạo và tháo vát, có thể  đóng val trò hoà giải, và là những người đồng đội tốt. Họ là những con người thích tham gia vào các hoạt động (tiệc tùng, thể thao, công việc)   bởi sự đam mê cuộc sống của họ và sự tận hưởng những khoảnh khắc ở hiện tại. Tính cách tiêu biểu của ESTP ESTP có hứng thú với mọi thứ diễn ra xung quanh họ ­ các hoạt động, đồ  ăn, quần áo,   con người, những thứ diễn ra bên ngoài và mọi thứ mang lại những trải nghiệm mới. Bởi vì họ  học thông qua việc thực hiện nghiên cứu hay đọc sách, họ  có xu hướng nhảy ngay vào vấn   đề, học hỏi trong khi giải quyết tưởng vào khả năng của họ để xoay sở. ESTP là những người: • Tinh ý, hay quan sát • Thiết thực và thực tế • Năng đông, gắn liền với trải nghiệm hiện tại ESTP ra quyết định dựa trên sự phân tích logic và lý luận và có thể trở nên cứng rắn khi   hoàn cảnh yêu cầu sự cứng rắn. Họ thường: • Giải quyết vấn đề bằng lý luận, phân tích  • Quyết đoán và thẳng thắn ESTP là chuyên gia trong việc nhìn thấy những gì cần thiết trong hiện tại và phản  ứng  nhanh chóng để  thực hiện điều đó. Trong hầu hết trường hợp, họ  chuẩn bị sẵn sàng để  đối   phó VỚI vấn đề hơn là ra quyết định. Họ tiếp nhận mọi chuyện một cách tự nhiên và tìm kiếm  những giải pháp vừa ý hơn là ép buộc một giải pháp “nên” hay “phải" làm từ phía chính mình. Trong mắt những người xung quanh ESTP rất giỏi trong nghệ thuật sống. Họ yêu cuộc sống và tham gia hết mình vào đó;  những người khác đáp trả  lại sự  nhiệt tình và sự  hài hước của họ. ESTP là những con người   của hành động. Họ thường không thích và tránh né các lý thuyết hay văn bản hướng dẫn bằng   chữ. Trường học truyền thống có thể  gây khó khăn cho họ, mặc dù ESTP có thể  học tốt nếu   họ thấy được mốl liên hệ thực tế và được cho phép thử nghiệm. Trong mắt những người khác,  ESTP là người: • Thích tụ tập, thích vui vẻ và tùy hứng • Là những người chấp nhận rủi ro mạo hiểm  • Giải quyết vấn đề thực tế Những lĩnh vực tiềm năng cho sự phát triển Đôi khi những hoàn cảnh trong cuộc sống không hỗ  trợ  ESTP trong việc phát triển và   thể hiện mặt Thinking và Sensing của họ
  14. • Nếu họ  chưa phát triển về  mặt Thinking của mình, ESTP sẽ  không có cách lựa chọn   hiệu quả trong số những dữ liệu liên tục đến từ  giác quan. Vì vậy họ  có thể  gặp khó khăn khi   thiết lập mức độ ưu tiên hoặc ra những quyết định không có căn cứ vững chắc. • Nếu họ chưa phát triển về mặt Sensing của mình, họ có thể chỉ tập trung vào dữ liệu  hiện tại. Sau đó quyết định của họ  có thể  bị  giới hạn  ở  mức thoả  mãn mong muốn hiện tại,   đặc biệt là với những quyết định có liên quan đến những thử thách và rủi ro về thể chất. Nếu ESTP không tìm được nơi họ có thể  sử  dụng tài năng và được công nhận cho sự  cống hiến, họ thường cảm thấy nản lòng và có thể: • Gặp khó khản khi phải chấp nhận quy trình và hoàn thành công việc đúng hạn • Hoàn toàn chú tâm vào những việc và hoạt động hứng thú, bị cuốn theo các hoạt động   bên ngoài • Đặt việc tận hưởng cuộc sống cao hơn những nghĩa vụ quan trọng khác Theo lẽ tự nhiên, do không phải xu hướng ưu tiên, ESTP thường sẽ không để ý hay thể  hiện khả  nảng iNtuition và Feeling của mình. Tuy nhiên, nếu họ  bỏ  qua hoặc quá thờ   ơ  với   những điều này, họ có thể sẽ: • Không thể thấy được những khía cạnh khác của hành động và quyết định của họ • Có thể quên ngày tháng và sự kiện có ý nghĩa đặc biệt đốl với những người khác • Có thể  không để  tâm đến những  ảnh hưởng từ  hành động của họ  đến những người   khác • Có thể thiếu kiên nhẫn với sự thảo luận và tim hiểu về các mối tương quan Khi bị  cảng thẳng quá mức, ESTP có thể  có những  ảo giác tiêu cực. Họ  có thể  tưởng   tượng rằng những người khác không thật sự quan tâm đến họ, sau đó sắp xếp và bóp méo các   thông tin để hỗ trợ cho niềm tin của họ về sự thờ ơ này. ESFP Chức năng chủ đạo Se Chức năng hỗ trợ Fi Chức năng thứ cấp T Chức năng hạ cấp Ni Điểm mạnh ESFP là những người cực kỳ yêu cuộc sống. Họ sống trong hiện tại và tìm sự thích thú  ở  con người, đồ  ăn, quần áo, động vật, thế  giới tự  nhiên, và các hoạt động. Họ  hiếm khi để  luật lệ xen vào cuộc sống của tập trung vào việc đạt được những mong muốn của con người   theo một cách sáng tạo.
