intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giống dưa leo

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

163
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưa leo được biết ở Ấn Độ cách nay hơn 3.000 năm, sau đó được lan truyền dọc theo hướng Tây Châu Á, Châu Phi và miền Nam Châu Âu. Dưa leo được trồng ở Trung Quốc từ thế kỹ thứ 6 và hiện nay được trồng rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Dưa leo cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Trái dưa leo chứa 96% nước và 100g trái tươi cho 14 calo; 0,7 mg protein; 24 mg calcium; vitamin A 20 IU; vitamin C 12 mg; vitamin B1 0,024 mg; vitamin B2 0,075 mg và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giống dưa leo

  1. Giống dưa leo
  2. 1. GIỚI THIỆU Dưa leo được biết ở Ấn Độ cách nay hơn 3.000 năm, sau đó được lan truyền dọc theo hướng Tây Châu Á, Châu Phi và miền Nam Châu Âu. Dưa leo được trồng ở Trung Quốc từ thế kỹ thứ 6 và hiện nay được trồng rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Dưa leo cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Trái dưa leo chứa 96% nước và 100g trái tươi cho 14 calo; 0,7 mg protein; 24 mg calcium; vitamin A 20 IU; vitamin C 12 mg; vitamin B1 0,024 mg; vitamin B2 0,075 mg và niacin 0,3 mg. 2. ĐẶC TÍNH SINH HỌC Rễ: Bộ rễ dưa phát triển rất yếu, rễ chỉ phân bố ở tầng đất mặt 30 - 40 cm. Thân: Thân thảo hằng niên, thân dài, có nhiều tua cuốn để bám khi bò. Chiều dài thân tùy điều kiện canh tác và giống, các giống canh tác ngoài đồng thường chỉ dài từ 0.5 - 2,5 m. Thân trên lá mầm và lóng thân trong điều kiện ẩm độ cao có thể thành lập nhiều rễ bất định. Thân tròn hay có góc cạnh, có lông ít nhiều tùy giống. Thân chánh thường phân nhánh; cũng có
  3. nhiều dạng dưa leo hoàn toàn không thành lập nhánh ngang. Sự phân nhánh của dưa còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ ban đêm. Lá: Lá đơn, to mọc cách trên thân, dạng lá hơi tam giác với cuống lá rất dài 5 - 15 cm; rìa lá nguyên hay có răng cưa. Lá trên cùng cây cũng có kích thước và hình dáng thay đổi. Hoa: Đơn tính cùng cây hay khác cây. Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi hay riêng biệt; hoa đực mọc thành cụm từ 5 - 7 hoa; dưa leo cũng có hoa lưỡng tính. có giống trên cây có cả 3 loại hoa và có giống chỉ có 1 loại hoa trên cây. Hoa có màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng, bầu noãn của hoa cái phát triển rất nhanh ngay trước khi hoa nở. Các giống dưa leo trồng ở vùng ĐBSCL thường ra hoa sớm, bắt đầu ở nách lá thứ 4 - 5 trên thân chính, sau đó hoa nở liên tục trên thân chính và nhánh. Sự biến dị về tính trạng giới tính ở dưa leo rất rộng, đó là đặc tính thích nghi mạnh của cây trong điều kiện môi trường. Nói chung, điều kiện ngày dài, nhiệt độ cao và các điều kiện bất lợi khác làm cho cây cho nhiều hoa đực. Ngoài ra, tỉa nhánh, sử dụng kích thích sinh trưởng và chế độ phân bón có thể ảnh hưởng đến sự biến đổi giới tính của cây. Các dạng cây có giới tính khác nhau ở dưa leo được nghiên cứu và tạo lập để sữ dụng trong chọn tạo giống lai.
  4. Trái, hạt: Lúc còn non có gai xù xì, khi trái lớn gai từ từ mất đi. Trái từ khi hình thành đến khi thu hoạch có màu xanh đậm, xanh nhạt, có hay không có hoa văn (sọc, vệt, chấm), khi chín trái chuyển sang màu vàng sậm, nâu hay trắng xanh. Trái tăng trưởng rất nhanh tùy theo giống, có thể thu trái từ 8 - 10 ngày sau khi hoa nở. Phẩm chất trái không chỉ tùy thuộc vào thành phần các chất dinh dưỡng trong trái mà còn tùy thuộc vào độ chặc của thịt trái, độ lớn của ruột trái và hương vị trái. Trái chứa hạt màu trắng ngà, trung bình có từ 200 - 500 hạt/trái. Dưa leo thuộc nhóm ưa nhiệt, nhiệt độ ngày thích hợp cho dưa tăng trưởng là 30oC. và nhiệt độ ban đêm 18 - 21oC. Dưa có phản ứng với độ dài ngày khác nhau tùy theo giống, thông thường ngày ngắn kích thích cây ra lá và trái, vì vậy điều kiện thời tiết vùng đồng bằng cho phép dưa leo ra hoa trái quanh năm. Yêu cầu về độ ẩm đất của dưa leo rất lớn. Dưa chịu hạn rất yếu, thiếu nước cây sinh trưởng kém và tích lũy chất cucurbitaxin làm trái trở nên đắng. Tuy nhiên ẩm độ không khí cao lại giúp cho bệnh đốm phấn phát triển mạnh.
  5. 3. GIỐNG Có 2 nhóm giống dưa leo: 3.1. Nhóm dưa trồng giàn: Canh tác phổ biến ở những nơi có điều kiện làm giàn. Các giống dưa trong nhóm này có: 3.1.1. Các giống lai F1: - Mummy 331: Nhập nội từ Thái Lan, sinh trưởng khá, ra nhánh mạnh, bắt đầu cho thu hoạch 35 - 37 NSKG, trái suông đẹp, to trung bình (dài 16 - 20 cm, nặng 160 - 200 g), vỏ màu xanh trung bình, gai trắng, thịt chắc, phẩm chất ngon, dòn, không bị đắng, năng suất trung bình 30 - 50 tấn/ha. - Giống 759: Nhập nội từ Thái lan, sinh trưởng mạnh, cho thu hoạch 35 - 37 NSKG, trái thẳng, to trung bình, gai trắng, màu trái hơi nhạt hơn nhưng năng suất và tính chống chịu tương đương Mummy 331. - Mỹ Trắng: Nhập nội từ Thái Lan, cây phát triển và phân nhánh tốt, cho thu hoạch 35 - 37 NSKG, tỉ lệ đậu trái cao, trái to trung bình, màu trắng xanh, gai trắng, ít bị trái đèo ngay cả ở giai đoạn cuối thu hoạch.
  6. - Mỹ Xanh: Nhập nội từ Thái Lan, cây sinh trưởng tốt, chống chịu tốt hơn giống Mỹ Trắng, trái to tương đương Mỹ Trắng nhưng cho nhiều trái và năng suất cao hơn. - Happy 2 và Happy 14: Nhập nội từ Hà Lan, cây phát triển rất mạnh nên cần giàn cao, cây cho 100 % hoa cái, có 10 % cây đực cho phấn. Do đó trong kỹ thuật trồng chú ý đảm bảo tỉ lệ cây đực trong quần thể. Trái to (dài > 20 cm, nặng > 200g), màu xanh trung bình, ruột nhỏ, gai trắng nên trái giữ được rất lâu sau thu hoạch. Dưa Happy chống chịu tốt bệnh đốm phấn và cho năng suất cao tương đương các giống F1 khác. 3.1.2. Các giống dưa leo địa phương - Dưa leo Xanh: Tăng trưởng khá, ít đâm nhánh nên phải trồng dầy, cho trái rất sớm (32 - 35 NSKG), trái to trung bình, vỏ xanh trung bình, gai đen, dưa cho năng suất từ 20 - 40 tấn/ha. Khuyết điểm của giống là cho trái loại 2 nhiều vào cuối vụ và dễ nhiểm bệnh đốm phấn. Hiện nay giống nầy được Công Ty Giống Cây Trồng Miền Nam chọn lọc thành giống cao sản. - Dưa Tây Ninh: Tăng trưởng mạnh, đâm nhánh mạnh, hoa cái xuất hiện trên dây nhánh nên cho thu hoạch trễ (40 - 42 NSKG), trái to dài hơn dưa leo xanh, vỏ xanh trung bình, có sọc, 2 đầu hơi nhỏ hơn phần giửa trái.
  7. Dưa Tây Ninh chịu nóng tốt, thích hợp canh tác trong thời điểm giao mùa hơn dưa Xanh và cho năng suất cao hơn. Giống nầy cũng được Công Ty Giống Cây Trồng Miền Nam chọn lọc thành giống cao sản. 3.2. Nhóm dưa trồng trên đất: Trồng phổ biến ở những nơi không có điều kiện làm giàn hay diện tích trồng lớn và canh tác trong mùa khô, phần lớn là giống địa phương: - Dưa chuột: Cây bò dài 1m - 1,5 m, cho thu hoạch rất sớm (30 - 32 NSKG), nhiều trái và mau tàn. Trái nhỏ, ngắn (dài 10 -12 cm, nặng < 100 g), màu xanh nhạt, vỏ nhanh chuyển màu vàng sau thu hoạch, thịt trái mỏng, ruột to, ăn ngon giòn, được ưa chuộng để ăn tươi hoặc trộn giấm nhưng không có giá trị kinh tế cao. - Dưa leo Phụng Tường: Tăng trưởng khá và ra nhánh mạnh, cho trái sớm (32 - 35 NSKG), trái dài trung bình, màu xanh trắng, gai đen, ruột đặc. Dưa Phụng Tường cho năng suất cao hơn và vỏ trái không chuyển sang vàng nhanh như dưa chuột nên được trồng phổ biến hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2