intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Gốm Bát Tràng trong văn hóa Thăng Long

Chia sẻ: Nguyễn Hồ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

121
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi cho biết: Trong số đồ cống nạp phong kiến phương Bắc, “làng Bát Tràng phải cung ứng 70 bộ bát đĩa”. Nước Tàu có nghề làm gốm men nổi tiếng lại nhận gốm men Bát Tràng?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Gốm Bát Tràng trong văn hóa Thăng Long

  1. Gốm Bát Tràng trong văn hóa Thăng Long Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi cho biết: Trong số đồ cống nạp phong kiến phương Bắc, “làng Bát Tràng phải cung ứng 70 bộ bát đĩa”. Nước Tàu có nghề làm gốm men nổi tiếng lại nhận gốm men Bát Tràng? Tài hoa bàn tay thợ gốm Bát Tràng Vào những ngày Thăng Long - Hà Nội gần nghìn tuổi, làng nghề bên sông Hồng vẫn ngày ngày nung gốm. Từ thời Trần - Lê Xã Bát Tràng hiện nay gồm hai làng Bát Tràng và Giang Cao gộp lại, là một trong 31 xã của huyện Gia Lâm, trước thuộc tỉnh Bắc Ninh, từ năm 1961 thuộc ngoại thành Hà Nội.
  2. Căn cứ theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi soạn vào giữa thế kỷ XV thì tên gọi Bát Tràng chắc chắn đã từ thời Lê sơ. Một nguồn khác, sách Đại Việt sử ký toàn thư có chép vụ lụt lội xảy ra vào năm 1352: “Nước sông lớn tràn lan, vỡ đê Bát - Khối…”. Đê Bát- Khối chính là đê Bát Tràng và Cự Khối, đều thuộc địa phận huyện Gia Lâm. Sử cũ cũng chép năm 1376, vua Trần Nhân Tông mang 12 vạn quân đi qua “bến sông xã Bát”. Theo học giả Đào Duy Anh, xã Bát chính là xã Bát Tràng. Như vậy, từ nửa sau thế kỷ XIV đã xuất hiện tên gọi xã Bát trong đơn vị hành chính. Quá trình thành lập làng xã Bát Tràng dường như liên quan đến sự tụ cư và chuyển cư được diễn ra qua một thời gian khá dài. Tương truyền chuyển cư tới đây đầu tiên chính là những người thợ thuộc họ Nguyễn Ninh Tràng (Trường) từ trường Vĩnh Ninh (Thanh Hoá) - nơi sản xuất loại gạch xây thành nổi tiếng trong lịch sử. Tiếp đó là dân làng Bồ Bát (Bồ Xuyên, Bạch Bát) thuộc Ninh Bình. Các cụ già truyền lại rằng lúc đầu, có 5 cụ thuộc các dòng họ Lê, Trần, Vưng, Phạm, Nguyễn, đem gia quyến đến vùng có 72 gò đất trắng này lập nghiệp. Họ sống quần tụ với những người dòng họ Nguyễn Ninh Tràng, lập thành phường sản xuất gốm, gọi là Bạch thổ phường. Nghề gốm ngày một phát triển, số gia đình ở Bồ Bát kéo ra ngày một đông, nhiều nhất là vào giai đoạn Lê Trung Hưng. Tới lúc ấy, ở Bát Tràng đã có 20 dòng họ khác nhau. Đình Bát Tràng hiện còn giữ đôi câu đối ghi dấu việc chuyển cư này: Phiên âm: Bồ di thủ nghệ khai đình vũ Lan nhiệt tâm hương bái thánh thần Dịch nghĩa: Đem nghề từ làng Bồ ra khởi dựng đình miếu Lòng thành như hương lan cúng tạ thánh thần.
