intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giống bí đao Mỹ Thọ

Chia sẻ: Lotus_10 Lotus_10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

105
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những người trồng bí đao ở xã Mỹ Thọ (Phù Mỹ, Bình Định) không ai biết xuất xứ của giống bí đao “siêu trọng” nổi tiếng, có trọng lượng bình quân 40 50 kg/trái, chỉ biết giống bí này có từ lâu đời. Trước đây trồng chủ yếu tiêu thụ trong xã, trong huyện nay đã có công ty từ TP.HCM ra mua với số lượng lớn. Chính vì vậy năm 2008 chỉ có 50 - 60 hộ trồng, năm 2009 tăng lên hàng trăm hộ - chủ yếu ở ba thôn Chánh Trạch 1, 2, 3, thu hoạch hàng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giống bí đao Mỹ Thọ

  1. Giống bí đao Mỹ Thọ Những người trồng bí đao ở xã Mỹ Thọ (Phù Mỹ, Bình Định) không ai biết xuất xứ của giống bí đao “siêu trọng” nổi tiếng, có trọng lượng bình quân 40 - 50 kg/trái, chỉ biết giống bí này có từ lâu đời. Trước đây trồng chủ yếu tiêu thụ trong xã, trong huyện nay đã có công ty từ TP.HCM ra mua với số lượng lớn. Chính vì vậy năm 2008 chỉ có 50 - 60 hộ trồng, năm 2009 tăng lên hàng trăm hộ - chủ yếu ở ba thôn Chánh Trạch 1, 2, 3, thu hoạch hàng trăm tấn. Tuy vậy vấn đề đặt ra là làm sao bảo tồn gen giống bí này để tránh thoái hóa, phân ly mà vẫn giữ trái to như xưa. Trồng bí đao theo kiểu truyền thống Dọc theo các con đường ngang qua các thôn Chánh Trạch (Chánh Trạch 1, Chánh Trạch 2, Chánh Trạch 3), hầu như nhà nào cũng có giàn bí đao. Những trái bí da xanh mướt to bằng cái vò, cái thùng gánh nước, lủng lẳng, chi chít trên giàn. Ông Võ Công Tánh (thôn Chánh Trạch 2) năm nay trồng 60 dây, cho thu hoạch khoảng 70 trái, bình quân khoảng 30 kg/trái, cá biệt có trái đến 40 kg. Đơn giản cho việc bảo tồn giống là chọn trái bí nào to nhất, không bị khuyết tật, xẻ ra lấy hạt, phơi khô, bỏ vô chai, đậy nút kỹ, đến năm sau lấy ra trồng.
  2. Cách trồng của ông Tánh cũng theo truyền thống, mỗi năm một vụ. Trước khi trồng, ông đào hố theo kích thước 40 x 80 (dài tùy theo số lượng cây trồng), sau đó bỏ đầy rác, phân xanh, khoảng 700 kg phân bò hoai mục. Ươm hạt trong bầu nylon sau khoảng 20 ngày đến tháng chạp thì trồng. Đến khi dây bí leo giàn chỉ để 1 - 2 tược (nhánh), nếu để nhiều tược trái nhiều nhưng nhỏ. Khi dây bí phát triển, bổ sung bánh dầu (xác đậu phộng sau khi ép lấy dầu). Không dùng phân hóa học, phân heo, vì như vậy trái dễ bị thối, không để lâu được. Giàn bí làm bằng những cây tre già vững chắc. Khi trái bí lớn người ta dùng dây rơm bện chặt để làm võng cho bí khỏi đứt cuống rớt xuống đất, cũng là để bảo vệ da bí khỏi bị trầy xước. Sau 4 tháng trồng, đến tháng 4, tháng 5 âl thì thu hoạch. Khi thu hoạch phải nhẹ nhàng, và phải đặt trong nhà chỗ thoáng mát. Mỗi trái bí đặt dựng đứng trên một cái rế khoanh tròn, cũng bện bằng rơm. Có người kỹ hơn thì dùng vôi ăn trầu làm dấu thập trên mỗi trái bí. Như vậy bí để được lâu tới tháng chạp bán tết. Khi vận chuyển đi xa trên tàu xe, người ta cũng xếp bí dựng đứng như khi bảo quản trong nhà, nhưng nếu không cẩn thận bí lay chuyển mạnh bị “lỏng ruột” (ruột bí bên trong bị bong ra) là bí bị thối, không để lâu được. Tuy vậy hiện nay ở Mỹ Thọ cũng có người dùng phân hóa học để bổ sung vào khâu chăm bón cho cây bí đao. Ông T.L. (Chánh Trạch 2), mới trồng bí đao trong năm 2008. Năm nay trên diện tích khoảng 1 sào (500 m2) ông trồng 70 dây, thu về khoảng 80 trái, trung bình mỗi trái 40 kg. Ông L. cho biết: phải tưới thường xuyên,
  3. đảm bảo độ ẩm, nhưng không để cây bí bị úng. Ngoài bón lót như truyền thống ông còn bón thêm khoảng 4 lần từ khi dây bí ra dài 1 m, trong đó ngoài bánh dầu có thêm phân hóa học DAP, NPK với số lượng ít. Nhiều người trồng bí ở đây nói, trồng bí đao cho hiệu quả cao. Chỉ tính 2.000 đ/kg, mỗi sào trồng 70 - 80 gốc, thu 80 trái, mỗi trái trung bình 30 kg, thu về gần 5 triệu đồng. Không có cây hoa màu nào ở đây sau 4 - 5 tháng cho thu nhập cao như vậy. Một số người dân ở đây cho biết, có người đem giống bí đao Mỹ Thọ ra tận tỉnh Quảng Ngãi trồng nhưng trái chỉ dài ra và chỉ nặng mươi, mười lăm ký chứ không to trái như ở đây. KS. Lê Ngọc Hùng, phó giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định cho rằng: Muốn bảo tồn giống gốc, cần công nghệ nuôi cấy mô tế bào, hay bảo quản hạt. Lấy mẫu, nuôi cấy trong phòng cấy mô để cho ra cây giống hàng loạt mang đặc tính như bố mẹ. Cách này cũng lưu giữ giống gốc lâu dài trong phòng cấy mô. Đây cũng là cách phục tráng giống hữu hiệu nhất hiện nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2