intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giúp trẻ nhận biết tiềm năng của mình

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

68
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ em là tương lai, là niềm tự hào của một thế hệ. Phát hiện tiềm năng và định hướng cho trẻ những bước đi đúng là một việc quan trọng mà không phải cha mẹ nào cũng làm được. Cha mẹ cần phải giúp trẻ em tự tin với tiềm năng thực sự của mình. Bạn cần phải tỏ ra coi trọng sự hiện diện của chúng, dạy dỗ chúng như là nói chuyện tâm tình để chúng cảm thấy mình đang được tôn trọng, được quan tâm và luôn là trung tâm của cha mẹ. Từ đó...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giúp trẻ nhận biết tiềm năng của mình

  1. Giúp trẻ nhận biết tiềm năng của mình
  2. Trẻ em là tương lai, là niềm tự hào của một thế hệ. Phát hiện tiềm năng và định hướng cho trẻ những bước đi đúng là một việc quan trọng mà không phải cha mẹ nào cũng làm được. Cha mẹ cần phải giúp trẻ em tự tin với tiềm năng thực sự của mình. Bạn cần phải tỏ ra coi trọng sự hiện diện của chúng, dạy dỗ chúng như là nói chuyện tâm tình để chúng cảm thấy mình đang được tôn trọng, được quan tâm và luôn là trung tâm của cha mẹ. Từ đó trẻ em sẽ luôn cảm nhận được tình yêu thương, thấy mình quan trọng và có ý nghĩa thế nào trong cuộc sống. Trí tuệ bẩm sinh và sự thông minh của trẻ cũng cần phải được rèn luyện. Từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ được nói chuyện thường xuyên sẽ có những biểu hiện đáp trả. Tình cảm và tinh thần của người mẹ từ khi mang thai đã có thể trực tiếp ảnh hưởng đến trẻ. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất đối với cha mẹ chính là có thể “kết nối” với con cái của mình. Hiểu và tìm ra được tiềm năng của chúng để phát huy đúng khả năng của con mình. Sau đây chính là những bước cơ bản giúp bạn phát hiện được tiềm năng của trẻ:
  3. - Lắng nghe những suy nghĩ sâu sắc tiềm ẩn trong hành động và cách hành xử của chúng. Và bạn đừng ngại ngần cho chúng biết rằng, bạn đang và sẽ luôn quan tâm đến chúng. - Loại bỏ những câu chỉ trích, chê bai trong từ điển ngôn từ của bạn, thay vào đó là những lời động viên, khuyến khích chúng trên mỗi bước đi. - Bạn hãy linh hoạt trong mọi tình huống giáo dục con cái, cái gì cũng có ranh giới nhưng bạn đừng quá cứng nhắc với những danh giới đó. - Bạn hãy giúp con mình thể hiện đúng cảm xúc: khóc hay cười, vui vẻ hay giận giữ… đừng để chúng im lặng trong sự khó chịu của bạn. Nếu tình huống xảy ra ở nơi công cộng, bạn nên đưa trẻ đến một nơi nào đó thật riêng tư. Trẻ sẽ cảm nhận được sự tôn trọng bạn dành cho chúng. - Bạn hãy tỏ ra thực sự quan tâm và “để mắt” đến những điều chúng nói hay làm. - Bạn nên để ý đến cách cư xử của mình đối với trẻ, điều đó vô cùng quan trọng trong suy nghĩ của trẻ đấy.
  4. - Bạn đừng bao giờ so sánh chúng với những đứa trẻ khác. Đó là một điều vô cùng tế nhị khiến trẻ - Hãy luôn cho trẻ biết rằng chúng được yêu thương và luôn là người tuyệt vời trong mắt của cha mẹ, ngay cả khi chúng có thể thất bại. - Khi bạn mắc sai lầm, bạn không cần phải giấu diếm. Hãy xin lỗi chúng và để cho chúng biết rằng cha mẹ chúng không phải là người hoàn hảo nhưng chúng vẫn muốn phải học tập theo. - Bạn không nên đánh hay đe dọa trẻ, điều đó luôn luôn phản tác dùng và chỉ khiến trẻ sợ hãi, nhút nhát hoặc lì lợm. Khi bạn thực hiện như trên, sẽ đem lại cảm giác thoải mái và an toàn cho trẻ. Trẻ sẽ không ngần ngại mà tự do phát triển và bộc lộ tiềm năng của mình, từ đó bạn có thể giúp trẻ định hướng cho tương lai một cách hiệu quả nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2