  15. ESFP là những người đồng đội xuất sắc, định hướng hoàn thành công việc với niềm vui   tối đa và phiền hà tối thiểu. Tính cách tiêu biểu của ESFP ESFP quan tâm đến con người và những trải nghiệm mới. Bởi vì họ học thông qua việc  thực hiện hơn là nghiên cứu hay đọc sách, họ  có xu hướng nhảy ngay vào vấn đề, học hỏi   trong khi giải quyết. Họ trân trọng những gì mình có và hạnh phúc vì điều đó. ESFP là những   người: • Tinh  ý, hay quan sát • Thực tiễn, thực tế và rõ ràng • Năng động, gắn liền với trải nghiệm hiện tại ESFP ra quyết định bằng cách sử dụng giá trị bản thân. Nội tâm họ sử dụng chức năng   Feeling để ra quyết định bằng cách đồng điệu và đồng cảm với người khác. Họ  giỏi trong việc  giao tiếp với những người khác và thường đóng vai trò là người hoà giải. Do đó, ESFP là  những người: • Rộng lượng, lạc quan, và thuyết phục • Ấm áp, cảm thông, và lịch thiệp ESFP giỏi nhận biết hành động của con người. Họ  dường như có thể  cảm nhận được   những gì đang xảy ra với người khác và phản hồi nhanh chóng cho những gì họ  cần. Họ  cực   kỳ giỏi trong việc động viên người khi đối mặt với những cơn khủng hoảng. Trong mắt những người xung quanh ESFP thấy được nhiều niềm vui trong cuộc sống và ở  bên cạnh họ  cũng thú vị; sự  cởi  mờ và nhiệt tình thu hút người khác về  phía họ. Họ linh hoạt, dễ thích nghi, thân thiện, và dễ  tính. Họ hiếm khi lên kế hoạch trước, tin tưởng vào khả  năng phản  ứng ở  hiện tại và đối phó   với bất cứ điều gì xảy ra. Họ ghét các cấu trúc và các lề thói thông thường và nói chung họ sẽ  tìm cách thoát ra khỏi chúng. ESFP có xu hướng học bằng cách thực hành, bằng cách tương tác với môi trường của   họ. Họ  thường không thích lý thuyết và hướng dẫn văn bản. Trường học truyền thống có thể  gây khó khăn cho họ, mặc dù ESFP làm tốt nếu họ  thấy được sự  liên hệ  thực tiễn và được   phép tương tác với người khác hoặc chủ đề đang được nghiên cứu. Những người khác thường   nhìn ESFP là người: • Tháo vát và có khả năng động viên • Thích tụ tập, thích vui vẻ và không gò bó
  16. Hoàn cảnh trong cuộc sống không hỗ  trợ  ESFP trong việc phát triển và thể  hiện mặt   Feeling và Sensing của họ. • Nếu họ  chưa phát triển về  mặt Feeling của mình, ESFP sẽ  tập trung vào những sự  tương tác ở hiện tại, mà khống có phương pháp nhận định, đánh giá hay định vị bản thân. • Nếu họ chưa phát triển về mặt Sensing của mình, họ  có thể  chỉ  tập trung vào những   dữ liệu hiện tại. Sau đó quyết định của họ có thể bị giới hạn ở mức thoả mãn mong muốn hiện   tại, đặc biệt là những quyết định liên quan đến việc tương tác với nhiều người khác. Nếu ESFP không tìm được nơi họ có thề  sử  dụng tài nảng và được công nhận cho sự  cống hiến, họ thường cảm thấy nản lòng và có thể: • Bị phân tâm và bốc đồng thái quá • Gặp khó khàn khi phải chấp nhận và hoàn thành công việc đúng hạn • Xem hành động và quyết định của người khác đụng chạm đến cá nhân mình một cách   quá mức Theo lẽ tự nhiên, do không phải xu hướng ưu tiên, ESFP thường sẽ không để ý hay thể  hiện khả nảng iNtuition và Thinking. Tuy nhiên, nếu họ bỏ qua hoặc quá thờ ơ với những điều  này, họ có thể sẽ: • Không nhìn thấy được hệ quả lâu dài, chỉ hành động dựa trên những mong muốn hiện   tại của họ và của những