  3. Người thợ gốm có tập tục riêng thể hiện tính nghề nghiệp rõ nét và cảm động. Con dao mây, đóng vai trò quan trọng trong tạo hình gốm, là vật tuỳ thân rất gần gũi với đàn ông làng gốm Bát Tràng. Khi sống họ luôn mang bên mình, đến khi qua đời thì hầu như người thợ nào cũng dặn dò con cháu hãy chôn theo mình. Còn về cưới xin, xưa kia ở Bát Tràng, phần nhiều trai gái trong làng lấy nhau để nghề nghiệp không bị lộ ra ngoài. Con gái Bát Tràng lấy con trai làng khác là điều hiếm thấy. Nguồn gốc Việt Nam Huyền thoại về tổ nghề của Bát Tràng không tồn tại riêng biệt mà trong tương quan với hai làng gốm gần kề là Phù Lãng (Bắc Ninh) và Thổ Hà (Bắc Giang). Tương truyền, vào thời Trần (thế kỷ XIII- XIV), có ba vị đỗ thái học sinh (tức ngang với tiến sĩ thời Lê- Nguyễn) được triều đình cử đi sứ Bắc Quốc. Hứa Vĩnh Kiều - người Bát Tràng, Đào Trí Tiến - người Thổ Hà, và Lưu Phương Tú - người Phù Lãng. Xong việc về nước, qua Thiều Châu - nơi có xưởng gốm Khai Phong, gặp bão lớn, họ phải dừng lại nghỉ. Ba ông bèn học lấy nghề gốm rồi đem về nước truyền bảo cho dân quê mình. Do vậy mà làng Bát Tràng chuyên chế các hàng gốm men có sắc trắng, làng Thổ Hà chuyên chế các hàng gốm men có sắc đỏ, còn làng Phù Lãng thì chế các hàng gốm men có sắc vàng thẫm. Cũng dựa vào truyền thuyết, song trong cuốn sách Bàn về người Bắc Kỳ, một nhà nghiên cứu nước ngoài là Dumochier trước đây lại quy công dạy nghề làm gốm ở nước ta cho một người thợ Trung Quốc tên là Hoàng Quang Hưng. Ông được coi là đã đến Bát Tràng, Phù Lãng, rồi đến Thổ Hà vào năm 1465, dưới triều Lê Thánh Tông. Song nhiều nghiên cứu khảo cổ học đã cho thấy giả thuyết này sai. Trên thực tế, các nhà khảo cổ học đã phát hiện những dấu vết đồ gốm thô có niên đại trên 6.000 năm trước ở nước ta. Giai đoạn Đại Việt cũng đã xuất hiện một số trung
  4. tâm gốm như Hà Bắc, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Thăng Long… Không phải có sự truyền dạy của thợ gốm Tàu mới có nghề gốm ở Bát Tràng, Thổ Hà và Phù Lãng... Chính vì thế, chỉ có truyền thuyết nói về việc dân làng Bát Tràng từ Bồ Bát chuyển cư ra Bắc và định cư ở tả ngạn sông Hồng, phía dưới Thăng Long, để tiện chuyên chở nguyên liệu và thành phẩm ... là phù hợp với thực tiễn lịch sử. Thời điểm chuyển cư hợp lý nhất của người Bồ Bát phải là khoảng cuối thời Trần (thế kỷ XIV) và có thể coi đó là thời điểm mở đầu của làng gốm. Người dân làng Bát không thờ tổ nghề như các làng nghề thủ công khác. Chỉ có vào các dịp lễ hội thờ thành hoàng hàng năm, dân làng rước các bài vị đề duệ hiệu, mỹ tự của các thần ra đình tế lễ, các dòng họ được rước tổ của mình ra phối hưởng. Riêng họ Nguyễn Ninh Tràng, là họ đầu tiên chuyển ra làng Bát, được quyền rước bát hương che lọng vàng, đi vào cửa giữa đình. Còn các họ khác lần lượt rước bát hương che lọng xanh đi né sang bên. Đình Bát Tràng Điêu luyện gốm Bát Tràng Lúc đầu, người thợ Bát Tràng khai thác đất sét trắng ngay tại chỗ. Chất liệu này đảm bảo tinh dẻo, ít bã và ít phải gia cố trước khi tạo hình. Cho đến khoảng cuối thời Lê,
