intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GỐM NGOẠN

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

75
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tháng 7 năm 2004 tại Hà Nội, họa sĩ Lê Duy Ngoạn đã công bố các tác phẩm gốm: tranh gốm, tượng gốm, gốm trang trí nghệ thuật trong một triển lãm nghệ thuật cá nhân đã được giới mỹ thuật thủ đô đánh giá cao, nghiêm túc, bề thế và hấp dẫn về nghệ thuật, đã tự khẳng định một tên tuổi làng gốm, hơn thế một thương hiệu gốm Ngoạn - gốm không men. Tốt nghiệp trường đại học mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, gần như cả đời gắn bó với vùng gốm Hương Canh nổi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GỐM NGOẠN

  1. GỐM NGOẠN LÊ DUY NGOẠN-Rồng-Gốm nâu, cao 170cm, 2000 - Giả Ba Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc 2000
  2. Tháng 7 năm 2004 tại Hà Nội, họa sĩ Lê Duy Ngoạn đã công bố các tác phẩm gốm: tranh gốm, tượng gốm, gốm trang trí nghệ thuật trong một triển lãm nghệ thuật cá nhân đã được giới mỹ thuật thủ đô đánh giá cao, nghiêm túc, bề thế và hấp dẫn về nghệ thuật, đã tự khẳng định một tên tuổi làng gốm, hơn thế một thương hiệu gốm Ngoạn - gốm không men. Tốt nghiệp trường đại học mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, gần như cả đời gắn bó với vùng gốm Hương Canh nổi tiếng đã đi vào lịch sử, đi vào thơ ca. Nơi đây như một “miền đất hứa” chắp cánh cho ước mơ nghệ thuật gốm và định hình, định vị một phong cách nghệ thuật gốm Lê Duy Ngoạn. Từ đất sinh ra: đất nung - sành - gốm - sứ. Sự khác nhau về các thể loại đó do chất đất, độ nung, màu men đa dạng về hình thức tạo hình và sắc màu, làm phong phú sản phẩm gốm dân dụng nổi tiếng ở Đông Nam á và thế giới mang thương hiệu Việt Nam. Sống hết mình với vùng gốm Hương Canh. Lê Duy Ngoạn có ước mơ nâng cấp gốm dân dụng trở thành gốm nghệ thuật: Tượng gốm, tranh gốm và nghệ thuật hóa gốm dân dụng tạo nên những biến đổi lớn về chất cho nghệ thuật gốm của chúng ta. Đồng quan điểm với Lê Duy Ngoạn, tôi đã có dịp đến với các lò gốm Hương Canh, được các chủ lò tiếp đón ân cần và cho phép tôi chọn lấy những sản phẩm mà tôi thích. Suy cho cùng cái đẹp trong nghệ thuật tất cả tuỳ thuộc vào cái thích của mỗi người. Tôi đã chọn được gần 20 sản phẩm, ngẫu nhiên về độ nung
  3. làm cho hình biến đổi, các chất đất khác nhau, ngẫu nhiên tạo nên những sắc mầu lạ và độc đáo - sản phẩm độc bản, chúng được bày, chứ không sử dụng như các chức năng của gốm dân dụng. Tôi có nói với các bác nghệ nhân chúng ta phải nghệ thuật hóa gốm dân dụng mới mong phát triển làng nghề. Nghệ sĩ Lê Duy Ngoạn một nhà sáng tác hội tụ đủ tư chất để biến ước mơ của mình trở thành hiện thực. Gốm nghệ thuật, trong đó có gốm Ngoạn cũng không thể thoát khỏi cội nguồn “lửa cha” “đất mẹ”. Còn đòi hỏi cao, biết vận dụng ngôn ngữ đặc thù - tổng hợp của ngôn ngữ điêu khắc, hội họa, trang trí như cách chiếm lĩnh khối 3 chiều của điêu khắc, cách chiếm lĩnh không gian 3 chiều trên một mặt phẳng của hội họa, cách chiếm lĩnh không gian 2 chiều của trang trí, đồng thời còn phải biết làm chủ ngôn ngữ, chất liệu, kỹ thuật. Chúng tuy chỉ là phương tiện song không am hiểu tinh tường ngôn ngữ chất liệu, không tinh thông kỹ thuật khó tạo hình gốm đa chiều đa dạng và đẹp như các tác phẩm: Tượng con rồng, Điệp khúc chăn trâu, Đèn vườn, Cóc lên trời, Con kiến củ khoai, Bình vôi... Đó là các tác phẩm gốm không men. Riêng tượng gốm của Ngoạn là gốm nghệ thuật không men nhưng nhiều sắc. Sắc chính là cái nhuỵ của màu. Ông đã dày công nghiên cứu nhiều chất đất khác nhau, nhiều cung bậc về độ nung và một số hoá chất để tạo hình, tạo chất, diễn màu. Có tác phẩm ông thiên về gốm sành, khi thiên về gam nóng, lúc nghiêng về gam lạnh, có tác phẩm ông tạo chất bằng cả 3 chất: đất nung, sành, gốm... đã định hình, định vị
  4. một phong cách nghệ thuật gốm Lê Duy Ngoạn. Còn tranh gốm của Ngoạn dùng màu men vẽ trên nền đất nung, khả năng diễn hình, diễn màu bằng màu men khá tinh tế. Nhất là hiệu quả của ánh sáng không gian 3 chiều của nghệ thuật hội họa. Hội đủ khả năng tạo không gian, tả chất, tả ánh sáng, ít màu mà nhiều sắc. Tựu chung, hình tượng nghệ thuật nói chung và hình tượng nhân vật nói riêng người ta liên tưởng đến nghệ thuật chạm khắc đình làng, tượng chùa và nghệ thuật rối nước truyền thống của dân tộc. Đó chính là cội nguồn của cảm hứng sáng tạo Lê Duy Ngoạn: làm cho các tác phẩm gốm của ông vừa dân tộc, vừa hiện đại và đã thực sự đi vào đời sống, hơn thế đi vào bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc. Song đóng góp lớn của Lê Duy Ngoạn là đưa chất liệu gốm trở thành một chất liệu của nghệ thuật điêu khắc, hội họa: Tượng gốm, tranh gốm. Vạn sự khởi đầu nan, đó mới chỉ là bước đi đầu tiên chất liệu gốm với tư cách là chất liệu của điêu khắc, hội họa. Chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, thể nghiệm tính năng của chất liệu gốm tạo chất sao cho đa dạng, bền vững để có thể làm những khuôn khổ lớn đặt ở ngoài trời. Hy vọng trong một tương lai không xa các công trình mỹ thuật ngoài trời của chúng ta sớm sử dụng chất liệu gốm làm phong phú các chất liệu của mỹ thuật ngoài trời. Đó là thiển ý của người viết nhân viết về gốm của họa sĩ Lê Duy Ngoạn - Gốm Ngoạn - Gốm nghệ thuật không men.
  5. Chúc ông có nhiều nghiên cứu, thể nghiệm gốm trên tranh, trên tượng nhiều, đẹp và to hơn nữa. Hà Nội, ngày 6 tháng 5 năm 2010 Lê Quốc Bảo Dấu tích- gốm men màu, 50x50cm.2004 Thiếu nữ vùng cao- Gốm men màu 50x50,2004
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2