intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Guglielmo Marconi-Người phát minh ra vô tuyến điện

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

106
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chúng ta đã từng mê mẩn những chương trình thời sự, phóng sự nổi tiếng, những bộ phim ấn tượng với dàn diễn viên gạo cội, những màn quảng cáo đầy lôi cuốn,... Để có được những điều đó hẳn không thể thiếu chiếc vô tuyến, một vật dụng thân quen trong mỗi gia đình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Guglielmo Marconi-Người phát minh ra vô tuyến điện

  1. Guglielmo Marconi-Người phát minh ra vô tuyến điện Chúng ta đã từng mê mẩn những chương trình thời sự, phóng sự nổi tiếng, những bộ phim ấn tượng với dàn diễn viên gạo cội, những màn quảng cáo đầy lôi cuốn,... Để có được những điều đó hẳn không thể thiếu chiếc vô tuyến, một vật dụng thân quen trong mỗi gia đình. Ai là người phát minh ra vô tuyến? Nhiều người trong chúng ta chắc chưa từng được nghe đến cái tên Guglielmo Marconi. Ngày nay, vô tuyến điện được sử dụng vô cùng rộng rãi, đó chính là công lao của nhà vật lý, nhà phát minh Guglielmo Marconi, người I-ta-li-a. Ông chính là người đã làm cho cuộc sống quanh ta có những biến đổi sâu sắc. Ông đã làm thay đổi cả thế giới mà chúng ta đang sống. Ông là một thiên tài đã giúp chúng ta có thể tiếp nhận được các loại thông tin trên thế giới chỉ trong một phần bảy giây. Ông còn giúp chúng ta chỉ cần làm một động tác nhỏ là điều chỉnh kim chỉ trên dải băng của máy thu thanh là có thể ngồi tại nhà mà vẫn được nghe bài diễn thuyết của Tổng thống Mỹ mới đắc cử Ô-ba-ma hay tin chiến sự mới nhất vừa xảy ra trên dải Ga-da. Từ khi có phát minh của ông, lịch sử văn minh thế giới đã mở sang trang mới.
  2. Marconi sinh ngày 25 tháng 4 năm 1874 tại Palazzo Marescalchi, Bologna, I- ta-lia trong một gia đình quý phái. Cha ông là Giuseppe Marconi, còn mẹ là bà Annie. Cũng như Edison, ông thành công phần lớn nhờ mẹ tin ở tài ông và ra sức động viên ông. Người ta vẫn cho rằng Marconi là người I-ta-lia. Thực ra, chỉ có bố ông mới là người I-ta-lia còn mẹ ông là người Ai-len nhưng gia đình sinh sống tại Luân-đôn. Huyết thống Ai-len của Marconi đã cho ông có được bộ tóc bạch kim và cặp mắt xanh. Điều này khiến Marconi trông giống một người Anh hơn là một người I-ta-lia. Ông có thể nói rất trôi chảy tiếng Anh có giọng nói đặc trưng Luân- đôn. Mắt trái ông đeo một mắt kính đơn kiểu Anh còn mắt phải mất khả năng thị giác do một sự cố giao thông từ hai mươi năm trước. Một buổi tối mùa thu năm 1894, ông Giuseppe Marconi đang đọc báo thì thấy có tiếng động trên căn gác xép liền cằn nhằn vợ: Ồn quá thể, cái gì lục đục trên đó thế? Bà Annie tươi cười và nhỏ nhẹ trả lời: - Từ hồi con nó đi nghỉ mát ở núi về, em đã xin phép mình cho nó lên đó làm việc. Mình đã bằng lòng rồi kia mà. - Làm việc gì mà bí mật như vậy. Trừ em ra, cấm không được ai lên đó cả. Sáng nay nó lại còn xin tiền nữa mà không biết để tiêu pha gì. - Theo em hiểu thì nó muốn nghiên cứu về truyền tiếng nói trong không gian. - Thì người ta vẫn truyền tiếng nói trong không gian bằng điện tín và điện thoại rồi còn gì? - Nó bảo điện tín và điện thoại còn phải dùng giây điện. Đằng này nó sẽ làm được việc truyền tiếng nói trong không gian mà không cần đến dây điện kia. Ông bố trợn tròn mắt hỏi lại: - Không dùng tới dây truyền dẫn? Thằng nhỏ này điên mất rồi. Để anh hỏi lại nó xem nó định làm gì.
