YOMEDIA
ADSENSE
Giống ngô biến đổi gen NK66 Bt, NK66 GT, NK66 Bt/GT - ThS. Phan Anh Thế
219
lượt xem 34
download
lượt xem 34
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trồng ngô chuyển gen NK66 Bt, NK66GT, NK66 Bt/GT về kỹ thuật gieo trồng không khác gì trồng ngô NK66 và các ngô thường. Tham khảo tài liệu "Giống ngô biến đổi gen NK66 Bt, NK66 GT, NK66 Bt/GT" để hiểu hơn về vấn đề này.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giống ngô biến đổi gen NK66 Bt, NK66 GT, NK66 Bt/GT - ThS. Phan Anh Thế
- Tổng hợp và biên soạn THS. PHAN ANH THẾ GIỐNG NGÔ CHUYỂN GEN NK66 Bt, NK66 GT, NK66 Bt/GT (Tài liệu tham khảo) NGHỆ AN, 2015
- KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ CHUYỂN GEN Trồng ngô chuyển gen NK66 Bt, NK66GT, NK66 Bt/GT về kỹ thuật gieo trồng không khác gì trồng ngô NK66 và các ngô thường. Chỉ khác một số vấn đề sau: 1. Nếu trồng ngô NK có chuyển gen Bt như NK66 Bt, NK66 Bt/GT thì KHÔNG PHẢI PHUN THUỐC TRỪ SÂU ĐỤC THÂN. Sâu non sau khi ăn ngô thì bị thủng ruột và chết từ từ. 2. Nếu trồng ngô NK có chuyển gen GT như NK66 GT, NK66 Bt/GT thì không cần phải phun thuốc trừ cỏ khi làm đất hay sau khi gieo hạt, không phải làm cỏ bằng tay. Đợi đến khi cỏ mọc lên kín mặt đất (lúc cây ngô khoảng 5-6 lá) thì phun thuốc trừ cỏ chỉ chứa Glyphosate, CỎ CHẾT MÀ NGÔ KHÔNG CHẾT. 3. Nếu trồng ngô NK được chuyển cả 2 gen Bt và GT như NK66 Bt/GT thì vừa không phải phun sâu đục thân vừa chống chịu thuốc trừ cỏ Glyphosate (phun Glyphosate cỏ chết mà ngô không chết). 3. Cả 3 giống chuyển gen trên đều đã xử lý Cruiser plus 321.5FS, giúp phòng trừ sâu xám đảm bảo mật độ.
- 1 NGÔ CHUYỂN GEN: NK66 Bt/GT, NK66 Bt, NK66 GT TL tham khảo KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC 1. Thời vụ và chân đất Có thể trồng quanh năm trên mọi chân đất khác nhau 2. Mật độ gieo trồng Cây cách cây 25-30 cm; hàng cách hàng 65-70cm hoặc trồng dày và thâm canh cao, cây cách cây 20-25 cm; hàng cách hàng 60-65cm. 3. Quy tắc gieo Mỗi hốc 1 hạt, cách 5 hạt gieo thêm 1 hạt kế bên, cách hạt chính 10-15cm. Nếu trường hợp bị mất cây, nhổ cây này dẳm tỉa. 4. Bón phân - Bón lót: Trước lúc gieo, bón xong lấp đất mới được gieo, lượng phân bón 25 kg Super Lân, 4 kg Ure và 4 kg KCl. Đất khô nên bón phân đơn, đất ẩm bón NPK. - Bón thúc lần 1: Lúc cây Ngô 5-6 lá với lượng phân bón 4 kg Ure kg. Bón xong vun gốc nhẹ, lấp phân bón. - Bón thúc lần 2: Lúc cây Ngô 11-12 lá với lượng phân bón 6 kg Ure, 6 kg KCl. Bón xong vun gốc, lấp phân bón. Nếu đất khô có thể bón lúc cây ngô 10-11 lá. - Bón thúc lần 3: Lúc cây Ngô 15-18 lá, đây là thời kỳ rễ chân kiềng phát triển, với lượng phân bón 6 kg Ure. Bón sau khi trời mưa, hoặc đất có ẩm độ cao.
