KIẾN NGHỊ CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH,<br />
SONG TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI (”LGBT”)<br />
<br />
GÓP Ý DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP<br />
<br />
KIẾN NGHỊ CỦA NHÓM<br />
NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI (“LGBT”)<br />
Thực hiện Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về việc lấy ý kiến nhân<br />
dân đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, chúng tôi, Trung tâm ICS, đại diện tổ chức<br />
xã hội bảo vệ quyền của nhóm người đồng tính, song tính và chuyển giới (viết tắt là “LGBT”) tại<br />
Việt Nam, đưa ra các một số kiến nghị để góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng Dự<br />
thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (viết tắt là “Dự thảo”), cũng như bảo đảm tính bao quát của Hiến<br />
pháp để đảm bảo quyền của người LGBT với tư cách là những con người và công dân của Việt<br />
Nam.<br />
Kiến nghị này gồm 3 phần:<br />
-<br />
<br />
Phần 1: Kiến nghị mang tính chất quan điểm về tinh thần chung của Hiến pháp.<br />
<br />
-<br />
<br />
Phần 2: Kiến nghị cụ thể về nội dung của Dự thảo, tại các điều 27 và điều 39.<br />
<br />
-<br />
<br />
Phần 3: Phụ lục 1048 ý kiến của cộng đồng (Trang 8) và danh sách 2510 chữ ký ủng hộ<br />
việc đảm bảo quyền của người LGBT (Trang 72) trong Dự thảo Hiến pháp với tư cách<br />
là con người và công dân của Việt Nam.<br />
<br />
Thông tin liên lạc: Trung tâm ICS; Địa chỉ: 21A2, Tòa nhà Copac Square, số 12 Tôn Đản,<br />
phường 13, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh; Điện thoại: +84 8 3940 5140; Website:<br />
www.ics.org.vn<br />
Kiến nghị mang tính chất quan điểm về tinh thần chung của Hiến pháp.<br />
Đầu tiên cho đến sau cùng, người đồng tính, song tính và chuyển giới cũng là con người. Và<br />
với tư cách là một con người, người LGBT cũng được hưởng tất cả những quyền mà mọi<br />
người đều có.<br />
Tuy vậy, cũng như những nhóm thiểu số khác, quyền của người LGBT thường có nhiều khả<br />
năng không được nghĩ tới trong quá trình làm luật. Điều này dẫn tới những quy định thiếu bao<br />
quát, không bảo đảm thực thi được quyền của người LGBT trong các quy định pháp luật.<br />
Tổ chức Sức khỏe Thế giới (“WHO”) và các danh mục chẩn bệnh uy tín trên thế giới (ICD-10,<br />
DSM-V) đều không còn xem đồng tính, song tính, chuyển giới là bệnh, rối loạn hay lệch lạc tâm<br />
lý. Năm 2011, Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết yêu cầu Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp<br />
Quốc báo cáo tình hình quyền LGBT trên khắp thế giới. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Kimoon vào tháng 3/2012 đã kêu gọi các quốc gia trên toàn thế giới chấm dứt kỳ thị với những<br />
người đồng tính, song tính và chuyển giới.<br />
Vì vậy, với tư cách là một phần bình thường, tự nhiên và không thể tách rời của xã hội, những<br />
quyền của người LGBT Việt Nam cũng phải được thể hiện hoặc bao quát vào trong bản dự<br />
thảo Hiến pháp Việt Nam, vì một bản Hiến pháp mà tất cả mọi công dân đều cảm thấy bóng<br />
hình và quyền của mình ở trong đó.<br />
Người LGBT không cần, và cũng không có những quyền đặc biệt, đó chỉ là những quyền mà tất<br />
cả mọi người đều có.<br />
<br />
1<br />
<br />
TÓM TẮT CÁC KHUYẾN NGHỊ QUAN TRỌNG<br />
Điều<br />
<br />
Quy định trong Dự thảo<br />
<br />
Khuyến nghị của nhóm<br />
<br />
Điều 27<br />
(sửa đổi,<br />
bổ sung<br />
Điều 63)<br />
<br />
1. Công dân nam, nữ bình đẳng và có quyền<br />
ngang nhau về mọi mặt chính trị, dân sự,<br />
kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.<br />
2. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền<br />
bình đẳng giữa công dân nữ và nam trên<br />
mọi lĩnh vực. Nhà nước, xã hội và gia đình<br />
tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện,<br />
phát huy vai trò của mình trong xã hội.<br />
3. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử<br />
về giới.<br />
<br />
1. Công dân không phân biệt giới, giới<br />
tính đều bình đẳng và có quyền ngang<br />
nhau về mọi mặt chính trị, dân sự, kinh tế,<br />
văn hóa, xã hội và gia đình.<br />
2. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền<br />
bình đẳng giữa công dân không phân biệt<br />
giới, giới tính trên mọi lĩnh vực. Nhà<br />
nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để<br />
phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò<br />
của mình trong xã hội.<br />
3. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối<br />
xử về giới, giới tính, xu hướng tính dục<br />
và bản dạng giới.<br />
<br />
Điều 39<br />
(sửa đổi,<br />
bổ sung<br />
Điều 64)<br />
<br />
1. Nam, nữ có quyền kết hôn và ly hôn. Hôn<br />
nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ,<br />
một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng,<br />
tôn trọng lẫn nhau.<br />
<br />
1. Công dân có quyền kết hôn và ly hôn.<br />
Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến<br />
bộ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa hai<br />
người."<br />
<br />
Chưa có<br />
<br />
Ngoài ra cần quy định thêm các quyền tự do với cơ thể của mình để giúp người chuyển<br />
giới, người liên giới tính không bị phân biệt đối xử vì thể hiện giới.<br />
“Mọi người có quyền tự do với cơ thể của mình, được lựa chọn thay đổi giới tính,<br />
tên gọi và nhân thân phù hợp với tình trạng cơ thể.”<br />
<br />
2<br />
<br />
PHÂN TÍCH CÁC KHUYẾN NGHỊ<br />
Quy định về quyền bình đẳng giới<br />
Điều 27 (sửa đổi, bổ sung Điều 63)<br />
1. Công dân nam, nữ bình đẳng và có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, dân sự, kinh tế, văn<br />
hóa, xã hội và gia đình.<br />
2. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền bình đẳng giữa công dân nữ và nam trên mọi lĩnh vực.<br />
Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình<br />
trong xã hội.<br />
3. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử về giới.<br />
Phân tích tác động<br />
<br />
Khuyến nghị<br />
<br />
Câu chuyện<br />
<br />
Việc quy định "nam, nữ" vô<br />
tình đã bỏ sót những người<br />
liên giới tính (sinh ra với cơ<br />
thể không xác định rõ giới<br />
tính) và cũng có thể hạn chế<br />
quyền của những người<br />
chuyển giới (đặc biệt là nam<br />
sang nữ) vì họ đã sống như<br />
một người nữ nhưng lại bị<br />
phân biệt đối xử rất nặng<br />
nề.<br />
<br />
Điều 27.1 và 27.2: Sửa "[c]ông dân nam, nữ"<br />
thành "[c]ông dân không phân biệt giới, giới<br />
tính."<br />
<br />
Cô giáo Quỳnh Trâm bị<br />
xét thu hồi giấy tờ mới,<br />
trả về giấy tờ nam giới<br />
dù cơ thể đã là nữ giới.<br />
<br />
"Công dân không phân biệt giới, giới tính<br />
đều bình đẳng và có quyền ngang nhau...<br />
Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền<br />
bình đẳng giữa công dân không phân biệt<br />
giới, giới tính trên mọi lĩnh vực..."<br />
Điều 27.3: Thêm "giới tính, xu hướng tính dục<br />
và bản dạng giới"<br />
"Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử<br />
về giới, giới tính, xu hướng tính dục và bản<br />
dạng giới."<br />
<br />
Rất nhiều người<br />
chuyển giới cũng bị gạt<br />
khỏi cuộc sống, bị kỳ<br />
thị, phân biệt đối xử vì<br />
không được thừa nhận<br />
giới tính.<br />
Đồng tính nữ bị gia<br />
đình cho cưỡng ép<br />
quan hệ với đàn ông.<br />
<br />
Bình luận của ICS: Đối với người chuyển giới, dù đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính hay chưa, thì<br />
thực tế là vai trò giới của họ trong xã hội đã được nhìn nhận khác đi. Nếu pháp luật muốn đề cao<br />
bình đẳng giới, thì không chỉ tập trung vào hai khái niệm "nam, nữ" vốn dựa trên giới tính sinh học;<br />
mà phải mở rộng ra cả vai trò giới, thể hiện giới, bản dạng giới để mọi công dân đều được bảo vệ<br />
