intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giống lúa lai Nghi Hương 2308

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

304
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguồn gốc giống Giống lúa lai ba dòng Nghi Hương 2308 do Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Giống cây trồng Đắc Nguyệt - Tứ Xuyên - Trung Quốc chọn tạo từ tổ hợp lai: Nghi Hương 1A/Nghi Khôi 2308. Được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống cây trồng mới trong vụ Đông Xuân tại miền Bắc và vụ Mùa tại các tỉnh Trung du, Miền núi phía Bắc theo Quyết định 2878/QĐBNN-TT ngày 04/10/2006. 2. Một số đặc điểm của giống Nghi Hương 2308 là giống cấy được cả 2 vụ trong năm, thời gian...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giống lúa lai Nghi Hương 2308

  1. Giống lúa lai Nghi Hương 2308 1. Nguồn gốc giống Giống lúa lai ba dòng Nghi Hương 2308 do Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Giống cây trồng Đắc Nguyệt - Tứ Xuyên - Trung Quốc chọn tạo từ tổ hợp lai: Nghi Hương 1A/Nghi Khôi 2308. Được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống cây trồng mới trong vụ Đông Xuân tại miền Bắc và vụ Mùa tại các tỉnh Trung du, Miền núi phía Bắc theo Quyết định 2878/QĐ- BNN-TT ngày 04/10/2006. 2. Một số đặc điểm của giống Nghi Hương 2308 là giống cấy được cả 2 vụ trong năm, thời gian sinh trưởng vụ Xuân 130-135 ngày, vụ Mùa 110-115 ngày ngắn hơn Nhị ưu 838 từ 3-5 ngày. Chiều cao cây trung bình: 110-115cm, cứng cây, chống đổ khá. Chịu rét khá, chống chịu một số loại sâu bệnh chính. Đẻ nhánh khá, trỗ bông tập trung, độ thoát cổ bông tốt, độ thuần cao.
  2. Giống có tiềm năng năng suất cao, năng suất trung bình 7-8 tấn/ha, thâm canh cao đạt 10-12 tấn/ha, chất lượng thương phẩm tốt: hạt dài, gạo trắng trong, chất lượng dinh dưỡng cao, cơm mềm, ngon và có hương thơm. Giống thích hợp gieo trồng trên những chân đất vàn, vàn cao và vàn thấp. 3. Quy trình kỹ thuật gieo cấy theo phương pháp thông thường Thời vụ gieo cấy: Có thể gieo cấy ở vụ Xuân muộn, Hè thu và Mùa sớm, thời gian cụ thể áp dụng theo lịch gieo cấy của từng địa phương. Cấy khi mạ có từ 2,5-3 lá. Mật độ cấy: Tùy theo độ phì của đất có thể cấy từ 40-45 khóm/m2, cấy 1-2 dảnh/khóm, cấy nông tay. Phân bón: Lượng phân bón dùng cho một sào Bắc bộ (360m2) Phân chuồng: 300-400 kg; supe lân: 18-20 kg; urê: 7-9 kg; kali: 7-9 kg Cách bón: - Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân, 15% urê và 20% kali.
  3. - Bón thúc lần 1 khi lúa bén rễ hồi xanh 60-70% urê, 60-65% kali. - Bón thúc lần 2 (bón đón đòng) lượng kali còn lại, riêng phân urê tùy theo tình hình sinh trưởng của cây mà có thể bón hoặc không bón nốt lượng phân còn lại. Chế độ nước: Trong giai đoạn lúa đẻ nhánh thường xuyên giữ nước nông trên ruộng, đến cuối giai đoạn đẻ nhánh tiến hành rút nước phơi ruộng đến khi ruộng nẻ chân chim, sau đó lại cho nước vào ruộng, giữ cho đến khi lúa chắc xanh thì rút cạn. Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. 4. Quy trình gieo cấy theo phương pháp thâm canh mạ Lượng giống gieo: 5,5 - 7,5kg/sào mạ (360-500m2), chỉ cấy khi mạ có 7,5-8 lá. Ruộng mạ phải bón phân đầy đủ như ruộng cấy, khi mạ có từ 3 lá trở đi cứ ra 1 lá bón thúc 3 kg đạm/sào trước khi nhổ cấy 10 ngày ngừng bón đạm.
  4. Mật độ cấy: 26-28 khóm/m2 (nếu khi cấy mạ có 8 lá và đẻ được 3-4 dảnh) Phân bón: - Lượng phân bón cho 1 sào (360m2) ruộng lúa: Phân chuồng: 300- 350 kg, Supe lân 20kg; urê 10-12kg, kali 7-8kg. Cách bón: - Bón lót trước khi cấy 2 ngày toàn bộ phân chuồng, phân lân và 40% phân urê. - Bón thúc đợt 1 khi lúa bén rễ hồi xanh 40% lượng phân urê. - Bón thúc đợt 2 khi kết thúc phơi ruộng và phân hóa đòng bón toàn bộ lượng phân kali. - Bón thúc đợt 3 khi lúa có đòng dài 10 -12 cm bón nốt 20% lượng phân urê còn lại. Chế độ nước tưới: Từ gieo đến khi mạ 2 lá, giữ nước dưới rãnh không cho nước ngập mặt ruộng.
  5. Từ khi gieo mạ đến khi lúa sinh trưởng được 55-65 ngày (tùy theo tình hình nhiệt độ và mùa vụ), tiến hành rút nước phơi ruộng từ 10-15 ngày. Để ruộng cạn giai đoạn phơi ruộng và giai đoạn lúa đã chắc xanh. Các giai đoạn khác giữ nước trong ruộng từ 1-2cm. Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2