intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giống lúa B-TE1

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

87
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những năm qua, bà con nông dân huyện Mê Linh vẫn chủ yếu sử dụng giống lúa Bắc ưu để gieo cấy ở những chân đất trũng trong vụ mùa. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất giống lúa này đã có nhiều biểu hiện không còn phù hợp, dễ nhiễm sâu bệnh, nhất là nhiễm nặng bệnh Bạc lá, làm năng suất giảm. Nhằm tìm ra những giống lúa có năng suất cao, phù hợp hơn đối với diện tích đất trũng của huyện, vụ Mùa năm 2007, Trạm Khuyến nông Mê Linh kết hợp với Công ty...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giống lúa B-TE1

  1. Giống lúa B-TE1 Những năm qua, bà con nông dân huyện Mê Linh vẫn chủ yếu sử dụng giống lúa Bắc ưu để gieo cấy ở những chân đất trũng trong vụ mùa. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất giống lúa này đã có nhiều biểu hiện không còn phù hợp, dễ nhiễm sâu bệnh, nhất là nhiễm nặng bệnh Bạc lá, làm năng suất giảm. Nhằm tìm ra những giống lúa có năng suất cao, phù hợp hơn đối với diện tích đất trũng của huyện, vụ M ùa năm 2007, Trạm Khuyến nông Mê Linh kết hợp với Công ty Bayer tiến hành khảo nghiệm giống lúa B-TE1. Mô hình khảo nghiệm được thực hiện tại thôn Văn Lôi xã Tam Đồng với tổng diện tích trình diễn là 2.100 m2. Ngày 26/10/2007 vừa qua, Trạm khuyến nông huyện Mê Linh đã tổ chức hội nghị tham quan đầu bờ mô hình khảo nghiệm này. Dự hội nghị có đại biểu của các cơ quan chức năng liên quan như: Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Giống cây trồng, phòng Kinh tế Mê Linh và đông đảo bà con
  2. nông dân trong xã. Tại hội nghị các đại biểu đã được ban tổ chức hướng dẫn thăm quan thực tế ngoài hiện trường và được nghe đại diện của Trạm Khuyến nông trình bày báo cáo kết quả khảo nghiệm. Qua báo cáo cho thấy: Giống lúa B-TE1 rất thích hợp với chân đất thấp trũng, có nhiều đặc điểm sinh trưởng nổi trội hơn so với giống lúa Bác ưu 903 như: khả năng đẻ nhánh khoẻ, hồi xanh nhanh sau ngập úng, đặc biệt là khả năng kháng bệnh đạo ôn điểm 1, kháng bệnh bạc lá cao; năng suất đạt 193 kg/sào, cao hơn 51kg/sào so với giống đối chứng (Bác ưu 903). Tuy diện tích mô hình khảo nghiệm chưa lớn, song kết quả khảo nghiệm bước đầu đã khẳng định, đây là giống lúa có triển vọng để đưa vào gieo trồng ở những chân đất trũng của huyện. Trong định hướng sản xuất của những vụ tới, do giống lúa B-TE1 là giống cảm ôn có thể cấy được cả hai vụ trong năm, Trạm khuyến nông huyện Mê Linh sẽ tiếp tục xây dựng một số mô hình trình diễn để khẳng định tính ưu việt, tính ổn định của giống này trước khi khuyến cáo mở rộng trong sản xuất./.
  3. Lúa lai nghi hương 2308 1. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 115 - 120 ngày, chiều cao cây: 110 - 120 cm, bông dài, trỗ đều và tập trung; Hạt gạo dài, cơm ngon, dẻo và có mùi thơm. Năng suất trung bình: 7 - 8 tấn/ha. Thâm canh cao có thể đạt 10 - 12 tấn/ha. 2. Thời vụ: Vụ mùa sớm gieo từ 5 - 10/6, cấy từ 20 - 25/6 3. Kỹ thuật làm mạ và cấy: + Lượng giống cho 1 sào lúa cấy: 1 - 1,2 kg. + Ngâm ủ: Ngâm trong nước sạch từ 24 - 36 giờ, thay nước 2 - 3 lần. Ngâm xong đãi sạch, đem ủ, khi hạt nứt nanh, mầm nhú đều thì gieo.
