intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Góc nhìn khác về năng lực lõi

Chia sẻ: Nguyen An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

43
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mối tương quan: đa dạng hóa và kết quả kinh doanh Đa dạng hóa là một hình thức phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc xác định mức độ đa dạng hóa vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Góc nhìn khác về năng lực lõi

  1. Góc nhìn khác về năng lực lõi Mối tương quan: đa dạng hóa và kết quả kinh doanh Đa dạng hóa là một hình thức phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc xác định mức độ đa dạng hóa vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Có nhiều nghiên cứu về đa dạng hóa. Tuy nhiên, chưa có lý thuyết nào chỉ ra mối tương quan giữa đa dạng hóa và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, nếu nói đa dạng hóa ảnh hưởng tiêu cực trên kết quả kinh doanh, đến thương hiệu sẽ là kết luận vội vàng. Cổ phiếu Vinamilk và Kinh Đô xuống giá trong vài tháng vừa qua. Tuy nhiên, chắc chắn nguyên nhân không chỉ là việc mở rộng ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh.
  2. Nhiều cổ phiếu của các doanh nghiệp chủ tập trung kinh doanh một lĩnh vực duy nhất cũng xuống không kém. Chẳng hạn có phiếu của Đạm Phú Mỹ. Nhiều người còn cho rằng cổ phiếu dệt Thành Công có giá tăng mạnh so với các doanh nghiệp cùng ngành là nhờ đa dạng hóa sang lĩnh vực động sản, chứng khoán. Có thể thay đổi năng lực lõi để phát triển Thành công của Samsung cũng phải bàn thêm về đa dạng hóa. Hiện nay, Samsung có mặt trên rất nhiều lĩnh vực từ chíp nhớ, hàng tiêu dùng, điện tử, điện thoại, xe hơi, hóa dầu cho đến xây dựng, bảo hiểm, tài chính, bán lẻ, giải trí. Trong khi đó, theo đánh giá của Interbrand, giá trị thương hiệu và lợi nhuận của Tập đoàn Samsung khi ngừng gia tăng trong năm năm gần đây.
  3. So sánh về mức độ đa dạng hóa nghề kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ là chàng tí hon so với những người khổng lồ Samsung. Sony, Honda cũng không kém phần đa dạng trong các lĩnh vực hoạt động. Những dẫn chứng trên đây không có ý định phủ nhận những rủi ro trong việc đa dạng hóa mà chỉ mong mang lại một cái nhìn khách quan hơn. Sự phát triển của các thương hiệu lớn, đôi khi cũng xuất phát từ thay đổi năng lực cốt lõi để bắt kịp hướng phát triển của xã hội. Xuất phát điểm của Nokia là doanh lĩnh vực lâm nghiệp. Nhưng giờ Nokia trở thành nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới, do những lãnh đạo dám quyết định thử thách mình khi nhận hợp đồng sản xuất Walkie Talkie cho Liên Xô.
  4. Yamaha là nhãn hiệu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nhạc cụ. Bên cạnh đó Yamaha còn nổi tiếng về xe máy lớn thứ hai trên thế giới. Hai ngành nghề này chẳng liên quan gì nhau, từ khách hàng mục tiêu đến công sản xuất. Ngoài ra, người ta còn thấy Yamaha kinh doanh cả sân golf, xe trượt tuyết, động cơ nổ... Doanh nghiệp Việt Nam đã có năng lực lõi chưa? Còn có nhiều tranh cãi về đa dạng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam. Có ý kiến nên hạn chế đa dạng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam. Họ cho rằng điều này có thể khiến doanh nghiệp đánh mất năng lực, tăng rủi ro hoặc tạo ra sự dịch chuyển kinh tế không phù hợp. Trường hợp của EVN, Tập đoàn Điện lực Việt chuyển sang kinh doanh khách sạn là một ví dụ. Tuy nhiên, dưới ý kiến chủ quan của người viết, có mấy vấn đề cần xét sau đây:
