intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giun sán - Sán dây bò (Taenia saginata)

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

169
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đặc điểm sinh học, chu kỳ của sán dây bò 1.1. Hình thể: Sán dây bò dài 4- 12 mét, thân có khoảng 1200- 2000 đốt. Đầu sán hơi dẹt, đường kính 1-2 mm, có 4 giác bám, không có vòng móc. Lỗ sinh dục mở ra bên cạnh đốt, tử cung chia 32 nhánh. đốt già cuối thân tự động ngắt ra khỏi thân sán và chủ động bò ra hậu môn, quần áo, giường chiếu. 1.2. Chu kỳ của sán dây bò. Các đốt sán già rụng ra ngoại cảnh, vỡ giải phóng ra hàng trăm ngàn trứng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giun sán - Sán dây bò (Taenia saginata)

  1. Giun sán - Sán dây bò (Taenia saginata) 1. Đặc điểm sinh học, chu kỳ của sán dây bò 1.1. Hình thể: Sán dây bò dài 4- 12 mét, thân có khoảng 1200- 2000 đốt. Đầu sán hơi dẹt, đường kính 1-2 mm, có 4 giác bám, không có vòng móc. Lỗ sinh dục mở ra bên cạnh đốt, tử cung chia 32 nhánh. đốt già cuối thân tự động ngắt ra khỏi thân sán và chủ động bò ra hậu môn, quần áo, giường chiếu. 1.2. Chu kỳ của sán dây bò. Các đốt sán già rụng ra ngoại cảnh, vỡ giải phóng ra hàng trăm ngàn trứng. Trâu, bò ăn phải trứng sán tới ruột, trứng sán nở ra ấu trùng, ấu trùng theo tuần hoàn về tim vào đại tuần hoàn đi tới các cơ vân hình thành nang ấu trùng ở cơ của trâu, bò gọi là “ Gạo bò” (Cysticercus bovis).
  2. Người ăn thịt trâu, bò có nang ấu trùng chưa nấu chín, nang ấu trùng vào ruột người, ấu trùng thoát ra khỏi nang, bám vào màng ruột phát triển thành sán dây bò trưởng thành trong khoảng 8-10 tuần lễ. Sán dây bò có thể sống trong cơ thể người 20-30 năm. 2 .Đặc điểm dịch tễ 2.1 Các yếu tố nguy cơ nhiễm sán dây bò Người là vật chủ chính, trâu , bò là vật chủ phụ, đốt sán già rụng ra tự động bò ra ngoại cảnh. Trâu, bò mắc bệnh là do ăn cỏ có trứng sán. Người ăn phải thịt bò có nang ấu trùng chưa nấu chín sẽ mắc bệnh sán dây bò trưởng thành. 2.2 Đặc điểm dịch tễ học sán dây bò ở Việt Nam. Ở Việt Nam bệnh sán dây bò thường gặp hơn bệnh sán dây lợn (T. Saginata : 78%, T. Solium: 12%). Bệnh phân bố khắp nơi tuỳ thuộc vào tình hình vệ sinh, ăn uống. Nói chung tỷ lệ bệnh ở nam giới cao hơn ở nữ giới. 3. Tác hại và biến chứng do sán dây bò 3.1. Do kích thước của sán dây bò lớn, nên thường gây rối loạn tiêu hoá với các triệu chứng:
  3. Đau tức vùng thượng vị, đau khi đói, ỉa lỏng, sút cân, đôi khi buồn nôn. Ng ười mắc bệnh sán dây bò còn mang tâm lý nặng nề, khó chịu, ghê sợ khi nhìn thấy đốt sán tự bò ra hậu môn, giường chiếu, chăn màn... 3.2. Rất hiếm khi thấy người mắc bệnh ấu trùng sán dây bò. 4. Thu thập đốt sán Khi thấy đốt sán tự bò ra hậu môn, giường chiếu, chăn màn cần đem ngay đốt sán tới cơ sở chuyên khoa để xét nghiệm tìm trứng sán dây bò trong đốt sán. 5. Chẩn đoán bệnh sán dây bò - Triệu chứng lâm sàng tuy không quyết định nhưng có giá trị định hướng. - Dựa vao lời khai của bệnh nhân thấy đốt sán tự bò ra hậu môn, quần áo và giường chiếu. - Xét nghiệm đốt sán tìm trứng có tính chất quyết định chẩn đoán. 6 Nguyên tắc điều trị: (Giống nguyên tắc điều trị bệnh sán dây lợn trưởng thành). 7 Phòng chống bệnh sán dây bò - Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ về phòng chống bệnh cho cộng đồng.
  4. - Tăng cường kiểm tra sát sinh tại các lò mổ gia súc. Thịt bò có nang ấu trùng phải huỷ bỏ. - Vệ sinh ăn uống: Không ăn thịt bò tái. - Vệ sinh môi trường: Không đại tiện bừa bãi. - Phát hiện và điều trị những người có bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1