  4. + Đất mạ: Cần làm đất kỹ, nhuyễn, sạch cỏ dại, san phẳng, lên luống rộng 1 - 1,2 m, có rãnh để tưới hoặc tiêu nước dễ dàng. 1 sào lúa cấy cần 6 - 10m2 đất để gieo mạ. + Phân bón: Bón 30kg phân chuồng hoai mục + 1kg lân Supe hoặc NPK 5.10.3 cho 10 m2 đất mạ trước khi bừa lượt cuối. + Kỹ thuật gieo mạ: Để đảm bảo cây mạ khoẻ và đạt tiêu chuẩn, mạ cần gieo thưa, đều, chìm hạt, không gieo mạ quá dày để tránh hiện tượng tranh chấp dinh dưỡng, ánh sáng.... + Kỹ thuật cấy: Mật độ 45 - 50 khóm/m2, hàng X hàng: 18 - 20 cm; cây X cây 10 - 12 cm; 1 - 2 dảnh/ khóm; yêu cầu cấy nông tay, thẳng hàng. 4. Phân bón: - Lượng dùng cho 1 sào: Phân chuồng 300 - 400 kg; Đạm urê 7 - 10 kg; Lân Super 15 - 20 kg; Kali 6 - 8 kg. Có thể bón các loại phân tổng hợp NPK lót và thúc, đảm bảo quy ra lượng phân đơn như trên. Những nơi đất chua có thể bón 15-20kg vôi bột, khuyến khích sử dụng các loại phân bón qua lá vào các thời kỳ trỗ bông, làm hạt.
  5. - Cách bón: + Bón lót: toàn bộ phân chuồng + 100% phân lân + 30% đạm. + Bón thúc lần 1 (sau cấy 5-7 ngày): 50% đạm + 50% kali + Bón thúc lần 2 (khi lúa đứng cái, làm đòng): lượng đạm và kali còn lại. (Lưu ý: Tuyệt đối không bón đạm sau khi lúa đã trỗ). 5. Tưới và tiêu nước: - Từ khi cấy đến kết thúc đẻ nhánh giữ mực nước 2,5 - 3 cm để lúa đẻ nhánh tốt. - Cuối thời kỳ đẻ nhánh (khi lúa đạt khoảng 350 dảnh/m2) đến chuẩn bị phân hoá hoa tiến hành rút nước phơi ruộng (khoảng 10-15 ngày) để hạn chế đẻ nhánh lai dai (dảnh vô hiệu), tạo độ thông thoáng và tăng hàm lượng ôxy cho đất, kích thích bộ rễ phát triển mạnh cả về chiều sâu và bề rộng để vừa tăng khả năng chống đổ, vừa tăng hút chất dinh dưỡng cung cấp cho cây và hạn chế bệnh hại.
  6. - Trước khi bón thúc lần 2 (bón thúc đòng), đưa nước vào ruộng để hoà tan dinh dưỡng, giúp cây hấp thu tốt và đáp ứng đủ dưỡng chất cho quá trình làm đòng, trỗ bông thuận lợi. 6. Phòng trừ sâu bệnh - Các đối tượng gây hại chính: Sâu đục thân, cuốn lá nhỏ, bọ xít hôi, bệnh khô vằn, bạc lá... - Biện pháp phòng trừ: - Đối với sâu hại: Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM: + Vệ sinh đồng ruộng, mật độ cấy hợp lý, bón phân cân đối giữa N-P- K. cần bón đạm sớm, tập trung, không bón lai dai để hạn chế sự gây hại của sâu. + Thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm sâu hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
  7. + Khi mật độ sâu đến ngưỡng phòng trừ, dùng thuốc BVTV: Padan 95SP, Regent 800WG, Rigell 800WG, Sát trùng đan, Sadavi 95WP, Basudin 10H (Đối với sâu cuốn lá: giai đoạn đẻ nhánh> 50con/m2; giai đoạn làm đòng đến trỗ > 20 con/m2. Đối với sâu đục thân lúa 2 chấm: giai đoạn đẻ nhánh: >0,5 ổ trứng/m2 hoặc >10% dảnh hại, giai đoạn đòng trỗ: >0,5 ổ trứng/m2 hoặc >5% bông bạc...). Phun khi sâu non tuổi 1, tuổi 2 rộ. - Đối với bệnh hại: Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM: + Vệ sinh đồng ruộng, dùng các giống kháng bệnh, mật độ cấy hợp lý. + Bón phân cân đối giữa N-P-K, cần bón đạm sớm, tập trung, không bón lai dai; Chăm sóc cây khoẻ, áp dụng biện pháp rút nước khi kết thúc đẻ nhánh – trước phân hoá đòng để tăng khả năng chống chịu; khi phát hiện bệnh đến ngưỡng phòng trừ thì phun thuốc đặc hiệu (bệnh khô vằn dùng: Validacin, validamycin, anvil...; bệnh bạc lá dùng: Xanthomix 20WP, Sasa, Som, Bion...) theo 4 đúng để khống chế bệnh./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2