  5. 1. Doanh nghiệp Việt Nam đã có năng lực lõi chưa mà sợ mất? Trong bối cảnh toàn cầu hóa, năng lực lõi không “Nắm bắt cơ thể chỉ xét trong mối tương quan chỉ ở sân chơi hội để tích tụ trong nước (đối thủ cạnh tranh trong nước). Năng lợi nhuận. Từ lực lõi phải được xem xét trong tương quan với đó nhận ra thị trường quốc tế (đối thủ cạnh tranh quốc tế). năng lực lõi thực sự và FPT là doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ. phát huy nó” Nhưng mỗi năm, FPT xuất khẩu được bao nhiêu giá trị phần mềm hoặc có bao nhiêu phần mềm thương mại hóa và nằm ở đâu trên bản đồ phần mềm thế giới? Rộng hơn, thế giới có nhu cầu sản phẩm về công nghệ thông tin Việt Nam? Việt Nam có phải là quốc gia hàng đầu trong lựa chọn mua dịch vụ IT của thế giới không? Vậy FPT đã có năng lực lõi IT chưa?
  6. Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất sữa ở Việt Nam. Phải chăng năng lực lõi của Vinamilk là sản xuất sữa? Chưa hẳn. Giá thành sữa của Vinamilk so với thế giới thế nào? Mức độ đa dạng về sản phẩm, các nghiên cứu cơ bản từ giống, nguồn nguyên 1iệu sữa, ảnh hưởng của sữa và chế phẩm của sữa đến sức khỏe con người ở từng độ tuổi khác nhau như thế nào? Có bao nhiêu sản phẩm mới ra đời từ những nghiên cứu của Vinamilk hàng năm? “Nắm bắt cơ hội để tích tụ lợi nhuận. Từ đó nhận ra năng lực lõi thực sự và phát huy nó” 2. Các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả doanh nghiệp hàng đầu như Kinh Đô, Vinamilk, FPT, Vietcombank, Sài Gòn Coop... liệu so sánh như thế nào với những Kelloggs, Dannon, Infosys, HSBC, Walmart?
  7. Rõ ràng doanh nghiệp chúng ta có quy mô rất nhỏ bé so với các đối thủ cạnh tranh mà việc họ hiện diện tại Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian. 3. Bàn thêm về vấn đề định vị thương hiệu. Liệu có thương hiệu Việt Nam nào được định vị rõ ràng như Heineken, bia dành cho người thành đạt không? Nhắc đến Kinh Đô, chắc hẳn người tiêu dùng sẽ rất lúng túng khi tìm một đặc trưng cho thương hiệu hoặc nhớ đến một loại bánh độc đáo do Kinh Đô sản xuất. Điều này cũng tương tự đối với Vinamilk, với FPT... Nói cách khác, các thương hiệu Việt Nam chưa tạo được một định vị vững chắc trong tâm trí người tiêu dùng. Lựa chọn năng lực cốt lõi cho doanh nghiệp Việt Nam
  8. Như vậy, xét về nhiều mặt, các doanh nghiệp Việt Nam rất nhỏ bé so với các đối thủ cạnh tranh quốc tế, ngoại trừ một số lợi thế nhờ rào cản thuế quan, bảo hộ, rào cản luật pháp... Định vị của các doanh nghiệp còn mờ nhạt. Do vậy, người viết thiên hơn về việc ủng hộ các doanh nghiệp chớp lấy cơ hội để tích tụ tư bản. Qua đó, họ sẽ chọn được ngành nghề có lợi thế cạnh tranh cao hơn nhằm lựa chọn cho mình năng lực cốt lõi thực sự. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu trong vòng 10 năm tới, doanh thu của Dệt Thành Công lại đến chủ yếu từ việc cho thuê văn phòng, bán căn 1 hộ hay từ các resort... Nhưng cho dù có đa dạng kiểu gì đi chăng nữa, việc sử dụng nguồn lực không hiệu quả, đặc biệt là với các tập đoàn Nhà nước, sẽ để lại hậu quả rất lớn. Đó sẽ là thảm họa khiến cho chúng ta và con cháu phải còm lưng trả nợ. Vì vậy thận trọng nên
  9. để lên hàng đầu để không bị rơi vào trường hợp "tham bát bỏ mâm".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2