khỏi phân biệt đối xử về giới. Với quy định hiện tại thì dễ hiểu rằng chỉ những công dân "nam, nữ"<br />
xét theo giới tính sinh học mới được bảo vệ. Nếu một người phụ nữ bị bạo hành vì họ là phụ nữ, đó<br />
đương nhiên là hành vi bất bình đẳng giới. Nhưng nếu một người phụ nữ chuyển giới bị bạo hành vì<br />
họ là người chuyển giới, đó cũng phải bị xem là hành vi bất bình đẳng giới.<br />
Công ước Xoá bỏ Tất cả Các hình thức Phân biệt Đối xử với Phụ nữ (CEDAW) mà Việt Nam có<br />
tham gia, trong Khuyến nghị Chung Số 28 vào năm 2010 cũng đã giải thích "phân biệt đối xử với<br />
phụ nữ dựa trên giới và giới tính được gắn một cách không tách rời với các yếu tố khác ảnh hưởng<br />
tới phụ nữ như sắc tộc, dân tộc, tôn giáo, niềm tin, sức khoẻ, tầng lớp, địa vị, xu hướng tính dục và<br />
bản dạng giới." Với khuyến nghị này, CEDAW đã mở rộng phạm vi "phụ nữ" ra cả những người<br />
đòng tính nữ, song tính nữ, chuyển giới nam sang nữ và cả chuyển giới từ nữ sang nam. Thực tế<br />
thì chính những nhóm này rất dễ bị phân biệt đối xử về giới bởi xu hướng tính dục và bản dạng giới<br />
của họ, nên cần thiết luật phải được quy định hoặc giải thích rộng hơn về khái niệm “giới” để bảo vệ<br />
quyền cho họ.<br />
<br />
3<br />
<br />
Quy định về quyền kết hôn, ly hôn<br />
Điều 39 (sửa đổi, bổ sung Điều 64)<br />
1. Nam, nữ có quyền kết hôn và ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một<br />
chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.<br />
2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.<br />
Phân tích tác động<br />
<br />
Khuyến nghị<br />
<br />
Câu chuyện<br />
<br />
Việc dùng các từ ngữ phân<br />
biệt về giới tính như “nam,<br />
nữ” hay " vợ, chồng" sẽ là<br />
cánh cửa đóng cho hôn nhân<br />
cùng giới, không đảm bảo<br />
được quyền mưu cầu hạnh<br />
phúc chính đáng của người<br />
đồng tính. Muốn vậy thì phải<br />
trung tính hoá các từ ngữ<br />
phân biệt giới tính này.<br />
<br />
Điều 39.1: Bỏ "một vợ, một chồng, vợ<br />
chồng bình đẳng" và thêm vào "giữa<br />
hai người" để đảm bảo giữ nguyên tắc<br />
đơn hôn.<br />
<br />
Nhiều cặp đồng tính sống<br />
chung với nhau nhưng pháp<br />
luật chỉ xem họ như những<br />
người xa lạ, không được thừa<br />
kế (theo pháp luật), không thể<br />
đại diện cho nhau (tài sản<br />
hoặc nhân thân, đau ốm)…<br />
<br />
"Công dân có quyền kết hôn và ly<br />
hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự<br />
nguyện, tiến bộ, bình đẳng, tôn<br />
trọng lẫn nhau giữa hai người."<br />
<br />
Việc tổ chức lễ cưới của các<br />
cặp cùng giới đôi khi cũng bị<br />
xem là vi phạm pháp luật.<br />
<br />
Bình luận của ICS: Luật Hôn nhân và Gia đình đang được sửa đổi. Một trong những vấn đề được<br />
thảo luận và cân nhắc là có nên thừa nhận hợp pháp mối quan hệ chung sống giữa hai người cùng<br />
giới. Đứng từ góc độ quyền con người thì rõ ràng người đồng tính có quyền mưu cầu hạnh phúc, từ<br />
đó mà họ cũng có quyền tạo lập mối quan hệ với nhau. Cụ thể hoá của việc tạo lập mối quan hệ đó<br />
chính là kết hôn, hoặc các chế định tương tự.<br />
Trên thế giới ngày càng nhiều quốc gia hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới (11 quốc gia và 44 vùng<br />
lãnh thổ). Các nghiên cứu khoa học cũng đã tìm hiểu tác động của hôn nhân cùng giới lên xã hội,<br />
văn hóa, gia đình và cho thấy hôn nhân cùng giới không phá hoại các giá trị xã hội, văn hóa, gia<br />
đình như nhiều người lo sợ.<br />
Đứng trước xu thế tiến bộ của pháp luật thế giới, và để Hiến pháp đáp ứng được nhu cầu của xã<br />
hội trong tương lai, Dự thảo nên trung tính hoá các từ ngữ phân biệt về giới tính. Ở pháp luật nhiều<br />
quốc gia (cả các quốc gia chưa và đã hợp pháp hoá hôn nhân cùng giới) thường dùng từ "phối<br />
ngẫu" hay "bên" (spouse/party) để tránh phân biệt giới tính như "vợ/chồng" (husband/wife). Nguyên<br />
tắc “một vợ, một chồng” có thể được thay là “đơn hôn” hoặc “giữa hai người.”<br />
<br />
4<br />
<br />