  3. Sau cái ngày đáng ghi nhớ đó thì cả nhà mới biết công việc mà Marconi đang theo đuổi. Ông bố tuy không tin tưởng nhưng vẫn chu cấp tiền cho con đều đặn để nó có điều kiện tiếp tục thí nghiệm. Có người hỏi Marconi tại sao lúc đầu ông thấy hứng thú với thí nghiệm về máy thu thanh vô tuyến điện. Ông giải thích rằng vì lúc trẻ ông rất thích đi du lịch. Ông mong muốn có thể làm một công việc nào đó có thể giúp ông đi chu du được khắp thế giới. Ông nói rằng trước đây ông thường đi du lịch khắp nơi cùng với mẹ mình. Từ nhà riêng ở I-ta-lia đến nước Anh thăm họ hàng thân thích tại Luân-đôn. Trong khi ngồi trên xe lửa qua nước Pháp, nhìn ra ngoài cửa sổ thấy những ngọn núi phủ trắng tuyết, những dòng sông xanh gợn sóng, phong cảnh đầy thơ mộng đã gieo vào lòng cậu bé Marconi một khát vọng muốn được đi đến cùng trời cuối đất. Marconi thấy rằng, đầu tư tâm sức cho các thí nghiệm về sóng điện và cả đời theo đuổi sự nghiệp điện báo vô tuyến có lẽ sẽ giúp ông có được cơ hội du lịch khắp cùng trời cuối đất. Ông nói rằng không thể chịu được cảnh phải giam mình trong một căn nhà để làm việc. Giờ thì dường như Marconi đã đem toàn bộ công việc của ông lên trên chiếc tàu du hành. Chiếc tầu này như là một phòng thí nghiệm nổi. Trên đó, Marconi vừa miệt mài nghiên cứu, vừa đi du lịch khắp mọi nơi. Bản thân ông đã từng có tới 81 lần vượt Đại Tây Dương. Ngay từ khi còn rất trẻ, Marconi đã có thể truyền tín hiệu vô tuyến điện qua nhà mình. Sau đó, cậu đã truyền tín hiệu từ khoảng cách xa hai dặm Anh. Điều này khiến Marconi hết sức vui mừng nhưng ông bố thì trách mắng cho rằng cậu chỉ phí thời gian cho các việc vô bổ. Chỉ mấy năm sau đó, khi chảng trai trẻ Marconi đem bán mấy bản quyền phát minh của mình cho chính phủ Anh lấy 250.000 bảng thì người bố mới tin rằng con trai mình đã làm được những việc phi thường. Sau khi có số tiến lớn 250.000 bảng Anh, ông đã chạy đi mua một chiếc xe đạp rồi trở về làm việc bình thường. Đối với ông thì các thí nghiệm khoa học có lực hấp dẫn cực kỳ lớn lao so với bất cứ thứ gì có thể mua được bằng tiền. Ông vốn ghét sự phô trương, chỉ thích tĩnh tại một mình và hạn chế tiếp xúc với xã hội, nhất là hạng quyền hành và hạng con buôn. Hạng trên coi ông như vật lạ còn hạng dưới coi ông như con mồi béo mà lại cứ phải thí nghiệm khắp nơi này
  4. sang nơi khác cho thiên hạ xem nên ông rất bực mình khi phải nghe những lời chỉ trích của những kẻ ngu độn họăc ghen tài. Có kẻ bĩu môi: - Vô tuyến điện, làm gì có, trong cái máy của hắn thiếu gì dây điện. Kẻ khác nhăn nhó: - Sóng vô tuyến điện từ máy cuả hắn phát ra truyền xuống tuỷ tôi làm tôi nhức hết cả mình mẩy. Không cấm cái đó thì thiên hạ sẽ chết hết mất thôi. Bất chấp những gian nan, năm 1895, Marconi đã thực hiện thành công thí nghiệm đầu tiên về điện báo vô tuyến. Năm 1898, ông đã truyền phát tín hiệu vô tuyến điện qua eo biển Măng-sơ thành công. Tới năm 1899, ông đã thiết lập trạm điện báo vô tuyến đầu tiên tại I-ta-lia và thành lập Công ty điện báo Marconi tại Luân-đôn. Năm 1901, Marconi tin chắc