intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giúp con tránh béo phì

Chia sẻ: Nguyen Phuong Halinh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

87
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bác sĩ Nguyễn Thúy Hòa, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết: “Béo phì ở trẻ em là căn bệnh ngày càng phổ biến, đặc biệt tại các thành phố lớn. Nó chính là nguyên nhân gây ra một số bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, hen suyễn… ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống sau này của trẻ”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giúp con tránh béo phì

  1. Giúp con tránh béo phì Bác sĩ Nguyễn Thúy Hòa, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết: “Béo phì ở trẻ em là căn bệnh ngày càng phổ biến, đặc biệt tại các thành phố lớn. Nó chính là nguyên nhân gây ra một số bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, hen suyễn… ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống sau này của trẻ”. Béo phì ở trẻ em là căn bệnh ngày càng phổ biến (google image)
  2. Vậy cha mẹ cần làm gì để hạn chế bệnh này, giúp con mình sống khỏe mạnh hơn? Qua tư vấn của bác sĩ Hòa, “Bầu” xin đưa ra những gợi ý để các bạn tham khảo. * Thực phẩm và khẩu phần ăn Bạn nên chọn những thực phẩm ít đường, năng lượng, thêm các loại rau, giá đỗ… Khi chế biến, cần hạn chế các món xào, rán; tăng các món luộc, kho. Thay đổi khẩu phần ăn cũng rất quan trọng. Khi thay đổi, không nên “cắt” đột ngột, bé sẽ bị đói và ăn bù. Bạn vẫn cho ăn món bé thích, nhưng giảm từ từ. Khuyến khích trẻ ăn chậm, nhai kỹ… * Không lạm dụng nước ngọt Nước ngọt và nước trái cây cung cấp chủ yếu đường
  3. và calo. Ngay cả các loại nước ép trái cây nguyên chất vẫn cung cấp lượng calo khá lớn. Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo, trẻ từ 7 tuổi trở lên uống không quá 340 ml nước ép trái cây nguyên chất một ngày. Bạn nên chọn các thức uống không đường, ít calo, đặc biệt, nên cho trẻ uống nhiều nước lọc. * Không ăn đồ ăn nhanh và ăn vặt Các nghiên cứu đã cho thấy, trẻ em ăn đồ ăn nhanh trên 2 lần/tuần dễ mắc bệnh béo phì. Lượng natri trong bánh burger, khoai tây chiên… cao hơn rất nhiều so với nhu cầu của cơ thể. Điều này đặc biệt nguy hiểm với trẻ em. Cholesterol trong đồ ăn nhanh có thịt sẽ tích tụ lại trong máu và gây bệnh về tim mạch, ngăn cản sự lưu thông máu dẫn đến nhồi máu cơ tim. Ăn vặt cũng là một thói quen không tốt gây nên béo phì bởi lượng calo không nhỏ từ các loại thức ăn nạp vào cơ thể trẻ bị “quá tải”.
  4. * Ăn, ngủ đúng chế độ Các bữa ăn gia đình sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ thừa cân hoặc béo phì. Khi cả nhà ăn cùng nhau, mọi người sẽ quan tâm, chăm sóc cho nhau. Bên cạnh đó, bữa ăn cũng sẽ đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, nhiều rau xanh. Nếu các gia đình thường xuyên ăn cùng nhau, tình trạng trẻ em thừa cân, béo phì sẽ giảm 25 – 30%. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh béo phì và giấc ngủ. Mỗi ngày, một người sẽ tiêu hao khoảng 350 calo cho 8 – 9 tiếng của giấc ngủ. Do vậy, trẻ ngủ ít có nguy cơ bị thừa cân hoặc béo phì là không nhỏ. * Hạn chế ngồi vi tính, xem tivi Trẻ em và thanh thiếu niên từ 8 đến 18 tuổi thường dành nhiều giờ trong ngày trước màn hình, trong đó,
  5. khoảng 4 giờ để xem ti vi, 2 giờ sử dụng máy tính. Phụ huynh nên hạn chế thời lượng của con dành để chơi game, xem tivi và sử dụng internet. Thời gian dành cho việc này không nên quá 2 giờ/ngày, nếu không, trẻ rất dễ bị thừa cân hoặc béo phì. * Khuyến khích chơi thể thao Giáo dục thể chất cho trẻ ở trường học là rất quan trọng. Hiện nay, tất cả trẻ từ mẫu giáo đến lớp 12 đều phải tham gia các hoạt động giáo dục thể chất. Theo các nhà khoa học, trẻ em phải dành khoảng gần 4 tiếng cho môn giáo dục thể chất mỗi ngày. Do vậy, cha mẹ nên tạo thói quen cho trẻ ngay từ nhỏ bằng các hoạt động thể thao ở nhà và khuyến khích trẻ chơi một môn thể thao nào đó như chạy bộ, đạp xe, bơi, bóng đá, cầu lông… * Dạy con đúng cách
  6. Bạn hãy thường xuyên quan tâm đến chế độ sinh hoạt, ăn uống, dinh dưỡng của con, tập cho trẻ thói quen tập thể dục ngay từ bé, ăn nhiều rau và hoa quả, tránh ăn các loại thức ăn nhanh, đồ uống ngọt. Cha mẹ cũng nên lưu ý tới chỉ số cân nặng, chiều cao để phát hiện sớm chứng thừa cân hay suy dinh dưỡng ở trẻ. Một trong những điều quan trọng nhất là bạn cần tăng cường cho trẻ những kiến thức cơ bản. Dạy con biết chăm sóc cơ thể đúng cách là một trong những chìa khóa giúp chống béo phì ở trẻ. Bảng đánh giá mực độ phát triển của trẻ Bé gái Suy dinh Thừa Tuổi Bình thường cân dưỡng
  7. 16.1 kg - 102.7 12.3 kg - 94.1 4 tuổi 21.5 kg cm cm 18.2 kg - 109.4 13.7 kg - 99.9 5 tuổi 24.9 kg cm cm Bé Trai Suy dinh Thừa Tuổi Bình thường cân dưỡng
  8. 10.9 kg - 82.3 18 8.8 kg - 76.9 cm 13.7 kg cm 12.2 kg - 87.8 2 tuổi 9.7 kg - 81.7 cm 15.3 kg cm 14.3 kg - 96.1 11.3 kg - 88.7 3 tuổi 18.3 kg cm cm 16.3 kg - 103.3 12.7 cm - 94.9 4 tuổi 21.2 kg cm cm 14.1 kg - 100.7 5 tuổi 18.3 kg - 110 cm 24.2 kg cm (Viện dinh dưỡng Quốc gia cung cấp) Kiều Hưng – Vương Minh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2