- 2 NGÔ CHUYỂN GEN: NK66 Bt/GT, NK66 Bt, NK66 GT TL tham khảo QUY ĐỔI PHÂN NKP RA PHÂN ĐƠN Trên bao bì phân NPK sẽ có 3 số, ví dụ 8:10:3. Đây là tỷ lệ % NGUYÊN CHẤT tính cho 100 kg phân NPK. 1. Lấy số thứ nhất, nhân với 2,17 = Ure có trong 100 kg NPK đó. Ví dụ ở đây là 8 x 21,7 = 17,3 kg Ure Mỗi 1 bao 25kg có 4,4 kg Ure 2. Lấy số thứ 2, nhân với 6,25 = Super Lân có trong 100 kg NPK đó. Ví dụ ở đây là 10 x 6,25 = 62,5 kg Super Lân Mỗi 1 bao 25kg có 15,6 kg Super Lân 3. Lấy số thứ nhất, nhân với 1,7 = KCl có trong 100 kg NPK đó. Ví dụ ở đây là 3 x 1,7 = 5,1 kg KCl (Kali đỏ) Mỗi 1 bao 25kg có 1,3 kg Kali Như vậy nếu chúng ta bón 1 bao NKP 8:10:3 cho 1 sào 500m2 thì trồng ngô NK còn thiếu 12-16 kg Ure, 10- 15 kg Super Lân, 7-9 kg Kali. Tương đồng quá trình học và số lá bón phân cho ngô QÚA TRÌNH HỌC QUÁ TRÌNH CÂY NGÔ Khởi đầu mầm bắp hoàn 5 tuổi Hết mầm non 5 lá chỉnh (sinh trưởng mạnh) Xác định độ lớn của bắp 11 tuổi Hết cấp 1 11 lá (chuẩn bị xoáy nõn) Quyết định năng suất hạt 15 tuổi Hết cấp 2 15 lá (chồi bắp trên chiếm ưu thế) Rễ chân kiềng mọc ra 18 tuổi Hết cấp 3 18 lá (chống đổ, hút dinh dưỡng)
- 3 NGÔ CHUYỂN GEN: NK66 Bt/GT, NK66 Bt, NK66 GT TL tham khảo NGÔ KHÁNG THUỐC TRỪ CỎ GLYPHOSATE (GEN GA21 NK66 GT, NK66Bt/GT) NK66 GT, NK66 Bt/GT là ngô biến đổi gen biểu thị enzym mEPSPS. EPSPS (enolpyruvyl-shikimate-3- phosphate synthase) là một enzym được tìm thấy trong tự nhiên ở tất cả thực vật, nấm, vi khuẩn. Gen biến đổi mEPSPS còn gọi là gen GA21 (GT). EPSPS tham gia tổng hợp các axít thơm trong các loài thực vật, vi sinh vật nhưng chúng lại không có mặt ở người và động vật có vú bởi các động vật có vú không có bộ máy đồng hóa để tổng hợp các axit amin có vòng thơm. Điều này giải thích đặc tính hoạt động chọn lọc trên thực vật, vi sinh vật mà không gây độc đến động vật của protein mEPSPS. Các acid thơm như Tyrosine (1 trong 22 axít amin cấu trúc của protein) hỗ trợ quang hợp, giảm oxy hóa diệp lục. Tryptophan (1 trong 22 axít amin cấu trúc của protein) tiền thân của phytohocmon Auxin. Phenylalanine (chất bắt đầu trong sinh tổng hợp Flavonoid - sắc tố thực vật, lọc UV).
- 4 NGÔ CHUYỂN GEN: NK66 Bt/GT, NK66 Bt, NK66 GT TL tham khảo Cây ngô được biến nạp với gen biến đổi mEPSPS (thay đổi tại vị trí axit amin 102 threonine thành isoleucine và 106 proline thành serine) có khả năng tổng hợp protein mEPSPS để chống chịu sự gây hại của thuốc diệt cỏ hoạt chất Glyphosate. Glyphosate là một chất được dùng trừ cỏ không chọn lọc, phá hủy toàn bộ cây (cỏ dại, cây trồng không chuyển gen mEPSPS, thực vật khác). Có tác dụng nội hấp, lưu dẫn hấp thụ qua lá, và lưu dẫn xuống rễ. Hay nói đơn giản ngô NK66 GT, NK66 Bt/GT được tạo ra bằng cách chuyển gen (GA21) kháng thuốc trừ cỏ Glyphosate vào giống NK66. Gen này lấy từ cây ngô khác (ngô hoang dại và không biển đổi gen) nhưng đã được thay đổi 2 vị trí axit amin.