  5. các gò đất sét trắng của phường Bạch Thổ đã cạn, người thợ Bát Tràng dùng đất lấy ở Rau (Sơn Tây), Cổ Điển (Phúc Yên) và đặc biệt là đất Dân Canh (Đông Anh). Từ cuối thời Lê trở đi, người thợ Bát Tràng sử dụng đất sông Dâu làm nguyên liệu chính. Trong khâu tạo dáng đồ gốm, xưa kia ở Bát Tràng phổ biến là lối be chạch vuốt tay trên bàn xoay. Tuỳ theo vật dụng định làm mà người thợ dùng chân để xoay, dùng tay để vuốt. Kết quả là họ đã tạo ra những sản phẩm đơn chiếc. Kiểu vuốt tay này hiện nay ở Bát Tràng không phải người thợ gốm nào cũng làm được. Gần đây, đã xuất hiện các loại khuôn gỗ và khuôn thạch cao. Người thợ sáng tác ra một mẫu nào đó gọi là cốt. Sau đó, người ta làm khuôn để sản xuất ra hàng loạt. Ưu điểm của loại hình kỹ thuật này là làm ra mặt hàng giống nhau, giá thành hạ. Chế tạo men gốm là một bí quyết nhà nghề. Khoảng cuối thế kỷ XIV về trước, men ngọc đã được chế tạo từ hai thành phần chính là đất sét trắng phường Bạch Thổ và ôxit đồng dạng bột tán nhỏ. Từ thời Lê sơ trở đi (đầu thế kỷ XV), người thợ Bát Tràng chế tạo ra loại men gio, có màu trắng đục. Ngoài loại men gio, người thợ Bát Tràng còn chế ra loại men nâu màu sôcôla. Cũng từ thế kỷ XV, người thợ gốm Bát Tràng còn chế được men lam nổi tiếng. Loại men này được chế bằng cách pha thêm đá đỏ (oxit coban), đá thối (oxit mangan) nghiền nhỏ. Men này phát màu ở nhiệt độ 125oC. Cho đến đầu thế kỷ XVII, một loại men mới được khám phá: men rạn. Gốm Bát Tràng trong giao thương quốc tế Cuốn Dư địa chí cho biết: Trong số đồ cống nạp phong kiến phương Bắc, “làng Bát Tràng phải cung ứng 70 bộ bát đĩa”. Kể cũng lạ, nước Tàu có nghề làm gốm men phát triển và nổi tiếng thế mà lại nhận đồ cống bằng gốm men của làng Bát Tràng? Tài liệu giới thiệu cuộc triển lãm do Hội gốm sứ Đông Nam Á tổ chức tại Bảo tàng quốc gia Singapore hồi tháng 6/1982 đã chứng minh quan hệ giao thương của đồ gốm Bát Tràng với đồ gốm Su-Khô-Thai (Thái Lan), Nam Trung Quốc và Nhật Bản.
  6. Tại hải cảng Hacata, một cảng sầm uất từ thế kỷ XII-XIV thuộc đảo Kiusiu (Nhật Bản), người ta đã tìm thấy trong lòng đất một số mảnh gốm men Việt Nam mà nay, một nữ sinh Nhật Bản ở Trường đại học tổng hợp Kiusiu chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp. Lịch sử quan hệ giao thương hẳn là còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá, và chắc chắn có ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề làm gốm, nhất là từ thế kỷ XVI trở đi khi con đường mậu dịch Đông - Tây được thiết lập. Trong catalogue của các cuộc triển lãm về gốm men Việt Nam được trưng bày và giới thiệu ở Nhật Bản, ở Jakarta, ... đã giới thiệu nhiều sản phẩm gốm men của Bát Tràng mà phần lớn thuộc các thế kỷ XV, XVI, XVII.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2