người khác • Tránh né những tình huống và con người phức tạp và không rõ ràng • Đặt sự tận hưởng cao hơn nghĩa vụ Khi bị  căng thẳng quá mức, ESFP có thể  cảm thấy bị  đắm chìm trong tình trạng tiêu   cực. Sau đó họ  tập trung năng lượng của mình vào việc đưa ra những giải thích đơn giản  mang tính tổng thể cho những hình ảnh tiêu cực của họ. INTJ Chức năng chủ đạo Ni Chức năng hỗ trợ Te Chức nàng thứ cấp F Chức năng hạ cấp  Se Điểm mạnh INTJ sở hữu một tầm nhìn rõ ràng về những triển vọng trong tương lai cùng với nghị lực  để  thực hiện hóa những ý tưởng của mình. Họ  yêu thích những thử  thách phức tạp; luôn dễ  dàng thu thập và tổng hợp các khái niệm trừu tượng. Một khi họ đã thiết lập được một cấu trúc  tổng thể, họ sẽ vạch kế hoạch chiến lược để đạt được mục tiêu. Lối tư duy nhìn xa trông rộng  
  17. giúp họ phát triển những mục tiêu to lớn và những kế  hoạch “dài hơi” nhằm hoàn thành được  những mục tiêu đó trong các tổ chức lớn. Đánh giá cao tri thức và luôn đòi hỏi  ở  người khác cũng như  chính bản thân họ  một   nảng lực cao. Họ đặc biệt ghét sự lộn xộn, lẫn lộn và kém hiệu quả. Tính cách tiêu biểu của INTJ INTJ nhận   sự  việc  theo   hướng   tổng  thể,  bao  quát và  nhanh   chóng  nhận  biết   được  những mô thức từ  những kiến thức mới. Họ  tin vào những ý nghĩa từ  hiểu biết sâu sắc của  mình, bất chấp quyền thế và những quan niệm chung đã được thiết lập. Những công việc lặp  đi lặp lại buồn tẻ sẽ giết chết tính sáng tạo của họ. INTJ chủ yếu sử dụng iNtuition hướng nội   để phát triển tầm nhìn và viễn cảnh tương lai. Họ là những • Người tổng hợp thông tin sáng tạo và sâu sắc • Nhà tư duy sâu xa và yêu thích những khái niệm INTJ dựa vào Thinking để  đưa ra các quyết định. Họ  đánh giá mọi thứ  bằng con mắt  phê bình, nhanh chóng tìm ra được các vấn đề  cần phải giải quyết và đặc biệt, họ  luôn cứng   rắn và quyết đoán trong tình huống gay go. INTJ có xu hướng: • Rõ ràng và súc tích • Hợp lý, tách biệt và đánh giá khách quan INTJ là những nhà hoạch định chiến lược xuất sắc và hầu như  luôn vươn lên được   những vị  trí lãnh đạo trong nhóm cũng như  trong các tổ  chức. Họ  độc lập, luôn tin vào cách   nhìn nhận và đánh giá sự việc của chính bản thân hơn là của những người khác. Họ đòi hỏi ở  bản thân họ những chuẩn mực cao về kiến thức một cách nghiêm ngặt nhất. Trong mắt những người xung quanh INTJ bộc lộ  một gương mặt bình tĩnh, quyết đoán và tự  tin đối với mọi thứ xung quanh  dù đôi lúc họ thấy tham gia vào những mối giao tiếp xã hội. Họ thường không thể hiện trực tiếp   khả  năng có giá trị  của bản thân: sự  sáng suốt đầy sáng tạo. Thay vào đó, họ  truyền đạt  chúng bằng cách thể hiện rõ ràng quyết định, quan điểm và kế hoạch có logic của họ. Chính vì  thế, những người xung quanh đôi khi thấy INTJ là những người cứng đầu ­ tuy rằng điều này   lại vô cùng bất ngờ  đối với INTJ, vì họ  đang thay đổi ý kiến một khi nhìn thấy được những  bằng chứng thuyết phục. Trong mắt người khác, INTJ những người: • Riêng tư dè dặt và kín đáo; khó có thể tiếp cận để hiểu, thậm chí rất tách biệt  • Độc lập, độc đáo và yêu thích những khái niệm Những lĩnh vực tiềm năng cho sự phát triển