- 5 NGÔ CHUYỂN GEN: NK66 Bt/GT, NK66 Bt, NK66 GT TL tham khảo NGÔ KHÁNG SÂU ĐỤC THÂN (GEN Bt11 NK66 Bt, NK66 Bt/GT) Sự kiện Bt11 có chứa thêm hai gen mã hoá cho hai protein là gen Cry1Ab và gen pat (là gen chỉ thị), trong đó: Vi khuẩn B. thuringiensis sống phổ biến trong đất, cho protein CryIAb; Vi khuẩn Streptomyces viridochromogenes sống trong đất thuộc họ Actinomycetae cho protein PAT. Khi sâu non ăn ngô Bt như NK66 Bt, NK66 Bt/GT thì các protein trong ruột sâu được kích hoạt sẽ bám vào lớp mao mạch của màng nang trong ruột giữa của côn trùng, thúc đẩy qúa trình tạo lỗ làm ảnh hưởng đến cân bằng thẩm thấu. Các tế bào sẽ phình lên và bị ly giải do vậy các ấu trùng nhạy cảm với protein này sẽ ngừng ăn và chết từ từ. Gen Bt chỉ tác động lên bộ Cánh vảy, nên KHÔNG ảnh hưởng đến thiên địch, con người, động vật khác.
- 6 NGÔ CHUYỂN GEN: NK66 Bt/GT, NK66 Bt, NK66 GT TL tham khảo TÌM HIỂU CÂY CHUYỂN GEN (GM) LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÂY BIẾN ĐỔI GEN Trước hết chúng ta cần hiểu về lịch sử phát triển của sinh vật biến đổi gen và cây trồng biến đổi gen. Kể từ năm 1953 sau khi phát hiện ra cấu trúc DNA (cấu trúc gen), công nghệ sinh học bắt đầu bước sang một giai đoạn mới, gọi là “công nghệ gen”. Ngành trồng trọt cũng từ đây bắt đầu phát triển nhờ cây trồng biến đổi gen. Nguyên tắc chung của việc tạo ra một sinh vật biến đổi gen là thêm mới vật liệu di truyền vào hệ gen của một sinh vật. Được gọi là kỹ thuật di truyền và đã được thực hiện thông qua việc khám phá ra DNA (1953) và tạo ra các vi khuẩn tái tổ hợp đầu tiên năm 1973. Từ đó dẫn đến mối quan tâm trong cộng đồng khoa học về tiềm năng, rủi ro từ kỹ thuật di truyền, lần đầu tiên được thảo luận sâu tại Hội nghị Asilomar vào năm 1975. Một trong các khuyến nghị chính từ cuộc họp này là chính phủ giám sát các nghiên cứu DNA tái tổ hợp được thành lập cho đến khi công nghệ này được coi là an toàn.
- 7 NGÔ CHUYỂN GEN: NK66 Bt/GT, NK66 Bt, NK66 GT TL tham khảo Herbert Boyer sau đó thành lập, là công ty đầu tiên sử dụng công nghệ DNA tái tổ hợp, Genentech. Vào năm 1978 công ty đã công bố tạo ra một chủng E. coli sản xuất insulin protein của con người. Năm 1980 lần đầu tiên chuyển DNA vi khuẩn vào thực vật nhờ Agrobacterium tumefaciens. Vào cuối những năm 1980 trồng thử nghiệm quy mô nhỏ của cây trồng biến đổi gen (GM) đã bắt đầu ở Canada và Mỹ. 1983 Marker chọn lọc Ti-plasmid được loại bỏ các gen không cần thiết; 1984 biến nạp vào tế bào trần; 1985 kháng thuốc trừ cỏ; 1986 kháng virus và lần đầu tiên đưa cây biến đổi gen ra đồng ruộng; 1987 kháng côn trùng; 1988 điều khiển sự chín ở cà chua; 1989 kháng thể ở thực vật bậc cao; Chấp thuận đầu tiên với quy mô lớn, canh tác thương mại vào giữa những năm 1990. Kể từ đó, thông qua các diện tích của GM bởi nông dân đã tăng lên hàng năm. Phần lớn nhất của cây trồng biến đổi gen được trồng trên toàn cầu được sở hữu bởi công ty Monsanto của Mỹ.
