intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giúp bé an toàn vượt qua “thử thách”

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

73
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giúp bé an toàn vượt qua “thử thách” Lần đầu tiếp xúc, bé sẽ rất sợ khi những thức ăn "lổn nhổn" hay "sạm sạm" chạm vào lưỡi. Do vậy, giúp bé sớm vượt qua thử thách này một cách an toàn có lẽ là bài học đầu tiên mẹ nên hướng dẫn cho bé. Nhiều bà mẹ đã bỏ qua giai đoạn luyện tập thử thách với ăn uống cho bé trong thời kỳ nhũ nhi (dưới 12 tháng tuổi), tức là bỏ qua giai đoạn tạo kinh nghiệm cho bản thân bé qua cuộc "thám hiểm" bằng miệng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giúp bé an toàn vượt qua “thử thách”

  1. Giúp bé an toàn vượt qua “thử thách” Lần đầu tiếp xúc, bé sẽ rất sợ khi những thức ăn "lổn nhổn" hay "sạm sạm" chạm vào lưỡi. Do vậy, giúp bé sớm vượt qua thử thách này một cách an toàn có lẽ là bài học đầu tiên mẹ nên hướng dẫn cho bé. Nhiều bà mẹ đã bỏ qua giai đoạn luyện tập thử thách với ăn uống cho bé trong thời kỳ nhũ nhi (dưới 12 tháng tuổi), tức là bỏ qua giai đoạn tạo kinh nghiệm cho bản thân bé qua cuộc "thám hiểm" bằng miệng thế giới ẩm thực hoàn toàn mới mẻ với bé. Từ an toàn thụ động Hãy nhớ một nguyên tắc giúp bé vượt qua thử thách để phát triển giác quan trong thế giới ẩm thực, đồng nghĩa với chấp nhận và thích thú món ăn, đó là mẹ giúp bé có được cảm giác an toàn. Cảm giác an toàn đối với loại thức ăn sạm cứng không chỉ là thử thách của bé mà còn là sự thách đối với mẹ, bởi vì nhiều
  2. người mẹ đã "gục ngã" trước thử thách này. Trong khi đó, thức ăn chung quanh bé luôn đa dạng về màu sắc, mùi, vị và cấu trúc (độ mềm cứng, thô mịn). Các loại thức ăn với tính chất khác nhau sẽ kích thích giác quan bé với những mức độ thử thách khác nhau. Thức ăn "lổn nhổn" hay "sạm sạm", mà các bà mẹ thường hay kể ở phòng tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em, thường là món thịt băm thêm vào chén bột, chén cháo của bé. "Con tôi không ăn được thịt, hễ vướng chút thịt là bé oẹ ra hết" hoặc "Dù răng đã mọc đầy, nhưng cứ mỗi lần thức ăn sạm sạm một tí là bé cứ ngậm một họng, rồi... phun ra". Giải pháp mà hầu hết các bà mẹ thực hiện để đối phó tình huống này là xay cho mịn hoặc bỏ thứ "lổn nhổn" ấy khỏi chén cháo hay bột của bé. Có điều đây là cách tạo sự an toàn thụ động cho bé; bởi nếu chỉ tạo sự an toàn mà không hề cho bé vượt thử thách thì các giác quan của bé (môi và lưỡi) sẽ
  3. không bao giờ có cơ hội làm quen với thức ăn thô hơn, cứng hơn. Vì vậy, cho dù khi đã mọc răng đầy miệng, bé cũng không dám thử thách với loại thức ăn này. Hậu quả là bé sẽ không chấp nhận bất kỳ thức nào có độ sạm. Và đó cũng là thách đố lớn với các bà mẹ. Bởi vì nếu mẹ tiếp tục xay mịn thì bé chán ăn, còn loại bỏ "lổn nhổn" thì khó lòng đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé. Rất nhiều bà mẹ đến phòng tư vấn trong tâm trạng bế tắc và nản lòng, khi rơi vào tình huống này. Đúng là bé rất sợ khi những thức ăn "lổn nhổn" hay "sạm sạm" chạm vào lưỡi, đã thế nhiều bé còn bị hù dọa, đe nẹt... nếu không chịu ăn. Khi đó, các cơ ở mặt và miệng bé sẽ căng ra; bé nghiến hàm lại, thụt lưỡi về sau, chỉ hé miệng chút ít hoặc lưỡi bé cứng đờ, ngưng chuyển động ngay sau khi thức ăn chạm đến lưỡi. Và các mảnh thức ăn tụ lại tạo thành nút ở phía
  4. sau lưỡi. Sự sợ hãi khiến cho bé phản ứng ngay bằng cách oẹ, phun ra hoặc coi thứ "lổn nhổn" đó thuộc loại nguy hiểm và cần phải tránh trong tương lai. Sẽ càng thật khó cho mẹ khi ép bé ăn những lần sau đó. ... đến an toàn chủ động Như vậy, thay vì tránh "thử thách", giải pháp thích hợp hơn là giúp bé an toàn vượt thử thách. Hay nói cách khác, mẹ chọn lựa thực phẩm và chế biến từ mịn đến thô, để tạo cơ hội cho lưỡi của bé làm quen với độ sạm của thịt, trước tiên là thịt chế biến thật mịn (thịt băm nhuyễn rồi lược qua rây như bột), rồi đến thịt chế biến sạm hơn (không cần qua rây) cho đến khi thịt không cần băm nhuyễn nữa. Số lượng thịt trong chén bột từ ít, để bé làm quen, rồi tăng dần, cũng là cách để lưỡi bé quen dần với độ sạm. Khi đã có kinh nghiệm với độ sạm, bé sẽ không còn sợ thức ăn sạm nữa mà yên tâm sử dụng, điều khiển, vận dụng kinh nghiệm của lưỡi với thức ăn
  5. sạm hơn hoặc những thức ăn khác có độ sạm tương tự. Bé cũng cảm thấy an toàn hơn khi có thể tự lấy thức ăn ra khỏi miệng. Mẹ sẽ dạy bé khạc thức ăn và giúp bé sử dụng những ngón tay để lấy thức ăn ra. Khi bé biết mình có thể thoải mái lấy thức ăn ra khỏi miệng lúc cần thiết, thì bé sẽ có khuynh hướng đặt thức ăn vào miệng lâu hơn, di chuyển thức ăn quanh miệng nhiều hơn. Dần dần bé sẽ biết nhai, nhai mà không nuốt rồi đến nuốt với số lượng nhỏ trong khi nhai. Khi có sự tự tin, thoải mái và kinh nghiệm, bé sẽ làm chủ được nhai và nuốt thức ăn một cách dễ dàng và độc lập. Ngược lại, nếu cảm thấy bị đe dọa hay không an toàn, bé sẽ "chiến đấu" với bất kỳ cố gắng nào của mẹ mỗi khi tìm cách đưa muỗng thức ăn vào miệng bé.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2