ý tưởng vĩ đại của mình sắp trở thành hiện thực. Vì thế, ông khẩn trương vượt Đại Tây Dương với niềm tin mãnh liệt chờ đợi các tín hiệu được phát ra từ trạm phát sóng tại nước Anh và có thể thu được tại nước Mỹ. Marconi đặt chân lên Newfoundland và thả một chiếc diều bay cao được làm từ các vật liệu tre và tơ để làm thiết bị thu nhận tín hiệu từ không trung. Thế nhưng, một cơn lốc lớn đã xé tan chiếc diều gió mỏng manh. Sau đó, ông thả một khinh khí cầu nhưng khí cầu lại cũng bị gió thổi mạnh ra ngoài biển. Ông khắc phục bằng cách thả một chiếc diều có thể lơ lửng trong không trung. Thế rồi ông chăm chú lắng tai nghe suốt mấy tiếng đồng hồ chờ đợi tín hiệu mà ông cho rằng có thể thu được từ trạm phát tại nước Anh. Nhưng hỡi ôi, ông chẳng có được kết quả gì, không thể nhận được một tín hiệu nhỏ bé nào. Lúc này, ông hoàn toàn bi quan thất vọng và cho rằng thí nghiệm của mình đã hoàn toàn thất bại và mộng tưởng lớn lao của cuộc đời ông đã hoàn toàn sụp đổ. Chính trong lúc mọi việc tưởng như đã đổ vỡ này thì đột nhiên Marconi nghe thấy tiếng tít tít yếu ớt. Sau đó, liên tục có các tiếng tít tít tiếp theo. Đúng là các tín hiệu đã có quy ước trước trong số những người tham gia thí nghiệm với nhau. Ba tiếng tít liên tiếp biểu thị cho chữ s đã được phát báo viên sử dụng. Marconi sung sướng muốn phát điên, ông biết rằng lần thành công này có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Ông muốn chạy ra ngoài và trèo lên một đỉnh núi thật cao để gào lên thông
  5. báo với toàn thế giới tin vui quá đỗi này. Nhưng rồi ông thấy không thể làm được như vậy vì sợ mọi người không tin ông. Việc phát ra một làn sóng điện mà làn sóng đó truyền được theo mặt cong của trái đất và truyền được đi khắp nơi. Ở cách xa mấy cũng nhận được trong nháy mắt quả là một việc khó mà có thể tin được. Vì thế mà ông vẫn giữ bí mật này suốt hai ngày liền mà không báo cho bất kỳ một ai biết. Sau mấy hôm, ông lấy hết can đảm để gửi 10 bức điện báo về Luân-đôn thông báo về kết quả thí nghiệm của mình. Sự kiện này lập tức làm chấn động dư luận toàn cầu, các tờ báo lớn toàn thế giới theo nhau đưa tin về phát minh vĩ đại. Thế là loài người đã chiến thắng được thời gian và không gian. Một thời đại mới đã mở ra trước mắt nhân loại. Điện báo vô tuyến ra đời đã có sự đóng góp to lớn làm thay đổi thế giới quanh ta. Lúc Marconi hoàn thành thí nghiệm vĩ đại đó, ông mới 27 tuổi. Sau phát minh này, ông bắt đầu nhận được thư của một số người theo chủ nghĩa tưởng tượng. Những người điên cuồng này tới tấp gửi thư kể tội ông vì họ cho rằng “sóng điện” của Marconi đang xuyên thấu cơ thể họ, huỷ hoại thần kinh họ khiến họ không thể ngủ yên được. Trong số những nhà ảo tưởng này có những người còn uy hiếp sẽ giết hại Marconi. Có một người Đức nói rằng ông ta sẽ tới Luân-đôn nhằm mục đích bắn chết Marconi. Sau đó, bức thư khủng bố này được chuyển tới Scôt-len và chính phủ Anh đã không cho tên khủng bố này tới nước Anh. Tiếp theo, Marconi đã phát minh ra thiết bị vô tuyến điện sóng ngắn và xây dựng một mạng thông