intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giống ngô lai Dekalb 414 (DK 414)

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

178
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguồn gốc giống Giống ngô lai đơn DK 414 có nguồn gốc tại Thái Lan, được tạo ra từ tổ hợp lai MA002/MB004 được Công ty Monsanto Việt Nam nhập nội và phát triển. Giống được Bộ Nông nghiệp &PTNT công nhận chính thức năm 2005 cho các tỉnh phía Bắc. 2. Một số đặc điểm, đặc tính của giống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giống ngô lai Dekalb 414 (DK 414)

  1. Giống ngô lai Dekalb 414 (DK 414) 1. Nguồn gốc giống Giống ngô lai đơn DK 414 có nguồn gốc tại Thái Lan, được tạo ra từ tổ hợp lai MA002/MB004 được Công ty Monsanto Việt Nam nhập nội và phát triển. Giống được Bộ Nông nghiệp &PTNT công nhận chính thức năm 2005 cho các tỉnh phía Bắc. 2. Một số đặc điểm, đặc tính của giống. DK 414 có thời gian sinh trưởng trung bình, ở phía Bắc vụ xuân từ 110 -115 ngày, vụ đông 105 - 110 ngày; Phía Nam từ 95-100 ngày. Chiều cao cây trung bình 200-220 cm, cao đóng bắp 100-110 cm, bộ lá thoáng, lá xanh bền; Bắp hình trụ, kết hạt tốt, dài bắp 18-19 cm, đường kính bắp 4,5-5 cm, có 12-14 hàng hạt, tỷ lệ hạt/bắp > 78,5%,. Màu hạt vàng dạng bán răng ngựa, khối lượng 1000 hạt 320 gr. Tiềm năng năng suất từ 100-110 tạ/ha/
  2. - Khả năng thích ứng rộng, trồng được 3 vụ/năm, trên nhiều loại đất khác nmhau; Dạng hình cây đẹp, sinh trưởng khoẻ, lá bi bao kín đầu bắp, múp đầu trái. Khả năng chịu hạn, chống đổ tốt, nhiễm nhẹ bệnh gỉ sắt, khô vằn, cháy lá. 3. Quy trình kỹ thuật thâm canh Thời vụ: Có thể trồng ở tất cả các vụ ngô ở phía Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Nam bộ. + Phía Bắc: vụ xuân 15/1-20/2; vụ thu đông 15/7-15/8; vụ đông 5/9-20/9 (nếu sau 20/9 phải tiến hành làm ngô bầu). + Duyên hải miền Trung: vụ hè thu 20/3-20/4; vụ đông xuân 15/12-15/1. + Phía Nam: vụ hè thu 20/4-15/5; vụ thụ đông 20/8-10/9; vụ đông xuân 20/11-15/12. Yêu cầu đất đai: Đất đồng đều bằng phẳng. Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại và đảm bảo ẩm độ đất lúc gieo khoảng 75 -80%. lên luống nơi kém thoát nước. Mật độ:
  3. + Đối với các tỉnh Nam bộ và Tây nguyên gieo vụ hè thu, thu đông: khoảng cách 70 x 25 cm/cây, mỗi hốc 1 cây. + Đối với phía Bắc vụ xuân, đông gieo 75 x 25 cm, mỗi hốc 1 cây Gieo hạt sâu 4-5 cm, mỗi hốc 1 hạt, nên làm ngô bầu để đảm bảo mật độ, khoảng cách và tiết kiệm hạt giống. Phân bón: Lượng phân bón cho 1 ha: 10 tấn phân chuồng + 150 -200 kg DAP + 200-300 kg ure + 100-150 kg kaly clorua. Cách bón: + Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân DAP. + Bón thúc lần 1 khi ngô 6-7 lá (15-20 ngày sau gieo), bón 1/2 lượng ure + 1/2 lượng kaly. + Bón thúc lần 2 khi ngô 9-10 lá (30-40 ngày sau gieo), bón 1/2 lượng ure + 1/2 lượng kaly. Chăm sóc:
  4. - Vun xới: + Khi ngô 6-7 lá xới nhẹ quanh gốc, tỉa định cây và bón thúc lần 1 + Khi ngô 9-10 lá xới diệt cỏ dại kết hợp bón thúc lần 2 và vun cao chống đổ. - Tưới tiêu: Ruộng cần đủ ẩm, đặc biệt chú ý ở 3 thời kỳ: + Khi ngô 6-7 lá. + Khi ngô xoáy nõn (trước trỗ cờ 10-12 ngày) + Khi thụ phấn xong-chín sữa (sau trỗ cờ 10-15 ngày) - Không để ruộng bị đọng nước, cần thoát hết nước sau khi tưới hoặc mưa to. Phòng trừ sâu bệnh: Dùng Diaphos hoặc Vibasu 5H trừ sâu đục bắp bằng cách bỏ 3-5 hạt vào nõn lúc 20 và 40 ngày sau khi trồng. Thu hoạch: Thu hạt khô khi ngô chín sinh lý (75% số cây có lá bi khô, chân hạt xuất hiện điểm đen), tuy nhiên có thể thu muộn hơn nếu thời tiết cho phép.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1