  18. Có đôi lúc, những hoàn cảnh trong cuộc sống không cho phép INTJ được thể  hiện và  phát triển khả năng Thinking với iNtuition của mình. • Nếu họ chưa phát triển về mặt Thinking của mình, INTJ sẽ  không thể  thực hiện hóa  được những hiểu biết quý giá của họ bằng cách thích hợp và đáng tin cậy. • Nếu họ chưa phát triển về mặt iNtuition của mình, họ  có thể  sẽ  không thu thập đầy  đủ thông tin, hoặc chỉ thu nhận được những thông tin ăn khớp với sự hiểu biết của họ. Sau đó   họ có thể sẽ đưa ra quyết định thiếu cơ sở dựa trên nguồn thông tin có giới hạn và chủ quan. Nếu INTJ không thể  tìm được nơl có cơ  hội được sử  dụng tài năng của mình để  đóng   góp, họ sẽ cảm thấy nản lòng và có thể sẽ: • Trở nên tách biệt và thô lỗ, không bày tỏ đủ suy nghĩ bên trong họ • Phán xét và chỉ trích những người không thể nắm bắt được tầm nhìn của họ một cách   nhanh chóng • Trở nên cố chấp và quá cứng nhắc trong việc theo đuổi những mục tiêu đó Theo lẽ  tự nhiên, do không phải xu hướng  ưu tiên, INTJ thường sẽ  không để  ý hay thể  hiện khả  năng Feeling và Sensing. Tuy nhiên, nếu họ  bỏ  qua hoặc quá thờ   ơ  với những điều   này, họ có thể sẽ: • Bỏ sót những chi tiết và sự  kiện không ăn khớp với những mô thức thuộc về  INtultion   của họ • Tham gia vào những “trò chơi trí tuệ”, diễn giải những suy tưởng và thuật ngữ  trừu   tượng mà đối với người khác, những điều đó không hề có ý nghĩa và liên quan tới họ • Không màng tớl những ảnh hưởng tới người khác trong việc đưa ra những quyết định • Thất bại khi đưa lời khen tặng hoặc tạo mối quan hệ thân mật như người khác mong   muốn Dưới áp lực cao, INTJ sẽ  bị  lôi cuốn vào những hoạt động nhỏ  nhặt như  xem những   chương trình chiếu lại trên TV, chơi bài, ăn uống quá độ; hoặc sẽ  trở  nên quá chú trọng tớl  những chl tiết nhỏ xung quanh họ ­ những thứ không quan trọng mà thông thường không bao  glờ họ để ý tới (lau dọn nhà cửa, sắp xếp bát đũa). INFJ Chức năng chủ đạo Ni Chức năng hỗ trợ Fe Chức năng thứ cấp T Chức năng hạ cấp Se
  19. Điểm mạnh Những người INFJ sở hữu một khả năng thấu hiểu bằng trực giác những ý nghĩa phức  tạp và những mối quan hệ của con người. Họ luôn tin tưởng vào sự hiểu biết của bản thân và  luôn dễ  dàng tìm thấy sự  đồng cảm với những cảm xúc và nguồn động lực của người khác   trước khi chính những người đó ý thức những điều ấy. Họ kết hợp sự thấu hiểu và cảm thông   ấy với động lực của bản thân và các tổ chức để  thực hiện những kế hoạch tổng thể để  nâng   cao đời sống của mọi người. INFJ thể nhìn trước được và thấu hiểu các mối quan hệ cũng như những khả năng trong   cuộc sống, và khi kết nối chúng lại với nhau, họ có thể  nâng tầm cũng như truyền cảm hứng   cho những người khác. Tính cách tiêu biểu của INFJ. INFJ tìm kiếm những ý nghĩa và sự kết nối trong cuộc sống của họ và không để  ý lắm  đến những chi tiết chúng phù hợp với cái nhìn bên trong của họ. INFJ sử dụng khả năng chính  là iNtuition hướng nội của mình để phát triển những hiểu biết phức tạp. INFJ thường là những   người: • Sáng suốt, sáng tạo, có tầm nhìn sâu rộng • Nếu thích các khái niệm, biểu tượng và phép ẩn dụ • Chủ nghĩa duy tâm, phức tạp, và sâu sắc INFJ sử dụng giá trị  sống của họ  và sự  cảm thông để  thấu hiểu những người khác và   đưa ra các quyết định. INFJ rất trung thành với những người hay những tổ chức