tin vô tuyến điện phủ khắp toàn cầu cho chính phủ Anh. Sau này, đã có lần Marconi gặp Edison, hai thiên tài rất quý mến nhau. Hai ông bàn bạc với nhau về cách cải thiện máy vô tuyến điện. đã hai giờ chiều mà Edison không nhắc gì tới chuyện ăn uống. Marconi chịu không nổi liền đánh bạo hỏi: - Ông Edison à, ai lo ăn uống cho ông? - Tôi không nghĩ đến cái đó, có gì ăn nấy miễn là đầy dạ dày là được. Rồi thình lình như là chợt nhớ ra. Edison hỏi lại:
  6. - Ông ăn trưa rồi chứ? Marconi thở dài, nhẹ nhàng: - Nói thật ra thì... - Chết thật. Tôi mải nói hoài để ông đói. Sau đó, Edison vào bếp lục lọi rồi tìm được một ổ bánh mỳ, một miếng phó- mát và một chén trà. Các bậc vĩ nhân sống giản dị và thành thực với nhau như thế đấy. Năm 1909, khi mới 35 tuỏi, Marconi đã được nhận giải thưởng Nobel về vật lý. Sau đó, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu về vô tuyến điện thoại. Mấy năm sau có nhiều việc xảy ra trên thế giới làm cho người ta thấy công dụng lớn lao của vô tuyến điện. Trước tiên là vụ đắm tàu Republic. Tàu đó va với tàu Florida rồi bị gãy làm đôi. Người trực vô tuyến điện trên tàu đã kịp báo cho một đài ở trên bờ biết và tàu cứu hộ đã kịp thời có mặt để cứu 1.700 người đang có mặt trên tàu bị nạn. Tiếp theo là một vụ truy tìm tội phạm. Một bác sĩ tên là Crippen sau khi giết người đã cùng nhân tình là Ethel Le Neve trốn từ nước Anh sang Ca-na-đa trên chiếc tàu Montrose. Báo chí đăng tin và ảnh của hai người. Viên thuyền trưởng thấy có hành khách giống hình trên báo liền đánh điện báo cho công an nước Anh biết. Công an nước Anh lập tức cho tàu đuổi theo và đã bắt được tội phạm kịp thời. Hồi đó đã xuất hiện ký hiệu S.O.S mà sau này khắp thế giới đều dùng. Người ta thường bảo ký hiệu đó bắt nguồn từ ba chữ save our souls (xin cứu linh hồn chúng tôi) viết tắt. Thực ra, người ta chọn ba chữ đó vì khi đánh bằng dấu moóc sẽ dễ nhận thấy ngay là: ba chấm, ba gạch, ba chấm. Năm 1912, chiếc tàu Titanic lớn nhất thế giới va phải băng trên Đại Tây Dương nhờ có vô tuyến điện mà đã cứu sống được 705 người. Lúc này, các máy bay đang bay cũng đã liên lạc với nhau bằng vô tuyến điện. Danh tiếng Marconi đã lên đến tột bậc.
  7. Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, ông đã dày công nghiên cứu ra một kiểu máy mới dùng vô tuyến điện để dò tìm phương hướng tức là máy radar ngày nay. Năm 1921 là năm đầu tiên loài người được nghe tin tức và ca nhạc thu được từ máy thu thanh. Năm năm mươi ba tuổi, Marconi mới lập gia đình. Mười năm sau thì ông mất. Trước khi mất, ông đã nghiên cứu về vô tuyến truyền hình và đã có những người kế tục sự nghiệp của ông hoàn thiện tiếp. Marconi mất ngày 20 tháng 7 năm 1937 khi mới 63 tuổi. Một nhà văn Đức nổi tiếng là Egon Larsen, trong tác phẩm nổi tiếng của mình là “Mười hai người đã làm thay đổi cuộc sống quanh ta.” đã nêu tên Marconi chứ không nêu tên Edison cho thấy sự phát minh ra máy phát thanh và thu thanh còn quý giá hơn cả sự phát minh ra máy hát và đèn điện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2