- 8 NGÔ CHUYỂN GEN: NK66 Bt/GT, NK66 Bt, NK66 GT TL tham khảo Năm 1990 biến nạp phi sinh học ở ngô và tính bất dục đực nhân tạo; năm 1991 thay đổi thành phần carbohydrate và tạo alkaloid tốt hơn; năm 1992 thay đổi acid béo và biến nạp phi sinh học ở lúa mỳ, lần đầu tiên phân giải plastic nhờ cây biến đổi gen và cà chua biến đổi gen FlavorSaver xuất hiện trên thị trường; đến năm 1994 lần đầu tiên hơn 10 gen được chuyển đồng thời vào thực vật; Năm 1998 trên thế giới có 48 trong đó Mỹ có 35 loại thực vật biến đổi gen được thị trường hóa. Lúa biến đổi gen với giá trị dinh dưỡng tốt hơn. Cây biến đổi gen được trồng trên diện tích hơn 40 triệu ha. Từ 1999 cho đến nay có hơn 10000 thí nghiệm về cây biến đổi gen được đưa ra đồng ruộng. Năm 2010 Việt Nam cho phép công ty Syngenta thử nghiệm 3 giống ngô chuyển gen NK66Bt (kháng sâu đục thân), NK66 GT (kháng thuốc trừ cỏ không chọn lọc Glyphosat), NK66Bt/GT (kháng cả sâu đục thân và thuốc trừ cỏ). Năm 2015, giống ngô chuyển gen đã được cấp phép thương mại hóa.
- 9 NGÔ CHUYỂN GEN: NK66 Bt/GT, NK66 Bt, NK66 GT TL tham khảo Ngày 12/3/2015, sau 5 năm tiến hành khảo nghiệm, chính phủ Việt Nam đã cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học và đặc cách công nhận giống. Lúc 8 giờ 00 phút ngày 04 tháng 04 năm 2015 Bác Bàn Văn Sênh, nông dân tỉnh Sơn La là người đầu tiên tại Việt Nam được tiếp cận với hạt giống NK66 Bt/GT. Việt Nam trở thành nước thứ 29 trên thế giới cho phép trồng cây chuyển gen. LAI TẠO TRUYỀN THỐNG VÀ CHUYỂN GEN Về bản chất phương pháp lai tạo truyền thống và phương pháp chuyển gen là giống nhau, nghĩa là con lai được tạo ra có sự biến đổi về gen.
- 10 NGÔ CHUYỂN GEN: NK66 Bt/GT, NK66 Bt, NK66 GT TL tham khảo Sự khác nhau ở chỗ nếu lai tạo truyền thống thì con lai được tạo ra có thể có nhiều gen, trong đó có cả gen chúng ta mong muốn và gen chúng ta không mong muốn. Còn nếu áp dụng công nghệ sinh học chúng ta sẽ tạo ra được con lai chỉ có các kiểu gen mà chúng ta mong muốn. Ví dụ: Chúng ta có 2 giống Ngô, một giống chịu hạn, năng suất thấp và một giống không chịu hạn, năng suất cao. Nếu chúng ta lai tạo truyền thống thì có thể xẩy ra trường hợp không mong muốn là con lai không chịu hạn, năng suất thấp,… Còn nếu chúng ta sử dụng kỹ thuật di truyền thì có thể tách được gen chịu hạn và năng suất cao chuyển vào cây trồng để tạo ra được cây trồng mới chỉ có các kiểu gen theo mong muốn. Để dễ hiểu kiểu gen mong muốn và không mong muốn, có một câu chuyện vui thế này “Anhxtanh là một nhà bác học thiên tài của nhân loại trong thế kỷ XX nhưng ông rất xấu trai, có một cô hoa hậu xinh đẹp nhưng lại học rất dốt ngưỡng mộ Anhxtanh, và cô ta nói
