intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HẠ GLUCOSE MÁU (Kỳ 5)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

131
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phù não sau hạ đường huyết: Hôn mê kéo dài mặc dù đường máu trở về bình thường kèm phù gai thị. Phù phổi cấp: Do co mao mạch phổi. 2. Hậu quả thần kinh: Bệnh lý thần kinh ngoại vi: teo cơ tuần tiến, phần xa của tứ chi xảy ra vài tuần sau khi bị một hoặc nhiều cơn hạ đường huyết nặng, thường phối hợp với dị cảm tứ chi. Thương tổn sừng trước tủy sống có thể bị. 3. Rối loạn tâm thần kinh kéo dài: Điên, động kinh sau hạ đường huyết, hội chứng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HẠ GLUCOSE MÁU (Kỳ 5)

  1. HẠ GLUCOSE MÁU (Kỳ 5) VI. BIẾN CHỨNG VÀ HẬU QUẢ 1. Phù não sau hạ đường huyết: Hôn mê kéo dài mặc dù đường máu trở về bình thường kèm phù gai thị. Phù phổi cấp: Do co mao mạch phổi. 2. Hậu quả thần kinh: Bệnh lý thần kinh ngoại vi: teo cơ tuần tiến, phần xa của tứ chi xảy ra vài tuần sau khi bị một hoặc nhiều cơn hạ đường huyết nặng, thường phối hợp với dị cảm tứ chi. Thương tổn sừng trước tủy sống có thể bị. 3. Rối loạn tâm thần kinh kéo dài: Điên, động kinh sau hạ đường huyết, hội chứng parkinson, múa vờn. 4. Gãy hoặc xẹp đốt sống: Xảy ra khi có cơn động kinh nặng. Lưu ý: Bệnh nhân có tuổi (trên 60 tuổi) nhất là có bệnh lý tim mạch dễ có nguy cơ tai biến tim mạch (cần kiểm tra điện tim nếu nghi ngờ thiếu máu cơ tim im lặng).
  2. Bệnh nhân đái tháo đường, hạ glucose máu có thể xảy ra về đêm thường không nhận biết được. Vì vậy kiểm tra đường máu mao mạch vào lúc 4 giờ sáng. 5. Di chứng thường xuyên: Đó là di chứng của những cơn cấp tính, lập lại và không nhận biết. Liệt bán thân, mất ngôn ngữ, múa vờn, hội chứng Parkinson. Mất trí tuệ dần dần, tình trạng sa sút trí tuệ, hội chứng teo cơ tứ chi xa gốc và mất phản xạ gân xương. VII. ĐIỀU TRỊ 1. Điều trị triệu chứng: 1.1. Bệnh nhân còn tỉnh: Uống các thức uống chứa đường cho đến khi cải thiện triệu chứng. Không được uống các loại đường hóa học (sacharinate de sodium, saccharineate d’ammonium) dành cho người đái tháo đường. 1.2. Bệnh nhân hôn mê: Điều trị cấp cứu. 1.2.1. Dung dịch Glucose 30% hoặc 50%. Bơm trực tiếp tĩnh mạch một lượng glucose như sau: Lượng Glucose = [ Trọng lượng (kg) X 0,2 ] x [ Gbt - Gh ]
  3. Trong đó Gbt là nồng độ glucose huyết tương cần đạt ví dụ G =1 g/l, Gh là nồng độ glucose máu lúc bị hạ đường máu ví dụ Gh = 0,2 g/l. Như vậy một bệnh nhân nặng 50 kg, Lượng glucose cần bơm lúc đầu là: 50 x 0,2 x (1 x 0,2) g = 8 g glucose. Không nên truyền nhỏ giọt mà phải bơm trực tiếp tĩnh mạch để đạt nồng độ glucose máu tăng nhanh và cao. 1.2.2. Glucagon (ống 1 mg): Tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da với liều 1-2 mg, có thể lập lại sau 10-20 phút (thời gian bán hủy ngắn). Không sử dụng glucagon ở đối tượng nghiện rượu nặng do dự trữ glycogen ở gan kém, hoặc bệnh nhân nhịn đói đã lâu không còn glycogen dự trữ ở gan. Bệnh nhân ĐTĐ týp 1 lâu ngày cũng ít đáp ứng với glucagon. 1.2.3. Hydrocortisone: 100 mg chích tĩnh mạch. 2. Điều trị duy trì: + Nếu bệnh nhân tỉnh có thể ăn được thì tiếp tục ăn như bình thường. + Nếu không ăn được (nôn mửa, không dung nạp…): Truyền tĩnh mạch Glucose 10% theo liều 1500-200 ml/24 giờ (150-200 g Glucose) cho đến khi nồng