là những ví dụ  tiêu biểu cho các giá trị  sống của họ  và ít quan tâm đến những người và tổ  chức mà không  như vậy. INFJ thường dẫn dắt những người khác một cách thuyết phục vì họ chia sẻ tầm nhìn   của họ. Họ thường: • Nhạy cảm. trắc ẩn, và cảm thông  • Tuân thủ những giá trị bản thân một cách sâu sắc INFJ đòi hỏi những ý nghĩa và mục đích trong công việc, trong các mối quan hệ  hoặc  thậm chí đối với việc sở hữu tư liệu. Họ đầu tư và sự trưởng thành và phát triển bản thân cũng  như  vào những người quan trọng đối với họ, và họ  luôn sẵn sàng vân nhắc những hướng đi  độc đáo nhằm đạt được những điều này. Họ  coi trọng chiều sâu và sự  phúc tạp của những   kiến thức mà họ năm được, cũng như những tài năng sáng tạo của họ và của người khác. Họ  mong muốn những sự hiểu biết đó được thực hiện ra thế giới xung quanh. Trong mắt những người xung quanh
  20. INFJ luôn bộc lộ  lòng trác  ẩn và sự  quan tâm tới người kahsc, nhưng lại chỉ  chia sẻ  những điều thuộc trực giác hướng nội với những người mà họ  tin tưởng. Bởi vì họ  luôn giữ  những điều giá trị  và quan trọng  ấy cho riêng bản thân nên những người khác sẽ  khó có thể  hiểu được họ. Khi họ  cố  gắng bộ  lộ  những điểu biết nội tâm, họ  thường sẽ  diễn đạt chúng   theo một phép  ẩn dụ  và phức tạp. Họ  đặc biệt đánh giá cao tính cất xác thực và có trách  nhiệm trong các mối quan hệ. Mặc dù INFJ là những người dè dặt và kín đáo, họ sẽ không ngần ngại lên tiếng khẳng   định khi những giá trị  và nguyên tắc của họ  bị xâm phạm. Khi đó họ  sẽ  trở  nên kiên định và  khăng khăng với ý kiến của mình. Những người khác thường thấy INFJ là những người: • Kín đáo, thậm chí là khó hiểu • Sâu sắc và mang tính cá nhân Những lĩnh vực tiêm năng cho sự phát triển Có đôi lúc, những hoàn cảnh trong cuộc sống không cho phép INFJ được thể  hiện và  phát triển mặt Feeling VỚI iNtuition của mình. • Nếu họ chưa phát triển về mặt Feeling của mình, INFJ sẽ không thể hiện được những   cách ra quyết định thích hợp cũng như  cách đi đến mục tiêu của họ. Khl đó, những sự  hiểu   biết có giá trị và sáng tạo của họ sẽ bị chôn sâu bên trong. • Nếu họ chưa phát triển về mặt iNtuition của mình, họ có thể sẽ không thu thập đầy đủ  thõng tin, hoặc chỉ thu nhận được những thông tin mà nó ăn khớp với sự hiểu biết của họ. Sau  đó họ có thể sẽ đưa ra những quyết định thiếu cơ  sở dựa trên nguồn thông tin có giới hạn và  không đáng tin cậy. Nếu INFJ không thể  tìm được những nơl mà họ  có cơ  hộl được sử  dụng tài năng của   mình để đóng góp, họ sẽ cảm thấy nản lòng và có thể sẽ: • Không diễn đạt đủ  những lý do khiến họ  đưa ra quyết định của minh, do đó họ  sẽ  bị  nhận xét là những người độc đoán và tùy hứng. • Đưa ra những phán xét dựa trên sự thiếu hụt thông tin, dựa trên sự hiểu biết có những   nền tảng mập mờ và không thực tế • Hao tổn nguồn năng lượng và kiến thức của mình • Trở nên bực bộl và phán xét Theo lẽ  tự nhiên, do không phải xu hướng  ưu tiên, INFJ thường sẽ  không để  ý hay thể  hiện khả  năng Thinking và Sensing của mình. Tuy nhiên, nếu họ  bỏ  qua hoặc quá thờ   ơ  với   những điều này, họ có thể sẽ: • Không thể diễn đạt thành lời cho người khác hiểu những suy nghĩ sâu xa của mình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2