- 11 NGÔ CHUYỂN GEN: NK66 Bt/GT, NK66 Bt, NK66 GT TL tham khảo với Anhxtanh rằng ông hãy lấy tôi, thì con chúng ta sẽ thông minh như ông và xinh đẹp như tôi. Nhưng Axtanh trả lời rằng, tôi nghĩ chúng ta không nên lấy nhau, vì tôi sợ con chúng ta sẽ xinh đẹp như tôi và thông minh như cô”. Ý của Anhxtanh là con có thể biểu gen xấu: Gen xấu của ông và gen dốt của cô ca sĩ. Như vậy cây trồng chuyển gen không có gì là phức tạp khó hiểu, đơn giản là sử dụng các kỹ thuật di truyền để tạo ra các cây trồng có các đặc tính tốt theo mong muốn của chúng ta. Với nguồn gen lấy từ vi khuẩn, nấm, virus, cây trồng, động vật… Với công nghệ này chúng ta có thể cùng một lúc đưa một hoặc nhiều gen mong muốn vào thực vật, tạo giống mới nhanh và vượt qua những giới hạn của tạo giống truyền thống. Tuy vậy không phải ai cũng có thể hiểu, và cũng không phải tất cả những người hiểu đều tin tưởng mà không có những lo sợ. Nhưng chúng ta đã và đang sử dụng rất nhiều thực phẩm biến đổi gen hàng ngày như bia chúng ta uống chủ yếu làm từ cây biến đổi gen, các
- 12 NGÔ CHUYỂN GEN: NK66 Bt/GT, NK66 Bt, NK66 GT TL tham khảo sản phẩm từ đậu tương (sữa đậu nành, đậu phụ, dầu đậu nành…). Theo số liệu của Cục xúc tiến thương mại, năm 2012, Việt Nam nhập khẩu 1,29 triệu tấn đậu tương béo nguyên chất, tăng 26% so với năm 2011 do sức tiêu thụ mạnh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi trong nước; trong đó 45% từ Brazil, 36% từ Hoa Kỳ, 9,5% từ Canada, còn lại là nhập khẩu từ Argentina, Uruguay, Trung Quốc và một số quốc gia khác. Kim ngạch nhập khẩu đậu tương từ Hoa Kỳ năm 2012 đạt 461.000 tấn, tăng gấp đôi so với năm 2011. Xét về giá trị, năm 2012, tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương nước ta đạt mức kỷ lục là 776 triệu đô la Mỹ, tăng 41% so với năm 2011 do sức ép giá đậu tương tăng mạnh trên thị trường quốc tế. Trong khi có tới 81% diện tích đậu tương toàn cầu là cây biến đổi gen. Một số cây trồng khác như bông vải là 64% diện tích, ngô là 29% diện tích và cải dầu là 23%. Tính đến 2010 có tới 15,4 triệu hộ nông dân ở 28 quốc gia trên toàn cầu trồng 148 triệu hecta cây chuyển
- 13 NGÔ CHUYỂN GEN: NK66 Bt/GT, NK66 Bt, NK66 GT TL tham khảo gen, tăng 10% so với năm 2009. Trong đó nhiều nhất là Mỹ với 66,6 triệu hecta, tiếp đến là Argentina với 22,9 triệu hecta, Brazil với 25,4 triệu hecta, Ấn độ với 9,4 triệu hecta… Như vậy đến thời điểm hiện nay cây biến đổi gen được trồng rộng rãi trên thế giới, tập trung chủ yếu ở các nước phát triển. Có hơn một nửa dân số thế giới, 59% sống ở 29 quốc gia trồng cây công nghệ sinh học, vừa có thêm 3 nước mới là Pakistan, Myanma và Thụy Điển trồng cây công nghệ sinh học. LỢI ÍCH, RỦI RO KHI TRỒNG CÂY CHUYỂN GEN - Xét về mặt lợi ích: Tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất (giảm số lần sử dụng thuốc trừ sâu khi sử dụng giống chuyển gen Bt, tăng hiệu quả sử dụng thuốc trừ cỏ…). Hàng năm ở Mỹ giảm 19 triệu liều thuốc trừ cỏ cho đậu tương, tiết kiệm 216 triệu USD/năm). Tăng lợi nhuận nông nghiệp (thu nhập nông dân Trung Quốc trồng bông Bt ở các trang trại nhỏ đã tăng gấp 2 lần so với trồng bông thông thường) Cải thiện môi trường (giảm sử dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ..tăng cường các loài côn trùng có ích (ví dụ ở