  4. độ glucose huyết tương trở lại bình thường sau nhiều giờ. Không cho liều cao vì cơ thể chỉ có khả năng dung nạp tối đa 1,5 g glucose/giờ. + Cần theo dõi đường máu thường dựa vào thời gian bán hủy của thuốc gây hạ đường huyết (Insulin, Sulfamide hạ đường huyết…), phải điều trị vượt quá thời gian tác dụng của thuốc gây hạ đường huyết. + Kiểm tra điện tim đặc biệt bệnh nhân lớn tuổi, bệnh mạch vành, tăng huyết áp. NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH Xử trí ngay Hỏi bệnh sử quá lâu Không chờ đợi kết quả đường Chờ đợi kết quả đường máu máu Bơm trực tiếp tĩnh mạch Chuyền tĩnh mạch nhỏ giọt Glucose ≥ 20% Glucose ≤ 10% Glucagon An thần nếu vùng vẫy
  5. Theo dõi sau khi lại Không theo dõi Điện tâm đồ bệnh nhân lớn tuổi Không kiểm tra điện tâm đồ 4. Điều trị nguyên nhân: 4.1. Liên quan đến bệnh nhân đái tháo đường: + Xác định các điều kiện xuất hiện: quên bữa ăn, thức ăn chứa ít đường, dùng quá liều Insulin, hoạt động thể lực quá mức nhưng quên bù năng lượng. Dùng phối hợp một thuốc có tiềm năng làm tăng tác dụng thuốc sulamide hạ đường huyết + Cần thay đổi chỉ thị điều trị: - Thay đổi hoặc giảm liều Insulin, liều sulfamide hạ đường huyết. - Điều chỉnh lại thầnh phần năng lượng Glucid mỗi bữa ăn cho hợp lý. - Điều chỉnh giờ ăn, nên thêm bữa ăn phụ giữa các bữa ăn chính. + Không nên chỉ định các thuốc Sulfamide hạ đường huyết cho bệnh nhân trên 70 tuổi, nhất là các thuốc có thời gian bán hủy quá dài (Chlopropamide). + Suy thận và suy gan (tăng nhạy cảm thuốc hạ đường huyết).
  6. + Phối hợp một số thuốc làm tăng tác dụng thuốc hạ đường huyết hoặc bằng cách giảm liều thuốc thường ngày. + Không áp dụng tiêu chuẩn cân bằng đường huyết lý tưởng ở những bệnh nhân ĐTĐ trên 60 tuổi. + Cần chú ý hiện tượng Somogyi gây tăng đường huyết thứ phát vào buổi sáng do hạ đường huyết trong đêm. 4.2. Điều trị các bệnh lý gây hạ glucose máu: - U tụy tiết insulin: Phẫu thuật, Diazoxide (uống hoặc tĩnh mạch) liều 300- 1200 mg/ngày + thuốc lợi tiểu. Octreotide tiêm dưới da liiều 100-600 g/ngày. Hóa trị liệu bằng Streptozotocine-5 fluoro uracile. Chống hạ đường huyết bằng chuyền glucose và điều trị thêm Sandostatine. - U ngoài tụy tiết insulin: Phẫu thuật, chống hạ đường huyết (khó) bằng chuyền Glucose, chuyền dưới da liên tục Glucagon bằng bơm theo nhịp không liên tục. - Bệnh nhân bị phẫu thuật cắt dạ dày: Giáo dục bệnh nhân và thân nhân các dấu hiệu và cách xử trí hạ đường huyết. Glucagon và Glucose ưu trương luôn có sẳn ở nhà. Chia đều nhiều bữa ăn. Giảm loại đường hấp thu nhanh. Thức ăn phối hợp protid và glucid.
  7. VIII. DỰ PHÒNG + Cần giáo dục hạ glucose máu cũng như cách xử trí hạ đường máu cho bệnh nhân đái tháo đường và thân nhân của họ. + Xử trí hạ glucose máu cần phải cấp thời, tại chỗ bằng mọi biện pháp có thể thực hiện trước khi chuyển bệnh nhân vào viện, không nên chờ đợi kết quả đường máu. + Lưu ý tác dụng hạ đường huyết của một số thuốc khi phối hợp. + Tránh tư tưởng “Đường là kẻ thù” đối bệnh nhân đái tháo đường. + Phương châm “KHÔNG ĂN KHÔNG DÙNG THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT, NẾU DÙNG THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT BẮT BUỘC PHẢI ĂN” cần áp dụng cho tất cả bệnh nhân đái tháo đường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2