intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Gốm Quân: Dễ dãi và thừa thãi

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

61
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giỏ Mây tôi không mấy khi đi xem triển lãm trong ngày khai mạc, vì thường là đông vui, rượu, bánh ồn ào nên ngại. Nhưng nghe tin về một triển lãm điêu khắc với gốm mà lại là triển lãm cá nhân của một người gắn bó với gốm đến độ người ta gọi tên anh gắn liền với gốm như một danh từ riêng thì chắc phải rũ bỏ cái e ngại cố hữu kia để đi thôi. Và nữa, hôm đó là một chiều chủ nhật rảnh rang. Ở đất Bắc này, chỉ có rất ít người...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Gốm Quân: Dễ dãi và thừa thãi

  1. Gốm Quân: Dễ dãi và thừa thãi Giỏ Mây tôi không mấy khi đi xem triển lãm trong ngày khai mạc, vì thường là đông vui, rượu, bánh ồn ào nên ngại. Nhưng nghe tin về một triển lãm điêu khắc với gốm mà lại là triển lãm cá nhân của một người gắn bó với gốm đến độ người ta gọi tên anh gắn liền với gốm như một danh từ riêng thì chắc phải rũ bỏ cái e ngại cố hữu kia để đi thôi. Và nữa, hôm đó là một chiều chủ nhật rảnh rang. Ở đất Bắc này, chỉ có rất ít người làm gốm được “giới nghề nghiệp” gắn tên họ với chất liệu này: Gốm Đoan, Gốm Bảo Toàn, trước nữa còn có “Gốm Chi” và giờ là Gốm Quân. Còn có thêm một “gốm” nữa nhưng thuần là gốm mỹ nghệ, “Gốm Quang”… Sự ít ỏi này liệu có đồng hành với sự độc đáo, đặc sắc? Cảm giác đầu tiên khi đứng trước ngưỡng cửa phòng triển lãm này là sự thừa thãi. Quá nhiều tác phẩm, quá nhiều sự vô trật tự, quá nhiều sự
  2. “lồi lõm, gồ ghề, lên xuống, cao thấp” trong cách trưng bày lẫn hình thức tượng, khiến cho gian phòng nháo nhác hết cả lên về mặt thị giác. Thừa thãi do không biết tiết chế số lượng sáng tác trưng bày. Thừa thãi trong cả sáng tác. Bức nào cùng ngồn ngộn những khuôn ngực đàn bà, những thân hình này nở. Có bức là ba thân hình quây thành vòng; toàn ngực, bụng dưới, đùi… Sáng tác là khối tròn, gắn thêm nhiều chi tiết lồi lõm, thêm cách trưng bày cũng cao – thấp, gấp khúc lổn nhổn, ánh sáng thì trải đều vàng hượm. Thành ra mọi thứ cứ đầy ứ lên, chèn lấp cảm giác người xem. .
  3. Tác phẩm số 7 Tác phẩm số 6. Phòng trưng bày được gọi là “sắp đặt” 300 bà chửa thì cho thấy chủ nhân không có khái niệm gì về cái gọi là sắp đặt. Một mảnh vải thô vuông chừng 5m2 trải rộng trên sàn nhà, trên đó có xếp đặt nằm, ngồi, nghiêng, ngửa 300 hình thù được gọi là hình bà chửa, đa phần nhỏ, cao chừng 10cm, cá biệt có một vài bức trội hẳn lên về thể tích khối, nhưng
  4. không có biến chuyển gì về hình khối. Tất cả được rải mành mành, không có bất cứ một liên đới, bổ sung nào với nhau ngoại trừ cùng là hình bà chửa. Ánh sáng đèn trưng khắp gian phòng. Vậy là xong một cái “sắp đặt”. . Ngắm kỹ hơn, các bức tượng được làm bằng tay, tạo ra hình thù của một bà bầu. Các bức tượng này khác với đa số bức tượng lớn ở phòng ngoài là có cả hình đầu, nhưng không có hình mặt người, vì phía được coi là mặt ấy chỉ có hai cái hốc mắt đen ngòm hay thô lố. Hàng trăm nhân vật có hình thù khác nhau nhưng giống hệt nhau vì không có dung dáng, không có dung nhan. Những hốc mắt đem lại cảm giác ngần ngại và xa cách, hơn là cảm xúc ấm áp khi ngắm nhìn hay nghĩ về một người đàn bà đang (được) chuẩn bị làm mẹ.
  5. . Tạo hình một bà chửa thì không khó khăn gì với người thợ làm gốm. Nhưng làm thế nào để bức tượng đó có cảm xúc, truyền cảm hứng cho người xem về hình ảnh của một bà chửa – như là hình ảnh đất Mẹ ấm áp, nguồn sinh thành, nuôi nấng, dung dưỡng con người – thì có lẽ, là một việc quá sức với một người thợ gốm thuần túy và giản đơn trong suy nghĩ về thứ mà mình đang tạo ra. Và có lẽ, nghệ thuật cũng khác với hàng hóa đại trà ở chỗ này. Sự độc đáo và đặc sắc của nghệ thuật chính là nó tạo ra được một điểm giao hòa giữa hình thức và thông điệp của sáng tác, giữa cảm hứng sáng tạo của nghệ sĩ và cảm xúc khi thưởng thức sáng tác của càng nhiều người xem càng tốt. Do đó, người nghệ sĩ phải nghĩ và cảm về cái chủ đề sáng tác mà mình theo đuổi một cách đa chiều và sâu sắc hơn ngàn vạn người thường.
  6. Các sáng tác dù là đơn lẻ hay “sắp đặt” trong triển lãm này đã không có được sự nồng ấm của đất và lửa – thứ làm nên gốm – cũng như cảm xúc chan chứa trong lòng của các bà chửa dành cho đứa con tương lai của mình. Giỏ Mây không biết tác giả của những bức gốm này ngẫm nghĩ sao về cái chủ đề “bà chửa” mà anh muốn thể hiện trong “nghệ thuật” của anh, nhưng Giỏ Mây không thể nhận ra được một thông điệp và cảm xúc nào ở trong triển lãm này. Có chăng, chỉ là sự thừa thãi của khối, hình, chất liệu, ánh sáng… Sự thừa thãi đến mức Giỏ Mây cho rằng nghệ sĩ này không biết phải làm gì với đống đất và cái lò nung trước mắt. Anh không làm chủ được nghệ thuật của mình, hay là anh cũng chẳng bận lòng suy tưởng gì về nghệ thuật hay chủ đề “bà chửa” này của mình. Anh bị “cái sự làm tác phẩm” cuốn anh đi, biến anh thành một người thợ lúc nào không hay. Những khối hình lặp đi lặp lại, không tiết chế, không đa dạng, không cảm xúc… là vì thế chăng? .
  7. Là một người thường nhưng Giỏ Mây cũng dễ dàng hình dung ra chủ đề “mang thai-sinh con” có rất nhiều khía cạnh thú vị và khía cạnh nào cũng chứa đựng đa chiều cảm xúc tùy vào tình thế mang thai của người mẹ. Từ tầm vĩ mô, triết học như “bà chửa-đất Mẹ” đến tầm vi mô, giản dị như “bà chửa-người thường” cũng đều có rất nhiều điều để bàn luận, suy ngẫm, bày tỏ thông qua nghệ thuật, miễn là người làm nghệ thuật tư duy nghiêm túc về chủ đề này. Triển lãm là một cơ hội nữa để Giỏ Mây thấy rằng, nghệ thuật không có chỗ dành cho sự dễ dãi và thừa thãi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2