- 14 NGÔ CHUYỂN GEN: NK66 Bt/GT, NK66 Bt, NK66 GT TL tham khảo Hebei năm 1997 trên cánh đồng trồng cây chuyển gen Bt trong 31 loài côn trùng thì có 23 loài có, so với cánh đồng đối chứng trong 14 loài chỉ 5 loài có ích) Cải thiện một số đặc tính chất lượng của cây trồng (lúa gạo có nhiều vitamin A, khoai tây có hàm lượng tinh bột cao…); cải thiện khả năng chống chịu của cây trồng trước điều kiện ngoại cảnh bất lợi. - Xét về mặt rủi ro: Sản phẩm của gen là protein, có thể một số sản phẩm thực phẩm khi chuyển gen đã vô tình tạo ra các chất gây dị ứng cho người sử dụng. Có thể có sự phát tán những gen biến nạp trong cây trồng sang họ hàng hoang dại. Ví dụ gen kháng thuốc trừ cỏ từ ngô có thể qua hạt phấn lai với các cây cỏ khác… Có thể tăng tính kháng thuốc của côn trùng do quen với chất độc của cây tiết ra. Nhiều nguy cơ cá véc tơ chuyển gen mang các gen chỉ thị là gen kháng kháng sinh, có thể các gen này ở cây chuyển gen có sự trao đổi với vi sinh vật đất tạo nên vi sinh vật có khả năng kháng kháng sinh.
- 15 NGÔ CHUYỂN GEN: NK66 Bt/GT, NK66 Bt, NK66 GT TL tham khảo CÓ NÊN TRỒNG CÂY BIẾN ĐỔI GEN? Điều đầu tiên cần phải khẳng định ngay là nên sớm đưa cây trồng chuyển gen vào trồng ở nước ta, bời vì 3 vấn đề sau: - Vấn đề thứ nhất là hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức của biến đổi khí hậu. Theo các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển có thể dâng cao thêm 1m, ước tính khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển bị ngập, riêng thành phố Hồ Chí Minh có thể sẽ bị ngập đến 20% diện tích; khoảng 10-12% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất có thể lên tới 10% GDP. - Vấn đề thứ hai là tăng dân số, an ninh lương thực và phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Ước tính toàn cầu cứ mỗi giây có 3 đứa trẻ được sinh ra, dân số sẽ có khoảng 10 tỷ người vào năm 2050 và Việt Nam có khoảng 111,8 triệu người nếu với mức sinh hiện nay. Trung bình toàn cầu cứ 7,67 giây chúng ta mất đi 1 hecta
- 16 NGÔ CHUYỂN GEN: NK66 Bt/GT, NK66 Bt, NK66 GT TL tham khảo đất canh tác, còn tại nước ta đất trồng lúa của hàng năm giảm khoảng 50.000 hecta. Hiện nay rên thế giới đã có hơn 29 nước trồng cây chuyển gen. Vấn đề thứ ba là Việt Nam thiếu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tính đến ngày 15/7/2014, diện tích trồng ngô ở nước ta là 871.400 ha, chỉ tăng 0,2% so với mức 869.500 ha của cùng kỳ năm trước. Hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu trung bình 5,84 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Trong giai đoạn 2006-2012, tốc độ tăng nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi là 16,38%/năm. Đến cuối năm 2014 theo Cục chăn nuôi, chỉ riêng lượng Ngô nhập khẩu khoảng 4,5 triệu tấn tương đương 1 tỷ USD trong đó chủ yếu nhập từ Brazil, đất nước có 25,4 triệu hecta cây biến đổi gen với khoảng 54,3% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này. Không chỉ với ngô, mà hiện nay chúng ta đang nhập khẩu nhiều đậu nành (đậu tương). Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất bia,…chủ yếu từ cây chuyển gen. Vì vậy chúng ta nên đưa cây chuyển gen vào trồng.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn