intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giúp bé nói trôi chảy

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

92
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn có thể luyện kỹ năng nói cho con bằng cách trở thành 'người lắng nghe tích cực'. Nghĩa là không chỉ nghe những gì bé nói mà bạn còn tham gia vào câu chuyện với bé: hãy đặt câu hỏi, đưa ra bình luận, giữ cuộc hội thoại và cho bé nhiều cơ hội để bày tỏ những gì bé nghĩ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giúp bé nói trôi chảy

  1. Giúp bé nói trôi chảy Bạn có thể luyện kỹ năng nói cho con bằng cách trở thành 'người lắng nghe tích cực'. Nghĩa là không chỉ nghe những gì bé nói mà bạn còn tham gia vào câu chuyện với bé: hãy đặt câu hỏi, đưa ra bình luận, giữ cuộc hội thoại và cho bé nhiều cơ hội để bày tỏ những gì bé nghĩ. Dưới đây là một số trò chơi và hoạt động giúp bé nhà bạn nói tốt hơn. Bởi vì các bé thích học theo nhiều cách nên các trò chơi cũng cần tổ chức đa dạng. Đừng hạn chế ở một nhóm hoạt động nào hết.
  2. Nói với bé bất cứ khi nào ở cùng con Kể cho bé nghe một câu chuyện thú vị bạn đọc trên báo. Mô tả chuyện công sở cho con như hai người bạn. Khi cùng con đi mua sắm, hãy tả chi tiết những gì bạn sắp mua. Bạn nên tạo thói quen thuật lại những công việc vặt mỗi ngày. Chẳng hạn nếu bạn giặt quần áo, bạn có thể nói: "Mẹ sẽ lộn trái quần áo, bỏ quần áo phai màu và không giặt được bằng máy ra ngoài,
  3. đổ xà phòng vào đây. Bây giờ, cắm điện nào". Bé nhà bạn có thể không chú ý lắm đến những gì bạn nói nhưng bé sẽ "hấp thu" ngôn ngữ và cấu trúc câu một cách từ từ mà bạn cũng không nhận ra. Đừng ngạc nhiên nếu bạn phát hiện ra bé lặp lại y hệt với người khác những gì mẹ từng nói. Đặt những câu hỏi mở Nếu bạn đặt những câu hỏi rộng cho con, ví dụ: "Con đã chơi gì ở công viên?", bạn sẽ nhận được nhiều câu trả lời chi tiết hơn nếu bạn đưa ra câu hỏi "có - không" như "Con chơi ở công viên có vui không?". Nếu bé chậm trả lời, hãy cho bé câu hỏi nhiều chi tiết hơn, ví dụ: "Con đã chơi trò gì?". Hãy cho bé cơ hội để mô tả những hoạt động bé vừa trải qua và bạn cần lắng nghe chăm chú những câu chuyện bé đang háo hức kể sau khi vừa rời công viên. Những điều này rất quan trọng với bé. nếu bạn tỏ ra hào hứng với câu chuyện của con cho đến khi kết
  4. thúc, bé sẽ mạnh dạn chia sẻ với bạn nhiều hơn, cho đến sau này kể cả khi bé bước vào tuổi dậy thì - độ tuổi có nhiều biến đổi phức tạp. Cho bé nghe hát hoặc nghe truyện Các bé thích nghe giọng nói được thu âm của mình. Vì thế, hãy để bé hát một bài hoặc kể một câu chuyện rồi bạn ghi âm lại. ‘Thăm' lại một câu chuyện cũ Có những câu chuyện trên giá sách mà bé thích được nghe đi nghe lại nhiều lần. Do đó, bạn đừng ngại đọc mãi một câu chuyện cho con, nếu bé nhà bạn yêu cầu. Đóng vai Cho bé mặc một bộ trang phục và diễn tả một nhân vật bé từng được nghe. Bạn đọc lại mẩu chuyện có nhân vật đó và xem bé diễn như thế nào. Gợi ý để bé kể lại đoạn diễn vừa rồi và ca ngợi kỹ năng của bé. Hoạt động này giúp bé nói trôi chảy trước mặt người khác, nhất là khi bé chơi trò đóng kịch.
  5. Hỏi bé miêu tả một chương trình truyền hình Các bé đều yêu thích nói về những gì bé biết và thấy hứng thú. Một trong những cách khởi đầu câu chuyện cùng con là hỏi bé về chương trình yêu thích của bé trên tivi. Những chương trình như "phim hoạt hình" hay "chúc bé ngủ ngon" được nhiều bé quan tâm. Dạy bé kể chuyện theo tranh Hoạt động không chỉ giúp bé nói lưu loát mà con thúc đẩy trí tưởng tượng cho dù bé chưa biết mặt chữ. Theo mevabe
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2